Get Adobe Flash player

Tìm Kiếm

Đăng nhập

Thứ ba, 08 Tháng 8 2023 06:47

Mỗi Tuần Một Thành Ngữ | Bài 3: Đứng Mũi Chịu Sào

Posted by 
Rate this item
(0 votes)
  Mỗi Tuần Một Thành Ngữ | Bài 3: Đứng Mũi Chịu Sào

Thành ngữ là một thể loại văn học dân gian, được ông cha ta đúc kết qua bao đời. Nó được sử dụng rộng rãi trong lời ăn, tiếng nói hằng ngày. Nó cũng là “chất liệu” để sáng tác thơ ca, văn học. Thành ngữ thường ngắn gọn nhưng ý tứ rất phong phú và sâu sắc, nó cho ta nhiều bài học thú vị...

MỖI TUẦN MỘT THÀNH NGỮ
BÀI 3: ĐỨNG MŨI CHỊU SÀO
GIẢNG VIÊN: GIUSE NGUYỄN VĂN QUÝNH



“Đứng mũi”“chịu sào” là hai công việc khác nhau. “Đứng mũi” là lái thuyền, định hướng cho thuyền đi về phía trước. “Chịu sào” là dùng sào chống xuống đáy sông cạn để đẩy thuyền chạy về phía trước.

Câu thành ngữ “đứng mũi chịu sào” muốn nói đến một người mà phải vật lộn một lúc hai công việc, di chuyển lên xuống liên tục giữa mũi thuyền và đuôi thuyền, thì vô cùng vất vả khó khăn. Người “đứng mũi chịu sào” không chỉ gian khổ mà còn gặp nguy hiểm hơn những người còn lại.

Hình ảnh người “cầm sào” muốn nói rằng trong một hoạt động hay một nhiệm vụ nào đó, luôn có người đứng ra nhận trách nhiệm nếu có bất cứ sự cố nào xảy ra. Đôi khi, lỗi này không do họ gây ra, nhưng vì là người “đứng mũi” nên mọi vấn đề sẽ quy vào họ.

Quý vị và các bạn thân mến,

Như vậy, thành ngữ “đứng mũi chịu sào” là chỉ công việc quan trọng, gánh vác nhiệm vụ nặng nề, đương đầu với gian khổ vì lợi ích chung của tập thể, của cộng đoàn. Ca dao Việt Nam cũng có câu rất thâm thuý về tình vợ chồng “chung lưng đấu cật”:

“Đôi ta lên thác xuống ghềnh
Em ra đứng mũi cho anh chịu sào”.

Câu ca dao này được hiểu là vợ chồng cùng “đứng mũi chịu sào”, nghĩa là cùng chung gian khổ, đồng tâm hiệp lực để vượt qua gian khó. Vợ chồng mà người “đứng mũi”, kẻ “chịu sào” thì làm gì mà không vượt qua gian nan thử thách để thành công. Bởi thế, cha ông ta mới có câu ca ngợi sự hợp lực của vợ chồng như sau: “Đồng vợ đồng chồng tát biển Đông cũng cạn”.

Quý vị và các bạn thân mến,

Trong dân gian, cũng có câu thành ngữ mang ý nghĩa tương đương với thành ngữ “đứng mũi chịu sào”, đó là câu: “ Con dại cái mang ”.

Trong thành ngữ “con dại cái mang” có chữ “cái”. Vậy, “cái” đây là ai? Xin thưa: “cái” ở đây có nghĩa là “mẹ”, là người sinh thành dưỡng dục. Như thế, “con dại cái mang” có nghĩa là con làm điều gì sai trái thì cha mẹ, ông bà, người giáo dưỡng phải chịu trách nhiệm về việc đó.

Khi con cái có lỗi thì cha mẹ thường nói:

- Thôi thì “con dại cái mang”, tôi xin lỗi các bác vì không dạy bảo cháu đến nơi đến chốn.
https://giaophanphucuong.org/tieng-viet-online/moi-tuan-mot-thanh-ngu-%7C-bai-3-dung-mui-chiu-sao-31938.html

Read 174 times Last modified on Thứ tư, 09 Tháng 8 2023 06:23