Giáo Xứ Thổ Hoàng - Giáo Xứ Thổ Hoàng - Items filtered by date: Thứ tư, 17 Tháng 6 2020Giáo xứ thổ hoànghttps://gxthohoang.netThu, 02 May 2024 12:16:03 +0700 - Open Source Content Managementvi-vnƠn Cha như Thái Sơn cao bao tầnghttps://gxthohoang.net/tam-tinh-nguoi-con-giao-xu/item/11441-on-cha-nhu-thai-son-cao-bao-tanghttps://gxthohoang.net/tam-tinh-nguoi-con-giao-xu/item/11441-on-cha-nhu-thai-son-cao-bao-tangƠn Cha như Thái Sơn cao bao tầng
  ƠN CHA NHƯ THÁI SƠN CAO BAO TẦNG

Ơn Cha như Thái Sơn cao bao tầng !

Ơ ! Đúng như vậy mà ! Chẳng sai chút nào cả. Đơn giản vì có Cha và với Mẹ thì mới có ta.

Ai ai cũng có Cha và ít nhiều gì Cha vẫn còn trong tâm trí.

Cha tôi ! Thật sự chả có gì để nói cả. Đơn giản, nhìn theo cách của người đời thì Cha “chả làm nên cái trò trống gì”. Thế nhưng chính nhờ cái “chả làm nên trò trốn gì đó” mà Cha lại là người trở nên cột trụ và nâng đỡ cho gia đình nhất là trong lúc ngặt nghèo.
Cha tôi! Thầm lặng và trầm lắng ! Cả đời Cha, dường như chưa có một lần nào phải cau có với vợ con. Dòng máu bên nội cứ truyền vào nơi các người con.

Bác ruột cũng là bõ đỡ đầu Rửa Tội của tôi như Cha tôi vậy. Thế nhưng rồi, chỉ 1 lần duy nhất trong đời ông không kìm được cơn giận và ông đập cái đĩa xuống đất. Duy nhất và chỉ duy nhất 1 lần đó thôi.
Sự nóng giận 1 lần duy nhất ấy được Cha Chánh Xứ kể lại trong bài giảng lễ an táng của Bác. Cha tôi cũng như Bác vậy. Cha may mắn hơn là không một lần nào để mất kiểm soát cơn giận. Có thể nói Cha tôi hiền lành và khiêm nhường đến độ có “số má” trong giới những người hiền lành.

Ở đời ! Người ta thích hung tợn, người ta thích hơn thua, người ta thích tranh giành, còn Cha tôi thì ngược lại. Cả tranh ở đời mà cũng chả tranh luôn với Vợ. Mẹ tôi nam tính và dĩ nhiên có những lúc giận hờn nhưng trong những lúc đó Cha lẳng lặng. Có thể nói đến lúc đỉnh điểm của cơn giận thì Cha vẫn chọn phần thiệt hơn.
Hoa quả ở mỗi cung cách sống của mỗi người dĩ nhiên và chắc chắn sẽ khác nhau. Trước hết, Cha Mẹ hiền lành để đức cho con. Mà quả thật là đúng. Chính nhờ sự hiền lành của Cha, sự năng động và thương người của Mẹ mà lũ cháu đàn con đang thừa hưởng công phúc đó.

Ngày Cha nằm xuống, tang lễ của Cha có lẽ khác thường. Khác thường ở đây không phải là bề ngoài vẻ vang hoành tráng lẵng hoa phướng chia buồn. Khác thường ở đây không phải là với dàn kèn đồng thật to hay dàn cổ nhạc bi ai thảm thiết. Khác thường không phải với yến tiệc linh đình sau Thánh Lễ an tán ... Tất cả lễ tang của Cha đều diễn ra trong lặng thầm và đầm ấm. Tất cả mọi người dù thân nghĩa hay chỉ mới quen biết với gia đình đều cùng lặng để chia buồn, lặng để nghĩ đến phận người, lặng để nhìn vào gương sống hiền lành của người Cha trong gia đình.

Những ngày Cha nằm viện, những bạn bè thân quen chăm Cha đều nhận ra sự hiền lành và nhỏ nhẹ của Cha. Cha không hề đòi hỏi cho mình được thêm điều gì khác. Đơn giản, Cha chấp nhận như mọi người.

Có lẽ nhiều người cảm nhận được hoa quả cuộc đời của Cha tôi. Không phải nặng lời chỉ trích. Không phải hoành tráng phô trương. Không phải đao to búa lớn. Với Cha, chỉ lặng và thầm như thế đó.

Nơi Cha, bài học cho con cháu suốt cả đời chưa chắc học được đó chính là sự hiền lành và khiêm nhường.
Dẫu biết rằng trong thân phận làm người, một ngày nào đó Cha sẽ ra đi nhưng không nghĩ ra Cha ra đi nhẹ nhàng và thanh thản sau giấc ngủ sâu.


Cha ra đi mới 18 tháng nhưng rồi trong lòng :
"Con cứ ngỡ rằng : núi Thái Sơn không bao giờ ngã xuống...!?
Con cứ ngỡ rằng bàn tay Cha mãi mãi bên con...!?
Nhưng hôm nay bóng dáng cha dã khuất xa rồi !
Núi Thái Sơn ngã bóng cuối trời
Con ở lại với nỗi đơn côi gọi thầm tên Cha !
Cha ơi ,,,,cha hỡi ... !!?
Con cứ ngỡ rằng : núi đá kia muôn đời đứng vững ...
Con cứ ngỡ rằng rồi mai dây dược báo hiếu công ơn
Nhưng hôm nay tấm thân cha về với cát bụi,
Núi Thái Sơn chìm giữa biển đời có dòng lệ thấm xuống dại dương ...
Nhưng hôm nay tấm thân cha về với cát bụi núi thái sơn tìm dến cội nguồn,
Có dòng lệ thấm hồn con..

Dòng lệ ấy không chỉ thấm vào khoảnh khắc thang máy chuyển Cha xuống lò hỏa táng nhưng dòng lệ ấy vẫn còn thấm và thấm mãi suốt cả cuộc đời. Đơn giản vì là : Ơn Cha như Thái Sơn cao bao tầng ...

Thôi thì ngừng viết bởi lẽ ơn Cha cao quá nên là vô ngôn vì không có từ nào để diễn tả về Cha cả. Chỉ xin Cha thương cầu bầu cho những đứa con và những người thân quen được hồn an xác mạnh và nhất là học được sự hiền lành, nhẫn nhục, chịu đựng của Cha.
Người Giồng Trôm

]]>
gxthohoang@gmail.com (Ban Biên Tập)Tâm tình người con Giáo XứThu, 18 Jun 2020 06:58:49 +0700
Suy Niệm Lời Chúa Thứ Sáu Tuần 11 Mùa Thường Niênhttps://gxthohoang.net/tin-đó-đây/item/11440-suy-niem-loi-chua-thu-sau-tuan-11-mua-thuong-nienhttps://gxthohoang.net/tin-đó-đây/item/11440-suy-niem-loi-chua-thu-sau-tuan-11-mua-thuong-nienSuy Niệm Lời Chúa Thứ Sáu Tuần 11 Mùa Thường Niên
Suy Niệm Lời Chúa Thứ Sáu Tuần 11 Mùa Thường Niên
19/06/2020
THỨ SÁU TUẦN 11 TN
Mt 11,25-30
PHƯƠNG DƯỢC CHỮA LÀNH
“Hãy học với tôi vì tôi có lòng hiền hậu và khiêm nhường.” (Mt 11,29)
Suy niệm: Sự kiêu ngạo của nguyên tổ đã đem tội lỗi, đau khổ, sự chết vào trần gian, làm cho con người mất ân sủng với Thiên Chúa. Đối lại, để cứu độ nhân loại, Con Thiên Chúa hạ mình khiêm tốn: Ngài “hoàn toàn trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân, sống như người trần thế. Người lại còn hạ mình, vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập tự.” (Pl 2,8). Trong khi các môn đệ tranh nhau địa vị, muốn làm lớn hơn, Chúa hạ mình xuống rửa chân cho các ông và dạy các ông cũng phải ‘rửa chân’ cho nhau. Ngài kêu mời: “Anh em hãy học với tôi, vì tôi có lòng hiền hậu và khiêm nhượng” (Mt 11, 28). “Hiền hậu và khiêm nhượng” là phương dựợc chữa lành nhân loại sa ngã vì kiêu căng.
Mời Bạn: Đại dịch Covid-19 đang làm cho hàng trăm ngàn người thiệt mạng, hàng triệu người lâm cảnh thất nghiệp, nghèo đói. Cho dù con người tài năng, mưu lược, mạnh mẽ đến mấy, họ đã gục ngã trước sức tấn công của loài vi-rút li ti. Đây là cơ hội để con người biết rõ sự thật về mình, những giới hạn, lỗi lầm, yếu đuối của mình để biết sống hiền lành và khiêm nhượng đối với Thiên Chúa và đối với nhau. Con người cần nhìn nhận quyền năng của Thiên Chúa và phải đi theo con đường cứu độ mà Con Chúa đã vạch ra cho họ.
Sống Lời Chúa: Tôi vui lòng chấp nhận những đau khổ khi bị khinh bỉ, hiểu lầm. Tôi kết hiệp những đau khổ tôi chịu với thập giá Chúa để cầu xin cho kẻ có tội được ăn năn trở lại.
Cầu nguyện: Lạy Chúa Giê-su, xin cho con nên giống Chúa, biết sống đơn sơ hiền hậu, khiêm nhượng mỗi ngày một hơn. Amen.
]]>
gxthohoang@gmail.com (Ban Biên Tập)Suy Niệm Lời Chúa Hằng NgàyThu, 18 Jun 2020 06:52:41 +0700
Lời kinh đẹp nhấthttps://gxthohoang.net/suy-niem-loi-chua/item/11439-loi-kinh-dep-nhathttps://gxthohoang.net/suy-niem-loi-chua/item/11439-loi-kinh-dep-nhatLời kinh đẹp nhất
  Lời kinh đẹp nhất


18.6.2020 Thứ Năm

Mc 6, 7-15

LỜI KINH ĐẸP NHẤT

Trong cuộc sống nhân sinh, chúng ta khó thoát khỏi cạm bẫy cám dỗ và những hệ lụy của tội lỗi. Chính Chúa Giêsu vốn dĩ là Thiên Chúa mà còn phải chịu cơn cám dỗ, huống nữa là chúng ta, là môn đệ của Người. Vấn đề ở chỗ chúng ta có tỉnh thức hay không trước mọi cơn cám dỗ mà ma quỷ giăng ra hòng tách chúng ta ra khỏi tình yêu của Thiên Chúa. Trong mọi thử thách, điều chúng ta muốn là làm sao những cạm bẫy, những mưu mô của thế lực ác thần không làm cho chúng ta sa ngã, không làm cho chúng ta rơi vào tay của chúng. Để được thế, chúng ta không ngừng chạy đến với Chúa và nhất là cầu nguyện để xin ơn trợ lực, giúp chúng ta vượt qua.

Cầu nguyện là nhu cầu thiết yếu của đời sống của mỗi người Kitô hữu. Cầu nguyện cần thiết đến nỗi ví được như cá cần sống trong nước.Ý tưởng này gợi lên cho chúng ta một sự liên tưởng bài Tin Mừng hôm nay về việc Chúa Giêsu dạy cho các tông đồ cầu nguyện bằng kinh “Lạy Cha” mà chúng ta quen đọc hằng ngày. Đó cũng chính là lời cầu nguyện của Chúa Giêsu.

Kinh Lạy Cha- một lời kinh tuyệt vời và phong phú vì chất chứa bao điều huyền nhiệm- được thánh sử Luca đặt trong bối cảnh hành trình lên Giêrusalem của Chúa Giêsu cùng với các môn đệ, nơi mà ở đó, chính Người sẽ trút hơi thở sau hết cùng với lời nguyện cầu dâng lên Chúa Cha.

Theo thánh sử Mathêu, kinh “Lạy Cha” mà Chúa Giêsu dạy cho các tông đồ gồm 7 lời cầu được chia làm hai phần: phần thứ nhất, gồm 3 lời đầu tiên liên quan đến Thiên Chúa, Đấng mà Chúa Giêsu gọi là Cha và còn dạy chúng ta gọi là Cha: “Lạy Cha chúng con là Đấng ngự trên trời”. Sở dĩ gọi Thiên Chúa là Cha, bởi vì Con Thiên Chúa làm người đã mạc khải cho chúng ta, và Thánh Thần của Ngài sẽ giúp chúng ta nhận ra điều đó. Hơn nữa, gọi Thiên Chúa là Cha, chẳng những mời gọi chúng ta bước vào mối tương quan thân tình với Chúa Cha, mà còn gợi lên trong chúng ta tâm tình của người con thảo, với ý thức rằng chúng ta là con của Thiên Chúa, trong người Con chí ái của Người là Đức Giêsu Kitô.

“Xin làm cho danh thánh Cha vinh hiển”: là lời chúc tụng tạ ơn Thiên Chúa, vì những công trình Người đã thực hiện cho chúng ta trong Đức Giêsu Kitô. Như Mẹ Maria ngày xưa đã ca tụng “Đấng toàn năng đã làm cho tôi những điều cao cả, danh Ngài thật chí thánh chí tôn” thế nào, thì ngày nay, khi đọc lời kinh này, chúng ta cũng nâng tâm hồn và tâm trí chúng ta để nhận ra những việc diệu kỳ của Chúa đang thực hiện trong cuộc đời của mỗi người chúng ta để tôn vinh và chúc tụng Thiên Chúa, nhưng không phải bằng lời nói suông, nhưng bằng chính đời sống thánh thiện và sự tốt lành của mỗi chúng ta.

“Triều đại Cha mau đến” :Theo thánh Tôma Aquinô, Nước Thiên Chúa ám chỉ vương quyền của Đức Kitô vào thời cánh chung. Nước Thiên Chúa còn được hiểu là vinh quang của các thánh trên thiên đàng và sau cùng, Nước Thiên Chúa còn là nơi Thiên Chúa ngự trị, đó là tâm hồn của mỗi người chúng ta. Quả thật, nếu tâm hồn là nơi Thiên Chúa ngự trị, thì chúng ta cần làm cho tâm hồn mình trở nên hiền hậu, khiêm tốn như Đức Kitô là Đấng nhân từ và khiêm nhường trong lòng (x. Mt 11, 29).

“Ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời”:Trước hết, ý muốn của Chúa Chađã được thể hiện cách tuyệt hảo nơi con người của Đức Giêsu Kitô, Đấng được sai đến để cứu độ loàingười. Ngài đã làm những gì Cha muốn và thi hành ý muốn của Cha cho đến cùng. Noi gương Đức Kitô, chúng ta kết hợp ý muốn của chúng ta với ý muốn của Thiên Chúa, bởi vì ai làm theo ý Chúa, thì Chúa Cha cũng sẽ nhận lời người đó (x. GLCG số 2827).

Đó là cốt lõi của 3 lời cầu nguyện trong phần thứ nhất. Không những thế, phần thứ hai gồm 4 lời xin liên quan đến con người cũng đặt mọi sự trên nền tảng “Ý Cha”.

“Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày” : Với lòng tin tưởng và phó thác, Chúa Giêsu dạy chúng ta xin Chúa Cha ban lương thực hằng ngày để mọi người được sống và sống hạnh phúc. Nhưng không phải chỉ nhờ cơm bánh, chúng ta còn được sống bởi Lời vàcủa ăn của uống nhờ mình và máu Kitô, Con Cha. Bởi vì Cha là Đấng tốt lành vượt trên mọi sự tốt lành.

“Xin tha tội cho chúng con, như chúng con cũng tha cho những người có lỗi với chúng con” :Đây là lời cầu xin tha thứ. Chúng ta xin Thiên Chúa tha thứ cho chúng ta vì nhận ra mình là kẻ tội lỗi, đồng thời chúng ta cũng tuyên xưng lòng thương xót của Người, vì trong Chúa Con và qua các Bí tích, “chúng ta được ơn cứu chuộc, được thứ tha mọi tội lỗi” (Cl 1,14). Tuy nhiên, lời cầu xin của chúng ta chỉ được nhận lời, nếu chúng ta cũng biết tha thứ cho những người xúc phạm đến chúng ta.

“Xin đừng để chúng con sa chước cám dỗ” :Ý thức mình là kẻ yếu đuối, chúng ta xin Thiên Chúa đừng để mình đơn độc dưới quyền lực của cơn cám dỗ. Trái lại, khi cầu xin như thế, chúng ta được Thánh Thần của Đức Giêsu hướng dẫn, dạy ta biết phân định giữa thử thách làm tăng trưởng trong sự thánh thiện và cơn cám dỗ dẫn chúng ta đến tội lỗi và sự chết. Đức Giêsu đã chiến thắng cám dỗ bằng lời cầu nguyện, chúng ta cũng xin ơn trung thành với Đức Giêsu và luôn tỉnh thức trong cầu nguyện.

“Nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ” : “Sự dữ” ám chỉ một kẻ phản loạn chống lại Thiên Chúa là Satan mà Kinh Thánh gọi là “kẻ chuyên mê hoặc toàn thể nhân loại” (Kh 12, 9). Vì vậy, chúng ta cầu xin Thiên Chúa cho gia đình nhân loại được thoát khỏi Satan và những việc làm đen tối của nó, đang khi chờ đợi ngày Đức Kitô trở lại để giải thoát chúng ta khỏi sự dữ một cách dứt khoát.

Kinh lạy Cha là lời kinh tuyệt vời và huyền nhiệm nối kết con người với Thiên Chúa. Đây là lời kinh đến từ Thiên Chúa, là quà tặng của Thiên Chúa trao ban cho con người. Chính vì thế, Thiên Chúa ưa thích và không ngừng ban muôn ơn cho con người thông qua lời kinh thân thương, đơn giản và dễ hiểu này. Ước mong mỗi người chúng ta biết tận dụng món quà quý giá này, để không ngừng chạy đến với Chúa, trò chuyện, chia sẻ với Người. Chắc một điều, Chúa sẽ không quên chúng ta và không ngừng thi ân giáng phúc cho hết những ai chạy đến với Người.
Huệ Minh

]]>
gxthohoang@gmail.com (Ban Biên Tập)Suy niệm Lời ChúaWed, 17 Jun 2020 12:25:48 +0700
Đại dịch và tội sinh thái của chúng tahttps://gxthohoang.net/tin-tuc-giao-hoi/giao-hoi-toan-cau/item/11438-dai-dich-va-toi-sinh-thai-cua-chung-tahttps://gxthohoang.net/tin-tuc-giao-hoi/giao-hoi-toan-cau/item/11438-dai-dich-va-toi-sinh-thai-cua-chung-taĐại dịch và tội sinh thái của chúng ta
 ĐẠI DỊCH VÀ TỘI SINH THÁI CỦA CHÚNG TA

Khi thiên nhiên quay trở lại với Venice và Cox's Bazar thì đó là một lời nhắc nhở rằng chúng ta phải thay đổi...

Người Bangladesh tập trung trên bờ để ngắm cảnh hoàng hôn trên bãi biển Inani, gần Cox's Bazar[1]. Cá heo và vẻ rực rỡ buổi sáng trên bãi biển đã quay trở lại khu vực kể từ khi khách du lịch bị lệnh phong tỏa coronavirus cấm đến đó. (Ảnh: AFP)

Vào giữa tháng 4, một nhà sinh vật học đã quay một đoạn video cảm động về một con sứa lướt qua dòng nước sạch phản chiếu những danh thắng của Venice, thành phố Ý từng là một trong những điểm đến du lịch nổi tiếng nhất thế giới trước khi đại dịch Covid-19 ập vào.

Venice đã bị bỏ hoang kể từ khi nước Ý bị đại dịch tàn phá vào ngày 9 tháng 3. Đoạn video về loài sứa này đã lan truyền trên phương tiện truyền thông xã hội và một số người đã tỏ ra phấn khởi cho rằng thiên nhiên đang trở lại thành phố.

Venice, một di sản thế giới, được mệnh danh là một trong những thành phố lãng mạn nhất châu Âu nhờ các điểm tham quan về môi trường, kiến ​​trúc và văn hóa. Di sản của nó cũng đã trở thành một gánh nặng khi ước tính có khoảng 30 triệu khách du lịch ghé thăm mỗi năm.

Venice thở hổn hển khi nước trong các con kênh của nó trở nên đục ngầu vì sự chuyển động không ngừng của những con thuyền quá tốc độ và những chiếc tàu du lịch. Ngoài ô nhiễm do du lịch, chất thải hóa dầu từ khu công nghiệp Porto Marghera gần đó cũng bị đổ lỗi cho việc làm hỏng hệ sinh thái của nó.

Cách đó hàng ngàn dặm, thành phố biển Cox’s Bazar của Bangladesh cũng trải qua một sự hồi sinh tự nhiên kể từ khi đất nước bước vào một cuộc phong tỏa toàn quốc vì Covid-19 vào ngày 26.

Sau nhiều năm, cá heo đã được phát hiện đang nô đùa ở Vịnh Bengal gần những bãi biển trống vắng vào tháng Tư. Cây Sagorlota (vẻ rực rỡ bãi biển buổi sáng), một thành phần then chốt của hệ sinh thái bãi biển, đã trở lại và phát triển xum xuê. Loại thảo mộc này, còn được gọi là cây muống biển, được cho là đã tuyệt chủng ở Cox’s Bazar do sự đi lại không kiềm chế của khách du lịch, ô nhiễm và việc xây dựng các tòa nhà dọc theo các bãi biển.

Mặc dù Cox’s Bazar không thu hút nhiều khách du lịch nước ngoài, nhưng đây là điểm đến phổ biến nhất đối với khách du lịch Bangladesh, là những người quá ít quan tâm đến bãi biển cát trải dài nhất thế giới này và để mặc cho nó bị rác rến phủ đầy.

Việc tái lập tự nhiên ở Venice, Cox’s Bazar và các nơi khác trên thế giới có thể là một trong số ít những khía cạnh tích cực trong thời điểm khó khăn to lớn này của thế giới.

Virus corona và suy thoái môi trường

Chúng ta đổ lỗi cho ai trong một cuộc khủng hoảng mà chúng ta chưa từng thấy ngay cả trong những cơn ác mộng tồi tệ nhất của chúng ta?

Có thể một ngày nào đó chúng ta sẽ biết điều gì thực sự gây ra thảm họa quốc tế này, hoặc có thể nó vẫn không được giải quyết như bí ẩn của Tam giác quỷ Bermuda. Ngay cả khi khu chợ cá Vũ Hán là đáng chê trách, thế giới không thể phủ nhận vai trò của mình trong việc không thể ngăn chặn việc giết hại tràn lan các loài động vật hoang dã và chim chóc để làm thức ăn và thuốc uống trong nhiều năm qua ở Trung Quốc và các nơi khác trên thế giới.

Trong nhiều năm qua, cuộc tấn công của loài người không chỉ giới hạn ở động vật hoang dã mà còn nhắm vào hầu hết mọi khía cạnh của thiên nhiên. Chúng ta tiếp tục trả giá. Ô nhiễm nặng nề trong không khí, đất và nước được quy trách nhiệm cho chín triệu ca tử vong mỗi năm, khoảng 16% tổng số ca tử vong.

Nhưng chúng ta đã không thay đổi và tiếp tục bám vào nỗi ám ảnh của chúng ta về một nền văn hóa duy tiêu dùng và phát triển kinh tế tàn nhẫn với giá phải trả là sinh thái.

Thật khó mà không đồng ý với những chuyên gia cho rằng có lẽ có một mối liên hệ trực tiếp giữa các đại dịch như Covid-19 và sự suy thoái môi trường. Trong nhiều thập kỷ, chúng ta đã phá hủy các khu rừng và tham gia buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp khiến con người tiếp xúc gần gũi với động vật hoang dã và từ từ tạo điều kiện cho một thảm họa ồ ạt.

Ở nhiều nước thuộc thế giới thứ ba như Bangladesh, chỉ một nhúm người tin rằng sự phát triển và bảo tồn tự nhiên có thể song hành với nhau. Vì vậy, nạn phá rừng, xâm lấn sông ngòi và cưỡng đoạt động vật hoang dã là chuyện rất phổ biến.

Gạt bỏ các cuộc biểu tình trong và ngoài nước, Bangladesh đã tiến lên phía trước với hai nhà máy chạy bằng than đốt gần rừng ngập mặn Sundarbans nổi tiếng, một động thái gây ra mối đe dọa lớn đối với môi trường và động vật hoang dã.

Những bóng ma của những hành vi sinh thái sai trái của chúng ta đã quay trở lại ám ảnh chúng ta. Tổ chức Y tế Thế giới gần đây đã cảnh báo rằng virus corona mới có thể không biến mất hoàn toàn khỏi thế giới, điều đó có nghĩa là chúng ta sẽ không sớm được tha thứ tội lỗi chống lại tự nhiên.

Tồn tại hay không tồn tại

Năm 2015, Thông điệp mang tính đột phá về môi trường của Đức Giáo Hoàng Phan-xi-cô “Laudato si”, đã gọi ô nhiễm là “một thứ tội” và đánh mạnh vào “những loại phát triển vô trách nhiệm”, gây ra những thiệt hại không thể khắc phục được cho môi trường.

Đức Thánh Cha cũng nhắc nhở chúng ta về những gì chúng ta thường hay quên: “Khi nói đến “môi trường”, người ta muốn nói về sự liên hệ đã có giữa thiên nhiên và xã hội đang hiện diện nơi đó. Điều này không cho phép chúng ta hiểu thiên nhiên như là một cái gì đó khác biệt với chúng ta hay chỉ là một khung cảnh đơn thuần chúng ta sống trong đó”. (Chương 4, Sinh thái học toàn vẹn).

Quá thường xuyên, chúng ta không nhận ra chúng ta cũng là một phần của tự nhiên và làm hại thiên nhiên có nghĩa là chúng ta đang hủy hoại bản thân và mối quan hệ của chúng ta với thiên nhiên.

Ngay cả trước khi Covid-19 ngẩng cái đầu xấu xí của nó lên, Đức Giáo Hoàng Phan-xi-cô đã thảo luận về “những tội sinh thái” trong Thượng hội đồng Giám mục cho vùng Amazon vào tháng 10 năm ngoái. Ngài thậm chí còn gợi ý về việc cập nhật giáo lý Hội thánh Công giáo để đưa vào một định nghĩa về “tội sinh thái”.

Những lời kêu gọi mạnh mẽ và nồng nhiệt của Ngài về việc chấm dứt văn hóa vứt bỏ và tình yêu đối với thiên nhiên đã gây được tiếng vang trên khắp thế giới, nhưng vẫn còn một câu hỏi về việc thế giới đã chú ý hay thay đổi được bao nhiêu.

Suốt nhiều năm, Liên Hợp Quốc đã hành động không đủ để cứu hành tinh của chúng ta khỏi ô nhiễm và suy thoái mặc dù có một loạt các hội nghị về biến đổi khí hậu và Liên Hợp Quốc không thể đồng thuận với hai nước gây ô nhiễm nhiều nhất, là Hoa Kỳ và Trung Quốc.

Công việc tiên phong của cựu phó tổng thống Mỹ Al Gore về biến đổi khí hậu đã được đánh giá cao trên toàn cầu. Cộng đồng quốc tế đã không giải quyết thỏa đáng tình trạng “khẩn cấp hành tinh” ngày càng gia tăng mà ông cảnh báo.

Lời kêu gọi của nhà hoạt động môi trường người Thụy Điển Greta Thunberg đã truyền cảm hứng cho hàng triệu người trên thế giới đứng lên vì công bằng khí hậu, nhưng vẫn còn phải xem những nỗ lực của cô ấy có thể mang lại bao nhiêu tác động.

Không có gì - không có cuốn sách, tài liệu, bài phát biểu hay hội nghị tuyệt vời nào - có thể là đủ để cứu môi trường trừ khi chúng ta thay đổi lòng dạ của chúng ta và xem bản thân là một phần của thiên nhiên.

Một ngày nào đó đại dịch virus corona sẽ kết thúc. Câu hỏi đặt ra là liệu chúng ta có trở lại với cuộc sống bình thường với tư cách là những con người đã được thay đổi và có tình yêu đối với thiên nhiên và động vật hoang dã. Nếu không, con sứa của Venice sẽ chết đi và cây hoa muống rực rỡ buổi sáng trên bãi biển của Cox’s Bazar sẽ lại biến mất.

Lịch sử và các thế hệ tương lai sẽ không tha thứ cho chúng ta vì chúng ta đã để lại phía sau mình một hành tinh tồi tệ hơn, bị đại dịch và biến đổi khí hậu gây họa.

Nguồn: hdgmvietnam.com

]]>
gxthohoang@gmail.com (Ban Biên Tập)GH Toàn CầuWed, 17 Jun 2020 07:14:20 +0700