Get Adobe Flash player

Tìm Kiếm

Đăng nhập

Thứ tư, 18 Tháng 12 2019 07:29

Tin vào quyền năng của Chúa

Posted by 
Rate this item
(0 votes)
  Tin vào quyền năng của Chúa


Thứ Năm tuần 3 MV.

Tl 13:2-7.24-25a; Lc 1:5-25

TIN VÀO QUYỀN NĂNG CỦA CHÚA

Ta đang sống trong tuần cao điểm đón mừng Ngôi Hai Giáng Sinh. Chúng ta biết có những nhân vật trong Kinh Thánh liên quanđến Chúa Giêsu, cả trong Cựu ước lẫn Tân ước. Một trong những vị có tương quan gần nhất với Chúa Giêsu Hài Đồng, đó là Thánh Gioan Tiền Hô , mà hôm nay Tin Mừng theo Thánh Luca sẽ thuật lại thời thơ ấu, nói đúng hơn sự thụ thai đặc biệt của bà Ê-li-sa-bét, mẹ của Thánh Gioan Tiền Hô. Gọi Ngài là Tiền Hô vì đó tên gọi theo sứ vụ : dọn đường cho Chúa Cứu Thế đến.

Từ câu 5 đến câu 7: Giới thiệu về bối cảnh lịch sử xã hội và tôn giáo: Có vua Hêrôđê trị vì, có nhà tư tế thuộc nhóm A-vi-a, có ông Giacaria và cả vợ ông... là người sinh ra Thánh Gioan, tuy họ đang trong thời điểm cao tuổi và hiếm muộn.

Vấn đề son sẻ được nói đến nhiều trong Kinh Thánh. Bà Sara, vợ ông Apraham; bà Anna, vợ ông Encana, bà Isave, vợ ông Giacaria là những người phụ nữ son sẻ đã sinh con và những người con của họ đều là những người được Thiên Chúa chọn và dùng vào công trình vĩ đại của Người. Điều đó cho chúng ta thấy được quyền năng và tình thương của Thiên Chúa được bày tỏ qua sự hèn mọn của con người.

Theo cái nhìn đức tin, mỗi người sinh ra đều có một vai trò và sứ mạng trong chương trình cứu độ của Thiên Chúa. Cuộc sinh hạ kỳ lạ của Gioan báo trước sứ mạng đặc biệt được trao phó cho ông : vị tiền hô của Đấng Cứu Thế. Gioan được mô tả như các tiên tri: được Thiên Chúa gọi ngay từ lòng mẹ, chính Thiên Chúa đặt tên cho, rượu lạt rượu nồng đều không uống, đầy thần khí và quyền lực của các tiên tri. Gioan sẽ thay mặt Cựu ước để giới thiệu Đức Giêsu của Tân Ước.

Thiên Chúa đã can thiệp vào đời tư của 2 ông bà. Ngài thực hiện chương trình cứu độ của Ngài ngay trong dòng lịch sử nhân loại, với những con người bị coi là một hình phạt, là một điều xỉ nhục. Gia-ca-ri-a đã bắt thăm trúng phiên dâng hương và thay than trên bàn dâng hương trong Nơi Cực Thánh. Đây là một vinh dự hiếm có vì số tư tế quá đông. Người dâng hương sẽ thay mặt toàn dân để dâng lời cầu khẩn lên Thiên Chúa, xin Ngài ban Đấng Mêsia đến Cứu độ nhân loại. Khi vào dâng hương, ông Gia-ca-ri-a gặp một sứ thần của Thiên Chúa đứng bên phải hương án (x.c.11).

Đây là một cuộc thần hiện thường xảy ra trong Cựu Ước. Ông bối rối và sợ hãi (x.c.12) đó cũng là tâm lý thường tình khi con người đối diện với lãnh vực Kinh Thánh. Sứ thần đã trấn an ông “ Đừng sợ...” . Sau đó sứ thần loan báo cho ông một Tin Mừng : ông sẽ có một con trai. Niềm mong mỏi mà ông chờ bấy lâu, nay Thiên Chúa đã thực hiện. Nhưng tên con trẻ sẽ đặt theo ý của sứ thần, vì đó là một sứ mạng cao cả dành cho con trẻ. Sự sinh ra của con trẻ sẽ làm cho nhiều người vui mừng, kể cả ông bố nữa. Vì ngoài sự vui mừng trong nỗi hiếm muộn, sứ vụ của con trẻ sẽ dẫn đưa nhiều người về cùng Thiên Chúa và chuẩn bị mọi tâm hồn sẵn sàng đón Chúa. Để được như vậy, bà mẹ phải kiêng cữ rượu và các chất có men, ý nói về nếp sống hy sinh khổ hạnh của vị tiên tri của Chúa.

Sau khi được giải thích kỹ càng và chuyện người son sẻ có con cũng đã xảy ra trong thời Cựu Ước như Sam son (x. Tl 13,4.7.14), nhưng ông Gia-ca-ri-a đã nghi ngờ quyền năng của Chúa : “Dựa vào đâu mà tôi biết điều ấy ? Vì tôi đã già và bà nhà tôi cũng lớn tuổi”. (c.18). Sự nghi ngờ của ông đã làm cho sứ thần phải xưng danh tánh và kết quả ông “bị câm” như là một dấu hiệu cho chính ông và người khác. Thái độ của ông không phải là thái độ của Ap-ra-ham (x. St 15,8). Cha của lòng tin, là tổ phụ của ông.

Theo truyền thống Do Thái, vị thượng tế dâng hương không ở lâu trong cung thánh, vì dân lo âu và vì đó là nơi Thiên Chúa hiện diện, nên rất đáng sợ. Nên khi thấy ông Gia-ca-ri-a ở lâu trong đó, họ không khỏi thắc mắc (x.c.21). Đợi đến lúc ông ra khỏi, thắc mắc của họ đã có đáp số, đó là thấy ông chỉ ra hiệu mà không nói được và họ biết là ông đã thấy điềm lạ trong nơi Cực Thánh. Ông trở về nhà và bà Ê-li-sa-bét đã thụ thai, bà nói : “ Thiên Chúa đã thương cất nỗi hổ nhục mà tôi phải chịu...” (c.25). Một lời nói như một hành vi ca tụng Tình Yêu Thiên Chúa đã thương đến phận người hèn mọn.

Là người chuẩn bị cho Dân Chúa đón Đấng Cứu Thế đến, Gioan cũng là mẫu gương giúp chúng ta sống tâm tình Mùa Vọng, đồng thời khích lệ chúng ta trở thành người dọn đường cho tha nhân đến với Chúa. Chúng ta được mời gọi để dọn dẹp con đường lòng mình cho đẹp, cho thẳng và sửa đổi đời sống cho phù hợp với sứ mạng cao cả là dẫn đưa người khác đến với Chúa.

Trang Tin mừng hôm nay mời gọi chúng ta biết tin tưởng vào quyền năng và lòng thương xót của Chúa. Niềm tin tưởng đó phải được thể hiện qua việc sống công chính thánh thiện, sống tinh thần phục vụ noi gương ông Giacaria và bà Elisabeth. Với niềm tin tưởng và phó thác, chúng ta xin Chúa cho chúng ta cảm nhận được quyền năng và lòng thương xót của Chúa được thể hiện trong gia đình của chúng ta.

Huệ Minh

Read 427 times Last modified on Thứ năm, 19 Tháng 12 2019 09:48