Get Adobe Flash player

Tìm Kiếm

Đăng nhập

Thứ tư, 02 Tháng 3 2016 16:26

Giáo phận Banmêthuột: thường huấn linh mục 2016 (1)

Posted by 
Rate this item
(0 votes)
  GP. BMT : Thường huấn linh mục 2016 (1)
Theo thông tin từ TGM – BMT, tuần Thường huấn Linh mục bắt đầu từ chiều thứ hai, ngày 29/02 đến sáng thứ sáu, ngày 04/3//2016.

Hơn 130 linh mục Triều và Dòng đang làm mục vụ tại giáo phân Ban Mê Thuột, đã tập trung về Tòa Giám Mục để dự khóa thường huấn hằng năm.

Trong hai ngày đầu 01 và 02 tháng 03, các linh mục được nghe linh mục Phê-rô Trần Ngọc Anh, giáo sư Tín Lý Đại chủng viện Sao biển Nha Trang, thuyết trình về Tập I của tác phẩm có tựa đề : NHÂN HỌC KI-TÔ GIÁO. Tập I gồm 05 phần, do ngài soạn.

Đây là môn học mới chỉ được giảng dạy tại các Đại chủng viện Việt Nam trong khoảng chục năm trở lại đây. Năm 2012, Đại chủng viện Sao Biển Nha trang trở thành một phân khoa của Đại học Urbania, Rôma; vì thế, để giúp các chủng sinh có một thủ bản hữu ích và thích hợp cho việc chuẩn bị kỳ thi tốt nghiệp, giáo trình này được bắt đầu soạn tại Đại chủng viện Sao Biển Nha Trang từ niên khóa 2006- 2007, để phục vụ việc giảng dạy tại Đại chủng viện.

Quy chiếu nền tảng của NHÂN HỌC KI-TÔ GIÁO là Hiến chế Vui Mừng và Hy Vọng. Đây là viễn cảnh súc tích nhất so với các văn kiện nói về con người toàn diện.

Sáng ngày 01. 03. 2016, linh mục Phê-rô Trần Ngọc Anh thuyết trình Chương mở đầu: Nhân học (anthropological) – từ ngữ này xuất hiện trong bối cảnh chủ nghĩa thực chứng đang lên ngôi. A. Compte đã lần đầu tiên đề xuất việc xây dựng “ một khoa học thực chứng về con người”, với tham vọng đề ra một bản tính người, hầu thống nhất mọi giống người, để từ đó xây dựng một thế giới, một tôn giáo mới… Cho đến nay, tham vọng đó có thể coi là đã bị dập tắt. Bởi lẽ con người ngày nay không dám chắc là họ đã thực sự hiểu biết chính mình, thì làm sao dám nghĩ đến chuyện xây dựng một thế giới mới !

Chương Một: Giáo lý tạo dựng - Con người, đỉnh cao của công trình tạo dựng: Thế giới, được hiểu là vũ trụ, đã được Thiên Chúa dựng nên từ hư vô, trong tự do và yêu thương ( St 1, 1; Ga 1, 3; Col 1, 15-20). Biến cố này khai mở thời gian lịch sử của một vũ trụ tự bản chất tốt lành và hài hòa, và vũ trụ này được trao phó cho con người ( St 1, 26; Kn2, 23).
Nhân học Ki-tô giáo muốn nêu bật phẩm giá và ơn gọi cao cả của con người, dưới ánh sáng của giáo lý tạo dựng “ Nơi loài thụ tạo, tạo thành chỉ là một tương quan với Đấng Tạo Hóa, như đối với nguyên khởi làm cho nó hiện hữu” (STh, la, q. 45. 3)
-Giáo lý tạo dựng đặt nền tảng trên sách Sáng Thế, và được biên soạn từ năm 900 - 600 BC và hoàn tất khoảng năm 400 BC, được phát lưu sang Babilon, để củng cố niềm tin vào Giavê Thiên Chúa, đang lúc dân trong cảnh lưu đầy bị khủng hoảng nặng nề : Gia-vê Thiên Chúa của họ là Đấng đầy quyền năng. Người dựng nên muôn loài muôn vật cách khác hẳn với các vị thần trong huyền thoại vùng Lưỡng Hà địa.

-Khác biệt: - với Phật giáo và một số tôn giáo cổ truyền  cho rằng đời là bể khổ. Thời gian như một vòng tròn, không khởi đầu, không kết thúc – khác với các triết thuyết Nhất nguyên và Nhị nguyên.

*Các thư của Thánh Phao-lô đã xen vai trò của Đức Ki-tô vào công cuộc tạo dựng ( Cl 1, 15-17)  “Thánh Tử  là hình ảnh Thiên Chúa vô hình, là Trưởng Tử sinh ra trước mọi loài thọ tạo, vì trong Người, muôn vật được tạo thành, trên trời cùng dưới đất, hữu hình với vô hình… tất cả đều do Thiên Chúa tạo dựng nhờ Người và cho Người”.

*Tin Mừng Gioan: trình bày vai trò của Đức Ki-tô trong công cuộc tạo dựng, với đề tài “ LỜI”, “NGÔI LỜI”

* Sách Khải Huyền trình bày Đức Ki-tô là Alpha và Omêga của công cuộc tạo dựng và của dòng lịch sử… 

Lm . An tôn Vũ Thanh Lịch ghi nhanh

 

Read 941 times Last modified on Thứ bảy, 05 Tháng 3 2016 16:03