Get Adobe Flash player

Tìm Kiếm

Đăng nhập

Thứ năm, 04 Tháng 4 2024 06:59

Chúa Phục sinh đang ở giữa chúng ta

Posted by 
Rate this item
(0 votes)
  Chúa Phục sinh đang ở giữa chúng ta

 

 

5.4 Thứ Sáu trong tuần Bát Nhật Lễ Phục Sinh

Cv 4:1-12; Tv 118:1-2,4,22-24,25-27; Ga 21:1-14

Chúa Phục sinh đang ở giữa chúng ta

Trong suốt tuần bát nhật Phục sinh, mừng ngày Con Thiên Chúa chiến thắng khải hoàn, rất nhiều bài thánh ca mừng Chúa Sống lại, ca ngợi tình yêu bao la của Thiên Chúa, lan tỏa khắp trong cộng đoàn dân Chúa. Chúng ta cùng hát tâm tình : “Nào ta hãy mừng vui, Chúa chiến thắng tử thần rồi, nguồn sống mới chiếu sáng tuyệt vời, Alleluia. Nào ta hãy mừng vui, Chúa đã sống lại rạng ngời, và Máu thánh xóa hết tội đời, Alleluia..”

Trong bài Tin Mừng hôm nay thánh Gioan viết về việc Chúa Giêsu chăm sóc các môn đệ, Chúa Phục sinh không ở xa các môn đệ, khi các ông ở ngoài biển đánh cá, Chúa trên bờ biển gần đó, Người hỏi thăm kết quả công việc, và Người đã chỉ dẫn cho các ông bắt được cá. “ hãy thả lưới bên hữu thuyền thì sẽ được.” Ga 21,6. Người chuẩn bị lửa và nước, bánh với cá.” Khi các ông lên bờ, thấy có sẵn lửa than, trên để cá và bánh” Ga 21,9. Người tự mình trao bánh và cá cho mỗi người như lúc Chúa Kitô đang sống để yêu thương và phục vụ.

Ta thấy thật ấm lòng khi biết Chúa vẫn đồng hành với các ông trong công việc chỉ có điều là chưa ai nhận ra Người, cho đến khi Chúa làm một dấu lạ quen thuộc là giúp các ông lưới được nhiều cá. Thánh Anphongsô cho biết; “ Bạn cần nhận thức rằng Chúa luôn ở trong bạn. Nhưng việc Chúa ở trong bạn khác hẳn với việc Chúa ở trong các loài thọ tạo khác. Thiên Chúa hiện diện trong tâm hồn ta như Ngài đang cư ngụ trong đền thờ Ngài và như đang ở ngay trong nhà Ngài.”

Chúa thể hiện tình yêu thương qua việc cùng đồng bàn với các môn đệ. Điều chúng ta nhận biết một tình yêu thương chân thành là sự quan tâm đến nhau. Nhìn lại cuộc sống của các thành viên trong gia đình Kitô hữu, đã là điểm tựa cho nhau chưa? Mối tương quan giữa cha mẹ con cái có sự thấu hiểu, cảm thông và hy sinh cho nhau khi có chuyện không may xảy đến trong gia đình? Ngược lại, con cái sẽ có trách nhiệm gì khi cha mẹ đến tuổi già? Và trong gia đình sự liên đới bền chặt khi mỗi thành viên biết lắng nghe nhau, và đồng cảm với những khó khăn, cảm nhận nỗi đau buồn mà người anh em đang gặp phải, để kịp thời nâng đỡ, ủi an nhau, như chính là Chúa Phục sinh đã từng làm cho các môn đệ.

Theo Tin Mừng Gioan (Ga 21,1-14), “Simon Phêrô bảo: “Tôi đi đánh cá đây”. Các ông Tôma, Nathanael, các con ông Giêbêđê và hai môn đệ nữa đang ở với nhau nói rằng: “ Chúng tôi cùng đi với ông”. Nhưng đêm ấy các ông không bắt được con cá nào.” Có thể nhận ra tinh thần của các tông đồ đã mất phương hướng khi không còn Chúa bên cạnh? Các ông đã nản lòng và muốn quay trở lại tiếp tục nghề nghiệp ngày trước để sinh sống? Điều gì đã xảy ra ? Với kinh nghiệm dày dạn trong nghề ngư phủ, thế mà cả đêm các ông vẫn không bắt được mẻ cá nào. Chúng ta có cảm nhận rằng nếu chỉ dựa vào sức lực con người mà thiếu ân ban của Chúa, chúng ta sẽ chẳng làm được điều gì.

Các môn đệ đã có thời gian sống với Chúa, được nghe Ngài giảng dạy rất nhiều nhưng bản chất của loài người vốn mỏng dòn dễ sa ngã, ngại khó khăn hay chùn bước trước gian nan vẫn tồn tại trong mỗi người. Chúa Giêsu rất hiểu sự yếu đuối đó, nên vẫn luôn ở bên các ông để kịp thời nâng đỡ, bảo ban. “Hãy thả lưới bên hữu thuyền thì sẽ được” người môn đệ Chúa Giêsu yêu, liền nói với Phêrô: “ Chính Chúa đó”. Chúng ta có cảm nghiệm Chúa đang dõi theo và phù giúp khi chúng ta đặt niềm tin cậy phó thác vào Ngài.

Niềm vui tiếp nối niềm vui: làm theo lời Chúa dạy, các ông có cá để nuôi phần xác, lại được thấy Chúa phục sinh, các ông đã bảo nhau: “Chúa đó”. Khi ấy các ông đã mừng vui biết chừng nào? Trái với đêm qua vắng Chúa: lo lắng, tối tăm, vất vả… biết bao? Chúa Giêsu tiếp tục thân thương dạy dỗ, khích lệ các ông: “đem ít cá mới bắt được tới đây”, Chúa như khẳng định cái mẻ cá vừa xong là chính quyền phép và tình thương của Thầy ban cho các con đấy, chứ tự nhiên thì không có vậy đâu. Đồng thời Chúa như nói lại với các môn đệ: “Thầy vẫn ở cùng các con mọi ngày cho đến tận thế”.

Chúa Giêsu như đã chuẩn bị kỹ càng để gặp gỡ, để củng cố niềm tin cho các môn đệ: “có sẵn than hồng, với cá đặt ở trên và có cả bánh nữa”. Không rõ ai đã lo trước các thứ đó? Chúa như nhắc lại cho các ông cái phép lạ hôm nọ mà các ông đã chứng kiến ấy, chỉ có hai con cá và năm chiếc bánh thôi mà Thầy đã cho hơn năm nghìn người ăn no mà còn dư mười hai thúng đầy (Ga 6,5-11).

Cuối cùng với cử chỉ yêu thương quen thuộc: “Chúa Giêsu cầm lấy bánh trao cho các ông; rồi cá Người cũng làm như vậy”, Chúa muốn các ông nhớ đến bữa tiệc tối yêu thương muôn đời trước khi Người đi chịu chết, mà Chúa đã cam kết tỏ bày với các ông. Còn đối với các ông không những có bổn phận chài lưới mà nuôi thân xác mình, nhưng còn phải “chài lưới người như lưới cá” (Mt 4,12-20). Các ông còn phải thực thi Lời Chúa truyền dạy trong đêm tiệc ly ấy: “Hãy làm việc này mà nhớ đến Ta” (Lc 9,11b-17 ), mà đem ơn cứu độ của Chúa cho khắp muôn dân.

Nghe Lời Chúa, theo gương các tông đồ, bao đời nay người Công Giáo chăm lo làm ăn không để đói rách phần xác, mà cũng chẳng xao nhãng phần hồn. Một người thân quen chia sẻ với tôi : “Buổi sớm tôi tới nhà thờ để cảm tạ Chúa – Trời đã cho tôi được làm người, sống thêm ngày mới, cùng là đi dạo thể dục, rồi về làm ăn thì tâm hồn thấy quả là an vui”.

Huệ Minh

Read 61 times Last modified on Thứ sáu, 05 Tháng 4 2024 06:54