Get Adobe Flash player

Tìm Kiếm

Đăng nhập

Thứ sáu, 27 Tháng 9 2013 21:27

Từ thôn quê đến Giáo triều La-Mã

Posted by 
Rate this item
(0 votes)
  Từ thôn quê đến Giáo triều La-Mã


Từ miền Bergame

Như bông huệ mọc giữa đồng quê và như bông hướng dương giữa lòng thung lũng, Thiên Chúa muốn đặt để giữa làng In Monte vùng Bergame một vì sao soi chiếu. Vào mùa thu năm 1882, gốc tại một gia đình trung lưu, nhân loại được thêm một hài nhi chưa tên tuổi nhưng đã có sứ mệnh thiêng liêng ? Ba ngày sau tên em bé : JOSEPH ANGELO RONCALLI được ghi vào danh sổ của Giáo Hội .

Theo thời gian, như đèn trời chiếu rạng bình minh ; cậu bé Roncalli lớn lên sáng ngời giữa lớp đồng nhi mẫu giáo rồi tiểu hoc. Roncalli, quí tử thứ ba của gia đình Angelo đã trở thành một thiếu niên thông minh và đức hạnh, để chiếm được chỗ ưu tiên trong tình thương mến của gia đình, học đường và thôn xóm. Và từ đây , Roncalli bắt đầu hòa mình vào xã hội, vào cuộc sống bác ái và hy sinh để quen dần với tinh thần nhân loại.

Mộng đời chủng sinh…

Mộng là sức sống của tuổi xanh. Những anh hùng đạt thành sự nghiệp thường là những cuộc sống đi theo mộng đẹp ban đầu.

Cậu Angelo mơ ước thành người chủ chiên, mong là linh mục đồng quê chất phát.

Mộng lớn mộng nhỏ của cậu bé Roncalli như ngọn hải đăng quay tròn hướng . dẫn đích sống . Thời gian và ý chí nuôi cơn mộng của cậu thêm sức sống để tựu thành .

Linh muc đồng quê

Đây là trái mộng chín thứ hai của Roncalli, Ngài mơ ngày về sống hợp với làng quê thì thời gian này đã thưc hiện. Mảnh đất “chôn nhau cắt rún” của Ngài đã phú bẩm cho Roncalli những tánh tình quí báu. Tinh thần bình dân, giản dị của Ngài đã được chứng minh: “ Chúa không để tôi khúc mắc bên những điều đơn giản; và Ngài cũng muốn tôi đơn giản hóa những cái khúc mắc bên tôi “.

“ Cha Roncalli vừa đẹp trai lại vừa vui vẻ…Có những người con mạn đàm thân mật như vậy về cha. Còn đặc biệt: Ngài tìm đến viếng thăm những ngưỡng nhà bần cực để thỏa hợp với tinh thần yêu “ nghèo khó “ của Ngài.

Châm ngôn phục vụ của ngài : “ Mọi sự cho mọi người “ như đường lối xả kỷ áp dụng bác ái của Thánh Phao-lô, để xoa dịu những vết thương đau khổ cho mỗi phần tử. Thấy chiếc áo chùng thâm của cha ngày về nhận xứ đồng quê còn đen nhánh nay đã ngả màu, phai củ vì thời gia và mồ hôi nghĩa vụ. Một tâm tình thô lỗ nói :

“ Áo chùng của cha phai bạc nhưng tâm hồn cha xứ của cha ngày càng thắm đượm không phai”. Nhìn chiếc áo như vậy, người con chiên đồng nội lại thêm thân tình và gần gũi hơn lên.

Dưới một gầm trời, cùng cảnh đời dân quê thôn dã cha con như một cội miến và gốc nho.

Bộ Áo Quân Y

Sự nghiệp của Cha Roncalli định thêm một chiều hướng mới. Từ đây năm 1914-1918 cha Roncalli vui mừng và hãnh diện được dự vào với nhiệm vụ mới của người quân nhân xông pha, thích nghi với tinh thần yêu thống khổ. Bác ái là cơm ăn, hy sinh là áo mặc hằng ngày của người chiến sĩ Roncalli tuyên úy. Qua những giờ hành nghề bác ái thiêng liêng để giải phóng và đem lại bình an sự sống mới cho những tâm hồn hết rối ren băn khoăn…Vị truyên úy quân y lại cúi mình trên từng vết thương, cha ủi an ,săn sóc và băng bó cho họ.

Ngoài môn thuốc trị bệnh. Ngài còn có thêm một vị thuốc thần hiệu là cầu nguyện và hy sinh. Một bệnh nhân thú thực : “thuốc tuy đắng nhưng có cha pha đường tình mến, nên ngọt ngào dễ uống ! Vết thương rất đau, nhưng tình âu yếm ở bàn tay cha xoa dịu được.”

Không trừ ai , người bệnh cũng như thường dân, lúc nào cũng dễ dàng đươc hưởng nhận món thuốc bổ tinh thần ấy.

Dầu địch thù hay đồng đội, ở chiến trường , khi vị quân y thi hành nhiệm vụ đối với cha Roncalli bạn và thù lúc bấy giờ là một.

Chiếc huy hiệu quân y trước vành nón, mẫu Thánh Giá tuyên úy bằng đồng vàng trước ngực đã chứng kiến mối tình sống hào hiệp ấy của cha Roncalli suốt 4 năm phục vụ trong ngành Quân y .

Người Cha Áo Tím

Phần thưởng 20 năm trung thành và tận tụy với nghiệp đời linh mục và tuyên úy quân y của cha Roncalli là một nghĩa vụ nặng nề, với phẩm phục mới : áo chùng tím màu tươi. Mộng làm “chủ chăn” đã đến kỳ thực hiện. Lấy vâng lời làm của lễ và bằng hoạt động để chứng minh. Đấu chân tông đồ của Đức Giám Mục Roncalli bắt đầu theo lối tiền nhân Phao-Lô…trên các nẻo đường nghĩa vụ. Những con đường đất đá từ Bergame , Bulgarie , Paris, Turquie và Venise đều còn ghi dấu vết chân Ngài .

Bầu nhiệt huyết của Đức Hồng Y Roncalli cũng như của các Đức Pio X ,XI,XII…đa số chiên lành đã hiểu ! Riêng dân thành Venise đã chứng kiến thực sự tâm hồn độc nhất ấy của người cha chung qua tiếng nói thành tâm của Ngài thổ lộ :

“Tôi khiêm cung tự giới thiệu cùng anh em: Tôi là người , là linh mục , là muc tử chăn chiên. Như mọi người đang sống giữa anh em, với đặc ân được khỏe mạnh, giàu thịnh tình giúp đỡ am hiểu mau lẹ những vấn đề cùng anh em ; và với một chí nguyện thương yêu anh em hết thảy, bằng đường nghèo khó chật vật nhưng đã được bàn tay Thiên Chúa chúc phúc cho, tôi đến với anh em qua các ngã đường đông tây, không mâu thuẫn và không bất đồng ý kiến. “


Thế là trong ngoài 30 năm choàng áo tím và cầm gậy chăn chiên, Đức Hồng Y Roncalli đã như ngầm ý tự giới thiệu tương lai trọng đại của mình trước giáo dân và thần triều La-Mã vậy.

Chuyến Đi Không Về 

Tấm vé khứ hồi Venise- Lamã đưa Đức Hồng Y Roncalli tới giáo đô La-mã không trở về. Làn khói trắng đã loan tin mừng Người cha chung mới cho giáo dân trông đợi…Trên bao lơn trước cung điện giáo hoàng, Đúc Giuse Angelo Roncalli, người cha chung mới ấy, trong y phục trọng thể của vi Tân Giáo Hoàng xuất hiện đưa tay vẩy chào và chúc lành cho toàn thẻ đoàn con…

Giữa lúc sấm hò vang : “ muôn năm ! vạn tuế ! Đức Pio X đã đến lại với chúng ta…” làm rung chuyển đất và trời Vatican hôm ấy. Để đáp lại 500 triệu lòng con hiếu thảo ngưỡng vọng về cha . Đức Roncalli trên ngai vị Giáo Hoàng Gioan XXIII, bắt đầu viết từng trang sử mới bằng những sử kiện vĩ đại và nhiều chấm phẩy,đậm nét hòa ái và nhân sinh.


Ước mong cảnh đoàn tựu trùng phùng một nhà Giáo Hội, Ngài tỏ tình mời gọi hết thảy anh em cách biệt

“Các anh hãy đến thăm chúng tôi. Chúng tôi sung sướng và được nói với các anh: đây là nhà của chúng tôi, nhà của các anh, tòa nhà cổ của cha ông các anh cũng là cha ông của chúng tôi…”

Từ ngày lên kế quyền Thiên Chúa ở trần gian; tính khoan hồng vui tươi, tử té với mọi người của Ngài lại càng tỏ. Ngài được lớp giáo hữu bình dân kính gọi là “Bác Gioan” và Ngài tỏ ý hài lòng với danh từ thân mật đó. Để kỷ niệm ngày lên ngôi, vị Tân Giáo Hoàng đến thăm 2 trung tâm xưởng mộc và trại giam. Ở xưởng mộc Ngài âu yếm hỏi han: “ anh em làm việc thế nầy chắc là mau khát lắm” rồi Ngài dạy mua rượu chát thiết đãi hết mọi người. Tới lao xá Ngài ngỏ lời an ủi với phạm nhân :

“ Các anh không thể đến thăm tôi: nên tôi đến thăm anh em tất cả” Ngoài những lời vàng ngọc chứng tỏ lòng quí báu ấy của Ngài, giáo dân Vatican còn nêu những chủ ý khác rộng rãi và giàu tình nhân loại hơn.

Từ cung điện của Giáo hoàng tại Giáo đô, đức độ và sự nghiệp của Ngài chuyền đi và thăng cao như diều dây gặp gió.

Quốc tế và toàn thể nhân loại đồng thanh tán phục, ca ngợi mọi hoạt động lịch sử của Ngài…

Giữa lúc trang sử Công Đồng Vatican II mới qua giòng phân nửa, Ngài vĩnh biệt chúng ta .

Cùng một ngọn tháp, cùng một tiếng chuông ở xứ In Monte trước đây 5 năm reo vang mừng rỡ, hôm nay cũng biết thông cảm thương tiếc người cha chung tận số qua những tiếng nhịp một nảo nề xót lòng người giáo hữu muôn nơi…

Thanh Huệ
NS ĐMHCG 7/1963

Read 1328 times Last modified on Thứ bảy, 28 Tháng 9 2013 13:32