Giáo Xứ Thổ Hoàng - Giáo Xứ Thổ Hoàng - Displaying items by tag: hình ảnhGiáo xứ thổ hoànghttp://gxthohoang.netSun, 28 Apr 2024 21:17:22 +0700 - Open Source Content Managementvi-vnHình ảnh chỉ mang tính cách minh họahttp://gxthohoang.net/tam-tinh-nguoi-con-giao-xu/item/17996-hinh-anh-chi-mang-tinh-cach-minh-hoahttp://gxthohoang.net/tam-tinh-nguoi-con-giao-xu/item/17996-hinh-anh-chi-mang-tinh-cach-minh-hoaHình ảnh chỉ mang tính cách minh họa
  HÌNH ẢNH CHỈ MANG TÍNH CÁCH MINH HỌA

Ngày hôm nay, chúng ta không lạ lắm với câu nói : “Hình ảnh chỉ mang tính cách minh họa”. Đơn giản là vì thật không như người ta thấy.

Thật vậy, thường để bán được sản phẩm thì nhà sản xuất hay nhà phân phối tìm đủ mọi cách để nâng hình ảnh sản phẩm của mình lên làm sao cho thật đẹp, thật bắt mắt với chủ đích thu hút người tiêu dùng. Khi mua, ai ai cũng mong sản phẩm đẹp nhưng quảng cáo nhưng thực tế không là như vậy. Mỗi nỗi buồn man mát khi gặp những sản phẩm tệ hơn mức tưởng tượng.

Mới đây, người bạn gửi tấm hình tự chụp kèm lưu ý : “Phải tốn thời gian và mòn chuột đó Cha ơi !”.

Đọc và hiểu ngay người đó muốn nói gì. Hình ảnh mà người đó gửi không giống như thực tế vì phải cà chuột nó mới ra. Cũng may là hình bình thường không son phấn hay không dùng app hay không dùng chuột cũng dễ nhìn chứ không đến độ phải ...

Cũng thế, một người quen khi đưa cái hình thẻ nhân viên Ngân Hàng nhìn với mặt thật nhìn không ra. Người viết hay chọc : “Tội nghiệp cho cái anh chàng nào photoshop tấm hình này. Chắc cũng mất cả chục con mouse !”

Nói đùa vậy vậy chứ người này dù không son phấn cũng không đến nỗi nào tệ.

Chả phải hình ảnh của 2 người này thế nhưng nhiều và nhiều người lắm nhất là ngày hôm nay công nghệ trang điểm cũng như thời trang ở đỉnh. Kèm theo đó là những app chụp hình hay những phần mềm chỉnh sửa cao cấp nữa thì người ta sẽ nhìn không ra người đó ở ngoài.

Có những gia đình khi lên sóng thì thật đẹp nhưng đàng sau cái đẹp đó là nỗi đau của những thành viên trong gia đình. Chua xót, có người nhắn : “Cha ơi ! Nhìn vậy chứ không phải vậy đâu Cha ! Tụi con không hạnh phúc tí nào cả Cha ơi ! Ảnh ...”

Đọc tin nhắn đó phần nào cảm thông với bức hình đẹp đó.

Rồi anh kia thì nhắn : “Không phải vậy đâu Cha ! Nhìn ớn lắm ! Vợ con và mẹ vợ của con thật sự kinh hoàng. Bà tham gia hội đoàn, Bà ăn nói dẻo lắm Cha ! Nhưng con sợ !”.

Đọc xong mình cũng cảm thấy tiếc cho những bức hình mang tính cách minh họa đó.

Khi đề cập đến chuyện sống ảo trong cuộc đời, người kia nói : “Cha ơi ! Đời thật nó chán quá nên có khi sống ảo cho nó vui. Sống ảo qua ngày Cha ơi ! Đời thật nó đen quá !”.

Cũng có lý chứ nhỉ ? Đời thật nó đen quá để rồi ảo chút cho nó bớt khổ ! Cũng là lập trường của người không may mắn.

Thế nhưng, dù sao đi chăng nữa thì nên chăng sống thật với bản thân, sống thật với chính mình và gia đình mình thì vẫn hơn. Ảo thì nó chỉ lừa nhau thôi. Tiếc thay là ai ai cũng thích sống thật nhưng rồi lại cứ thích ảo để lừa người khác.

Nhiều câu chuyện đời xem chừng ra cay đắng. Người ta tìm đủ mọi cách, tìm đủ mọi thứ để lừa nhau. Hay có thể nó là bằng mọi giá họ lừa nhau cho bằng được mới thôi.

Thật buồn cười khi chủ nợ phải van xin con nợ trong khi con nợ vẫn vui vẻ và nhởn nhơ. Có người nợ ngân hàng đến độ trả lãi muốn chóng mặt nhưng bề ngoài họ lung linh lắm. Nhìn bề ngoài lung linh để khó thấy được sự thật đời của họ. Có người bề ngoài trông thật bảnh bao nhưng bao nhiêu sổ trong nhà đều để ở ngân hàng. Họ trang bị cho họ một cái vỏ bọc thật đẹp nhưng đàng sau vỏ bọc ấy là những món nợ khó thanh toán.

Có người sống trong cảnh nhung lụa, sống trong cảnh nhà cao cửa rộng đấy nhưng chắc gì tài sản đó là của họ. Có những người cầm cố chỗ này chỗ kia để cầm cự qua ngày và không biết ngày nào phải rời xa căn nhà thân yêu ấy cùng chiếc xe đang vay mượn.

Thế mà cũng lạ ! Biết rằng phải trở về với thực tại nhưng có những người cố gắng sống tỏ vẻ cái bề ngoài.

Một gia đình quen biết phải rời bỏ khỏi căn nhà bao nhiêu năm sinh sống cũng vì sống ảo. Những thành viên trụ cột trong gia đình ấy muốn có mà không phải đi làm, muốn sống trên nhung lụa và không biết tính toán. Họ đầu tư bất động sản nhưng giờ thì số bất động sản họ đang có đó thì bất động và mê sản rồi. Không trụ nỗi nữa nên họ đàn phải ra đi để ở trọ.

Chả phải một gia đình như thế mà nhiều gia đình như vậy. Họ dường như thích cái vẻ bề ngoài dù bên trong là rỗng. Hình ảnh gia đình thật đẹp nhưng trong gia đình nát như tương.

Gia đình, cộng đoàn cũng thế ! Có những nơi nhìn vào xem chừng ra thật đẹp nhưng bên trong và bên dưới là sóng ngầm của sự chia rẽ và bất an. Sự bất an và chia rẽ đã và đang phá đổ gia đình đó nhưng nhìn bên ngoài họ rất lung linh.

Khổ ! Vì chạy theo cuộc đời, chạy theo lối sống ảo nên người người thi nhau sống ảo. Và cũng vì tin vào cái vẻ lung linh bên ngoài đó mà nhiều người trở thành nạn nhân bất đắc dĩ.

Đời ! Ai ai cũng thích sống thật nhưng chả biết cuộc đời nó đưa đẩy thế nào đó mà người ta lại phỉnh nhau. Những ai thích bề ngoài thì chắc chắn bị cái bề ngoài nó đè bẹp thôi.

Tốt gỗ hơn tốt nước sơn là vậy ! Câu nói muôn đời của ông bà ta mà !

Đừng vì cái bề ngoài của nước sơn mà ôm lấy cây gỗ mục bên trong.

Lm. Anmai, CSsR

]]>
gxthohoang@gmail.com (Ban Biên Tập)Tâm tình người con Giáo XứMon, 15 Apr 2024 07:01:37 +0700
ĐƯỜNG VỀ EMMAU, HÌNH ẢNH CỦA GIÁO HỘI LỮ HÀNH | Suy Niệm Mùa Phục Sinhhttp://gxthohoang.net/suyniem-suytu/item/16412-duong-ve-emmau-hinh-anh-giao-hoi-li-hanhhttp://gxthohoang.net/suyniem-suytu/item/16412-duong-ve-emmau-hinh-anh-giao-hoi-li-hanhĐƯỜNG VỀ EMMAU, HÌNH ẢNH CỦA GIÁO HỘI LỮ HÀNH | Suy Niệm Mùa Phục Sinh
  ĐƯỜNG VỀ EMMAU, HÌNH ẢNH CỦA GIÁO HỘI LỮ HÀNH | Suy Niệm Mùa Phục Sinh


TMĐP- Hai môn đệ trên đường từ Giêrusalem về Emmau là hình ảnh của đoàn thể những người thuộc Giáo Hội lữ hành nối bước nhau qua bao thời đại, giữa bao gian nan, thử thách trên đường đi theo Đức Giêsu và làm chứng Ngài đã sống lại thật từ cõi chết.

1/ Đoàn thể ấy như hai môn đệ trên đường Emmau có lúc đã thấm thía nỗi đau khi hy vọng cá nhân bị tan vỡ:

Vì bám víu vào niềm hy vọng một Ítraen sẽ được Đức Giêsu, Thầy mình giải phóng khỏi ách thống trị của người Rôma, và đặt hết niềm tin vào Thầy là nhà giải phóng dân tộc, mà hầu hết các môn đệ của Đức Giêsu đã ấp ủ giấc mộng làm quan, đeo đuổi viễn ảnh một vương quốc hùng mạnh, chẳng thế mà các ông đã không ít lần tranh cãi nhau trước mặt Đức Giêsu về ngôi thứ, chức tước, danh phận (x. Mt 20,20-24), đến nỗi Ngài phải gọi các ông lại và nói: “Anh em biết: thủ lãnh các dân thì dùng uy mà thống trị dân, những người làm lớn thì lấy quyền mà cai quản dân. Giữa anh em thì không được như vậy: Ai muốn làm lớn giữa anh em, thì phải làm ngtười phục vụ anh em. Và ai muốn làm đầu anh em thì phải làm đầy tớ anh em. Vì Con Người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ và hiến dâng mạng sống làm giá chuộc muôn người” (Mt 20, 25-28).

Chính vì tiếc nuối niềm hy vọng vừa mới tan thành mây khói, các ông đã xót xa than thở và kể cho người khách lạ là Đức Giêsu “chuyện ông Giêsu Nadarét. Người là một ngôn sứ đầy uy thế trong việc làm cũng như lời nói trước mặt Thiên Chúa và toàn dân. Thế mà các thượng tế và thủ lãnh của chúng ta đã nộp Người để Người bị án tử hình, và đã đóng đinh Người vào thập giá. Phần chúng tôi trước đây vẫn hy vọng rằng chính Người là Đấng sẽ cứu chuộc Ítraen”(Lc 24,19-21). Cũng vì xót xa tiếc nuối và ê chề thất vọng trước tan vỡ của giấc mơ chính trị, mà các ông không nhận ra Đức Giêsu, người khách lạ đã tiến đến gần và cùng đi với các ông, lại đang lắng nghe các ông than van, kể lể chuyện của Ngài chịu đóng đinh ở Giêrusalem cách đây ba ngày .

Không khác hai môn đệ trên đường Emmau tuy biết Đức Giêsu, nhưng các ông không nhận ra Ngài, vì mải mê tìm kiếm những mục tiêu cá nhân khác, đoàn thể những người đi theo Đức Giêsu là chúng ta cũng không nhận ra Ngài, mặc dù nói rất nhiều về Ngài và kiến thức về Ngài thì phong phú, rộng lớn, bởi con mắt chúng ta “bị ngăn cản không nhận ra Ngài” (Lc 24,16), khi hy vọng của chúng ta không là chính Ngài, không đặt vào một mình Ngài.

Quả thực, có khi đi gần hết hành trình theo Chúa, chúng ta vẫn chưa nhận ra Chúa đang đồng hành với mình, vì chúng ta chỉ tập trung mọi nỗ lực để tìm mình, mà không tìm Chúa; xây dựng vinh quang cái tôi, mà bỏ quên vinh danh Chúa.

2/ Đoàn thể ấy như hai môn đệ đã chẳng hiểu gì khi Đức Giêsu giải thích Kinh Thánh, vì không muốn từ bỏ đường lối, kế hoạch của riêng mình:

Người khách lạ là Đức Giêsu phục sinh hôm ấy trên đường Emmau với hai môn đệ đã tỏ ra rất kiên nhẫn khi lắng nghe hai ông kể lể, nhưng xem ra hai ông không muốn thay đổi quan điểm của mình, dù Ngài đã nhắc: “Nào Đấng Kitô lại chẳng phải chịu khổ hình như thế, rồi mới vào trong vinh quang của Người sao?” (Lc 24, 26), và “giải thích cho hai ông những gì liên quan đến Người trong tất cả Sách Thánh” (Lc 24,26-27) đến nỗi Ngài phải miễn cưỡng trách các ông: “Các anh chẳng hiểu gì cả! Lòng trí các anh thật chậm tin vào lời các Ngôn Sứ” (Lc 24, 25).

Như hai môn đệ, đoàn thể những người đi theo Đức Giêsu là chúng ta cũng chẳng hiểu gì đường lối, kế hoạch của Thiên Chúa đã được chính Đức Giêsu mặc khải, nên mới ra nhiều nông nỗi như đấu đá, tranh giành, tố cáo, mạ lỵ, lên án, triệt hạ, tẩy chay, loại trừ nhau cách này cách khác, bởi đường của Thiên Chúa chỉ có một, đó là đường “từ bỏ mình và vác Thánh Giá” (x. Mc 8,34); lối đi duy nhất của Thiên Chúa là Tình Yêu (x. Ga 13,34); và kế hoạch thương xót cứu độ vô bờ bến, không giới hạn của Ngài thì đời đời không thay đổi (x. Lc 15 ), nên khi khôn ngoan của thế gian chiếm chỗ khôn ngoan của “Đức Kitô chịu đóng đinh” (x. 1 Cr 1,21-25) trong sinh hoạt của đoàn thể những người đi theo Đức Giêsu, khi lòng ganh ghét, ích kỷ, gian dối, và bạo lực len lỏi vào tâm hồn người tín hữu thì trái tim họ sẽ đóng chặt cửa, không để ánh sáng và sự sống của Thần Khí đi vào và đổi mới, không cho mắt họ mở ra để nhận biết người khách lạ là Đức Giêsu phục sinh đang cùng họ đồng hành. Và như thế, họ mãi ảo tưởng đường lối, kế hoạch, khôn ngoan của riêng họ là đường lối, kế hoạch, khôn ngoan của Thiên Chúa. Chính những ảo tưởng này là nguyên nhân làm chết niềm hy vọng vào Đức Giêsu phục sinh, và làm phát sinh vô số bất an, bất ổn giữa lòng Dân Chúa, khi xô đẩy những người con cùng một cha xuống hố sâu tư lợi, bất chính, gian ác, hận thù, bạo lực, trái ngược với đòi hỏi của Tin Mừng.

3/ Đoàn thể ấy như hai môn đệ sẽ chỉ nhận ra người khách lạ là Đức Giêsu phục sinh khi cùng nhau quây quần bên Ngài trong tiệc Thánh Thể:

Quả thực, mắt của hai môn đệ đã hoàn toàn mù loà, và chỉ mở ra nhận biết người khách lạ là Đức Giêsu khi người khách lạ “đồng bàn với họ, Người cầm lấy bánh, dâng lời chúc tụng và bẻ ra trao cho họ” (Lc 24, 30); bởi chỉ quây quần bên Đức Giêsu Thánh Thể, là Tấm Bánh được bẻ ra cho muôn người được sống, là Chén Máu được đổ ra cho mọi người được tha tội, đoàn thể những người môn đệ, tức Giáo Hội mới thực sự trở nên thân thể của Đức Giêsu, Đấng chịu đóng đinh đã chết và sống lại; mới cùng nhau tháp nhập vào chính sự sống của Con Người Thiên Chúa, Đấng đến vì yêu thương và để yêu thương vô cùng và đến cùng con người yếu đuối, tội lỗi…

Chính trong Thánh Thể, đoàn thể những người tin vào Đức Giêsu, như hai môn đệ trên đường Emmau, mới có thể nhận ra tình yêu xoá mình, hiến mình của Thiên Chúa làm người vì hạnh phúc của loài người, để “nhờ Người, với Người và trong Người”, đoàn thể ấy được trở thành dân được chúc phúc khi quy hướng tất cả đời mình, tất cả sinh hoạt của đoàn thể những người được gọi đi theo Đức Giêsu vào một việc duy nhất là “ca tụng, tôn vinh danh Chúa và mưu ích cho toàn thể Hội Thánh Người”.

Vì thế, khi không còn hiệp thông với nhau, không còn siêng năng tham dự lễ bẻ bánh, không còn liên lỷ cầu nguyên như cộng đoàn tín hữu đầu tiên ( x. Cv 2, 42), đoàn thể tín hữu sẽ không nhận ra Đức Giêsu phục sinh là Cứu Chúa duy nhất của họ, và vì thế họ cũng không nhận ra nhau là môn đệ của Ngài, vì không có Chúa là Tình Yêu liên kết, hiệp nhất họ nên một “thân thể Đức Kitô” (x. 1 Cr 12,12-13.27).

4/ Đoàn thể ấy như hai môn đệ sẽ chỉ lớn lên trong đức tin khi cùng nhau loan báo Tin Mừng Phục Sinh cho mọi người:

Việc làm sau cùng của hai môn đệ là “đứng dậy, quay trở lại Giêrusalem, gặp Nhóm Mười Một và các bạn hữu đang tụ họp tại đó. Những người này bảo hai ông: “Chúa trỗi dậy thật rồi và đã hiện ra với ông Simôn”. Còn hai ông thì thuật lại những gì đã xảy ra dọc đường và việc mình đã nhận ra Chúa thế nào khi Người bẻ bánh” (Lc 24, 33-35).

Đây là sứ vụ của đoàn thể những người tin vào Đức Giêsu và nhận ra Ngài đã sống lại từ cõi chết. Kể lại những gì đã thấy, đã nghe từ Đức Giêsu, cũng như việc mình đã nhận ra Đức Giêsu là Đấng Phục Sinh, chính là lời chứng của Tin Mừng.

Lời chứng ấy phải được loan báo trên mái nhà, rao truyền trên đường phố, công bố giữa chợ đời, vì đoàn thể tín hữu là đoàn thể những người được sai đến với muôn dân để làm cho muôn dân trở thành môn đệ Đức Giêsu (x. Mt 28, 18-20). Vì thế, Tin Mừng Phục Sinh không là tin vui cho riêng một cá nhân, một nhóm người, nhưng cho tất cả mọi người, cho toàn thể nhân loại ở mọi nơi, mọi thời, nên độc quyền Tin Mừng, sở hữu Tin Mừng, ém nhẹm Tin Mừng, cấm vận Tin Mừng, giam giữ Tin Mừng, ngăn sống cấm chợ Tin Mừng là xúc phạm chính Đức Giêsu và huỷ hoại đời sống Kitô hữu với ơn gọi loan báo Tin Vui Phục Sinh của chính mình.

Tóm lại, Thánh Thể và Loan Báo Tin Mừng Phục Sinh là hai cột trụ của đời sống thánh thiện nơi đoàn thể những người đi theo Đức Giêsu, vì ở Thánh Thể, họ nhận ra Đức Giêsu là Thiên Chúa của lòng thương xót đã xoá mình, “hiến mình làm giá chuộc muôn người” (Mt 20,28), và khi cùng nhau thực thi sứ vụ loan báo Tin Mừng và làm chứng Đức Giêsu đã chết và đã sống lại thật như lời Ngài phán hứa cho muôn dân, đoàn thể Dân Chúa sống lòng thương xót đối với mọi người, như Đức Giêsu căn dặn những ai muốn trở thành môn đệ của Ngài: “Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em”, và “mọi người sẽ nhận biết anh em là môn đệ của Thầy” (Ga 13,34-35), như anh em đã nhận biết Thầy là Đấng Cứu Độ và là Thiên Chúa của anh em.

Jorathe Nắng Tím
https://tinmungduongpho.com/duong-ve-emmau-hinh-anh-cua-giao-hoi-lu-hanh-suy-niem-mua-phuc-sinh/

]]>
gxthohoang@gmail.com (Ban Biên Tập)Suy Niệm - Suy TưThu, 27 Apr 2023 20:47:22 +0700
Hình ảnh Gx Thổ Hoàng cử hành Chúa Nhật Lời Chúahttp://gxthohoang.net/sinh-hoat-giao-xu/item/14340-hinh-anh-gx-tho-hoang-cu-hanh-chua-nhat-loi-chuahttp://gxthohoang.net/sinh-hoat-giao-xu/item/14340-hinh-anh-gx-tho-hoang-cu-hanh-chua-nhat-loi-chuaHình ảnh Gx Thổ Hoàng cử hành Chúa Nhật Lời Chúa
  Hình ảnh Gx Thổ Hoàng cử hành Chúa Nhật Lời Chúa

Thánh lễ Chúa nhật Lời Chúa được cha quản xứ Giuse Trần Thế Thành cử hành trọng thể lúc 4 hiờ 45.

 MG_2203

 MG_2204

 MG_2205

 MG_2206

 MG_2208

TOÀN VĂN VIỆT NGỮ THÔNG TƯ VỀ CHÚA NHẬT LỜI CHÚA

Bản dịch của Ủy ban Phụng Tự / HĐGMVN

WHĐ (18.1.2021) - Ngày 17/12/2020, Bộ Phụng Tự và Kỷ luật Bí Tích đã đưa ra một thông tư liên quan đến Chúa Nhật Lời Chúa, nhắc lại một số “nguyên tắc thần học, cử hành và mục vụ liên quan đến Lời Chúa được công bố trong Thánh lễ.” Sau đây là bản dịch Việt ngữ chính thức của Ủy ban Phụng Tự trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam.

—–000—–

BỘ PHỤNG TỰ VÀ KỶ LUẬT CÁC BÍ TÍCH

Prot. 602/20

THÔNG TƯ
VỀ CHÚA NHẬT LỜI CHÚA
Được Đức Thánh Cha Phanxicô thiết lập và ấn định cử hành hằng năm vào Chúa nhật thứ ba Thường niên (x. ĐTC. Phanxicô, Tông thư Aperuit illis, 30.9.2019), Chúa nhật Lời Chúa nhắc nhở tất cả chúng ta, mục tử và tín hữu, về tầm quan trọng và giá trị của Thánh Kinh đối với đời sống Kitô hữu cũng như mối tương quan giữa Lời Chúa và Phụng vụ: “Trong tư cách tín hữu, chúng ta là một dân duy nhất bước đi trong lịch sử, ghi dấu bằng sự hiện diện của Thiên Chúa ở giữa chúng ta, Đấng nói với chúng ta và nuôi dưỡng chúng ta. Ngày dành riêng cho Sách Thánh muốn không chỉ là “một năm một lần”, nhưng là một biến cố cho suốt cả năm, vì chúng ta cần phải trở nên quen thuộc và thân mật với Thánh Kinh và với Chúa Kitô Phục Sinh, Đấng không ngừng bẻ Lời và Bánh trong cộng đoàn các tín hữu. Vì thế, chúng ta phải luôn tin tưởng vào Thánh Kinh, nếu không thì trái tim vẫn còn lạnh và đôi mắt vẫn còn đóng kín, như dấu hiệu của nhiều dạng thức mù lòa”.

Vì thế, Chúa nhật Lời Chúa là cơ hội tốt để đọc lại một số văn kiện của Giáo Hội (Vaticanô II, Hiến chế Dei Verbum; Đức Bênêđictô XVI, Tông huấn Verbum Domini), và đặc biệt phần “Dẫn nhập Sách Bài đọc trong Thánh lễ”, đây là một trình luận tổng hợp về các nguyên lý thần học, không chỉ liên quan đến Lời Chúa được công bố trong Thánh lễ, nhưng cả trong các cử hành phụng vụ (bí tích, á bí tích, Phụng vụ Giờ kinh).

1. Qua các bài đọc Thánh Kinh trong phụng vụ, Thiên Chúa ngỏ lời với dân Người và chính Đức Kitô loan báo Tin Mừng (x. Vaticanô II, Hiến chế Sacrosanctum Concilium, 7, 33; Quy chế Tổng quát Sách lễ Rôma (QCSLRM), 29; Sách Bài đọc trong Thánh lễ (SBĐ), 12); Đức Kitô là trung tâm và là sự viên mãn của toàn bộ Thánh Kinh Cựu và Tân Ước (x. SBĐ, 5). Riêng bài Tin Mừng, đỉnh cao của Phụng vụ Lời Chúa (x. QCSLRM, 60; SBĐ, 13), được lắng nghe với một thái độ cung kính đặc biệt (x. SBĐ, 17; Sách Nghi lễ Giám mục, 74), không chỉ qua những cử điệu và lời tung hô, nhưng còn qua chính quyển Sách Tin Mừng (x. SBĐ, 36, 113). Một trong những nghi thức đặc biệt có thể thực hiện trong Chúa nhật này là rước Sách Tin Mừng trong phần nhập lễ (x. QCSLRM, 120, 133), hoặc nếu không thể lập đoàn rước, nên đặt Sách Tin Mừng trên bàn thờ (x. QCSLRM, 117).

2. Các bài đọc Thánh Kinh được Hội Thánh sắp xếp trong Sách Bài đọc sẽ giúp hiểu biết toàn bộ Lời Chúa (x. QCSLRM, 57; SBĐ, 60). Vì thế, cần phải đọc những bài đã được chỉ định, không được thay đổi hay bỏ bớt, và phải dùng những bản văn Thánh Kinh đã được phê chuẩn để dùng trong phụng vụ (x. SBĐ, 12, 14, 37, 111). Việc công bố các bản văn trong Sách Bài đọc tạo nên mối tương quan hợp nhất giữa tất cả các tín hữu đang cùng lắng nghe Lời Chúa. Việc hiểu biết về cấu trúc và mục đích của Phụng vụ Lời Chúa sẽ giúp cộng đoàn tín hữu đón nhận Lời cứu độ của Thiên Chúa (x. SBĐ, 45).

3. Không được bỏ qua phần hát Thánh vịnh Đáp ca, bởi đây là lời đáp của Hội Thánh đang cầu nguyện (x. QCSLRM, 61; SBĐ, 19-20); vì thế cần quan tâm hơn đến phận vụ của các ca viên thánh vịnh trong mỗi cộng đoàn (x. SBĐ, 56).

4. Trong bài giảng, khởi đi từ các bài đọc Thánh Kinh, các mầu nhiệm đức tin và chuẩn mực sống của đời Kitô hữu sẽ được diễn giải xuyên suốt cả năm phụng vụ (x. SBĐ, 24; Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật các Bí Tích, Homiletic Directory, 16). “Các vị mục tử trước tiên có trách nhiệm chủ yếu trong việc giải thích và giúp tất cả mọi người hiểu Thánh Kinh. Vì đây là quyển sách dành cho dân chúng, nên những ai được kêu gọi trở thành thừa tác viên của Lời, phải ý thức sâu sắc về yêu cầu phải làm cho Lời Chúa đi vào đời sống cộng đoàn” (ĐTC. Phanxicô, Tự sắc Aperuit illis, 5; Homiletic Directory, 26). Các giám mục, linh mục và phó tế phải ý thức chu toàn phận vụ này với mối quan tâm đặc biệt và sử dụng các phương tiện do Hội Thánh đề xuất (x. ĐTC. Phanxicô, Tông huấn Evangelii gaudium, 135-144; Homiletic Directory).

5. Những giây phút thinh lặng có một tầm quan trọng riêng biệt: tạo điều kiện để suy niệm, để Lời Chúa thấm sâu vào tâm trí người nghe (x. QCSLRM, 56; SBĐ, 28).

6. Hội Thánh vẫn luôn quan tâm đến những người có phận vụ công bố Lời Chúa giữa cộng đoàn: linh mục, phó tế và người đọc Sách thánh. Tác vụ này đòi hỏi thừa tác viên phải có sự chuẩn bị đặc biệt bên trong cũng như bên ngoài, phải biết rõ bản văn và phương thức cần thiết để công bố các bài đọc, phải tránh kiểu ứng phó ngẫu hứng (x. SBĐ, 14, 49). Có thể dọn những câu gợi ý vắn tắt và phù hợp cho từng bài đọc (x. SBĐ, 15, 42).

7. Để biểu dương tính cách cao cả của Lời Chúa, Hội Thánh cũng lưu tâm đến bục đọc sách, nơi công bố Lời Chúa (x. QCSLRM, 309; SBĐ, 16); đây không là một vật dụng bình thường, nhưng phải là nơi xứng hợp với phẩm tính cao quý của Lời Chúa, tương ứng với bàn thờ: thật vậy, khi nói về bàn tiệc Lời Thiên Chúa và bàn tiệc Thánh Thể Chúa Kitô, chúng ta nghĩ đến bục đọc sách và nhất là bàn thờ (x. SBĐ, 32). Bục đọc sách được dành riêng cho việc đọc Sách thánh, hát thánh vịnh đáp ca và công bố mầu nhiệm Phục sinh (Exsultet), đây không phải là nơi thích hợp để thuyết minh, thông báo hay điều khiển việc ca hát (x. SBĐ, 33).

8. Các quyển sách chứa những trích đoạn Thánh Kinh cũng phải gợi lên nơi người nghe tâm tình tôn kính mầu nhiệm Thiên Chúa đang nói với dân Người (x. SBĐ, 35; Sách Nghi lễ Giám mục, 115), vì thế, cần quan tâm nhiều đến việc thiết kế và sử dụng cách xứng hợp các quyển Sách Bài đọc. Không được dùng các tờ giấy in rời, bản photocopy, hay các thiết bị nào khác để thay thế các quyển sách phụng vụ (x. SBĐ, 37).

9. Trong những ngày trước hoặc sau Chúa nhật Lời Chúa, nên tổ chức các giờ gặp gỡ, học hỏi để giúp các tín hữu lưu tâm hơn về giá trị của Thánh Kinh trong các cử hành phụng vụ; đây cũng là dịp tốt để hiểu rõ hơn cách Giáo Hội đọc Thánh Kinh, qua các dạng thức đọc liên tiếp hoặc gần như liên tiếp và đọc các trích đoạn đặc trưng; để biết thêm về các tiêu chuẩn cho việc sắp xếp những quyển Sách thánh được dùng trong năm Phụng vụ và các Mùa, đồng thời cũng nhận ra được cấu trúc các chu kỳ áp dụng cho bài đọc trong thánh lễ Chúa nhật và các tuần lễ trong năm (x. SBĐ, 58-110; Homiletic Directory, 37-156).

10. Chúa nhật Lời Chúa còn là dịp thuận lợi để cảm nhận sâu sắc hơn về mối liên hệ giữa Thánh Kinh và Phụng vụ các Giờ kinh, cách cầu nguyện bằng Thánh vịnh và Thánh ca trong Thần vụ, các bài đọc Sách thánh, đồng thời cũng khích lệ cộng đoàn cùng cử hành Giờ Kinh Sáng và Kinh Chiều (Quy chế tổng quát về Phụng vụ các Giờ kinh, 140: “Theo truyền thống xa xưa, Thánh Kinh được công bố trong phụng vụ không chỉ vào lúc cử hành Thánh Thể, nhưng cả trong Thần vụ. Việc đọc Sách thánh trong phụng vụ vô cùng quan trọng đối với tất cả các Kitô hữu, vì do chính Hội Thánh thực hiện chứ không phải do quyết định hoặc ý thích của một cá nhân nào. Mầu nhiệm Chúa Kitô được Hiền Thê của Người triển khai theo chu kỳ từng năm […] Trong các cử hành phụng vụ, lời cầu nguyện luôn đi cùng với việc đọc Sách thánh”).

Trong số rất nhiều vị thánh là chứng nhân của Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô, có thể nói thánh Giêrônimô là mẫu gương sáng về lòng yêu mến Lời Chúa. Theo lời Đức Thánh Cha Phanxicô, thánh nhân “là một nhà nghiên cứu, phiên dịch và chú giải không biết mệt mỏi, người am hiểu tường tận và là người nhiệt thành phổ biến Sách thánh […] Khi chăm chú lắng nghe lời Thánh Kinh, thánh Giêrônimô đã nhận biết chính mình, nhận ra dung mạo của Thiên Chúa và của anh chị em, đồng thời ngài cũng cảm nhận được sự cuốn hút của đời sống cộng đoàn” (x. ĐTC. Phanxicô, Tông thư Scripturae sacrae affectus, 30.9.2020).

Trong ánh sáng của Chúa nhật Lời Chúa, Thông tư này muốn giúp khơi gợi lại ý thức về tầm quan trọng của Thánh Kinh đối với đời sống của các tín hữu, khởi đi từ âm vang của Lời Chúa trong phụng vụ, đưa chúng ta vào cuộc đối thoại sống động và liên lỉ với Thiên Chúa. “Lời Chúa khi được lắng nghe và cử hành, đặc biệt trong bí tích Thánh Thể, sẽ nuôi dưỡng và kiện cường tâm hồn các Kitô hữu, giúp họ cống hiến một chứng tá đích thực cho Tin Mừng trong cuộc sống hằng ngày”. (x. ĐTC. Phanxicô, Tông huấn Evangelii gaudium, 174).

Gửi từ Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật các Bí Tích, ngày 17 tháng 12 năm 2020.

Hồng Y Robert Sarah
Bộ trưởng

+ Tổng Giám mục Arthur Roche
Thư ký

Tải về file word của Thông tư tại đây!

Cập nhật lúc 11 giờ 15, ngày 19.1.2021

]]>
gxthohoang@gmail.com (Ban Biên Tập)Sinh hoạt Giáo XứSun, 23 Jan 2022 11:50:57 +0700
Hình ảnh Giáo xứ Thổ Hoàng Rửa Tội cho trẻ emhttp://gxthohoang.net/sinh-hoat-giao-xu/item/14240-hinh-anh-giao-xu-tho-hoang-rua-toi-cho-tre-emhttp://gxthohoang.net/sinh-hoat-giao-xu/item/14240-hinh-anh-giao-xu-tho-hoang-rua-toi-cho-tre-emHình ảnh Giáo xứ Thổ Hoàng Rửa Tội cho trẻ em
Hình ảnh Giáo xứ Thổ Hoàng Rửa Tội cho trẻ em

 Ngày 02.01.2022, Chúa nhật lễ Hiển Linh, ngày Chúa tỏ mình ra cho  con người qua ánh sáng của chân lý, tình yêu, sự Ngôn Ngoan và nhất là qua Đức Ki-tô.

 

 

Chúa Hiển Linh, là một nỗi khắc khoải của con người đi tìm ánh sáng, và ánh sáng đó chính là Đức Ki-tô, chính Ngài dẫn đến Thiên Chúa, đồng thởi cũng là ánh sáng mở đường giúp chúng ta đối thoại và truy tìm chân lý.

Cũng chính trong ngày hôm nay Giáo xứ mừng vui đón nhận 12 em gia nhập Giáo Hội qua Bí Tích Rửa Tội.

Bí Tích Rửa tội được cử hành lúc 8 giờ sáng sau thánh lễ nhất, cha quản xứ Giuse chủ sự rửa tội cho 12 em bé.

 MG_2171

 MG_2172

 MG_2175

 MG_2176

 MG_2184

 MG_2192

 MG_2198

Xem Thêm Hình Ảnh

Hồng Bính





]]>
gxthohoang@gmail.com (Ban Biên Tập)Sinh hoạt Giáo XứSun, 02 Jan 2022 17:00:53 +0700
Hình ảnh Giáo xứ Thổ Hoàng khai mạc tháng hoahttp://gxthohoang.net/sinh-hoat-giao-xu/item/12985-hinh-anh-giao-xu-tho-hoang-khai-mac-thang-hoahttp://gxthohoang.net/sinh-hoat-giao-xu/item/12985-hinh-anh-giao-xu-tho-hoang-khai-mac-thang-hoaHình ảnh Giáo xứ Thổ Hoàng khai mạc tháng hoa
Hình ảnh Giáo xứ Thổ Hoàng khai mạc tháng hoa

Lúc 19 giờ ngày 01 tháng 05 năm 2021, Các bà mẹ  thay mặt giáo xứ tổ chức giờ kinh khai mạc tháng hoa. Chương trình dự trù sẽ tiến hành trước đài Đức Mẹ, nhưng bất chợt trời đổ mưa nên phải vội vàng thực hiện trong nhà thờ.

Giờ khai mạc đơn giản nhưng đầy ý nghĩa, các bà mẹ hướng dẫn cộng đoàn suy niệm năm sự mừng và lần chuỗi, kết thúc là một bài múa xin dâng lên Mẹ giáo xứ, gia đình, linh mục tu sỹ, đặc biệt xin cho cha quản xứ sớm hồi phục sức khỏe.

Chương trình tháng năm, các Chúa nhật trong tháng sẽ do các giáo họ luân  phiên phụ trách, tuần cuối cùng do các em thiếu nhi giáo xứ bế mạc.

các ngày chẵn đọc kinh tại nhà thờ, ngày lẻ đọc kinh tư gia do các liên gia tổ chức.

 MG_1858

 MG_1860

 MG_1861

 MG_1864

 MG_1874

Xem Hình Ảnh

Hồng Bính

 

]]>
gxthohoang@gmail.com (Ban Biên Tập)Sinh hoạt Giáo XứSat, 01 May 2021 21:23:23 +0700
Hình ảnh thánh lễ Tiệc Ly 2021http://gxthohoang.net/sinh-hoat-giao-xu/item/12826-hinh-anh-thanh-le-tiec-ly-2021http://gxthohoang.net/sinh-hoat-giao-xu/item/12826-hinh-anh-thanh-le-tiec-ly-2021Hình ảnh thánh lễ Tiệc Ly 2021
  Hình ảnh thánh lễ Tiệc Ly 2021

 Lúc 17 giờ ngày 03, thứ năm ngày 03 tháng 4 năm 2021, cha Giuse  Hồ Quang Hân, SDB đã chủ sự thánh lễ Tiệc Ly tại nhà thờ giáo xứ Thổ Hoàng khai mạc trọng thể Tam Nhật Vượt Qua. Cùng đồng tế có cha quản xứ Giuse Trần Thế Thành.

 

Mở đầu thánh lễ, cha Giuse Hồ Quang Hân đã giúp cộng đòa hiểu kỹ về ý nghĩa của thánh lễ tiệc ly: "Lễ Tiệc Ly mà chúng ta long trọng cử hành hôm nay cũng được gọi là Lễ Tình Yêu. Vì trong lễ này chúng ta tưởng niệm việc Chúa Giêsu thiết lập Bí tích Thánh Thể, chức Linh mục và công bố Giới Luật Yêu Thương.

Trong đó, Chúa Giêsu đã thực hiện một nghĩa cử hết sức yêu thương: Ngài đã cúi xuống rửa chân cho các môn đệ. Qua việc rửa chân cho các môn đệ. Chúa đã mở ra con đường tình yêu cho tất cả chúng ta. Hơn nữa, qua việc lập Bí tích Thánh Thể Chúa Giêsu trao ban chính Mình Máu Thánh Ngài cho nhân loại, để làm lương thực nuôi sống chúng ta trên đường dương thế....."

 

Chúa Giêsu yêu những kẻ thuộc về Ngài cho đến cùng. Chúng ta là những con người thuộc về Chúa Ki-tô vậy chúng ta cũng thể hiện tình yêu đến cùng đó qua ba bài học của Chúa Giêsu.

Trong bài giảng, sau khi diễn giải về Tin Mừng hôm nay nói về gương mặt của một Đức Gie6su tình yêu, cha Giuse từ hình ảnh của Đức Giê su đã mời gọi cộng đoàn áp dụng vào đời sống thức tế:
1. Dám từ bỏ vị trí của mình, rời bỏ chỗ an toàn, êm ấm để bước đến với anh chị em và phục vụ họ.
- Dám từ bỏ những tự ái, kiêu căng để khiêm nhường cúi xuống để đón nhận và phục vụ họ mà không đòi hỏi, không điều kiện, và không mong đợi sự đền đáp nào.
- Hãy cúi xuống để phục vụ cha mẹ già, bằng sự yêu thương và kính trọng.
- Hãy cúi xuống để phục vụ chồng, vợ và con cái của mình bằng sự hy sinh và yêu thương đến cùng.
- Hãy cúi xuống để phục cho anh chị em trong cộng đoàn bằng một tình yêu cho không.
2. Hãy yêu mến Thánh Thể, năng đến với Bí Tích này và năng lãnh nhận Mình và Máu Thánh Chúa để được Chúa nuôi dưỡng và bổ sức trong đời sống thường ngày và đời sống đức tin.
3. Hãy tin tưởng ơn tha thứ và năng đến toà giải tội để thú nhận những tội lỗi của mình qua người Linh mục, đại diện Chúa để tha tất cả mọi tội lỗi mà ta phạm hầu giúp cho cõi lòng ta được trong sạch, tâm hồn ta nhẹ nhàng và con người ta được bình an.
Hãy yêu thương đến cùng như Chúa đã yêu và hãy làm hết mình những điều Chúa dạy để ta nên một trong tình yêu thương trọn vẹn của Ngài.

 

Nghi thức Rửa Chân

 

“Nếu Thầy mà còn phải rửa chân cho các con, thì các con cũng phải rửa chân cho nhau” (Ga 13,14). Nghi thức rửa chân hôm nay rất d9c85 biệt, cha quản xứ ngồi xe lăn, nhưng ngài cố gắng đứng nhờ phương tiện hỗ trợ để đổ nước, cha Giuse Hồ Quang Hân lau chân, thể hiện hành đồng nầy cha diễn giải: những người đau khổ, bệnh tật, yếu đau cũng biết dâng những đau khổ mà mình chịu đựng để cầu nguyện cho Giáo Hội.

-Kiệu Thánh Thể sang bàn thờ phụ

 

Kết thúc thánh lễ là phần kiệu Thánh Thể sang bàn thờ phụ, đây là cuộc kiệu khải hoàn. Cuộc kiệu đưa con người đến một nơi tạm nghỉ, không phải là đến phần mộ của Đức Kitô. Thứ Năm Tuần Thánh không phải là đêm canh thức lễ an táng, nhưng là cuộc triều bái Chúa Kitô hằng sống.

 

 

Tiếp đo cộng đoàn thờ lạy Thánh Thể Chúa và các giờ châu được luân phiên theo chương trình.

 

 MG_1714

 MG_1717

 MG_1722

 MG_1725

 MG_1726

 MG_1731

 MG_1735

 MG_1736

 MG_1738

 MG_1740

Xem Hình Anh

Hồng Bính

 

]]>
gxthohoang@gmail.com (Ban Biên Tập)Sinh hoạt Giáo XứFri, 02 Apr 2021 12:40:11 +0700
Hình ảnh Thánh lễ Tạ Ơn của tân Linh mục Giuse Trần Hữu Hợp và Chúa nhật Lời Chúahttp://gxthohoang.net/sinh-hoat-giao-xu/item/12469-hinh-anh-thanh-le-ta-on-tan-linh-muc-giu-se-tran-huu-hop-va-chua-nhat-loi-chuahttp://gxthohoang.net/sinh-hoat-giao-xu/item/12469-hinh-anh-thanh-le-ta-on-tan-linh-muc-giu-se-tran-huu-hop-va-chua-nhat-loi-chuaHình ảnh Thánh lễ Tạ Ơn của tân Linh mục Giuse Trần Hữu Hợp và Chúa nhật Lời Chúa
 Hình ảnh Thánh lễ Tạ Ơn của tân Linh mục Giuse Trần Hữu Hợp và Chúa nhật Lời Chúa

I.Thánh Lễ Chiều Thứ Bảy

 Lúc 16 giờ 45 phút ngày 23 tháng 01 năm 2021, nhằm ngày thứ bảy lễ Chúa nhật mừng trước Chúa nhật 3 mùa thường niên, Chúa Nhật Lời Chúa, Giáo xứ Thổ Hoàng lại một lần nữa hân hoan đón mừng cha mới Giuse Trần Hữu Hợp, thuộc giáo xứ Hòa Thuận giáo phận Bà Rịa Vũng Tàu, một người con của giáo xứ Thổ Hoàng đã được Đức cha Emmanuel Nguyễn Hồng Sơn, Giám mục Giáo phận Bà Rịa Vũng Tàu truyền chức linh mục Vào lúc 08 giờ 30 Thứ Hai ngày 04.01.2021, tại Nhà thờ Chánh Tòa Bà Rịa.

Hôm nay ngài về đây để cùng với giáo xứ và thân nhân dâng thánh lễ tạ ơn Thiên Chúa vì thánh chức Linh mục mà Chúa đã ban tặng nhưng không cho ngài,đồng thời cầu bình an cho Giáo xứ, cho ân thân nhân, cho các linh hồn tổ tiên ông bà và các linh hồn trong toàn giáo xứ đã qua đời đang vọng chờ ngày Phục Sinh.

Thánh lễ do cha mới Giuse Trần Hữu Hợp chủ tế,cha quản xứ Giuse Trần Thế Thành và cha Fx. Trần Hữu Khương cha bác của ngài cùng đồng tế.

Chia sẻ Lời Chúa, cha mới Giuse Trần Hữu Hợp gởi tới cộng đoàn tâm tình ơn chọn gọi của cha, của tất cả mọi người qua hình ảnh Chúa Giêsu gọi các thánh Tông đồ Phêrô, Giacôbê, Andre và Gioan bằng lời mời gọi: "Hãy Theo Ta". Vì Chúa Giêsu cần những người có tâm huyết cộng tác với Ngài để đem niềm hy vọng yêu thương đến cho mọi người và đưa mọi người về với cội nguồn yêu thương là Thiên Chúa, và Chúa Giêsu chính là đích điểm , giá trị và chính lộ của muôn vạn nẻo đường.

Ngài mời gọi cộng đoàn cầu nguyện cho ngài luôn được trung thành với sứ vụ thánh chức Linh mục, đồng thời mời gọi mọi người hay lắng nghe lời mời gọi của Chúa Giêsu "Hãy Theo Ta" mà mau mắn đáp lời theo Chúa hiến dâng đời mình Phục vụ Chúa và tha nhân.

Thánh lễ tiếp tục với phần phụng Vụ Thánh Thể, sau Rước lễ cộng đoàn cộng đoàn quỳ gối tha thiết dâng lời kinh cầu nguyện cho các linh mục, đặc biệt tân Linh mục.

Sau lời nguyện Hiệp lễ, đại diện thường vụ hội đồng giáo xứ gời lời tri ân và chúc mừng cha mới Giuse,gia đình ông bà cố và thân bằng quyến thuộc.

Cha mới Giuse ngỏ lời tri ân cha quản xứ, quý chức, các giới chức cùng toàn thể cộng đoàn, sau đó ngài ban phép lành cuồi lễ.

 MG_1286

 MG_1288

 MG_1295

 MG_1303

 MG_1312

giadinh

II.Thánh Lễ Sáng Chúa Nhật 3 Mùa Thường Niên-Chúa Nhật Lời Chúa

 MG_1325

 4.giờ 45 sáng Chúa nhật thứ 3 thường niên, cha quản xứ Giuse chủ sự thánh lễ 3 mùa thường niên, Chúa nhật Lời Chúa.

Mở đầu thánh lễ  là đoàn rước Sách Thánh Kinh trọng thể từ cuối nhà thờ tiến về phía bàn  thờ trong bài thánh ca thành kính suy tôn Lời Chúa.

Cha Giuse trong phần giảng lễ đã hướng dẫn cho cộng đoàn hiểu thêm về tầm quan trọng của Lời Chúa trong đời sống đức tin của người Ki tô hữu  cũng như mối quan hệ giữa Lời Chúa và Phụng Vụ....Lời Chúa sẽ nuôi dưỡng và củng cố nội tâm các Kitô hữu, giúp họ có thể làm chứng xác thực cho Tin Mừng trong đời sống hàng ngày”....

 MG_1321

 MG_1322

 MG_1333

Xem Hình Ảnh

Hồng Bính

 

 

]]>
gxthohoang@gmail.com (Ban Biên Tập)Sinh hoạt Giáo XứSun, 24 Jan 2021 08:52:05 +0700
Hình ảnh thánh lễ tại nghĩa trang đêm 26.11.2020http://gxthohoang.net/sinh-hoat-giao-xu/item/12204-hinh-anh-thanh-le-tai-nghia-trang-dem-26-11-2020http://gxthohoang.net/sinh-hoat-giao-xu/item/12204-hinh-anh-thanh-le-tai-nghia-trang-dem-26-11-2020Hình ảnh thánh lễ tại nghĩa trang đêm 26.11.2020
  Hình ảnh thánh lễ tại nghĩa trang đêm 26.11.2020

Lúc 19 giờ tối ngày 26 tháng 11 năm 2020, cha Giuse Trần Thanh Hải, SVD và cha quản xứ Giuse Trần Thế Thành đã cử hành thánh lễ tại Lễ đài Phục Sinh, nghĩa trang giáo xứ Thổ Hoàng.

Đây là thánh lễ cuối cùng tại nghĩa trang trong tháng 11. Cao Nguyên đang những ngày đầu đông, gió lạnh bắt đầu tràn về, người dân bắt đâu vào mùa thu hoạch cà phê, thế mà dòng người quây quần bên lễ đài tham dụ thánh lễ thật đông đảo.

Sự khác biệt trong thánh lễ đêm nay là ba đống lửa được cha quản xứ bảo làm và đốt lên cháy bừng bừng tỏa lửa ấm xua tan cái lạnh đầu đông trong đêm nghĩa trang.

Ba đống lửa cháy bùng lên, trước khi vào thánh lễ, cha quản xứ đã giớ thiệu thông điệp từ 3 đống lửa gởi tơi cộng đoàn:

Hình ảnh gợi nhớ Chúa Giêsu phục sinh hiện ra với các môn đệ trên Biển Hồ. Chúa chỉ cho các môn đệ bắt được nhiều cá, Chúa còn nướng cá và bánh cho các ông ăn. Khung cảnh thật ấm cúngvà giờ đây chúng ta đang ngồi quanh bàn tiệc của Chúa bên nhưng người thân yêu đang yên nghỉ, Chính Chúa dọn tiệc cho chúng ta và đang ở giữa chúng ta.

Trong bài giảng lễ, cha Giuse Trần Thanh Hải,SVD đã nói tới niềm khao khát của con người là cuộc sống trường sinh, cuộc sống trường sinh đó chính là nơi: “……. Thiên Chúa đã dọn sẵn một chỗ ở mới và một trời mới đất mới, nơi công bằng ngự trị. Hạnh phúc nơi ấy sẽ thỏa mãn và đắp đầy mọi ước vọng hỏa bình trào dâng trong lòng người. Khi ấy, sự chết sẽ bị đánh bại, con cái Thiên Chúa sẽ được phục sinh trong Chúa Kitô. ( HCMV)

Đó là mục đích của chúng ta hướng tới, và sứ điệp Lời Chúa hôm nay nhắc nhớ chúng ta vế ngày tận cùng của vũ trụ, đồng thời cũng giới thiệu cho chúng ta về một trời Mới Đất Mới, nơi Đức Kitô làm vua cai trị muôn đời.

Đức Ki tô thông báo ngày Ngài quang lâm. Thành Giêsusalem lộng lẫy niềm vinh dự và tự hào của dân Isrsel sẽ sụp đổ đến nỗi: “ không còn hòn đá nào trên hòn đá nào”. Bởi lẽ, Giêrusalem trên trời mới là thành đích thực, vĩnh cửu và trường tồn mà không một thế lực nào có thể phá đổ được.

Cha Giuse mời gọi cộng đoàn là: “ những Ki tô hữu chân chính và tỉnh thức, chúng ta hãy để Thiên Chúa đi vào đời mình và chi phôi những chọn lựa của chúng ta. Chỉ trong Thiên Chúa mọi sự mới có nền tảng. nếu không, như Gie6rusalem, chúng ta chỉ là những bức tường than khóc.

Kết thúc bài giảng, ngài nói: Mỗi người chỉ có một cuộc sống, cuộc sống đời nầy sẽ quyết định cho số phận cuộc sống đời sau. Tất cả những nỗ lực xây dựng công bình, bác ái, yêu thương của chúng ta chỉ thực sự có ý nghĩa, khi được xây dựng trên niềm tin vào Đức Kitô và sự sống lại. Do đó, chúng ta hãy tin tưởng và xax1 quyết mạnh mẽ như thánh tử đạo Đaminh Toại: “Của cải đời nầy, nay còn mai mất. không thể đem lại cho chúng tôi hạnh phúc vững bền,> Chỉ có Chúa mới làm cho chúng tôi sống đời đời, được hưởng phước muôn đời..”

Chỉ còn ít ngày nữa là kết thúc tháng 11, tháng Giáo hội dành riêng cách đặc biệtđể mời gọi mọi Kitô hữu gia tăng việc tham dự thánh lễ, hy sinh làm việc lành, và cầu nguyện cho những người quá cố, trong đó có tổ tiên, ông bà, cha mẹ,bạn bè và những người thân yêu của chúng ta, và đây cũng là dịp giúp cho mỗi người Kitô hữu suy niệm nhiều hơn về Ngày Cánh Chung, để biết sống trong tâm tình tỉnh thức và sẵn sàng luôn luôn. Cuối cùng, xin Chúa giúp chúng ta xác tín rằng, nếu trung thành cho đến cùng, chúng ta sẽ được Ngài ban cho triều thiên sự sống. ….”

Thánh lễ kết thúc lúc 20 giờ, mọi người hân hoan ra về, các đống lửa vẫn cháy nồng ánh lửa nồng ấm yêu thương, tình Chúa tình người.

 MG_1034

 MG_1038

 MG_1042

 MG_1045

 MG_1046

 MG_1049

Xem Hình Ảnh

Hồng Bính

 

]]>
gxthohoang@gmail.com (Ban Biên Tập)Sinh hoạt Giáo XứFri, 27 Nov 2020 07:49:49 +0700
Hình ảnh thánh lễ thứ năm tuần 33 mùa thường niên tại nghĩa tranghttp://gxthohoang.net/sinh-hoat-giao-xu/item/12169-hinh-anh-thanh-le-thu-nam-tuan-33-mua-thuong-nien-tai-nghia-tranghttp://gxthohoang.net/sinh-hoat-giao-xu/item/12169-hinh-anh-thanh-le-thu-nam-tuan-33-mua-thuong-nien-tai-nghia-trangHình ảnh thánh lễ thứ năm tuần 33 mùa thường niên tại nghĩa trang
  Hình ảnh thánh lễ thứ năm tuần 33 mùa thường niên tại nghĩa trang.

Lúc 19 giờ ngày 19 tháng 11 năm 2020, thứ năm tuần 33 mùa thường niên, tại nghĩa trang giáo xứ Thổ Hoàng, cha quản xứ Giuse Trần Thế Thành đã cử hành thánh lễ cầu nguyện cho các linh hồn đã lìa đời, đặc biệt cầu nguyện cho những linh hồn đã qua đời trong nạn dịch covid 19 trên toàn thế giới.

Trong phần chia sẻ cha Giuse nói về sự sụp đổ của thành Giêrusalem theo tường thuật của thánh Luca.

Thành Giêrusalem sụp đổ, tất cả mọi sự mọi vật trên thế gian nầy đều sụp đổ. Chúa Giêsu đã nhìn thấy, Ngài thương và Ngài khóc. Ngài khóc thương vì Ngài thấy con người không nhận ra Ngài chính là người đem lại bình an và không nhận biết và đón nhận Ngài là Con Thiên Chúa đang đồng hành và viếng thăm, hồng ân của Ngài chính là bình an của Thiên Chúa, là ơn Cứu Độ của Thiên Chúa…..

Cha Giuse mời gọi mọi người hãy tiếp tục làm việc lành phúc đức, xin lễ và cầu nguyện cho các linh hồn người thân đang bất lực trong luyện tội, chỉ còn chờ đợi chúng ta để các linh hồn người thân của chúng ta mới có thể trở về với Đức Giêsu Phục Sinh, không bao giờ sụp đổ…

 MG_0996

 MG_0997

 MG_0998

 MG_0999

 MG_1000

 MG_1001

 MG_1002

 MG_1005

 MG_1008

Hồng Bính

]]>
gxthohoang@gmail.com (Ban Biên Tập)Sinh hoạt Giáo XứThu, 19 Nov 2020 20:44:16 +0700
Hình ảnh thánh lễ cầu cho các Đẳng Linh Hồn Tại Nghĩa Trang ( 02.11.2020)http://gxthohoang.net/sinh-hoat-giao-xu/item/12084-hinh-anh-thanh-le-cau-cho-cac-dang-linh-hon-tai-nghia-trang-02112020http://gxthohoang.net/sinh-hoat-giao-xu/item/12084-hinh-anh-thanh-le-cau-cho-cac-dang-linh-hon-tai-nghia-trang-02112020Hình ảnh thánh lễ cầu cho các Đẳng Linh Hồn Tại Nghĩa Trang ( 02.11.2020)
  Hình ảnh thánh lễ cầu cho các Đẳng Linh Hồn Tại Nghĩa Trang ( 02.11.2020)

 

 

Khung cảnh nghĩa trang giáo xứ Thổ Hoàng trong buổi chiều  ngày 02.11.2020 thật rực rỡ, trời nắng ấm, các phần mộ  rực rỡ muôn màu hoa.

Thánh lễ do Cha quản xứ Giuse Trần Thế Thành chủ sự với lúc 16 giờ với sự tham dự đông đảo của bà con giáo dân trong cũng như ngoài giáo xứ đã quy tụ về đây hiệp dâng thánh lễ bên nấm mộ người thân. 

Cha Giuse mời gọi mọi người hãy trao món quà trong ngày hôm nay cho những người thân yêu là những lời cầu nguyện, là những sự hy sinh một chút nắng nóng dưới ánh mặt trời để hiệp dâng thánh lễ cầu nguyện cho các ngài, nhưng sự chịu nóng của chúng ta chắc chắn không thể bằng cái nóng nơi luyện ngục mà người thân của chúng ta đang phải thanh luyện. Thời gian thanh luyện của các ngài sẽ trở nên lâu hơn là do lầm lỗi và sự thiếu quan tâm của chúng ta, vậy chúng ta hãy tận dụng lấy cơ hội ơn thiêng Chúa ban để mà cầu nguyện, xin lỗi và cám ơn, hầu giúp cho vong linh của các ngài sớm được về hưởng Thiên Đàng vĩnh cửu.

 

Sau khi Thánh lễ kết thúc, Hội các Bà Mẹ cùng với Đoàn Thanh Trung Niên  thực hiện giờ kinh đầu tiên tại nghĩa trang theo lịch phân chia của Giáo xứ.

IMG 0915

IMG 0917

IMG 0920

 MG_0929

 MG_0930

 MG_0931

 MG_0932

 MG_0933

 MG_0934

 MG_0949

 MG_0953

 

 

Xem Hình Ành

Hồng Bính

 

]]>
gxthohoang@gmail.com (Ban Biên Tập)Sinh hoạt Giáo XứMon, 02 Nov 2020 19:28:02 +0700