Get Adobe Flash player

Tìm Kiếm

Đăng nhập

Thứ tư, 11 Tháng 1 2017 15:12

Nét đặc trưng luân lý Ky-tô giáo

Posted by 
Rate this item
(0 votes)
    Những nét đặc trưng luân lý Ky-tô giáo một bài viết của Hủ Tíu, một người con của giáo xứ Thổ Hoàng, Ban Biên Tập trân trọng giới thiệu

 


 


Bài Làm:

  1. Dẫn Nhập:

 

Từ Bí Tích Rửa Tội, phác họa ra chân dung và tình yêu của Thiên Chúa, con người được tạo dựng giống hình ảnh của Ngài, được thông phần vào sự sống vĩnh cửu, từ nguồn sung mãn của tình yêu đó con người hình thành ba nhân đức, cũng là nơi gặp gỡ ân sủng không do con người đòi hỏi, nhưng do Thiên Chúa Mạc khải và chính Ngài trao ban tự do cho con người. Nhờ đó con người không chỉ sống giới hạn với ước muốn làm lành lánh dữ, nhưng là sống theo gương Thầy Chí Thánh, là Đức Kitô. Trọng tâm của luân lý Kitô giáo là yêu thương “Yêu như Thầy”(Ga15,12), yêu thương cả kẻ thù và cầu nguyện cho những người đang tâm làm hại chính mình, những người thân thương của mình,

Tình yêu Thiên Chúa khai mào, mở lối cho con người cởi mở và đối thoại với Thiên Chúa, chính là tình yêu vô bờ bến, tính cách vô vị lợi, làm khuôn mẫu cư xử khác lối cư xử đơn thân độc mã. Cũng thế,  hiện diện thường hằng trong đời sống có Thánh Thần trợ giúp, để thực hiện ơn gọi, ơn gọi nên người con ngoan tha: qua việc thực thi bác ái, các mối phúc thật. Thánh Thần sống trong mình, phát sinh những hoa trái....giúp con người gặp gỡ Thiên Chúa, hàn huyên, yêu mến, tạ ơn, thờ lạy, cầu xin những ơn cần thiết không chỉ giới hạn là tránh phạm tội kẻo sa hỏa ngục, nhưng là đời sống được kêu gọi nên thánh, hướng nếm hạnh phúc thiên đàng ngay đời này là được làm con Thiên Chúa, tìm lại phần gia  nghiệp vĩnh cữu.

  1. Nội Dung:

v Con người là hình ảnh Thiên Chúa:

 

Ngay từ trong chương trình và kế hoạch yêu thương của Thiên Chúa, khi Ngài tạo dựng con người, ban cho loài thụ tạo có tự do và hiểu biết trong việc chân nhận tin theo Chúa. Với ý định khôn ngoan Ngài không tạo dựng một cách hoàn bị, để qua đó mời gọi con người cộng tác. Đúng hơn, Thiên Chúa tạo dựng con người một cách tiệm tiến. Các sự vật tốt đẹp trên khắp trần gian với mục đích chia sẻ sự tốt lành của Thiên Chúa, nhưng con người là hình ảnh Thiên Chúa, là tạo vật duy nhất trên trần gian được trả lời với Thiên Chúa theo tự do riêng mình. Thiên Chúa yêu con người, bằng chứng: con người là hình ảnh Thiên Chúa, từ trong bào thai đã sở hữu một trí khôn, ý chí chọn lựa, tự do chia sẻ sự hiện hữu, ngay từ khi được sinh ra đã mang trong mình tình yêu.

Trước mắt nhân loại, một con đường đã được mở ra hoặc tự do, hoặc nô lệ, hoặc tiến bộ, hoặc thụt lùi...sinh ra hoa quả cho thế gian được sống...nhờ ơn Chúa giúp ta sẽ thấy những con người mới thực sự, những chiến sĩ Tin Mừng. Là một chiến sĩ chân thành, nếu chính Thánh Thần ban cho ta sự sống thì hãy để Thánh Thần hướng dẫn ta.

Trong thực tế những cái gì ít hoàn hỏa luôn hướng đến sự hoàn hảo, cũng như là chung quy: tốt khó làm, xấu khó bỏ. Bởi nơi con người luôn “có cái gì đó”, có tương quan với chính mình, tương quan với nhưng người xung quanh. Từ trong đời sống tương quan, các thói quen tốt được hình thành, lặp đi lặp lại trở thành nhân đức.

Mặt khác, bởi nhân đức chỉ tìm thấy nơi thụ tạo có lý trí, hơn thế nhân đúc phải là một chọn lựa đầy ký trí và tự do. Vì, con người không thể trưởng thành nếu không có nhân đức. Một khi chấp nhận tin điều không nhìn thấy, chính là lúc con người đang sống trong sự hiệp thông lớn lao của Hội Thánh. Đó chính là ơn Chúa ban, điều mà tự sức mình con người vô phương đạt đến. Không có Chúa đời sống con người tự đẩy mình vào ngõ cụt, nặng nề, chán chường và thất vọng.

Cũng như việc chấp nhận đi theo Chúa, nếu không phải là một sự chấp nhận một sự phó thác cho Đấng đã luôn kêu gọi, như Hồng y Ratzinger đã nói: “Tôi phó thác, tôi chấp nhận”. Hành vi trao gởi nhờ Giáo Hội, trong Giáo Hội và với Giáo Hội. Một khi đặt đời mình trên nền tảng vững chắc, có một sự đảm bảo    vững vàng, thì con người không bị sợ lầm lạc. Thánh Thần tình yêu, Ngài luôn hướng dẫn, hoạt động và đồng hành với Hội thánh là mẹ. “Nếu để Thần Khí hướng dẫn thì không còn lệ thuộc lề luật nữa” (Gl5,18).

Hẳn nhiên, ta không phớt lờ, bỏ qua hay phủ nhận sự thật: luân lý Kitô giáo cũng đã được hình thành từ những nguồn luân lý của các tôn giáo khác.

Trong khi thế giới vẫn luân lý như là một vấn đề cá nhân, còn Đức Bênêđictô XVI lại chủ trương: sống tự do loan báo Tin Mừng.  “Các con là ánh sáng thế gian” (Mt5,14). Quả thật,  nơi con người Đức Giêsu mang lại ơn cứu độ để trả lời cho câu hỏi: Ai là khuôn mẫu cho ai? Tất cả yếu tố làm nên đời sống đều phát xuất từ Tin Mừng. Trở thành áng sáng là lúc con người sẵn sàng cởi mở với Thánh Thần, cộng tác vào công trình của Thiên Chúa. Thánh Thần nhẹ nhàng uốn lòng chúng ta cho phù hợp với kế hoạch của Chúa Cha. Thúc giục ta sống tinh thần con thảo và trở nên những tác phẩm hòa bình.

Tự do là ân sủng tuyệt đối mà Thiên Chúa ban cho con người, để con người càng hiểu biết thì càng khiêm nhường hơn. Quả thật, sự tốt lành của Thiên Chúa con người không thể nhìn thấy, nhưng được phản chiếu qua vẻ đẹp của thiên nhiên vạn vật của muôn loài thụ tạo, như vẻ đẹp được nhìn thấy qua ánh sáng, nhờ ánh sáng, như ánh sáng. Vinh quang của Thiên Chúa là con người hoàn toàn sống động, một sự chân thành đi bước trước, cũng là rao giảng về tình yêu mà mình đang sống, đang có và đã đón nhận. Yêu những gì Thiên Chúa yêu, an vui cộng tác vào trong công trình của Thiên Chúa mọi sự đều: Tốt đẹp!

v Đức ái con đường hạnh phúc thật:

 

Theo cách thức giới hạn của trí khôn và ý chí con người, niềm vui do đức mến mang lại không phải là một nhân đức, nhưng đúng hơn là hoa quả của Chúa Thánh Thần. Hành vi trở thành nhân đức khi nó xây  con người trở thành người hơn, nhất là làm con Chúa, cũng như yêu Chúa hết lòng và yêu tha nhân như chính mình. Qua đó giúp con người không dừng lại, hay nhìn vào thái độ của người khác đối với mình, nhưng là nhìn vào thái độ của mình đối với Chúa.

Hạnh phúc là điều vẫn có thật trong cuộc sống tùy theo cách cảm nhận của mỗi người. Sống một mình không ai có thể nói mình có hạnh phúc hay không, chỉ khi con người tồn tại và sống chung với nhau, qua sự phản chiếu ta mới thấy được hạnh phúc là gì, sống hạnh phúc như thế nào, và hạnh phúc vẫn có từ đâu. Theo niềm tin Kitô giáo, các đối tượng của Đức mến: Tình bạn với Thiên Chúa, chính mình, tha nhân, các tội nhân, kẻ thù. Yêu, từ chính người bạn đầu tiên mà ta có với Ngài sẽ là nền tảng cho tất cả những mối tình bằng hữu mà ta có với tha nhân.

Tha  nhân họ là ai? Họ là những người dễ thương: người bạn, người đồng hành hợp tính với ta, làm cho ta thấy dễ chịu, tự nhiên, thoải mái và an toàn. Họ, trong số người mà ta sống với sống cùng: có ít dễ thương! Nếu đời sống thường ngày là luật nhân quả, là công bằng “giọt nước trước như thế nào thì giọt sau như thế”, “cha ăn xanh thì con ê răng”, cũng như “cha mẹ hiền để đức cho con”...thì đời sống của người Kitô hữu ta lại xác tín: Mỗi người là một huyền nhiệm trong tình yêu Thiên Chúa, từ đó mời gọi ta tiến tới, yêu sự tốt lành, dùng vừa, dùng đủ từ tương quan , vật chất, tài ngăn sức khỏe của mình vì Chúa, như Chúa “Vì Yêu!” (Rm8,5) Chúng ta không thể yêu Chúa mà lại loại bỏ những gì thuộc về Chúa. Hơn thế, với niềm tin chúng ta tin nhận “Thiên Chúa làm người để con người được làm Chúa” (Thánh Irênê). Ở đâu tội lỗi càng nhiều thì ở đó ân sủng càng chứa chan, trong thư Rm 5,20 Thánh Phaolô đã nhấn mạnh như thế, ta là một tội nhân mà Thên Chúa đã chấp nhận sống cùng, thì ta phải sống thế nào với người tội lỗi, với kẻ thù? Trong khi họ là những người có khả năng chia sẻ hạnh phúc với Thiên Chúa. Thiên Chúa yêu họ nhiều hơn (Mt9,10.13). Với những kẻ không đội trời chung với ta? Ta yêu người nhưng ta ghét tội. Đối với kẻ thù, chúng ta yêu thương họ với tính cách là chúng ta luôn sẵn sàng giúp khi họ cần, chứ không cần thiết phải biểu lộ tình cảm của ta, vì sự không thiện cảm là một phần bản chất con người, nó không phải là tội lỗi. Đức ái Kitô giáo cũng không đòi buộc ta làm bạn với những người không hợp tính, nhưng là chỉ cho ta thấy họ có trong trái tim của Chúa.

 

Một khi ta sống đời sống thâm sâu trong tình yêu thì cuộc sống ta sẽ phát khởi sự tự tin, tế nhị, tinh tế mới mẻ, sống động của người yêu và sống bằng chính kinh nghiệm của người được yêu. Khi yêu, trong mọi biến chuyển của hoàn cảnh, dễ dàng đến với, sống cùng, xây dựng tình bằng hữu huynh đệ, thân tình gần gũi, làm cho đời sống tha nhân triển nở bằng chính sự tận tâm của mình, người này thúc đẩy người kia không những sống tốt mà còn ước ao nên thánh, sống thánh. Cũng như Thánh Augustinô xác tín: Bạn cứ yêu đi rồi muốn làm gì cũng được! Tình yêu là sự thúc bách nhau kéo theo về cho Thiên Chúa, chia sẻ niềm tin cho nhau xây dựng nền tảng lý tưởng: làm cho cộng đoàn, gia đình, Giáo Hội thực sự trở nên như lễ hội.  Khi đó đời sống thực sự “không sống dưới lề luật nữa, nhưng dưới ân sủng”(Rm6,14).

  • Nhưng ta sẽ yêu như thế nào?

 

Không có tình yêu nào cao cả hơn tình yêu của người thí mạng sống vì bạn hữu của mình. Yêu như Thầy đã yêu! Kinh Thánh đã dạy như thế. Trước những trăn trở của chọn lựa không biết chắc mình có dám tin tưởng vào Thiên Chúa, phó thác tất cả cho tình yêu Ngài? Để sống đúng lương tâm ta phải từ chối những mối lợi bất chính, để sống đúng luật của Chúa ta phải từ chối hưởng thụ ngọt ngào, để thật sự yêu thương và tha thứ ta phải cắn răng chịu đựng. Chọn yêu mến Chúa đôi khi ta cấp nhận mất chức tước danh vọng, để đi theo con đường của Chúa ta lại phải vác thập giá của mình hằng ngày...đau khổ lắm, hy sinh nhiều lắm. Những chọn lựa đó nhiều khi làm tâm hồn ta đau đớn, vết thương đâm vào tâm hồn mình làm ta xót xa, đau nhức. Yêu thương là cái gì đó và ngoài ra không còn là cái gì khác. Đúng thế,  mang gánh nặng của nhau như vậy là anh em chu toàn luật Đức Kitô (Gl6,2). Nếu không, con người cảm thấy mình ước muốn đến vô hạn và được mời gọi sống cuộc sống cao cả hơn. Chính lúc đó con người phải chịu đựng sự chia rẽ con người mình, cũng chính nơi đó mà xã hội nảy sinh ra biết bao chia rẽ trầm trọng.

“Nhân vi sơ tính bản thiện” người ta sẽ không thể cho điều gì mình không có, cũng như không thể cho đi điều mình không sẵn lòng. Không thể thay thế đời sống hiện tại, cũng như không thể thay đổi tính tình của người khác nên giống ý tôi muốn, lúc tôi cần, nhưng tôi có quyền hy vọng. Dù cho những lúc không ai khác, chính những người gần gũi bên tôi làm tôi nhức nhối, ray rứt, phiền lòng...khi ta muốn họ cảm nếm hạnh phúc ngọt ngào, mạnh mẽ từ những kinh nghiệm xuất phát từ chính cuộc sống của ta.

Không thể thay thế họ, nhưng họ có thể trở thành một phần thân thể của ta. Ân sủng của Thiên Chúa, ta nhận được cũng như họ được thông phần hoàn toàn không do tài đức hay công trạng gì của ta, nhưng tất cả do từ lòng thương xót Chúa. Họ có thật sự đón nhận được ân phúc của Chúa hay không tùy theo nơi mức độ họ đón nhận, chính điều đó chứng thực: những gì ta mong muốn cho tha nhân một cách tốt nhất, cho những người ta yêu thương, hạnh phúc của họ không chỉ dừng lại ở những mong  muốn của ta, mà quan trọng là chính họ phải cậy trông vào Chúa, cộng tác với ơn Chúa ban.

Hành trình yêu thương của người được yêu là một hành trình không hứa hẹn vinh quang, an toàn và bằng phẳng. Nhưng là một hành trình của người tha thứ tất cả, tin tưởng tất cả, chịu đựng tất cả...Thà mình bị lừa gạt, theo một cách nghĩ nào đó. Nhưng đừng bao giờ để mình bị chết dần cái TÂM, nhân từ đã được phú bẩm trước khi Thiên Chúa tạo dựng con người theo như ý Ngài muốn . Một khi để cuộc đời mình vắng bóng lòng mến, tức là hoa quả của Thánh Thần: bác ái, hoan lạc, bình an, nhịn nhục, nhân hậu, từ tâm, trung tín, hiền hòa, tiết độ...khập khễnh trong đức mến, èo uột trong sự tự nguyện, khi đó ta trở thành nô lệ cho những trào lưu hiện hành đang diễn tiến trong thế giới chúng ta và chung quanh chúng ta chứ không phải tự do. Một sự tự do của người con cái Chúa.

Khi chấp nhận chiến tranh (tội tỗi) bên trong thì bình an và niềm vui sẽ đến với ta ngay trong cuộc sống bên ngoài. Là một sự từ bỏ mình, từ bỏ của một người môn đệ, dù có những lúc tôi cũng cần thật tâm: những việc lành tôi muốn thì tôi không làm, còn những điều xấu tôi không muốn thì tôi lại làm, mỗi ngày cố gắng một chút, thêm một chút nữa. Bất toàn, giới hạn và hay thay đổi là một phần trong bản chất của co người để tôi trông cậy vào Đấng đã yêu thương tôi, và thí mạng vì tôi. Tôi tin Người yêu tôi! Vì thế, tôi yêu tôi với tất cả con người mình là.

Yêu chính mình trong tình yêu Thiên Chúa, khi ta yêu bản thân mình là ta đang cảm tạ ân ban của Đấng sáng tạo, ý thức mình là quà tặng, là gia sản vô giá của Chúa, là người được chờ đợi, là người cần của tha nhân, của một nhóm, hay một nơi nào đó. Tối cần là chân nhận “tôi là một tội nhân được Chúa kêu gọi” (Giáo Hoàng Phancicô), học cách hy vọng nơi Phaolô: tôi tự hào về những yếu đuối của tôi, để sức mạnh Đức Ki tô làm chủ trong tôi. Ý thức một cách chân thực mình cũng chính là một tội nhân, cần đến lòng thương xót của Chúa, thì đời sống chắc hẳn sẽ ngoan thảo, khiêm nhường, và quảng đại hơn.

Chính ta là sự bình an của người khác, đôi khi chỉ là một người ta được gặp chỉ một lần trong suốt hành trình đi tới. Hơn nữa, biết yêu khi biết mình dược yêu cũng như là câu trả lời cho thấy tôi gặp gỡ tha nhân vì họ cũng ở trong trái tim của Chúa, họ thuộc về Chúa. Nhờ đó, cuộc đời tôi được định hướng và từng bước sống theo ý Chúa. Tự do thoải mái đi theo ý định: sinh ra từ Thiên Chúa, trở về với Thiên Chúa. Chung quy mọi sự tôi đặt dưới sự soi dẫn của Thánh Thần, hằng luôn làm theo ý Ngài muốn.

Một tâm hồn càng hiểu biết và yêu mến Thiên Chúa, thì càng kết hợp với Người mật thiết hơn. Là một con người trong ý thức chúng ta hiểu rằng: một khi lòng mến càng tăng tự nhiên nỗi sợ mất tương quan càng tăng, con người là một huyền nhiệm, nhưng luôn biến đổi theo sở thích người họ yêu. Trong một số cách, đối tượng được yêu làm biến đổi người yêu. Từ đó cho thấy mối tương quan giữa tôi với Chúa, với nhà dòng, với cộng đoàn, với chị em, với chân thiện mỹ trong chính tôi. Tôi thật sự để Chúa biến đổi? để mình lệ thuộc vào nhà dòng, có dám sống sự không chắc chắn với những người bên cạnh, không biết họ muốn sắp làm gì mình, sống sự không chắc chắn ấy trong niềm vui?

Thánh Anphongsô cũng chia sẻ kinh nghiệm của người được yêu, đang yêu: “...làm cho mình dễ ưng ý trước mặt Thiên Chúa”. Đúng hơn, lương tâm càng ngay thẳng thì càng dễ tránh được những quyết định mù quáng, và sống theo cách chuẩn mực khách quan của luân lý. Thiên Chúa, bởi Ngài ban ơn ngay cả những ngưởi thụ động. Sống tương quan cần lắm “để cho tình yêu Chúa hướng dẫn mình và hãy lấy đức mến mà phục vụ nhau” (Gl5,13).

  1. Tạm Kết:

 

Một cách minh nhiên, để đời mình đạt tới hạnh phúc thiên đàng ngay từ ở trên trần gian này. Thể hiện qua đời sống yêu mạnh mẽ hơn. Như Thánh Tôma Aquinô đã nói: “con người tự bản chất vốn khao khát nhìn thấy Thiên Chúa”, và ước muốn điều lành “tuy khó nhưng không thể không đạt được”. Khi chúng ta có một nền kiến thức về lãnh vực nào chúng ta càng say mê về lãnh vực ấy; rồi khi càng say mê, chúng ta lại càng tìm kiếm kết quả là tri thức của chúng ta càng trở nên sâu sắc hơn, cái gì tốt tự nhiên lòng chúng ta sẽ hướng về đó.

Khiêm tốn một cách chân thành tự đáy lòng, ta sẽ nhẹ nhàng tránh được lối sống tự phụ: dựa vào sức riêng mình để mong đạt tới hạnh phúc thiên đàng, nhắm đến những thành công, cũng không để mìn chỉ biết nại vào lòng thương xót của Chúa. Lời mời gọi của Thánh Phaolô: Anh em là những tạo vật mới, anh em đã lãnh nhận sự sống trong Đức Giêsu Kitô, thì phải sống theo những hình ảnh cao quý ấy. Sống theo sự thật và trong tình bác ái, chúng ta sẽ lớn lên về mọi phương diện, vươn tới Đức Kitô là đầu[1]. Trước tiên và trên hết, cũng là điều tối cần chính là vui sống trọn vẹn tâm tình của người luôn được kêu gọi, nên hoàn thiên như Cha anh em trên trời là Đấng hoàn thiện[2].

Văn hóa là gì?

 

Chính Âu Châu thời mới là tác giả đầu tiên khai sinh ra khái niệm văn hóa, coi văn hóa là một thực tại tách biệt với tôn giáo, thậm chí đi ngược lại với tôn giáo. Trong sự giới hạn, chúng ta có thể vội vàng định nghĩa trong một phạm trù rộng lớn: Văn hóa là vượt trên cái thấy ngay, cái bên ngoài để đi đến những nguyên nhân đích thực. Cởi mở đối với thần thiêng, chấp nhận vượt trên chính bản thân mình tham gia vào một chủ thể rộng lớn hơn, để thấy mình vay mượn, giữ gìn, duy trì các quan niệm, xét cho cùng văn hóa làm lộ dần sự huy hoàng, rực rỡ của Nước Trời nơi ai  cũng có quyền được hưởng, ai cũng khao khát tự đáy lòng mình văn hóa là linh hồn của niềm tin.

Viễn tượng của con người đức tin trước văn hóa:

 

Đối mặt với bao vấn đề lớn lao của việc phát triển các dân tộc, gần như chúng ta đánh mất đi tính chủ động và muốn buông xuôi. Sống trong sự không chắc chắn và luôn sẵn sàng đối diện với tương lai, tương lai luôn được đón nhận từng ngày. Chính vì thế chúng ta cần hy vọng, hy vọng bất cứ nơi nào có thể, và bất cứ nơi đâu, hoàn cành nào Thiên Chúa đặt để mình vào.

Nền văn hóa của chúng ta đã đánh mất khái niệm về sự hiện diện hữu hình của Thiên Chúa, về các hoạt động của Ngài. Có thể nào chúng ta để cho những đam mê của chúng ta đối với Chúa Giêsu soi rọi các vấn đề lớn lao trong thế giới hôm nay? như sự biến đổi khí hậu, nghèo đói, bất công và đau khổ? Để mình thuộc vào một nền văn hóa là con người đặt mình trong sự tín nhiệm của sự an toàn, không chỉ là một rỗ lực hiểu biết thuần túy của lý thuyết, nhưng nhắm đến ích lợi căn bản. Cũng thế kéo một nền văn hóa ra khỏi nền văn hóa mà nó đã từng khai sinh ra là đã cướp đi linh hồn của nền văn hóa ấy, kéo con người ra khỏi niềm tin ban đầu phải chăng là đưa họ vào một con đường thiếu sức sống, mất đi sự tinh tuyền ban sơ?

Trong tất cả các nền văn hóa mà ta biết được trong dòng lịch sử, tôn giáo luôn là một yếu tố căn bản của văn hóa. Sự đa dạng của các nền văn hóa rong đời sống con người là tiền đề cho sự xích lại với nhau, kết hiệp với nhau, không gây bất công, sẽ tìm thấy nền văn hóa ấy được mở ra, được phát triển lên. Không bao giờ có thể có thành công một mình, người ta chỉ thành công cùng với người khác.

Nền văn hóa cao là nền văn hóa luôn cởi mở, có khả năng cho đi và nhận lại, có khả năng phát triển chính mình, chấp nhận sự thanh lọc và ngày càng hòa hợp hơn với chân lý con người. Dẫu biết, đức tin Kitô giáo hội nhập vào một nền văn hóa khác là một việc khó. Thực tế, niềm tin vào Thiên Chúa Ba Ngôi, được Lời Đức Giêsu gọi từng người bằng tên riêng, chia sẻ triệt để và trọn vẹn sự hóa mình ra không của Đức Giêsu, chia sẻ trọn vẹn vệnh mệnh của Ngài, bắt chước Ngài dâng hiến trọn vẹn, sống hết mình cho Nước Trời, cùng Ngài đi vào hiệp thông với Chúa Cha. Người Kitô hữu phải cởi bỏ những gì không còn ý nghĩa, biết làm mới lại mỗi ngày, nhẹ nhàng và thanh thoát trong nhịp sống thường nhật, chú ý đến sự gặp gỡ Thiên Chúa trong hiệp thông và bác ái, suy nghĩ tới cùng là người thế nào, và họ không phải là người thế kia, họ tin gì và không tin gì, họ phải cho đi điều gì và không có quyền cho đi điều gì. Trong sự tìm kiếm gặp gỡ Con người đức tin càng tròn đầy thì càng sẵn sàng phát triển cho niềm tin của mình, nhờ niềm tin của nền văn hóa khác, người khác, và phải chấp nhận như thế. Sở dĩ có sự dị biệt, có thể đưa tới sự cô lập, là vì tâm trí con người hữu hạn. Con người chỉ đạt tới sự thống nhất và sung mãn cho con người mình khi biết trao đổi với các thành quả văn hóa lớn.

Vấn đề con người và tôn giáo luôn bao hàm một vấn đề phải có trước và đã có ngay từ đầu. Đó là vấn đề Thiên Chúa. Ta không thể hiểu Thiên Chúa cũng như không thể sống ngay thẳng, nếu chưa trả lời câu hỏi về thần linh. Thật vậy, có niềm tin dưới con mắt các Kitô hữu có cả một sự năng động, có tính cách đợi chờ Chúa đến, không tách mình ra khỏi thực tại nhưng cho phép chúng ta chấp nhận ý nghĩa sâu xa, sống cách mãnh liệt hơn trong hành trình trần thế, một cung cách sống trước sự hiện diện của Thiên Chúa, đổi mới mình mỗi ngày với một sự đáp trả tươi vui trước tình yêu tự do và trung tín của Thiên Chúa. Nhiệt tâm như cây nến sáng tỏa lan mọi nơi tình yêu của Đức Kitô. Sự đa dạng của các nền văn hóa, trong toàn cầu hóa hiện đại, thúc bách con người đức tin nỗ lực hòa giải và làm cho đức tin của mình tinh tế hơn, con người phải học cách cần mẫn vươn lên, để đạt được sung mãn và đạt đến những điều phố quát.

 

Hủ Tíu



[1] Ep4,15

[2] Mt6,48

Read 2411 times Last modified on Thứ năm, 12 Tháng 1 2017 10:07