Get Adobe Flash player

Tìm Kiếm

Đăng nhập

Chủ nhật, 25 Tháng 10 2015 14:25

Tiêu hôn ( giải đáp của cha PX. Nguyễn Ngọc Tâm JCL )

Posted by 
Rate this item
(0 votes)
 Tiêu hôn ( giải đáp của cha PX. Nguyễn Ngọc Tâm JCL) 

 

 

Thưa cha! người bạn của bạn con đã từng bị tù dưới chế độ cộng sản, anh ta đi tù khi người vợ mới sanh đứa con trai thứ hai được 1ngày tuổi, con gái đầu đuợc 3 tuổi, anh  đi tù chị vợ ở nhà bên ngoại  phải buôn bán tần tảo nuôi hai con dại, dành dụm nhịn ăn để đi thăm anh qua nhiều trại tù..Khi được thả, anh về cũng phải vất vả kiếm miếng ăn nuôi sống bản thân, không biết vì lý do gì khi làm hồ sơ đi Mỹ theo diện HO anh đã không làm cùng với vợ và hai con đi, giấy tờ ly dị về đạo  chưa có, còn về đời thì anh đơn phương làm hồ sơ ly hôn(không có sựưng thuận và chữ ký của người vợ cũ, anh làm hồ sơ đi ghép(làm hô sơ giả hộ khẩu gỉa hôn thú giả nghĩa là làm giả vợ chồng) với người phụ nữ khác, qua Mỹ năm 95 anh ở với người đàn bà đó, phải 9 năm sau anh mới bảo lãnh cho đứa con trai mới qua được, còn đứa con gái lớn không đi được vì đã có gia đình và vẫn ở chung với mẹ. Sau một thời gian dài sống ở Mỹ, không biết anh ta đã khai với giáo hội địa phương như thế nào, mà địa phương đã cho phép anh ta được tiêu hôn với người vợ cũ và đựợc phép làm hôn phối với người vợ mới đi ghép cũng đã có hai con gái. Khi sắp sửa làm hôn phối với người mới thì cha xứ đã đăng bản tin “nếu ai biết đôi này có ngăn trở gì thì buộc phải trình theo luật của Giáo Hội”, người bạn con đã vào trình bày với cha xứlà: người bạn con đã biết rõ vợ cũ vẫn còn sống, anh này chỉ là đi ghép giả vợ chồng, và người vợ cũ giờ vẫn thuỷ chúng giữ luật một vợ một chồng trong ngày chị nhận phép hôn phối với anh dù bây giờ anh đã thành hôn với người đàn bà khác sống một nơi với đầy đủ tiện nghi vật chất, nhất là chị chưa nhận một giấy tờ gì của giáo hội địa phương cho phép ly dị, bạn con đã trình bày với cha xứ thôi thì đã lỡ có con rồi sống như hai người bạn anh cũng đã lớn tuổi rồi thì phải chu toàn trách nhiệm với con cái, còn việc hôn phối thì phải giữ theo luật vì “sự gì Thiên Chúa đã kết hợp loài người không được phân chia” nhưng cha xứ đã nói là nhiều cặp hôn phối già rồi xuống lỗ vẫn phải làm hôn phối và việc này giáo phận đã đồng ý cho tiêu hôn nên tôi là cha xứ phải làm lễ, nếu giáo phận đã cho phép tại sao cha xứ lại còn đăng tin là đôi này có ngăn trở gì thì buộc phải trình, nếu khi bạn con trình bày thì cha xứ phải trình việc này lên giáo phận trước khi làm phép cưới chứ.

 Sau một thời gian đứa con trai đã bảo lãnh mẹ qua Mỹ, người vợ cũ rất thắc mắc nói với bạn con là tại sao vợ vẫn còn sống mà chi có lời khai của người chồng cũng như không có giấy tờ chứng minh ly dị đời cũng nhưđạo, mà giáo hội địa phương vẫn cho tiêu hôn vàban phép hôn phối cho người vợmới ?…

Con xin phép hỏi cha trong hai: lễ hôn phối giữa anh chồng và người vợ cũ là phép hôn phối đầu tiên và phép hôn phối giữa người chồng và người vợ mới sau này,  phép hôn phối nào thành?  Và trong trường hợp người vợ cũ có thể làm đơn xin toà án của giáo hội xử lại vụ án tiêu hôn, giữa hai người đã có mặt được không? và nếu làm đơn kháng án thì gởi ra toà án hôn phối gia đình ở đâu? Kính xin cha trả lời dùm cám ơn cha.

Giáo dân thắc mắc.VĐ

 

Trả lời:

Ông VD thân mến,

Để trả lời câu hỏi của ông, tôi sẽ tóm lược 4 giai đoạn của tiến trình tiêu hôn, với mong ước ông và độc giả thấy rõ hơn cách thức làm viêc của tòa án hôn nhân, và nhờ thế để thấy tầm quan trọng sự tham gia của bị đơn (respondent-trong trương hợp nẩy là người vợ ở Vietnam).

Trong câu trả lời của tôi lần trước trong TIDM số 452, tháng 8, 2015, tôi đã nói sơ qua cách lâm việc của tòa án hôn nhân. Sau đây tôi sẽ trình bày 4 giai đoạn của tiến trình tiêu hôn. Trước hết khi một trong hai người phối ngẫu muốn bắt đầu nộp đơn xin tiêu hôn, họ sẽ tới gặp linh muc hoặc thầy sáu trong giáo xứ mình.. Thông thường các vị nầy sẽ trở thành luật sư của nguyên đơn (petitioner-trong trường hợp nầy là người chồng ơ Mỹ).

Giai đoan 1 : Điều Tra Sơ Khởi Và lời khai cùa nguyên đơn.

Luật sư (Advocate - linh mục, thầy sáu), gặp nguyên đơn để giải thích ý nghĩa và tiến trình tiêu hôn.  Sau đó, luật sư sẽ trao cho nguyên đơn một bảng câu hỏi liên quan đến gia đình, cá tính, thời kỳ quen biết, lúc quyết định đi tới hôn nhân, đời sống hôn nhân của hai người và lý do đưa tới đỗ vỡ, v.v…Công việc nầy đòi hỏi nhiều suy nghĩ và thời gian nên nguyên đơn sẽ đưa bảng câu hỏi về nhà để trả lời các câu hỏi. Khi xong nguyên đơn đưa các câu trả lời tới gặp luật sư, cùng với bản sao chứng từ hôn phối (đạo và đời), và giây ly dị ngoài đời. Nguyên đơn sẽ phải ký tên vào 3 hổ sơ sau đây:

  1. a.Đơn xin tòa án để chính thức thủ tục tiêu hôn
  2. b.Chứng nhận vị luật sư mình đã chọn
  3. c.Tuyên thệ những lời khai của mình là đúng sự thực

Sau một thời gian ngắn, nguyên đơn sẽ nhận được thư của thông báo là đơn đã nhận được.

Giai đoạn 2: Điều tra chính thức

Tòa án sẽ gửi thư cho bị đơn (respondent-người vợ ở Vietnam) thông báo là người phối ngẫu cũ đã nộp đơn xin tiêu hôn và muốn biết bị đơn có muồn tham gia vào tiến trình tiêu hôn hay không. Nếu đồng ý bị đơn sẽ có cơ hội trả lời các câu hỏi để bào chữa cho lập trường của mình. Bị đơn có thể từ chối không muốn tham gia, nhưng sự từ chối nầy không ngăn cản tiến trình của tiêu hôn.

Tòa án cũng sẽ gửi thư cho các nhân chứng mà hai đương sự đã chọn. Đây là những người biết rõ về hôn nhân của họ và đổng ý trả lời những điều họ biết về hôn nhân của hai người. Khi hoàn tất giai đoạn điều tra và các thành phần không còn gì để cung cấp thêm, tòa ánthông báo kết thúc diều tra và bắt đầu giai đoan 3.

Giai đoạn 3 – Quyết Đinh.

Luật sư của nguyên đơn viết tờ biện hộ nêu lên những lý do hôn nhân đó có thể được tiêu hôn. Vị bảo vệ (Defender of the bond) trình bày ý kiến của mình về vụ án và nhắc nhở rằng hôn nhân phải được coi như hữu hiệu cho đến khi có quyết định chính thức của tòa án hôn nhân của Giáo Hội, và xác nhận quyền lợi của các thành phần (đặc biệt là bị đơn-respondent) đã được tôn trọng. Kế đến thẩm phán viết bản án (sentence) dựa trên giáo luật, bằng chứng, để đi tới quyết định là hôn nhân đó đã được tiêu hôn (affirmative decision) hoặc từ chối sự tiêu hôn của hôn nhân (negative decision). Hai thẩm phán khác sẽ duyệt lại bản án và ký tên nếu đông ý.

Giai đoạn 4 : Kháng Án

Ba giai đoạn trên được hoàn tất ở tòa án sơ cấp (First Instance). Quyết định của tòa án nầy sẽ đươc thông báo cho hai đương sự và luật sư và nhắc lại quyền kháng án của mình. Tất cả hổ sơ sẽ được chuyền tời toa an đệ nhị cấp (Second Instance) để 3 thẩm phán xem xét. Nếu tòa án đệ nhị cấp đồng ý với quyết đình của tòa án sơ cấp và không có kháng án cùa một hay hai đương sự, quyết định đó coi như đã kết thúc. Một quyết định đồng ý cho tiêu hôn (affirmative decision) sẽ cho phép hai đương sự có quyền tái hôn. Nếu không đồng ý vói quyết đinh của hai tòa án, các đương sự có thể kháng án lên tòa án Thưởng Phẩm Roma (Rota Romana). Tòa ánđịa phận có bổn phận phải chỉ dẫn cách thức kháng án nếu đươc yêu cẩu. Quyết định của tòa an Roma sé là quyết dịnh cuối cùng.

Ông VD mến,

Câu hỏi của ông nêu lên 2 vấn đề: (1)  hôn phổi thứ 1 và thứ 2, cái nào thành, cái nào không thành.  (2) Bây giờ có thể kháng án được không.

Theo Giao luat khoàn 1673. 3, tòa án nơi nguyên đơn trú ngụ có thẩm quyền xét xử sau khi đã liên lạc với tòa án dịa phận nơi bị đơn trú ngụ (trong trương hợp nầy là ở Vietnam) và được tòa án nầy đồng ý sau khi đã bàn hỏi với bị đơn. Nếu vì lý do nào đó tòa án bên Mý không nhận được sự đồng ý thì có thể viết đơn xin tòa án Tối Cao Signatura  Apostolica ở Roma cho phép.

Giáo luật đòi hỏi tòa án phải liên lạc với bị đơn. Quyền lợi của bị đơn phải được tuyệt đối tôn trọng. Thành thừ tòa án phải cố gắng hết sức để liên lạc với bị đơn. Chỉ khi nào họ đã tìm đủ mọi cách mà không thể liên lạc với bị đơn đươc, thì vị chánh án cò thể miễn chước đỏi hỏi nầy. Vì sau nầy nếu chứng minh chắc chắn là quyền lợi của bị đơn bị chủ ý bỏ qua, bản án của tòa án sẽ được coi như vô hiệu (GL 1620.7).Chúng ta không lạ gì về khó khăn liên lạc vì ngôn ngữ, về bưu điện giữa Vietnam và Mỹ những năm trước đây.

Vì không xem xét các hồ sơ của vụ án nầy tôi không am tường tất cả mọi chi tiết nên không thể đi tới kết luận nào được. Nếu tòa án đã thực hành đúng những đòi hỏi của giào luật, thì hôn nhân thứ nhất đã tiêu hôn, và hai thành phần có quyền tái hôn. Cha sở dựa theo quyết định của tòa án có thể cử hành hôn phối cho người chổng.

Nhân tiện chúng ta có thể tự hỏi có cần thiết để tìm  cách đặt câu hỏi về công việc của tòa án nữa không? Đồng ý là chúng ta phải bảo vệ hôn phối trong Giáo Hội Công Giào là một Bí Tích và chúng ta phải tôn trọng niềm tin đó. Thế nhưng tòa án đã lâm đúng thủ tục để mở cừa cho những người đã một lần lầm lỗi có cơ hội thờ phượng và làm hòa với Thiên Chúa - Giáo Hội, được lãnh nhận các bí tích, được yên tâm để dạy dỗ con cái giữ đạo, cũng là một việc bác ái đáng làm? Chinh Chúa Giesu cũng đã cho người đàn bà ngoại tình một cơ hộ để bắt đẩu một đời sống mới đó sao?Nhờ thế chúng ta có thêm một vị Thánh, Maria Madalena.Thời gian trôi qua cũng đã khá dài, với bao thăng trầm của đời sống vì chiến tranh, tủ tội, cách chia.Tuổi đời cũng đã chồng chất.Chấp nhận, bỏ qua, tha thứ để đời sống mọi người được bình an, tôi nghĩ cũng là điều đáng làm.

Xin Chúa chúc lành ông, gia quyến và nhứng thành phần liên hệ.

Lần sau tôi sẽ giải thích dựa theo nhứng tiêu chuần nào, căn nguyên nào để tòa án hôn nhân, đăc biệt là ở Mỹ, Canada, Úc, thường dùng để đi tới quyết định tiêu hôn.

Vấn đề tiêu hôn, tái hôn, rước lễ sau ly dị lâ một đề tài phức tạp và nóng bỏng hiện nay trong Giáo Hội.Có dịp chúng ta sẽ tìm hiểu thêm. Chúc ông an vui.

Lm. Nguyễn Ngọc Tâm.

 

Read 1636 times Last modified on Thứ hai, 26 Tháng 10 2015 14:59