Get Adobe Flash player

Tìm Kiếm

Đăng nhập

Thứ bảy, 06 Tháng 6 2015 15:46

Các Tín Điều của Mẹ Maria

Posted by 
Rate this item
(0 votes)
  Các Tín Điều của Mẹ Maria, một bài viết của Hủ Tíu người con của Giáo xứ Thổ Hoàng, Ban biên tập gxthohoang.net trân trọng giới thiệu...

CÁC TÍN ĐIỀU CỦA MẸ MARIA

(Ad Jesusm per Mariam- Nhờ Mẹ Maria đến cùng Chúa Giêsu)

 

  1. Mẹ Thiên Chúa (Theotokos):
    • Danh từ “Mẹ Thiên Chúa” không có trong tân Ước. Danh từ này lần đầu tiên được nói lên do Thánh Hyppolytus ở Rôma năm năm 235.
    • (Ga 2,1; 19,25tt) Mẹ được thánh sử gọi “Thân Mẫu Chúa Giêsu” (Lc1,43) “Thân mẫu Chúa tôi”
    • Thánh Bêđa (+735) đề cao vai trò làm mẹ của Đức Maria cũng giống như vai trò làm mẹ của Hội Thánh.
    • Thánh Anathasio, Eusebius, Ephrem, Cyrilo de Jérusalem cũng dùng Theotokos để nói về Mẹ Maria trong các tác phẩm của mình.
    • Tín điều Mẹ Thiên Chúa, được Giáo Hội tuyên tín vào năm 431 ở công đồng chung Ephêsô.
    • Lý do: Lm Athanasiô công khai chối bỏ “Theotokos”, nghĩa là Thiên chức Mẹ Thiên Chúa, và chỉ công nhận Mẹ là Mẹ Chúa Kitô “Khristotokos”. Chính Nestorio là thượng phụ Constantinopolie 428 cũng chấp nhận như vậy.
    • Người bênh vực và có có lớn nhất chống lạc thuyết là Giáo phụ Cyrilô Alexandria.
    • Vào ngày 22-6-431, công đồng Êphêsô đã tuyên tín:

“Không phải Ngôi Lời đã từ trời xuống ở với một phàm nhân được Đức Trinh Nữ sinh ra đầu tiên; mà là, vì nên một với xác thể trong lòng (của Trinh Nữ Thánh), Ngôi Lời đã được sinh ra theo xác thể, như là việc sinh ra theo xác thể của mình. Bởi thế, các giáo phụ đã không ngại gọi Đức Trinh Nữ là  Mẹ Thiên Chúa “Theotokos”. Điều này không có nghĩa là bản tính của Ngôi Lời hay Thiên Tính của Ngài đã được bắt đầu từ Trinh Nữ Thánh, mà là, vì Thánh Thể được sống động bởi hồn thiêng, mà Ngôi Lời đã ngôi hiệp (Kath’huppostasin) với chính mình, được sinh ra bởi Người, nên Ngôi Lời đã được sinh ra theo xác thể” (TCF: 148-149).

    • Thánh tiến sĩ Bonaventura đã thốt lên: “Chức làm Mẹ Thiên Chúa là ơn vĩ đại phi thường nhất Thiên Chúa có thể ban cho một loài thụ tạo. Ơn ấy Ngài ban cho Đức Maria”.
    • Hội Thánh tuyên xưng: Đức Maria thật sự là Mẹ Thiên Chúa (DS[1]251).

 

    • Và cũng bắt đầu từ đó, Giáo Hội đã dạy con cái mình cầu nguyện chùng Mẹ “Thánh Maria Đức Mẹ Chúa Trời, cầu cho chúng con là kẻ có tội, khi nay và trong giờ lâm tử. Amen”.
    • Năm 451, công đồng Calcedonia cũng tuyên bố tín điều này.
    • Chúng ta có bổn phận nhìn nhận Maria là Mẹ Thiên Chúa do một tác động dấn thân, bộc phát từ lòng tin xảy ra giữa lịch sử cứu độ[2].

 

  1. Đức Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội (Immaculata):
    • Trong Tiếng Việt, tín điều này được phát biểu như là “Vô Nhiễm Nguyên Tội”, hay nói cách nôm na là “chẳng hề mắc tội tổ tông”.
    • Một số Phúc âm ngụy thư, phản ảnh lòng đạo đức bình dân, đã nói tới việc Đức Maria được dâng hiến trong đền thờ, khi mới lên ba tuổi…chuyên lo việc kinh nguyện và thờ phượng Chúa (x. TM Nguyên Thủy của Giacôbê).
    • Giáo hội Đông Phương đã mừng kính lễ Mẹ Vô Nhiễm từ thế kỷ VII, còn Giáo Hội Tây Phương sau nhiều thế kỷ mới tổ chức mừng (Thánh Tôma Aquinô chứng thực các thánh đường mừng kính lễ vào thời của ngài) .
    • Augustinô thúc đẩy đào sâu nghiên cứu vấn đề nguyên tội, giáo phụ Irênê không ngừng đề cao mẫu gương làm nổi bật cá nhân đức của Mẹ (tin và suy phục lời Chúa).
    • Thần học gia: Thánh Alsenmô Canterbury (+1109): “Người được tiền cứu chuộc”, nghĩa là được hoàn toàn cứu chuộc ngay từ trước khi sinh ra[3].
    • Ông Origen gọi Mẹ là Đấng “Toàn thánh”…: “Sự thánh thiện của Người bắt nguồn từ ơn cứu chuộc mà Con của Người mang lại” (In Luc.hom.7. PG13,1817).
    • Eadmero (+k. 1134) một môn đệ  của Alselmo… “Miễn là Chúa muốn thi tất cả đều được”.
    • Tertuliano ví Đức Maria là mẫu gương sống Lời Chúa
    • Thế kỷ XIV, Gulielmo de Ware và Lm Gioan Duns Scôtô, OPM (+1308) cổ động truyền bá lễ này. Ngài viết: “Giữ gìn ai cho khỏi sự dữ thì tuyệt hơn là để cho họ rơi vào sự dữ rồi mới cứu ra. Do đó, nếu Đức Kitô đã lập công mang lại cho các linh hồn ân sủng và vinh quang, thì tại sao lại không thể có người mang ơn Ngài vì được gìn giữ tinh tuyền?”[4]. Lập luận của Gioan Duns Scôtô giúp các nhà thần học giải quyết những vấn nạn gai góc nhất[5]
    • Phancicô Maryron, môn đệ của Gioan Duns Scôtô khẳng định: “Thiên Chúa có thể làm được, Ngài thấy đáng làm, vì thế Ngài đã làm”.
    • Thánh Bônaventura thì quả quyết: “Đức Maria được thanh tẩy khỏi tội ngay trong lòng mẹ sau khi hồn được phú bẩm trong thân xác”[6]
    • Tuy nhiên, không phải tất cả cá nhà thần học đều đồng ý với lập luận ấy. Điển hình: Thánh Bernado và Phêrô Lombardo không chấp nhận đạo lý Đức maria Vô Nhiễm Nguyên Tội…Alberto và Tôma Aquino bước đầu cũng gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên Thánh Tôma Aquinô cho rằng có thể chấp nhận là Đức Maria được thánh hóa trong lòng mẹ ngay từ khi thụ thai[7].
    • Đức Sixtô IV, OPM (+1448), bày tỏ lập trường bênh vực đạo lý về Đức Mẹ Vô Nhiễm.
    • Công đồng Trentô 1546 cũng tuyên bố không đặt Đức Maria trong số những người mắc tội tổ tông truyền.
    • Năm 1708 Đức Clemente XI nâng Lễ Vô Nhiễm lên hành lễ buộc.

 

    • Ngày 8-12-1854. Vào ngày lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội Đức Thánh Cha Piô IX long trọng tuyên bố tín điều bằng trọng sắc Ineffabilis Deus. Sau đó hơn 3 năm,  ngày 25-3-1858 chính Đức Mẹ đã công nhận tín điều này với chị Thánh Bernadette, ngài tự xưng mình là “Đấng Đầu Thai Vô Nhiễm Nguyên Tội”
    • Nội dung tín điều: “ Rất Thánh Đức Trinh Nữ Maria, ngay từ giờ phút đầu thai, nhờ đặc ân của Thiên Chúa toàn năng, và công nghiệp của Chúa Giêsu Kitô, Đấng Cứu Thế, đã được gìn giữ khỏi mọi tì vết của nguyên tội” (TCF: 204).
  1. Điều Giáo hội tin phải trải qua thời gian =>Lớn lên trong niềm tin.

 

  1. Đồng Trinh Trọn Đời (Aeiparthenos):

Khi tuyên xưng Mẹ Maria là Đấng trọn đời đồng trinh:

           Mẹ không vương vấn mọi quan hệ phu phụ.

           Việc sinh hạ Chúa Giêsu không làm tổn hại đức đồng trinh nguyên tuyền của  Mẹ. Thật vậy, sự trinh khiết trọn đời muốn nói lên sự tận hiến hoàn toàn cho Thiên Chúa.

°          (Lc 2,7) “Đức Maria hạ sinh con trai đầu lòng”

°          (Mt1,25) “ Giuse không ăn ở với Bà Maria cho đến khi bà sinh một con trai”.

  • Công Nghị Laterano, năm 649 đã tuyên tín:
  • “Khốn cho ai không theo các Nghị Phụ Thánh tuyên xưng một cách chân chân thực và xác đáng rằng Đức Maria, trinh nguyên và Vô Nhiễm, là Mẹ Thiên Chúa, vì Mẹ đã thực sự thụ thai chính Thiên Chúa Ngôi Lời, Đấng được Thiên Chúa Ngôi Cha hạ sinh trước các kỳ thời, bởi Chúa Thánh Thần mà không cần đến hạt giống loài người, và đã sinh ra Người hoàn toàn không bị hư hại gì, tình trạng Đồng Trinh của Mẹ sau khi sinh con cũng không hề sứt mẻ”.
  • Công nghị chống lạc thuyết Nhất Ý (Monothelitism), một lạc thuyết biến thiên từ lạc thuyết Nhất Tính Thuyết (Monophytisism).
  • Ông Origen (+254), và Hiêrônimô đã mạnh mẽ bảo vệ đức đồng trinh của Đức Maria trước và sau khi sinh Chúa Giêsu: “Chúa Giê su là nguyên khởi trinh khiết cho nam giới, còn Đức Maria là nguyên khởi trinh khiết cho nữ giới”[8].
  • Khoảng năm 350-375 Zeno Verona diễn tả niềm tin của Giáo Hội: “Mầunhiệm vĩ đại thay! Đức Tinh Nữ Maria thụ thai mà vẫn vẹn tuyền. sau cuộc thụ thia ấy, Trinh Nữ đã sinh con. Sau khi sinh con Trinh Nữ vẫn tinh tuyền”.
  • Inhatio thành Antiokia (+k117) cho rằng…việc đồng trinh của Đức Maria thuộc về “mầu nhiệm” được can thiệp bởi Thiên Chúa.
  • Thánh Justino tử đạo (+165), Ambrosio, Gieronimo, Augustino, đều là những chiến sĩ hăng say bảo vệ niềm tin vào sự trọn đời đồng tinh của Đức Maria, nhất là trong những tranh cãi với Pelagius (418) mẫu gương cho những người nữ thánh hiến. Thánh Augustino: “Đức Maria thật diễm phúc vì Mẹ đã tin vào Đức Ki tô hơn là vì Mẹ đã cưu mang thân xác Người”.
  • Nhà thần học Max Thurian đã cho biết một điều gây ngạc nhiên không ít cho các tín hữu Công Giáo, là các nhà lãnh đạo cuộc cải cách Tin Lành: Luther, Zwingli, Calvent đều xác quyết và giảng dạy về sự trọn đời đồng trinh của Mẹ Maria.
  • Thánh Irênê nói: “Nút dây do sự bất tuân của Eva thắt lại, nay đã được tháo ra nhờ sự vâng phục của Đức Maria; điều mà trinh nữ Eva đã buộc lại do cứng lòng tin, Đức Maria đã tháo ra do đức tin”… “Sự chết qua Eva, sự sống qua Đức Maria”[9]
  • Sách GLHTCG số 499: “Việc đào sâu thêm niềm tin vào sự làm mẹ mà vẫn đồng trinh của Đức Maria đã dẫn đưa Giáo Hội tới chỗ tuyên xưng sự trinh khiết thực sự và trọn đời của Mẹ Maria.
  • Mẹ đón nhận Ngôi Lời nhập thể trong lòng (Ga3,34)  Thiên Chúa “ban Thánh Thần cho Người vô ngần vô hạn”.
  1. Thiên Chúa đã chọn những gì bị coi như bất lực và yếu đuối[10].

 

  1. Hồn Xác lên Trời (Assumpta):
  • & (Lv 19,3) “Ngươi hãy tôn kính cha mẹ ngươi”…Các nhà thần học và các giáo phụ đã lý luận rằng: sự lên trời của Mẹ là một chuyện xứng hợp, bởi vì Chúa Giêsu muốn thực hành giới răn mà Ngài đã truyền cho mọi người phải tuân giữ.
  • (Tv44,10-16; 131,8; Is 60,13) gọi Mẹ như là Hoàng Hậu, Thân Mẫu của Đức vua muôn thuở…ngự bên ngai Đức Vua, nghĩa là bên cạnh Chúa Cứu Thế.
  • “Đấng Đầy ân sủng, Thiên Chúa ở cùng Bà” (Lc1,28). Ơn được cứu chuộc khỏi hủy hoại.
  • “Em được chúc phúc hơn mọi người phụ nữ…” (Lc1,42-45).
  • (1Cr15,47) “Người thứ nhất bởi đất mà ra thì thuộc về đất; người thứ hai từ trời mà đến”. Việc Đức Kitô chiến thắng cái chết không phải chỉ có tính cách ca nhân, nhưng còn ảnh hưởng tới toàn thể giáo hội, thân thế của Ngài….Mẹ tham được tham dự vào sự phục sinh, tức là tận điểm ơn cứu rỗi toàn diện dành cho hết các Kitô hữu[11].
  • ám chỉ Hội Thánh khải hoàn. Chính Thánh Ambrosio Auperto (+784) cũng nói nhiều đến điều này.
  • Mẹ là người đi theo Đức Kitô trong cuộc chiến thắng tội lỗi và sự chết. Tình yêu dâng hiến đã làm thay đổi trọn kiếp sống của Người. Tình yêu của Chúa Giêsu lại càng có sức biến đổi cuộc sống của Đức Maria hơn nữa. Sự biến đổi ấy không chỉ ảnh hưởng đến linh hồn (đền thờ dành riêng cho Chúa), mà còn biến đổi cả thân xác của Mẹ, thân xác không bị tan rữa ra bụi tro nữa. Đức Ki tô đã lên trời do thiên tính của Ngài, còn Đức Maria sống lại và lên trời do hồng ân của Thiên Chúa[12].

 

  • Đức Thánh Cha Piô XII, qua tông hiến Munificentissmus Deus, long trọng tuyên bố tín điều Đức Maria Hồn Xác lên Trời vào ngày lễ các thánh nam nữ 1-11-1950. Vào những ngày 30 và 31-10, ngày 1và 8-11-1950 có những điềm lạ: hiện tượng mặt trời nhảy múa như là lời công nhân của Mẹ khi ngài cho Đức Thánh Cha Piô XII và mọi người thấy…( TWTAF3: 284-287).
  • Đức Thánh Cha Piô XII đã tuyên bố tín điều: “Ta tuyên xưng, công bố và xác nhận tín điều được Thiên Chúa mạc khải là Mẹ Thiên Chúa Vô Nhiễm Nguyên Tội, Đức Maria trinh nguyên, khi thời gian sống tại thế đã hoàn tất, cả hồn lẫn xác của Người đã được đưa về trời trong Thiên Quốc” (TCF: 207).

 

  1. Lý trí được đức tin soi dẫn có thể khẳng định chân lý ấy.

 

 

  • Mẹ Thiên Chúa

°          22-6-431. Công đồng Êphêsô.

  • Trọn Đời Đồng Trinh

°          649. Công Nghị Laterano.

  • Vô Nhiễm Nguyên Tội

°          8-12-1854. Piô IX. Trọng sắc Ineffabilis Deus

  • Hồn Xác Lên Trời.

°          1-11-1950. Đức Piô, tông hiến Munificentissmus Deus.

Hủ Tíu

[1] Denzinger Shesnmetzer: Tín điều-Kỷ luật của Hội Thánh.

[2] Karl Rahner, Maria Kẻ đã tin, nxb Tôn Giáo, 2004.

[3] Phan Tấn Thành, OP. Vầng Trăng Tuyệt Vời, 1992.

[4] Gioan Duns Scôtô, De Immaculata Conceptione B. Virginis Mariae, q1.

[5] Phan Tấn Thành. OP, Vầng Trăng Tuyệt Vời,1992, tr108.

[6] x. Hà Văn Minh, Maria Học.

[7] Tổng Luận Thần Học, sanctificatio in utero; III, q.27,1.

[8] Origen, Com. In Matheum, X17 ; Adversus Helvidium.

[9] GLHTCG, số 494.

[10] Ibid, số 488.

[11] Phan Tấn Thành, OP, Vầng Trăng Tuyệt Vời,1992.

[12] Phan Tấn Thành, OP, Magnificat, Học Viện Đa Minh, 2010.

Read 2946 times Last modified on Thứ tư, 10 Tháng 6 2015 13:43