Get Adobe Flash player

Tìm Kiếm

Đăng nhập

Chủ nhật, 11 Tháng 10 2020 07:29

Một câu chuyện trong Kinh thánh bị bóp méo làm người công giáo Trung quốc mất tinh thần

Posted by 
Rate this item
(0 votes)
  Một câu chuyện trong Kinh thánh bị bóp méo làm người công giáo Trung quốc mất tinh thần


Một quyển sách giáo khoa dành cho nhà giáo ở cấp trung học do ban xuất bản của Đại học Khoa học và Công nghệ Điện tử Trung Quốc do chính phủ điều hành, đã làm cho người công giáo ở Trung quốc thất vọng.

Văn bản, được xuất bản để dạy sinh viên “đạo đức nghề nghiệp và tôn trọng luật pháp” đã trích một đoạn trong Tin Mừng về người phụ nữ ngoại tình được tha thứ, nhưng câu chuyện bị bóp méo và chuyển hướng với mục đích chính trị. Một linh mục ẩn danh tuyên bố: “Làm sao dạy đạo đức nghề nghiệp với một quyển sách hướng dẫn như vậy?”

chine

Một phần trang bìa quyển sách giáo khoa đã gây tranh cãi làm cho người công giáo ở Trung quốc choáng váng.

Việc xuất bản quyển sách giáo khoa trong đó có câu chuyện bị bóp méo và vặn vẹo đã làm cộng đồng tín hữu công giáo ở Trung Quốc đại lục giận dữ. Sách dùng để dạy “đạo đức nghề nghiệp và tôn trọng pháp luật” trong đó nói đến câu chuyện người đàn bà ngoại tình được Chúa Giêsu tha thứ. Trong quyển sách, tường thuật đoạn Tin Mừng Thánh Gioan (Ga 8, 1-11) bị bóp méo và khẳng định Chúa Giêsu đã ném đá người phụ nữ tội lỗi để tuân theo luật pháp của thời đại Ngài. Bản văn kể lại đoạn đám đông muốn ném đá một phụ nữ theo luật, và Chúa Giêsu trả lời họ “Ai trong các ông sạch tội, thì cứ việc lấy đá mà ném trước đi.” Tuy nhiên, phần cuối của câu chuyện lại hoàn toàn khác, bản văn nói thêm, khi đám đông giải tán, Chúa Giêsu bắt đầu ném đá người phụ nữ đến chết và nói thêm “Tôi cũng là kẻ có tội, nhưng nếu luật pháp chỉ được thi hành bởi những người không có tội thì luật pháp sẽ vô ích”. Một giáo dân đã đăng đoạn văn này lên mạng xã hội, tố cáo việc làm sai lệch văn bản kinh thánh vì mục đích chính trị là một sự xúc phạm đối với Giáo hội công giáo. Ông nói: “Tôi muốn mọi người biết, Đảng Cộng sản Trung Quốc luôn tìm mọi cách để xuyên tạc lịch sử Giáo hội, bôi nhọ Giáo hội và lôi kéo sự thù hận của người dân đối với Giáo hội chúng ta.”

Ông Mathew Wang, một nhà giáo kitô giáo ở một trường dạy nghề xác nhận nội dung của văn bản gây tranh cãi, ông cho biết thêm việc xuất bản chính xác khác nhau tùy theo nơi ở Trung quốc. Ông cũng cho biết văn bản do sách giáo khoa xuất bản đã được Ủy ban Kiểm soát Sách giáo khoa về Giáo dục Đạo đức hiệu đính, như một phần của giáo dục hướng nghiệp ở các trường trung học. Ông lấy làm tiếc các tác giả này đã dùng một ví dụ sai lầm như vậy để biện minh cho các luật xã hội chủ nghĩa của Trung Quốc. Theo một số người công giáo Trung Quốc, các tác giả của cuốn sách này muốn nhấn mạnh rằng luật pháp là thiêng liêng ở Trung Quốc, và sự tôn trọng là tuyệt đối cần thiết. Một linh mục công giáo ẩn danh khẳng định, văn bản được xuất bản “tự nó là vô đạo đức và bất hợp pháp. Vậy làm sao dạy đạo đức nghề nghiệp bằng một cuốn sách giáo khoa như vậy được?” Linh mục lấy làm tiếc: “Đó là một hiện tượng xã hội rất đáng buồn mà chúng ta thấy ở Trung Quốc đại lục.” Ông Paul, một người công giáo Trung Quốc nói thêm, các bóp méo về các câu chuyện trong kitô giáo và lịch sử Giáo hội được tiếp tục quan sát, nhưng linh mục cho rằng các chống đối của kitô hữu không có một tác động nào. “Khuynh hướng này luôn lặp lại hàng năm nhưng Giáo hội không bao giờ trả đũa, hoặc cũng không bao giờ Giáo hội nhận được sự tôn trọng và lời xin lỗi đáng lý phải có”. Kama, một người công giáo quản lý nội dung cho một nhóm người công giáo trên mạng xã hội nhấn mạnh nội dung trong quyển sách này là xúc phạm niềm tin tôn giáo của tín hữu kitô giáo. Ông kêu gọi các tác giả và các nhà xuất bản liên hệ công khai xin lỗi và sửa lại văn bản. Ông nói thêm, “chúng tôi hy vọng các nhà chức trách kitô giáo sẽ lên tiếng”.

Đức tính tha thứ của kitô giáo bị xem là thiếu công bằng

Tuy nhiên, linh mục Jean Charbonnier, thuộc Dòng Thừa Sai Paris (MEP), hiện ở Pháp sau một thời gian dài sống ở Trung quốc gần như không bực mình gì về việc bóp méo một đoạn trong Tân Ước này. Ngài cười: “Điều này không có gì mới trong lịch sử Trung Quốc. Từ thế kỷ 17, các học giả Trung Quốc đã lên án kitô giáo vì họ không chấp nhận tinh thần tha thứ của kitô giáo, bị cho là thiếu công bằng”.

Một hình ảnh biếm họa Tin Mừng như thế không phải chỉ có ở trong Đảng Cộng sản Trung Quốc nhưng “cũng nằm trong não trạng người Trung Hoa” và vì thế không có gì đáng ngạc nhiên. Ngược lại, theo Linh mục Charbonnier, điều ngạc nhiên là Ủy ban kiểm tra quyển sách đã không nêu lên lỗi này và họ cho phép công bố một đoạn Tin Mừng bị bóp méo, đây là điều rất lố bịch đối với một người Trung quốc”.

Quan tâm đến những gì “tích cực” đang diễn ra ở Trung quốc, linh mục Charbonnier cho biết hai ngày trước đây, vào ngày lễ Thánh Mathêu 21 tháng 9, mười linh mục đã được chịu chức ở Bắc Kinh: “Buổi lễ rất long trọng và được phát trực tiếp trên mạng xã hội.”

Nguyễn Tùng Lâm dịch

Read 572 times Last modified on Thứ hai, 12 Tháng 10 2020 06:43