Get Adobe Flash player

Tìm Kiếm

Đăng nhập

Thứ sáu, 16 Tháng 3 2012 07:24

Can Đảm Trở Về

Posted by 
Rate this item
(1 Vote)
Tâm lý chung của con người thường dễ thất vọng, buông xuôi khi thấy mình phạm sai lầm quá nặng. Có mấy ai dám can đảm đứng dậy trở về để làm lại như người con thứ này? Chắc chắn anh tin vào tình thương yêu của cha mình, và cũng mong chờ tình tha thứ của người anh cả. Vì thế, anh tự nhủ: “Thôi, ta đứng lên, đi về cùng cha và thưa với người: ‘Thưa cha, con thật đắc tội với Trời và với cha, chẳng còn đáng gọi là con cha nữa. Xin coi con như một người làm công cho cha vậy” (Lc15,19). Anh hối tiếc về lỗi lầm, rồi tin vào cha mình sẽ tha thứ, niềm tiếc nuối và niềm tin chính là sức mạnh giúp anh đứng lên, bước quay về cùng cha.

 Trong cuộc đời mỗi con người, tình thương của người cha thật thiêng liêng và cao quý. Người cha luôn là trụ cột của gia đình, là điểm tựa cho các con. Người cha nào cũng sống chết cho con cái mình.

Tin Mừng theo thánh Luca (Lc 15,1-3.11-32) nói về một người cha đúng nghĩa mà trước đây chúng ta gọi là dụ ngôn “Người con hoang đàng”, nay gọi là dụ ngôn “Người cha nhân hậu”. Chúa Giêsu đã kể dụ ngôn này để nói với dân chúng về lòng nhân hậu của Thiên Chúa.
Khi người con thứ đòi chia gia tài và ra đi đến miền đất mới để ăn chơi trác táng, người cha ở lại nhà mong ngóng con trở về. Và dường như với linh cảm của người cha, ông tin tưởng sẽ có ngày con trai của mình sẽ trở về. Vì thế, ngày ngày ông ra đứng ngóng trông con “Anh ta còn ở đằng xa, thì người cha đã trông thấy” (Lc 15,20). Và ông chạy tới ôm chầm lấy con.
Hình ảnh người cha chạy ra ôm lấy con và “hôn lấy hôn để” không đơn thuần mô tả tấm lòng yêu thương con, mong con trở về mà còn ẩn sâu lòng nhân hậu, sẵn sàng chờ đợi và tha thứ cho con mình trong mọi lỗi lầm con phạm. Ông “hôn lấy hôn để”, một cử chỉ yêu thương nói lên lòng mong đợi của người cha từ bấy lâu, trong từng giây phút. Dù đứa con hư hỏng một thời chưa kịp nói lời gì, ông cũng đã sẵn sàng tha thứ.

Tâm lý chung của con người thường dễ thất vọng, buông xuôi khi thấy mình phạm sai lầm quá nặng. Có mấy ai dám can đảm đứng dậy trở về để làm lại như người con thứ này? Chắc chắn anh tin vào tình thương yêu của cha mình, và cũng mong chờ tình tha thứ của người anh cả. Vì thế, anh tự nhủ: “Thôi, ta đứng lên, đi về cùng cha và thưa với người: ‘Thưa cha, con thật đắc tội với Trời và với cha, chẳng còn đáng gọi là con cha nữa. Xin coi con như một người làm công cho cha vậy” (Lc15,19). Anh hối tiếc về lỗi lầm, rồi tin vào cha mình sẽ tha thứ, niềm tiếc nuối và niềm tin chính là sức mạnh giúp anh đứng lên, bước quay về cùng cha.
Thiên Chúa chính là người cha nhân hậu. Ngài hiểu rõ con cái mình, hiểu sự yếu đuối của nhân loại và ơn tha thứ chứa chan nơi Người. Như lời Thánh Vịnh
“Cho dù cha mẹ có bỏ con đi nữa
Thì hãy còn có Chúa đón nhận con”
(Tv 27,10)
Thiên Chúa không bỏ rơi ai bao giờ. Ngài luôn đi tìm con chiên lạc để bồng ẵm về, băng bó vết thương và chữa trị cho lành.
Ngày nay, trong một xã hội phát triển, nhưng có bao người cha thiếu tình thương dành cho con mình. Hàng ngày trên các phương tiện thông tin đại chúng, chúng ta bắt gặp người cha đốt con, người cha bắt đứa con 4 tuổi chạy chân trần trên tuyết, người cha bỏ rơi con… Đặc biệt, có bao người cha không nhận con mình, sẵn sàng để cho đứa con chưa kịp chào đời phải lìa đời.
Chỉ có nơi Thiên Chúa ta mới nhận được lòng nhân hậu đích thực, tình yêu thương đến tuyệt đối. Chỉ có nơi Ngài, ta mới học được bài học về tình yêu của người Cha đúng nghĩa.
Lạy Chúa, xin ban ơn cho chúng con để chúng con luôn biết học theo lòng nhân hậu của Chúa, từ đó chúng con sống hiếu thảo với Chúa và cha mẹ mình, nhân hậu đối với con cái và bác ái với nhau. Xin giúp chúng con biết nhìn ra lầm lỗi mình và có lòng tin tưởng kiên vững vào tình Chúa thứ tha, để chúng con luôn can đảm trở về với Chúa sau những lần vấp ngã.


Nguyên Hương

(tác giả gởi trực tiếp...)

Read 1687 times Last modified on Thứ bảy, 02 Tháng 11 2013 09:33