Thính giả thân mến
Những ngày này quê hương Việt nam thân yêu của chúng ta đang trải qua những ngày đau buồn lo âu khi ca nhiễm Covit Côrôna Vũ Hán mỗi ngày lên con số hàng ngàn. Các tỉnh thành ở miền nam đã áp dụng chỉ thị 16, gia tăng sự phong tỏa, hạn chế đi lại để giới hạn sự lây lan và hy vọng chặn đứng đại dịch. Thế mà con virut bé xíu không nhìn thấy được đó lại cứ tiếp tục lây lan với tốc độ kinh hoàng.
Tuy thế có một loài virut khác cũng lây lan với tốc độ nhanh không kém nhưng không gây ra thiệt hại, ngược lại, mang lại niềm vui, an ủi, trợ giúp cho bao nhiêu người đang lâm vào cảnh khó khăn đó là “Virut Bác Ái Yêu Thương”. Những ngày này bên cạnh những tin buồn về số ca nhiễm trên báo chí, và mạng xã hội, thì cũng có rất nhiều tin vui từ các tấm lòng yêu thương quảng đại của những người dân Việt Nam ở khắp nơi dưới đủ mọi hình thức, bằng đủ mọi phương cách để sống tinh thần “lá rành đùm lá rách” hay “bầu ơi thương lấy bí cùng”. Truyền thống sống liên đới yêu thương của người Việt nam. Những người tín hữu việt nam cũng là những người đang rất thực tế và nhiệt thành thực thi giới răn yêu thương của Chúa Giê-su ở mọi cấp độ, giáo xứ, giáo phận, dòng tu, tổ chức bác ái, cá nhân để có những chương trình chia sẻ và hỗ trợ nhau. Những nơi bị dịch tương đối nhẹ hơn đang hỗ trợ cho những nơi là ổ dịch như Saigon, Bình Dương, Đồng Nai. Miến nam đang là điểm đến của những chuyến xe yêu thương chở các Y Bác sĩ, lương thực đến giúp cho những tâm dịch đang bị cách ly. Nhất nhiều người thiện nguyện tìm kiếm và phân phối hàng hóa thực phẩm cho những người dân thiếu thốn vì lệnh phong tỏa. Các Tu sĩ đăng ký tham gia chương trình phòng chống dịch, những bếp ăn không đồng cho những người lao động xa quê mất việc, các sinh viên bị két lại tại các ký túc xá.
Đảo qua một vòng trên facebook, những thông tin về các hoạt động bác ái của các Dòng tu rất nhiều, đặc biệt là các Dòng nữ. Cùng theo chân các nữ tu tìm kiếm rau xanh, có thể gọi là kim cương xanh trong thời gian cách ly, những hộp cơm tình thương, shipper thực phẩm đến khu cách ly mới thấy được tình người trong đại dịch chan chứa biết bao và lòng tốt có sức lôi kéo thu hút như thế nào.
Sàigon bắt đầu phong tỏa từ ngày 9/07, những ngày này những người làm việc kiếm sống thường nhật như bán vé số, chạy xe ôm hay xe taxi, những người nhặt ve chai gặp nhiều khó khăn. Ngày 12/07 có hai anh xe ôm đến bấm chuông một nhà dòng ở Tam Hà Thủ Đức để xin gạo, một anh giải bày: cả ba ngày này không ai đi xem ôm nữa, đường sá vắng tanh, Sơ cho con ít gạo về nấu cơm cho hai đứa con ở nhà, chan miếng nước mắm ăn qua ngày sơ ạ.
Rồi rau xanh, rẻ nhất vào những ngày thường thì trong hoàn cảnh cách ly hiện tại khiến cho người có tiền khó lòng tim được rau xanh, củ quả. May chăng xếp hàng ở siêu thị, nếu được ra khỏi nhà và sau đó mua với giá cao gấp nhiều lần. Một sơ viết trong nhật ký cách ly: “ai cũng biết trong mùa dịch này gạo và mì tôm không thể thiếu, rồi cái thích nhất, bình thường và rẻ nhất là rau, nếu người ta nói “gạo châu củi quế” thì chắc hẳn mùa dịch này tại Viêt nam phải gọi rau là “kim cương”. Thế là các nhà dòng trở thành siêu thị không đồng. Nhật ký của một nữ tu viết vào ngày 12/07: “rau ở Đà lạt gởi về nhà dòng chỉ giữ một ít để đủ dùng. Sơ Bề trên chia sẻ với hàng xóm quanh tu viện mỗi người một ít. Vậy mà dù chẳng có thông báo siêu thị không đồng hay thống báo hôm nay có rau, chẳng biết sao bà con ở đâu kéo đến xếp hàng trật tự nhận rau, chỉ trong ít phút một sân rau sạch bách. Có người mẹ trẻ chạy đến năn nỉ; “sơ ơi nhà con có con nhỏ mà mấy hôm nay không có rau, thế là sơ vào rổ rau buổi trưa của nhà dòng mang ra cho chị một túi. Một anh thanh thiên hổn hể chạy tới: sơ ơi con xin ít rau vì cách ly mấy ngày rồi mà chẳng có rau”. Các sơ ao ước tìm ra nguồn rau để cung cấp, chia sẻ với bà con.
Mùa đại dịch lại xuất hiện những “viên kim cương xanh” đó là những trái canh. Mọi người đang bảo nhau uống nhiều canh để thêm Vitamin C tăng cường để kháng lại chạy đến các Sơ. Nhà dòng kia được tặng sáu bao chanh và 20kg đậu bắp, có chanh bây giờ được coi là đại gia rồi. Một chị đã cho nhà dòng 100 kg rau muống. Thế là các sơ lại mang rau ra cổng tu viện, loáng một cái là rau và chanh bay nhanh không tì vết. Sơ chia sẻ hôm nay nhà mình đánh úp vì mấy hôm rau được mang ra cổng buổi sáng, hôm nay rau mang ra buổi chiều, chẳng có thông báo, ấy mà nhoáng một cái chỉ còn lại cái bàn và cái rổ đựng canh. không nói là đắt hàng như tôm tươi nữa mà gọi là đắt hàng như kim cương. Lấn này phải xác nhận đúng thật là lòng bác ái lây lan sau khi đọc nhật ký Saigon cách ly của một sơ các vị ân nhân liên tục nhắn tin gởi hàng cửu trợ đến các sơ giúp cho các nơi đang cần, từ Đắk Lăk, Cam Ranh, Đà Lạt và Saigon bao yêu thương dành cho người Saigon đổ về.
Thời đại @ có đủ thứ shipper, nhưng trong đại dịch mới có Sơ shipper mà là supershipper. Nhật ký cách ly Saigon số 14 viết. Đêm qua chợp mắt được hai tiếng thì nhóm rau của Anh Việt đã xuống tới cổng nhà dòng, chiếc xe của các anh hôm qua toàn hàng ngon, họ hẹn tới cổng bệnh viện hoàn mỹ và 4 sơ trên hai xe máy chạy chối chết xuống gần ba tấn hàng, chia cho tu viện Mẹ Thiên Chúa để nấu cơm cho anh chị em đang cách ly ở phường linh xuân, số còn lại mang về cùng với số rau nhận được lúc 12 giờ đêm chia cho các khu cách ly và các khu phong tỏa và các phòng trọ. Qua những việc làm bác ái đó ai nói tình thương lòng bác ái trên thế gian này không còn. Các sơ đưa rau củ quả tới phòng trọ ở khu cách ly người ta nói cả tháng nay chưa có cọng rau, thất nghiệp ở nhà nên không dám đi mua rau, hôm nay nhận được túi rau này ăn bù cho tháng trước và tháng tới nghỉ nhà. Bởi vậy người ta nói thiếu gì thì thiếu nhưng không thể thiếu sơ hay thiếu chất sơ đó là rau. Các sơ đã làm shipper nhưng nhiều khi không kham nổi mà thuê shipper thì viêm màng túi, các sơ xin Người lên dây cót ngay lập tức Người đáp lời ngay. Quả thật lòng thương xót của Thiên Chúa chan hòa trên con cái Chúa và lan tỏa cho mọi người.
Virut bác ai chắc chắn sẽ không chịu thua Covit đâu, rất cần lắm những tâm lòng bác ái, rất cần lắm những mẫu gương bác ái để sưởi ấm tâm hồn, khích lệ tinh thần và thúc đẩy chúng ta sống dưới răn của Chúa.
(sưu tầm)