Get Adobe Flash player

Tìm Kiếm

Đăng nhập

Thứ hai, 26 Tháng 4 2021 11:30

Căn tính và vai trò của Đấng Mục Tử Nhân Lành

Posted by 
Rate this item
(0 votes)
  CĂN TÍNH VÀ VAI TRÒ CỦA ĐẤNG MỤC TỬ NHÂN LÀNH- SUY NIỆM TIN MỪNG THỨ 3 TUẦN IV PHỤC SINH B

 

 

 

(Acts 11:19-26; Ga 10:22-30)

 

Có hai điều Tin mừng hôm nay muốn chia sẻ cùng anh chị em. Thứ nhất là căn tính của Chúa Giê-su và thứ hai là Chúa Giê-su là Mục tử tốt lành của đoàn chiên.

  1. 1.Thứ nhất là căn tính của Chúa Giê-su

Người Do thái thắc mắc về con người của Chúa Giê-su nên họ hỏi Ngài: “Nếu ông là Đấng Kitô, thì xin nói công khai cho chúng tôi biết”. Chúa Giê-su đã khẳng định nguồn gốc của Ngài và tuyến bố một chân lý quan trọng: “Ta với Chúa Cha là một”, nghĩa là Ngài cho mọi người biết: Ngài đồng bản tính với Chúa Cha. Ngài là Đấng Ki-tô, Con Thiên Chúa được Thiên Chúa xức dầu và sai đến không như vị cứu tinh theo quan niệm trần tục của người Do Thái, Đấng Kitô không đến để làm thỏa mãn những tham vọng chính trị của họ là giải phóng dân tộc của họ và đem lại thịnh vượng vật chất cho họ, Ngài còn là chính Thiên Chúa nữa. Trong vấn đề này, chỉ trong đức tin, con người mới có thể biết Đức Giêsu, nhận diện được khuôn mặt đích thực của Ngài và loan truyền một cách đúng đắn về Ngài.

Nhiều khi qua cuộc sống và cung cách tuyên xưng niềm tin của mình, người Kitô hữu chỉ hiểu và trình bày một khuôn mặt, nếu không méo mó về Đức Giêsu, thì cũng giới hạn Ngài trong những quan niệm hoàn toàn trần tục. Biết Đức Giêsu và đi vào mầu nhiệm thẳm sâu của Ngài thiết yếu là đi vào cuộc Tử nạn và Phục sinh của Ngài. Liền sau khi Phêrô tuyên xưng Ngài là Đức Kitô, Đức Giêsu đã loan báo cuộc Tử nạn và Phục sinh của Ngài.

  1. 2.Thứ hai là Chúa Giê-su là mục tử của đoàn chiên

Chúa Giêsu là vị Mục tử nhân hậu và tốt lành. Ngài không những biết rõ và biết từng con chiên mà còn yêu thương chăm sóc và hiến mạng sống vì đoàn chiên. Ngài sống lại và trở nên nguồn sống của đoàn chiên.Vì thế Ngài khẳng định: “Chiên Tôi thì nghe tiếng Tôi, Tôi biết chúng và chúng theo Tôi”.

Giáo hội là đàn chiên của Chúa. Lời hứa chăm sóc bảo vệ đàn chiên của Đức Giêsu không chỉ dành riêng cho thời các Tông đồ hoặc các cộng đoàn tiên khởi, nhưng đã trải dài suốt 21 thế kỷ nay. Biết bao thế lực chống đối chủ trương triệt hạ Giáo hội của Đức Kitô, thế nhưng Giáo hội của Chúa vẫn tồn tại nhờ sự bảo vệ đầy quyền năng của chủ chăn.

Trong đàn chiên Giáo hội này, mỗi con chiên đều được người chăn chiên biết rõ, gọi tên, và chiên có bổn phận phải nghe và đáp trả. Sự đáp trả có thể mang nhiều sắc thái khác nhau, nhưng dù sao không thể ra ngoài lối đi của tất cả đàn chiên, vì đó là lối dẫn đến sự sống.

Cuộc sống của người Kitô hữu chúng ta là lời tuyên xưng và rao giảng về một dung mạo của Đức Giêsu Mục tử tốt lành khi nào chúng ta kết hiệp với Ngài trong mầu nhiệm Vượt Qua của Ngài. Người Kitô hữu chúng ta phải cố gắng để nên đồng hình đồng dạng với Chúa Kitô, để có thể nói như thánh Phaolô: “Tôi sống, nhưng không phải là tôi mà Chúa Kitô sống trong tôi”. Chúng ta nghe lời văn sĩ John Bayer đã khen vợ mình vào giây phút cuối đời ông: “Mình thân yêu, trong gương mặt của mình, tôi đã nhìn thấy dung mạo của Thiên Chúa. Xin cảm ơn mình vô cùng”.

Don Bosco đã sống tinh thần Người mục tử tốt lành của Chúa Giê-su và Ngài truyền lại cho chúng ta một lối sống và hành động độc đáo đó là tinh thần Sa-lê-diêng. Trung tâm và điểm tổng hợp của tinh thần này là Đức ái mục tử của Chúa Ki-tô, được tỏ hiện nơi các cha các thầy và các bạn trẻ Sa-lê-diêng Don Bosco có lòng ưu ái dành cho những kẻ bé nhỏ và nghèo khó, chữa lành và cứu vớt các linh hồn người trẻ giống như Don Bosco “Ngài không đi một bước, không nói một lời, không bắt tay vào một việc mà không nhằm cứu vớt linh hồn người trẻ”. Người mục tử nhân lành Sa-lê-diêng phải có một thái độ dịu hiền, tốt lành và vui tươi trong phục vụ, nhờ đó giúp mỗi người chúng ta nên thánh trong sứ mệnh.

Lm Giuse Hồ Quang Hân, SDB

Read 454 times Last modified on Thứ tư, 28 Tháng 4 2021 07:04