Giáo Xứ Thổ Hoàng - Giáo Xứ Thổ Hoàng - GH Toàn CầuGiáo xứ thổ hoànghttp://gxthohoang.netSun, 28 Apr 2024 12:41:14 +0700 - Open Source Content Managementvi-vnCác sứ điệp Mùa Chay của Đức Thánh Cha:http://gxthohoang.net/tin-tuc-giao-hoi/giao-hoi-toan-cau/item/17691-cac-su-diep-mua-chay-cua-duc-thanh-chahttp://gxthohoang.net/tin-tuc-giao-hoi/giao-hoi-toan-cau/item/17691-cac-su-diep-mua-chay-cua-duc-thanh-chaCác sứ điệp Mùa Chay của Đức Thánh Cha:
  CÁC SỨ ĐIỆP MÙA CHAY CỦA ĐỨC THÁNH CHA

 

Năm 2024: Xuyên qua sa mạc Thiên Chúa dẫn ta tới tự do

Năm 2023: Khổ chế trong Mùa Chay - một con đường hiệp hành

Năm 2022: “Làm lành, ta đừng quản ngại từ nan; đến thời đến buổi, ta sẽ gặt, miễn là đã không bỏ buông trôi. Vậy bao lâu còn dịp, ta hãy làm lành đối với mọi người” (Gl 6, 9-10)

Năm 2021: “Này chúng ta lên Giêrusalem” (Mt 20,18) - Mùa Chay: Thời gian làm tươi mới Niềm tin, Hy vọng và Tình yêu

Năm 2020: “Nhân danh Đức Kitô, chúng tôi nài xin anh em hãy làm hoà với Thiên Chúa” (2 Cr 5,20)

Năm 2019: “Muôn loài thụ tạo những trông ngóng nhìn thấy con cái Thiên Chúa được vinh hiển” (Rm 8,19)

Năm 2018: “Vì tội ác gia tăng, nên lòng yêu mến của nhiều người sẽ nguội đi.” (Mt 24, 12)

Năm 2017: “Lời Chúa là một hồng ân. Tha nhân là một hồng ân”

Năm 2016: “Ta muốn lòng thương xót, chứ không phải lễ tế” (Mt 9,13)

Năm 2015: “Anh em hãy vững lòng” (Gc 5,8)

Năm 2014: “Người đã trở nên nghèo để làm cho anh em được giàu có nhờ cái nghèo của Người” (x. 2 Cr 8,9)

Năm 2013: Tin trong đức Ái khơi lên tình bác ái - “Chúng ta đã biết và đã tin vào tình Thiên Chúa yêu thương chúng ta” (1 Ga 4, 16)

Năm 2012: “Chúng ta hãy quan tâm đến nhau, để khích lệ nhau sống bác ái và làm việc lành” (Dt 10,24)

Năm 2011: “Anh em đã được mai táng với Chúa Kitô trong Phép Rửa, anh em cũng sẽ được cùng sống lại với Người” (x. Cl 2, 12)

Năm 2010: “Sự công chính của Thiên Chúa đã được thể hiện nhờ lòng tin vào Đức Giêsu Kitô” (x. Rm 3, 21-22)

Năm 2009: Tái khám phá lại ý nghĩa kitô giáo của việc thực hành chay tịnh

Năm 2008: “Chúa Kitô đã trở nên nghèo vì anh chị em” (2 Cr 8,9)

Năm 2007: “Họ sẽ nhìn lên Đấng họ đã đâm thâu” (Ga 19,37)

Năm 2006: “Chúa Giêsu thấy đám đông thì chạnh lòng thương” (Mt 9, 36)


 


WHĐ (15.02.2024)

]]>
gxthohoang@gmail.com (Ban Biên Tập)GH Toàn CầuThu, 15 Feb 2024 16:12:59 +0700
Đức Thánh Cha: Truyền thông Công giáo không tuyên truyền hay tiếp thịhttp://gxthohoang.net/tin-tuc-giao-hoi/giao-hoi-toan-cau/item/17550-dtc-tt-cg-khong-tuyen-truyen-hay-tiep-thihttp://gxthohoang.net/tin-tuc-giao-hoi/giao-hoi-toan-cau/item/17550-dtc-tt-cg-khong-tuyen-truyen-hay-tiep-thiĐức Thánh Cha: Truyền thông Công giáo không tuyên truyền hay tiếp thị
  ĐỨC THÁNH CHA: TRUYỀN THÔNG CÔNG GIÁO KHÔNG TUYÊN TRUYỀN HAY TIẾP THỊ

 

Vatican News (13.01.2024) – Ngày 12/01, do bị viêm phổi nhẹ, Đức Thánh Cha đã trao bài nói chuyện cho các nhà truyền thông của Giáo hội Pháp. Trong diễn văn này ngài nhận xét rằng hiện nay thách đố của một truyền thông tốt ngày càng phức tạp, phải đối diện với tinh thần thế tục: ám ảnh về kiểm soát, quyền lực, thành công; với ý tưởng là những vấn đề trước hết là vật chất, công nghệ, tổ chức và kinh tế.

Đức Thánh Cha nói trước khó khăn này điều quan trọng là phải truyền thông bằng trái tim, lắng nghe bằng con tim, nhìn bằng trái tim những gì mà người khác không thấy được, để chia sẻ và kể lại, đảo ngược cái nhìn và phạm trù của thế giới.

Ngài nhấn mạnh đối với những nhà truyền thông Công giáo, thì truyền thông không phải là lấn át tiếng nói của người khác, không phải là sự tuyên truyền, nhưng đôi khi cũng cần phải im lặng. Truyền thông không phải là tập trung mọi thứ vào tổ chức, không phải là hoạt động tiếp thị, hay áp dụng kỹ thuật.

Đức Thánh Cha đề cập đến ba điều quan trọng cho hành trình của truyền thông Công giáo:

Trước hết là chứng tá. Ngài lưu ý rằng lời nói, hình ảnh là cách thức để chia sẻ chứng tá. Mặc dù Giáo hội Pháp đang trải qua hành trình thanh luyện nhưng sau những khoảng khắc đen tối thường là ánh sáng. Vì thế Đức Thánh Cha mời gọi mọi người không ngần ngại chia sẻ qua truyền thông tất cả những điều tốt đẹp diễn ra trong các Giáo phận, hội dòng, các phong trào. Với truyền thông, không ngại xây dựng sự hiệp thông trong Giáo hội và tình huynh đệ trong thế giới.

Thứ hai là can đảm. Đức Thánh Cha khẳng định lòng can đảm đến từ sự khiêm tốn và nghiêm túc trong nghề nghiệp, điều này làm cho truyền thông trở thành một mạng lưới gắn kết đồng thời mở ra, hướng ngoại. Ngài nói: “Tôi biết điều này không dễ. Nhưng đây là sứ vụ của anh chị em. Và ngay cả khi người nhận dường như thờ ơ, hoài nghi, chỉ trích, anh chị em đừng nản lòng. Hãy chia sẻ niềm vui Tin Mừng, tình yêu làm cho chúng ta nhận biết Chúa và hiểu thế giới. Những người nam nữ của thời đại chúng ta khao khát Chúa, tìm kiếm một cuộc gặp gỡ với Người và tìm kiếm Người qua anh chị em”.

Và thứ ba là cái cái nhìn mở rộng. Điều này sẽ giúp chúng ta nhìn được toàn thế giới trong vẻ đẹp và sự phức tạp của nó. Giữa những tin tức không đúng của thời đại, việc không thể nhìn thấy được điều chính yếu, khám phá ra rằng những gì hiệp nhất chúng ta thì luôn lớn hơn những gì chia rẽ chúng ta, và điều đó phải được truyền đạt bằng sự sáng tạo phát xuất từ tình yêu.

Ở điểm này, Đức Thánh Cha khẳng định: “Sự thật bị bỏ qua, nhưng chính bác ái giải thích tất cả. Tất cả trở nên rõ ràng - ngay cả việc giao tiếp của chúng ta - khởi từ một con tim nhìn bằng tình yêu thương”.


Nguồn: vaticannews.va/vi

]]>
gxthohoang@gmail.com (Ban Biên Tập)GH Toàn CầuSun, 14 Jan 2024 07:31:14 +0700
Khai mạc Đại hội Giới trẻ Thế giới 2023: Một vài sự kiện và con sốhttp://gxthohoang.net/tin-tuc-giao-hoi/giao-hoi-toan-cau/item/16818-khai-mac-dai-hoi-gioi-tre-the-gioi-2023-mot-vaisu-kien-va-con-sohttp://gxthohoang.net/tin-tuc-giao-hoi/giao-hoi-toan-cau/item/16818-khai-mac-dai-hoi-gioi-tre-the-gioi-2023-mot-vaisu-kien-va-con-soKhai mạc Đại hội Giới trẻ Thế giới 2023: Một vài sự kiện và con số
  Khai mạc Đại hội Giới trẻ Thế giới 2023: Một vài sự kiện và con số

“Ở Lisbon, cha muốn nhìn thấy một hạt giống cho tương lai của thế giới. Một thế giới lấy tình yêu là trung tâm, nơi chúng ta có thể cảm nhận được mình là anh chị em. Chúng ta đang có chiến tranh; chúng ta cần một cái gì đó khác. Một thế giới không sợ làm chứng cho Tin Mừng. Một thế giới vui tươi – bởi vì nếu Kitô hữu chúng ta không có niềm vui, thì chúng ta không đáng tin, và sẽ chẳng ai tin chúng ta”...

 

1. Đức Thánh Cha sẵn sàng để lên đường
Vẫn như lệ thường, để phó thác chuyến tông du lần thứ 42 này cho Đức Trinh Nữ Maria, hôm 31.07, Đức Thánh Cha đã đến Vương cung Thánh đường Đức Bà Cả để cầu nguyện trước ảnh Đức Mẹ là Phần rỗi Thành Roma (Salus Populi Romani).

(Hình: Vatican Media)

Kể từ khi trở thành Giáo hoàng, đây là lần thứ 109 Đức Phanxicô đến viếng Linh ảnh này, lần gần đây nhất là vào sáng ngày 16.06, ngay sau khi rời Phòng khám đa khoa Gemelli ở Rome, nơi ngài đã nhập viện trong 10 ngày để phẫu thuật ổ bụng.

Theo dự kiến, chuyến bay kéo dài 3 giờ đồng hồ của Đức Thánh Cha sẽ cất cánh từ sân bay Fiumicino, Roma vào lúc 7:50 sáng ngày mồng 02.08 để tới Lisbon, nhân Đại hội Giới trẻ Thế giới (ĐHGTTG) lần thứ 37, từ ngày mồng 02-06.08.2023.

Trong 5 ngày ở Bồ Đào Nha, Đức Thánh Cha sẽ có 8 bài diễn văn và 2 bài giảng. Ngài cũng sẽ có chặng dừng chân tại Fatima vào ngày mồng 05, nơi ngài đã đến viếng trước đây vào năm 2017, nhân dịp kỷ niệm 100 năm Đức Mẹ hiện ra.

2. Đức Thánh Cha trả lời thắc mắc của các thiếu niên trước ngày ĐHGTTG

Đức Thánh Cha đã thực hiện một đoạn video ngắn trong đó ngài trả lời các câu hỏi của các thiếu niên Công giáo liên quan đến việc cử hành ĐHGTTG 2023. Trong đoạn video, các câu hỏi được suy nghĩ thấu đáo và các câu trả lời ngắn gọn được phát hành trên kênh YouTube The Pope Video.

Câu hỏi đầu tiên dành cho Đức Thánh Cha do một thiếu niên đứng trước một dãy núi tuyệt đẹp với biển mở rộng phía sau lưng. Cùng với 2 người bạn, tất cả đều mặc trang phục với logo ĐHGTTG 2023, cô bé thắc mắc: Liệu Giáo hội có phải là để dành cho người già chăng, vì em nhận thấy rằng, khi đến nhà thờ địa phương, các băng ghế thường chật kín những người cao tuổi.

Đức Thánh Cha trả lời rằng tất nhiên là không. Đồng thời, ngài giải thích rằng, Giáo hội sẽ gặp rắc rối nghiêm trọng nếu chỉ dành cho người già:

“Giáo hội không phải là câu lạc bộ của người già cũng không là câu lạc bộ của người trẻ. Nếu Giáo hội trở thành một điều gì đó chỉ dành cho người già, Giáo hội sẽ tàn lụi. Thánh Gioan Phaolô II từng nói rằng nếu bạn sống với những người trẻ thì chính bạn cũng trở nên trẻ trung. Giáo hội cần những người trẻ để Giáo hội khôngtrở nên già nua”.

Thay đổi vị trí dành cho nhóm thiếu niên thứ hai ngồi bên bờ sông, Đức Thánh Cha được hỏi tại sao câu “Đức Maria vội vã lên đường” lại được chọn làm chủ đềcho ĐHGTTG 2023.

Đáp lại, Đức Thánh Cha giải thích rằng, mong muốn của ngài chính là hành động vị tha và nhanh nhẹn của Đức Maria sau khi thụ thai Chúa Giêsu sẽ được các tín hữu noi theo. Đức Thánh Cha nói:

Bởi vì ngay khi biết mình sẽ trở thành mẹ của Thiên Chúa, Đức Maria đã không ở đó để chụp ảnh tự sướng (selfie) hoặc khoe mẽ. Trái lại, việc đầu tiên Mẹ làm là vội vã lên đường để phục vụ, để giúp đỡ. Cũng vậy, các concần phải học hỏi từ Mẹ để bắt đầu cuộc hành trình giúp đỡ người khác”.

Cuối cùng, một nhóm thiếu niên đã hỏi Đức Thánh Cha về những hy vọng của ngài đối với ĐHGTTG lần này.

Đức Thánh Cha lưu ý rằng, ngài muốn khơi lên ngọn lửa của sự hăng hái, hân hoan đối với đức tin nơi thế hệ trẻ. Ngài giải thích rằng điều tối quan trọng là những người trẻ tiếp cận đức tin của mình với niềm vui và nhiệt huyết:

Ở Lisbon, cha muốn nhìn thấy một hạt giống cho tương lai của thế giới. Một thế giới lấy tình yêu là trung tâm, nơi chúng ta có thể cảm nhận được mình là anh chị em. Chúng ta đang có chiến tranh; chúng ta cần một cái gì đó khác. Một thế giới không sợ làm chứng cho Tin Mừng. Một thế giới vui tươi – bởi vì nếu Kitô hữu chúng ta không có niềm vui, thì chúng ta không đáng tin, và sẽ chẳng ai tin chúng ta”.

3. Khai mạc ĐHGTTG, một vài con số mới đã đạt được

Thánh lễ khai mạc ĐHGTTG 2023 đã được cử hành vào ngày mồng 01. 08, ban tổ chức ĐHGTTG Lisbon cho công bố một vài con số mới nhất như sau.

- 354.000 khách hành hương đã đăng ký

ĐHGTTG 2023 quy tụ nhiều tham dự viên đến từ nhiều quốc gia trên thế giới nhất, với tổng số hơn 200 quốc gia, ngoại trừ Maldives (Maldives là quốc gia nhỏ nhất châu Á, với dân số dưới 400.000 người).

Không kể nước chủ nhà Bồ Đào Nha với 43.742 người đăng ký, các quốc gia có số lượng người hành hương đã đăng ký cao nhất là nước láng giềng Tây Ban Nha (77.224), tiếp theo là Ý (59.469), Pháp (42.482) và Hoa Kỳ (19.196).

Tuy nhiên, gần 1 triệu người dự kiến sẽ tham dự buổi Canh thức và Thánh lễ bế mạc vào ngày mồng 05 và mồng 06 tại công viên Tejo rộng lớn của thủ đô Bồ Đào Nha.

- Gần 700 giám mục tham dự

Khoảng 688 Giám mục, trong đó có 30 Hồng y sẽ hiện diện tại Lisbon. Các quốc gia có nhiều Giám mục tham dự nhất là Ý (109), Tây Ban Nha (70), Pháp (65), Hoa Kỳ (61), và Bồ Đào Nha (36).

- 1.750 khách hành hương khuyết tật

Có khoảng 1.753 khách hành hương với nhiều hình thức khuyết tật đã đăng ký. Trong đó có 135 người khiếm thính, và 241 người khiếm thị. Tại Lisbon, sẽ có thông dịch viên ngôn ngữ ký hiệu.

- 25.000 tình nguyện viên

Nhằm góp phần giúp cho sự kiện được diễn ra suôn sẻ, 25.000 người đã đăng ký làm tình nguyện viên. Họ chủ yếu đến từ Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Pháp, Brazil và Colombia.

Tại khu vực Lisbon, 1.626 không gian công cộng đã sẵn sàng chào đón 294.151 khách hành hương. Các tham dự viên cũng đón nhận được sự hiếu khách của 8.831 gia đình bản xứ, cung cấp chỗ ở cho 28.618 khách hành hương.

Mạng lưới phục vụ ĐHGTTG Lisbon được 1.800 cơ sở tham gia hỗ trợ với hợp đồng cung cấp 2,7 triệu bữa ăn cho sự kiện mang tính quốc tế này.

- 5.000 nhà báo

Khoảng 5.000 chuyên viên truyền thông được công nhận để đưa tin về sự kiện này.

Được biết, 77 nhà báo làm việc chính thức tại Tòa thánh sẽ đi từ Roma đến Lisbon trên máy bay của Đức Thánh Cha vào ngày mồng 02, và nhóm cũng sẽ theo Đức Thánh Cha cho đến khi ngài trở lại Rôma vào Chúa Nhật ngày mồng 06.

- Trồng gần 18.000 cây xanh

Theo tinh thần của thông điệp Laudato Si’, hướng tới trách nhiệm với môi trường. Trong số những sáng kiến khác nhau, ĐHGTTG Lisbon đã trồng được 17.980 cây xanh.

Nt. Anna Ngọc Diệp, OP
Dòng Đa Minh Thánh Tâm
Theo:aleteia.org (31. 07) ; (01. 08) ; và (01. 08. 2023)

Nguồn: hdgmvietnam.com

* * * * *

CHƯƠNG TRÌNH TÔNG DU CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ
TẠI LISBON, BỒ ĐÀO NHA

Nhân dịp Ngày Giới Trẻ Thế Giới lần thứ XXXVII
02 – 06.08.2023

Thứ Tư ngày 2 tháng 8 năm 2023

ROMA – LISBON

07:50

Khởi hành từ sân bay quốc tế Roma/Fiumicino để bay đến Lisbon

10:00

Đến Căn cứ Không quân Figo Maduro ở Lisbon

10:00

CHÀO ĐÓN CHÍNH THỨC

10:45

NGHI THỨC TIẾP ĐÓN tại lối vào chính củaĐiện Quốc gia“Belém”

11:15

THĂM HỮU NGHỊ TỔNG THỐNG NƯỚC CỘNG HOÀ tại Điện Quốc gia “Belém”

12:15

GẶP CHÍNH QUYỀN, XÃ HỘI DÂN SỰ VÀ NGOẠI GIAO ĐOÀN tại Trung tâm Văn hoá Belém

Diễn văn của Đức Thánh Cha

16:45

GẶP THỦ TƯỚNG tại Toà Sứ thần

17:30

KINH CHIỀU VỚI CÁC GIÁM MỤC, LINH MỤC, PHÓ TẾ, TU SĨ NAM NỮ, CHỦNG SINH VÀ CÁC NHÂN VIÊN MỤC VỤ tại Đan viện thánh Giêrônimô

Bài giảng của Đức Thánh Cha

Thứ Năm ngày 3 tháng 8 năm 2023

LISBON – CASCAIS – LISBON

09:00

GẶP GỠ GIỚI TRẺ ĐẠI HỌC tại “Đại học Công giáo Bồ Đào Nha

Diễn văn của Đức Thánh Cha

10:40

GẶP GỠ GIỚI TRẺ CỦA SCHOLAS OCCURRENTES tại Trụ sở Scholas Occurentestại Cascais

Lời chào của Đức Thánh Cha

17:45

NGHI THỨC CHÀO ĐÓN tại Công viên “Parque Eduardo VII”

Diễn văn của Đức Thánh Cha

Thứ Sáu ngày 4 tháng 8 năm 2023

LISBON

09:00

GIẢI TỘI CHO MỘT SỐ NGƯỜI TRẺ CỦA NGÀY GIỚI TRẺ THẾ GIỚI tại Vườn Vasco da Gama

09:45

GẶP GỠ ĐẠI DIỆN CỦA MỘT SỐ TRUNG TÂM TRỢ GIÚP VÀ BÁC ÁI tại “Trung tâm Giáo xứ Serafina”

Diễn văn của Đức Thánh Cha

12:00

ĂN TRƯA VỚI CÁC BẠN TRẺ tại Toà Sứ thần

18:00

ĐÀNG THÁNH GIÁ VỚI NHỮNG NGƯỜI TRẺ tại “Công viên Eduardo VII”

Diễn văn của Đức Thánh Cha

Thứ Bảy ngày 5 tháng 8 năm 2023

LISBON – FATIMA – LISBON

08:00

Khởi hành bằng trực thăng từ Căn cứ không quân Figo Maduro ở Lisbon để bay đến Fatima

08:50

Đến Sân vận động Fatima

09:30

CẦU NGUYỆN CHUỖI MÂN CÔI VỚI NHỮNG NGƯỜI TRẺ BỆNH TẬT tại Nhà Nguyện Hiện Ra của Đền thánh Đức Mẹ Fatima.

Diễn văn của Đức Thánh Cha

Lời cầu nguyện

11:00

Khởi hành bằng trực thăng từ Sân vận động Fatima để bay đến Lisbon

11:50

Đến Căn cứ Không quân Figo Maduro ở Lisbon

18:00

GẶP RIÊNG CÁC TU SĨ DÒNG TÊN tại trường thánh S. Gioan Brito

20:45

CANH THỨC VỚI NGƯỜI TRẺ tại “Công viên Tejo”

Diễn văn của Đức Thánh Cha

Chúa nhật ngày 6 tháng 8 năm 2023

LISBON – ROMA

09:00

THÁNH LỄ CHO NGÀY GIỚI TRẺ THẾ GIỚI tại “Công viên Tejo”

Bài giảng của Đức Thánh Cha
Kinh Truyền Tin

16:30

GẶP GỠ CÁC TÌNH NGUYỆN VIÊN CỦA NGÀY GIỚI TRẺ THẾ GIỚI tại“Bãi biển Algés”

Diễn văn của Đức Thánh Cha

17:50

NGHI THỨC CHÀO BIỆT tại Căn cứ Không quân Figo Maduro ở Lisbon

18:15

Khởi hành từ Căn cứ Không quân Figo Maduro ở Lisbon để bay về Roma

22:15

Đến Sân bay quốc tế Roma/Fiumicino

]]>
gxthohoang@gmail.com (Ban Biên Tập)GH Toàn CầuMon, 07 Aug 2023 07:12:32 +0700
Phong chân phước cho nữ tôi tớ Chúa Armida Barellihttp://gxthohoang.net/tin-tuc-giao-hoi/giao-hoi-toan-cau/item/14796-phong-chan-phuoc-cho-nu-toi-to-chua-armida-barellihttp://gxthohoang.net/tin-tuc-giao-hoi/giao-hoi-toan-cau/item/14796-phong-chan-phuoc-cho-nu-toi-to-chua-armida-barelliPhong chân phước cho nữ tôi tớ Chúa Armida Barelli
  Phong chân phước cho nữ tôi tớ Chúa Armida Barelli

Lúc 10 giờ sáng, thứ Bảy 30 tháng Tư tới đây, nữ tôi tớ Chúa Armida Barelli, người Ý, sáng lập ngành thanh nữ của Phong trào Công giáo tiến hành, và đồng sáng lập Đại học Công giáo Thánh Tâm tại nước này, sẽ được tôn phong chân phước trong thánh lễ tại nhà thờ chính tòa Milano, là giáo phận lớn nhất tại Âu châu.
G. Trần Đức Anh, O.P. | RVA

Chị Barelli sinh tại Milano năm 1882 và chị theo học tại một học viện dòng tu ở Thụy Sĩ. Chị là thành viên một tu hội đời Phan Sinh và cũng là đồng sáng lập tu hội đời Các Nữ Thừa Sai Chúa Kitô Vua.

Năm 1910, cùng với cha Agostino Gemelli, dòng Phanxicô, chị tổ chức lễ thánh hiến các binh sĩ Ý trong Thế chiến thứ I cho Thánh Tâm Chúa.

Năm 1917, Đức Hồng y Andrea Ferrari, Tổng giám mục giáo phận Milano, mời chị Barelli phụ trách phong trào phụ nữ và chị đã thành lập những nhóm đầu tiên, sau này trở thành ngành nữ của Phong trào Công giáo tiến hành, được mở rộng ra cả nước. Tổ chức này được Đức Giáo hoàng Biển Đức XV công nhận vào năm 1918. Năm 1921 sau đó, ngài cũng xin chị thành lập “Hội các bạn của Đại học Công giáo Thánh Tâm”. Chị dấn thân rất nhiều trong việc phổ biến đoàn sủng Phanxicô. Chị Barelli qua đời ngày 15 tháng Tám năm 1952, thọ 70 tuổi, sau vài năm bị bệnh.

Cùng với cha Gemelli, chị sáng lập Bệnh viện Công giáo Thánh Tâm với trụ sở chính ở Milano, và cũng có trường y khoa với Bệnh viện Đa khoa Gemelli ở Roma, nơi đã điều trị cho Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II và Đức Thánh cha đương kim.

Án phong chân phước cho chị được tòa Tổng giám mục Milano khởi sự năm 1970. Năm 2007, Đức Thánh cha Biển Đức XVI cho phép công bố sắc lệnh nhìn nhận các nhân đức anh hùng của chị Barelli và ngày 20 tháng Hai năm ngoái, với sự chấp thuận của Đức Thánh cha, Bộ Phong thánh đã công bố sắc lệnh nhìn nhận một phép lạ nhờ lời chuyển cầu của nữ Tôi tớ Chúa Armida Barelli. Người được phép lạ là bà Alice Maggini, 65 tuổi. Ngày 05 tháng Năm năm 1989, khi bà đi xe đạp tại thành phố Prato, trung Italia, thì bị một xe tải đụng và bị thương ở não bộ. Các bác sĩ tiên báo bà sẽ bị những hậu quả trầm trọng về thần kinh. Khi ấy gia đình bà đã khẩn cầu Nữ Tôi tớ Chúa Armida Barelli cứu giúp, và bà Maggini đã được hoàn toàn bình phục một cách lạ lùng không mang hậu quả nào. Bà sống tới khi từ trần vào năm 2012, thọ 88 tuổi.

Nhân dịp lễ phong chân phước cho vị đồng sáng lập, Đại học Công giáo Thánh Tâm tổ chức một loạt các sinh hoạt tôn giáo và văn hóa, hội nghị từ ngày 27 tháng Tư sắp tới. Tối thứ Sáu 29 tháng Tư, từ 8 đến 9 giờ 30 tối, có buổi canh thức cầu nguyện tại Vương cung Thánh đường thánh Ambrosio để chuẩn bị lễ phong chân phước, với sự góp phần trực tuyến của cha Massimo Fusarelli, Bề trên Tổng quyền dòng Phanxicô.

(Tổng hợp 22-4-2022)

]]>
gxthohoang@gmail.com (Ban Biên Tập)GH Toàn CầuTue, 26 Apr 2022 21:13:12 +0700
Toàn văn cuộc phỏng vấn ĐTGM Georg Gänswein về mưu toan hạ nhục Đức Bênêđíctôhttp://gxthohoang.net/tin-tuc-giao-hoi/giao-hoi-toan-cau/item/14485-toan-van-cuoc-phong-van-dtgm-ganswein-ve-muu-toan-ha-nhuc-duc-benedictohttp://gxthohoang.net/tin-tuc-giao-hoi/giao-hoi-toan-cau/item/14485-toan-van-cuoc-phong-van-dtgm-ganswein-ve-muu-toan-ha-nhuc-duc-benedictoToàn văn cuộc phỏng vấn ĐTGM Georg Gänswein về mưu toan hạ nhục Đức Bênêđíctô
Toàn văn cuộc phỏng vấn ĐTGM Georg Gänswein về mưu toan hạ nhục Đức Bênêđíctô  


Ngày 14 tháng Hai, tờ National Catholic Register đã công bố toàn bộ cuộc phỏng vấn Đức Tổng Giám Mục Georg Gänswein về mưu toan hạ nhục Đức Bênêđíctô.

 

Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.

Thưa Đức Tổng Giám Mục, Đức Cha là thư ký riêng của Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16. Đức Giáo Hoàng danh dự hiện nay thế nào? Ngài đã nhận được báo cáo lạm dụng như thế nào và ngài nghĩ gì về cơn bão truyền thông đi kèm với nó?

Sáng nay chúng tôi cùng nhau cử hành thánh lễ như mọi ngày. Sau đó chúng tôi cử hành Phụng Vụ giờ kinh và ăn sáng. Và sau đó ngài làm công việc của mình, và tôi đang ở đây bây giờ. Ngài hiện rất tốt, áp lực đã được dỡ bỏ, tạ ơn Chúa, sau khi lá thư của ngài được công bố cùng với bản xác minh thực tế. Nhưng tôi có thể nói, ngài luôn bình tĩnh và đầy tin tưởng vào Chúa. Tất nhiên, đó là một điều để chống lại các áp lực, và một điều khác là chịu được áp lực bên trong. Nhưng, cảm ơn Chúa, ngài đã làm được như vậy, ngài bình tĩnh và trên hết, ngài chưa bao giờ đánh mất khiếu hài hước của mình.

Trong bức thư gần đây nhất của mình, Đức Bênêđíctô XVI đã xin lỗi các nạn nhân bị lạm dụng tình dục nhưng cũng bác bỏ mọi cáo buộc. Sao hai điều này có thể đi cùng nhau?

Bạn biết câu chuyện; một sai lầm đã được thực hiện sau khi công bố báo cáo Munich. Nhưng đó không phải là một sai lầm về phía Đức Bênêđíctô, như chính ngài đã chỉ ra trong lá thư của mình. Bản xác minh thực tế giải thích chuyện đó đã xảy ra như thế nào. Đó là một sự giám sát không may đã xảy ra. Nó không nên xảy ra. Nhưng nó đã xảy ra.

Tôi vẫn còn nhớ khi chúng tôi xem lại bản tuyên bố mà ngài gửi cho công ty luật, trong phần “hỏi và đáp” cuối cùng, ngài nói: “Cuộc họp đó, cuộc họp nổi tiếng, vào ngày 15 tháng Giêng năm 1980, tôi không nhớ. Nhưng nếu người ta nói rằng tôi vắng mặt, thì sự vắng mặt này được chứng minh - hoặc đã được chứng minh hồi đó - vì có một tài liệu của cuộc họp”. Và đó là nơi sai lầm đã xảy ra. “Nếu người ta nói rằng tôi vắng mặt, tôi chấp nhận điều đó. Tôi không nhớ”. Tôi nói: “Thưa Đức Thánh Cha, nó nằm trong các hồ sơ kỹ thuật số mà chúng con vừa kiểm tra, vì vậy chúng con có thể cho rằng đó là sự thật.” Điều đó đã không được kiểm tra lại, không hề, cho đến khi kết thúc. Nó chỉ xuất hiện trở lại khi báo cáo được trình bày và một trong những chuyên gia nói: “Chúng tôi có bằng chứng ở đây, Đức Bênêđíctô đã có mặt chứ không vắng mặt”. Tôi đã bị sốc và những người khác cũng bị sốc. Và sau đó chúng tôi kiểm tra lại. Và thực sự, đã có một sự nhầm lẫn. Tôi đã nói với Đức Bênêđíctô, và ngài nói: “Chúng ta phải nói ngay rằng đó là một sai lầm từ phía chúng ta.” Nó không cố ý, vì vậy nó không phải là một lời nói dối - những lời nói dối xảy ra có chủ đích; đó chỉ là một sai lầm. “Chúng ta phải nói điều này càng sớm càng tốt,” ngài nhấn mạnh. “Hãy chuẩn bị một thông cáo báo chí, thảo luận với Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh và sau đó tiếp tục.”

Và do đó, vào chiều ngày 24 tháng Giêng, tôi đã đưa ra một thông cáo báo chí và thông báo rằng sẽ có một tuyên bố trong đó đích thân Đức Bênêđíctô sẽ bình luận về vấn đề này. Và sau đó, có tuyên bố của ngài. Ngài nói, “Tôi sẽ đích thân viết một lá thư. Nhưng cũng cần phải có câu trả lời cho các cáo buộc chống lại tôi, và không chỉ cho các cáo buộc, mà còn cho những lời xuyên tạc ác ý, dựa trên tài liệu hồ sơ. Do đó, sẽ có một bức thư cá nhân từ phía tôi, và phần thứ hai, một phụ lục hoặc - như chúng tôi gọi nó là Faktencheck trong tiếng Đức – tức là một 'xác minh thực tế'“. Đức Bênêđíctô viết lá thư, còn những cố vấn – mà bây giờ chúng ta biết rõ tên của họ - đã giúp ngài soạn thảo bản ghi nhớ - đã thực hiện phần của họ và cho biết lỗi này xảy ra như thế nào, và ai là người phải chịu trách nhiệm về điều đó.

Về sai lầm này. Báo cáo lạm dụng có hơn 1,000 trang. Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô đã nhận được một danh mục các câu hỏi trước khi báo cáo này được xuất bản, bao gồm hàng nghìn trang tài liệu. Chúng phải được xem xét lại, và sau đó, dựa trên tài liệu này, ngài đã viết một phản hồi dài 82 trang. Trong tài liệu này, có sai sót về việc Đức Bênêđíctô có tham gia vào một cuộc họp hay không. Tuy nhiên, các trường hợp lạm dụng thậm chí không được thảo luận trong cuộc họp này và điều này được ghi lại. Đức Tổng Giám Mục có thể thảo luận thêm về điều này không?

Cho phép tôi cung cấp cho bạn một số thông tin cơ bản. Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô được hỏi liệu ngài có sẵn sàng tham gia vào báo cáo này hay không. Ngài nói: “Tôi không có gì phải giấu, tôi sẽ sẵn lòng làm điều đó.” Sau đó, ngài nhận được khoảng 20 trang câu hỏi và được thông báo rằng ngài tất nhiên sẽ có khả năng tham khảo tài liệu trên cơ sở các câu hỏi đã được biên soạn. Đức Bênêđíctô trả lời rằng, vì tuổi của mình, ngài sẽ không thể đến Munich, vì vậy không thể đến Tòa Tổng Giám mục để tham khảo các hồ sơ lưu trữ. Sau đó, người ta đề xuất rằng điều này cũng có thể được thực hiện bằng kỹ thuật số. Nhưng vì Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô không quen thuộc với thế giới máy tính mới, thế giới kỹ thuật số, nên tôi đề nghị ngài giao cho một giáo sư, Giáo sư Mückl từ Rôma, như bây giờ đã được biết đến, là người mà tôi biết rất rõ và đánh giá cao: Ngài là một luật sư và một nhà giáo luật và một nhà thần học rất giỏi. Giáo sư Mückl cũng phải ký vào một tuyên bố giữ bí mật cho giáo phận và công ty luật, và nói rằng ông sẽ nhận nhiệm vụ và tất nhiên, giữ im lặng. Đó là những gì Giáo sư đã làm, và sau đó ông ấy được giới thiệu với 8,000 trang hồ sơ kỹ thuật số. Giáo sư không thể sao chép. Vì vậy, Giáo sư Mückl phải làm những gì ông ấy đã làm khi còn là sinh viên: phải ghi chép. Và đó là một khối lượng thông tin đáng kinh ngạc.

Ông ấy có bao nhiêu thời gian? Có đến mức ba tháng không?

Không, không, trên thực tế, thông tin về định dạng kỹ thuật số không được cung cấp ngay từ đầu mà chỉ được cung cấp theo yêu cầu. Và vị Giáo sư đã làm việc theo cách của mình để vượt qua điều đó. Và sau đó, tất nhiên, mọi thứ được sắp xếp theo một trình tự hợp lý liên quan đến các câu hỏi. Sau đó, các nhà tư vấn hoặc các nhân viên vẽ ra một bản thảo đầu tiên. Và Đức Bênêđíctô đã xem qua. Và trong bản nháp đầu tiên này, sự nhầm lẫn, sai lầm đã xảy ra. Không ai nhận ra sự nhầm lẫn, không ai trong bốn người cộng tác, cả tôi cũng như Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô. Như tôi đã nói trước đây: Khi ngài hỏi tôi: “Có đúng là tôi không có mặt hay không?” Tôi đã trả lời “Vâng, đó là những gì người nói, đó là những gì các tập tin nói.” Và đó là sai lầm.

Vâng, sau đó mọi thứ đã diễn ra. Tuyên bố đã được gửi qua đường bưu điện, 82 trang được viết bởi các chuyên gia tư vấn, và Đức Bênêđíctô thường xuyên đọc lại, thực hiện một số thay đổi và cải thiện mọi thứ. Và cuối cùng, nó dài 82 trang. Và sau đó có những lời chỉ trích: “Nó quá kỳ cục, không phải giọng của Đức Bênêđíctô chút nào,” họ nói. Nhưng đối với các câu hỏi pháp lý, thường khá phức tạp và được viết bằng ngôn ngữ hơi “gợn sóng” - tôi có thể nói như vậy - người ta chỉ có thể trả lời bằng cùng một ngôn ngữ.

Thưa Đức Tổng Giám Mục, những điều gì đã xảy ra tiếp theo?

Ngày cuối cùng để gửi các trang trả lời này qua thư đã được ấn định vào ngày 15 tháng 12, hạn chót, có thể nói như vậy. Sau đó, công ty luật đã thông báo trong một thông cáo báo chí rằng nó sẽ được công bố vào tuần thứ ba của tháng Giêng. Đó là tất cả những gì chúng tôi đã nghe, tất cả những gì chúng tôi biết. Chúng tôi được thông báo rằng chúng tôi có thể tải xuống mọi thứ sau khi trình bày báo cáo, tập PDF và sau đó chúng tôi có thể đọc mọi thứ. Và ở đây chúng ta không nói về 1,000, mà là gần 2,000 trang! Báo cáo có 1,983 trang, bao gồm tuyên bố của Đức Bênêđíctô và tuyên bố của các Hồng Y khác. Hãy tưởng tượng số lượng giấy khổng lồ đó: 2,000 trang và được mong đợi sẽ trả lời ngay lập tức! Điều đó đơn giản là không thể. Một tuần sau, Đức Hồng Y Marx thông báo rằng một cuộc họp báo sẽ được tổ chức tại Munich. Và Đức Bênêđíctô nói: “Tôi phải đọc cái này trước, tôi muốn đọc cái này trước. Và tôi cũng sẽ yêu cầu các nhân viên đọc nó. Và sau đó tôi sẽ trả lời”. Bạn phải thừa nhận rằng với bất kỳ ai, người ở mọi lứa tuổi, rằng điều này cần có thời gian.

Gần 500 trường hợp đã được ghi lại trong báo cáo này. Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô đã bị quy lỗi vì xử lý sai bốn trường hợp. … Bức thư của Đức Giáo Hoàng đã được xuất bản gần đây. Đó là một bức thư rất cá nhân và kèm theo đó là một phản hồi có tính pháp hơn để bác bỏ những lời chỉ trích. Nhưng lá thư có giọng điệu đầy cảm xúc. Đức Giáo Hoàng thay mặt Giáo hội xin lỗi tất cả các nạn nhân. Nhiều đại diện truyền thông giải thích nó như thể ngài đang xin lỗi cụ thể về những trường hợp cụ thể. Nhưng điều đó không đúng phải không, thưa Đức Tổng Giám Mục?

Trước khi tôi trả lời câu hỏi của bạn, tôi muốn trở lại cuộc họp tai tiếng. Nghi thức của cuộc họp có nội dung: “Hiện diện trong cuộc họp là Đức Hồng Y Ratzinger, Tổng Giám mục”; Cha Tổng Đại diện lúc đó không có mặt. Ngài đã vắng mặt. Nhân viên chịu trách nhiệm đã nhận được yêu cầu từ một giáo phận ở Đức, hỏi liệu một linh mục đến Munich trong một thời gian nhất định để điều trị có được phép ở lại nhà xứ ở Munich hay không. Đó là chủ đề của cuộc họp. Yêu cầu của giáo phận đã được chấp nhận. “Chúng tôi sẽ chỉ định một linh mục hoặc một cha quản xứ mà vị đó có thể ở chung,” biên bản cho biết. Đó không hề là một sự tán đồng gì hết cả. Đó chỉ là về việc liệu yêu cầu này có nên được chấp nhận hay không. Và Đức Hồng Y Ratzinger, người có mặt, đương nhiên đồng ý: Tất nhiên, nếu chúng ta giúp được, chúng ta sẽ giúp. Điều gì xảy ra sau đó, sự hợp tác ở đây, sự hợp tác ở đó, nằm ngoài tầm hiểu biết của Đức Ratzinger. Vào thời điểm đó, điều đó đã không hề được thảo luận. Ngoài ra, lý do của liệu pháp, rằng đó có thể là một linh mục ấu dâm, không bao giờ được đề cập đến. Không có đề cập đến điều đó trong giao thức. Tuyên bố rằng Đức Ratzinger biết về điều đó, rằng Đức Ratzinger đã bảo vệ vị linh mục này và che đậy cho anh ta, chỉ đơn giản là một lời nói dối. Và tôi phải nói một cách khá thẳng thắn: Đó là một sự xuyên tạc ác ý. Nó đơn thuần là không đúng sự thật. Bạn phải biết sự thật đúng như bản chất của chúng, và cũng phải chấp nhận sự thật đúng như bản chất của chúng. Và sau đó tôi có thể giải thích chúng. Nhưng tôi không thể đặt xe trước con ngựa. Tôi hoàn toàn không thể. Đó là một cách nói xuyên tạc ác ý. Và điều đó cuối cùng đã lấy đi uy tín đạo đức của Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô, để ngài không còn có thể tự bảo vệ mình.

Nhưng hãy để tôi trả lời câu hỏi mà bạn đã hỏi tôi trước đây: Bạn hoàn toàn đúng: khi viết bức thư, Đức Bênêđíctô nói: “Đó phải là một bức thư rất cá nhân. Và đó là lý do tại sao có sự khác biệt giữa bức thư của tôi và bản xác minh. Để mọi người có thể thấy rằng đây là bức thư của tôi, bức thư tôi đã viết và xác minh thực tế, là tác phẩm của bốn người cộng tác, mà tôi biết và tôi chấp thuận”. Nhưng lá thư này là thứ mà ngài đã viết trước sự hiện diện của Chúa. Đoạn cuối có lẽ là chìa khóa cho tất cả. Ngài nói: “Chẳng bao lâu, tôi sẽ thấy mình đứng trước cuộc phán xét cuối cùng của cuộc đời mình,” trước một thẩm phán công minh.

Thực tế, đây không phải là lần đầu tiên ngài xin lỗi các nạn nhân bị lạm dụng. Tôi nhớ rất rõ, và điều này cũng được đề cập trong lá thư, rằng, trong các chuyến tông du của mình với tư cách là giáo hoàng, ngài thường gặp những người từng bị các linh mục lạm dụng tình dục. Những cuộc gặp gỡ này rất xúc động, luôn diễn ra trong nhà nguyện, không có báo chí, luôn bắt đầu trong nhà nguyện bằng một lời cầu nguyện ngắn, và sau đó là cuộc họp. Và sau đó tôi có thể thấy những cuộc gặp gỡ này có những tác động gì. Và đây chỉ đơn giản là báo cáo sự kiện. Nhiều nạn nhân trong số này đã làm chứng sau đó, trên đài phát thanh hoặc trên TV, cuộc gặp gỡ này đã giúp họ như thế nào và mọi áp lực, gánh nặng đã được giảm bớt ra sao. Đức Bênêđíctô luôn nói: Mỗi nạn nhân của sự lạm dụng là một người đã phải gánh chịu quá nhiều; mỗi trường hợp lạm dụng là quá nhiều, và cuối cùng điều đó không thể được sửa chữa. Điều duy nhất có thể giúp đỡ là lời cầu xin tha thứ và, có thể nói, là lời cầu khẩn đặt những người này dưới sự bảo vệ của Thiên Chúa.

Đức Tổng Giám Mục đã đồng hành cùng ngài trong nhiều năm. Là một người đã làm việc với Đức Bênêđíctô, là người đã hỗ trợ ngài, thái độ của ngài đối với vấn đề lạm dụng có thay đổi hay không, hay vẫn luôn như chúng ta đã thấy trong bức thư?

Tôi đã làm việc trong Bộ Giáo lý Đức tin từ năm 1996, với tư cách là một nhân viên và sau đó, từ năm 2003, với tư cách là thư ký riêng của ngài. Và ngay từ đầu tôi đã thấy thái độ của ngài như thế nào. Nó giống hệt như ngày nay, cũng giống như khi ngài còn là giáo hoàng, nó không bao giờ thay đổi. Ngược lại, ngay từ đầu ngài đã bị thuyết phục rằng cần phải minh bạch, cần phải rõ ràng, rằng chúng ta phải gọi mọi thứ đíc danh của chúng, và chúng ta không được che đậy bất cứ điều gì. Và ngài đã làm điều này cùng với Đức Gioan Phaolô II, cố gắng để các hành động tuân theo niềm tin của ngài. Nói cách khác: Vatican phải làm gì, Giáo hội phải làm gì để thực sự đạt được mục tiêu này? Sự thay đổi tư duy, tất nhiên, phải được theo sau bởi một sự thay đổi trên bình diện luật pháp, nghĩa là chúng ta thực sự có một công cụ để làm điều gì đó đối với vấn nạn này. Sau đó, Đức Gioan Phaolô II đã biến Bộ Giáo lý Đức tin thành một tòa án, nếu tôi có thể giải thích theo cách đó, ban cho nó đủ năng lực cần thiết. Năng quyền này trước đây đã được ban cho một Bộ khác. Đức Gioan Phaolô II đã cất nó khỏi Bộ này và trao nó cho Bộ Giáo lý Đức tin. Và kể từ đó, quá trình sửa chữa, làm rõ, đã khở sự.

Đức Bênêđíctô, khi còn là Hồng Y Ratzinger, cũng đóng vai trò quyết định trong việc xử lý các trường hợp lạm dụng trong Giáo hội, phải không thưa Đức Tổng Giám Mục?

Ngài không chỉ đóng vai trò quyết định, ngài còn là nhân vật quyết định, là người quyết định; người không chỉ đề xuất sự minh bạch mà còn thực hiện các bước cụ thể hướng tới minh bạch. Có thể nói, ngài là “cha đẻ của sự minh bạch”, và do đó ngài cũng thuyết phục được Thánh Giáo Hoàng Đức Gioan Phaolô II.

Điều đó có dễ dàng cho ngài hay không, hay ngài phải chiến đấu để đạt được? Những nỗ lực cải cách của ngài có được chào đón với vòng tay rộng mở không?

Tôi không muốn nhiều chuyện, nhưng thực sự có sức đề kháng bên trong. Và sự phản kháng này đã được thể hiện rất rõ ràng. Nhưng ngài luôn tin chắc rằng sự đề kháng này có thể và phải vượt qua với sự giúp đỡ của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, và vì vậy điều đó đã xảy ra. Cảm ơn Chúa! Nếu bạn tham khảo tài liệu lưu trữ của Bộ Giáo Lý Đức Tin, bạn có thể thấy một loạt các tài liệu quan trọng dẫn từng bước, giống như một bức tranh khảm, đến mục tiêu chính xác này. Và điều đó được tiếp tục: Với tư cách là giáo hoàng, tất nhiên, ngài tiếp tục theo đuổi con đường này ở cấp độ cao hơn và hiệu quả hơn. Và đây là khuynh hướng cũng được Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp tục.

Cá nhân con đã đọc và nghe rất ít về những sự kiện này trong vài ngày và tuần qua trên các phương tiện truyền thông. Đức Tổng Giám Mục có cảm giác sau bức thư này, ngay cả sau khi làm rõ về mặt pháp lý, các tín hữu trên khắp thế giới hiểu rằng mọi cáo buộc đã được làm sáng tỏ? Đức Tổng Giám Mục thấy điều đó như thế nào?

Nếu tôi có thể đánh giá được điều đó, tôi sẽ cảm thấy an tâm hơn nhiều. Tôi thực sự không biết chắc chắn. Tôi chỉ có thể nói rằng đã có, và có những phản ứng truyền thông rất khác nhau, cũng khác nhau giữa các quốc gia. Ví dụ, khi tôi nhìn vào nước Đức, và ở đây khái quát một chút, tôi phải nói rằng mọi người đã cố gắng để buộc tội Đức Bênêđíctô về một điều gì đó. Tôi có thể quan sát thấy một sự thiên vị lớn, thậm chí là không thể chấp nhận được đối với con người của ngài, kết hợp với sự thiếu hiểu biết về sự thật. Họ không biết những điều đó hoặc không muốn xem xét chúng một cách nghiêm túc vì nó có thể không tương ứng với câu chuyện đã được tạo ra. Và rõ ràng là người ta có ý chống lại ngài, ngay cả trên cương vị Hồng Y Ratzinger với tư cách là tổng trưởng, và cả trên cương vị Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI, một số điều đơn giản là không có thật vẫn được giữ nguyên. Nghĩa là, người ta ước muốn gây khó cho ngài.

Và điều đó gây sốc cho tôi. Nhân vật, trong vấn đề quan trọng này - toàn bộ vấn đề về lạm dụng và ấu dâm - đã gợi ý và sau đó thực hiện các công cụ quyết định để giúp đỡ, dù với tư cách là tổng trưởng hay với tư cách là giáo hoàng, đang bị buộc tội về một điều gì đó mâu thuẫn với 25 năm sứ vụ của ngài. Vì vậy, những gì tôi nhận thấy, lặp đi lặp lại, một mặt là sự thiếu hiểu biết và mặt khác là đánh giá quá cao ý kiến của chính mình. Và đó là điều không liên quan gì đến việc đưa tin trung thực. Tôi chỉ có thể hy vọng rằng những người đã và đang đọc bức thư, những người biết Đức Hồng Y Ratzinger, Đức Bênêđictô, sẽ không để mình bị ảnh hưởng hoặc bị thuyết phục bởi những nhận định thiên vị như vậy. Đó là hy vọng của tôi.

Chúng ta có thể đã nói rằng danh tiếng của Đức Bênêđíctô XVI đã bị ảnh hưởng rất nhiều từ báo cáo lạm dụng này và những nghi ngờ được lèo lái sai trái. Nhưng tại sao điều này lại xảy ra bây giờ? Và có lẽ chúng ta có thể suy đoán một chút: Phải chăng bản báo cáo này cũng có một chiều kích chính trị, nhất là khi chúng ta nghĩ đến tình hình của Giáo hội ở Đức lúc này, phải không thưa Đức Tổng Giám Mục?

Khi báo cáo được khởi sự cách đây hai năm, nếu tôi nhớ không nhầm thì nó đã được dự trù công bố vào năm ngoái. Sau đó nó đã bị hoãn lại vì nhiều lý do khác nhau. Tôi nghĩ lần cuối cùng nó bị hoãn là từ tháng 11 đến tháng Giêng. Chúng ta có thể suy đoán về mức độ mà điều này được kết nối theo thời gian hoặc quan hệ nhân quả với những gì bạn đã đề cập, nêu đích danh nó một cách rõ ràng, đó là Tiến Trình Công Nghị ở Đức và các phong trào khác. Nhưng có một điều rõ ràng là: Những mục tiêu nhất định mà Tiến Trình Công Nghị hướng tới là điều mà con người và công việc của Đức Bênêđíctô đã cản đường. Và có một nguy cơ to lớn là mọi thứ liên quan đến ấu dâm và lạm dụng giờ đây đều được coi là nguyên nhân độc nhất, có thể nói như thế, để mở ra Tiến Trình Công Nghị này trước rồi mở ra những thứ tiếp theo trên con đường đó. Tuần trước, chúng ta đã xem những văn bản nào đã được thông qua, và điều này tiên báo là sẽ dẫn đến đâu.

Chúng ta đang nói về những giáo huấn luân lý của Giáo hội. Những người tham gia Tiến Trình Công Nghị ở Đức đã bỏ phiếu về các vấn đề như tình dục, hôn nhân, chức linh mục, và bác bỏ quan điểm của Giáo hội.

Vâng, ý tôi là, Tiến Trình Công Nghị này là một sự kiện, về mặt thần học hay giáo hội học, không tương ứng với một thượng hội đồng. Đó là một sự kiện có thể được tổ chức, và họ cũng có thể tạo ra các văn bản. Nhưng những bản văn này không có giá trị ràng buộc nào, và chắc chắn không có lợi cho đời sống của Giáo Hội. Chúng ta sẽ xem kết quả của những bản văn này xem chúng có thể mang lại kết quả nào hay không cho tiến trình của Thượng Hội đồng thế giới. Tôi tin rằng chúng sẽ không có kết quả. Có thể nói, nếu người ta muốn có một Giáo hội khác không còn dựa trên sự mặc khải, nếu người ta muốn có một cấu trúc khác của Giáo hội không còn là bí tích nữa mà là một thứ dân chủ giả tạo, thì người ta cũng phải thấy rằng điều này không liên quan gì đến sự hiểu biết Công Giáo, đến Giáo hội học Công Giáo, và sự hiểu biết của Công Giáo về Giáo hội.

Báo cáo cũng được sử dụng để biện minh cho Tiến Trình Công Nghị ở Đức. Nó đã được trình bày như là phản ứng cho các báo cáo về lạm dụng. Liệu có công bằng nếu chúng ta nói rằng có một chương trình nghị sự chính trị, thậm chí là ý thức hệ đang được theo đuổi ở đây, và những người sống sót sau vụ lạm dụng đang bị lợi dụng?

Đó cũng là xác tín của tôi. Người ta luôn nói rằng các nạn nhân của lạm dụng là trọng tâm. Và điều đó hoàn toàn đúng. Tuy nhiên, cũng có khái niệm “lạm dụng lạm dụng”. Và đó chính xác là mối nguy hiểm nằm ở đây. Chúng ta không được quên rằng bất cứ khi nào một người cố gắng thao túng một cái gì đó hoặc một ai đó, họ thường cố gắng đạt được mục tiêu bằng cách che giấu nó đằng sau một thực tế khác, có thể nói như vậy, cho đến khi họ nghĩ rằng đã đạt được mục tiêu.

Nhưng tôi có thể thành thật nói với bạn rằng tôi rất lạc quan. Lợi thế của cuộc sống ở đây ở Rôma là bạn được tiếp xúc với rất nhiều quốc gia khác nhau, rất nhiều lục địa khác nhau. Và một số người nói với tôi: Chúng tôi không thể hoặc không còn hiểu được những gì đang xảy ra ở đất nước của bạn. Nói chung là thế này: ở Đức, những người đã có cuộc họp ở Frankfurt và bây giờ đã có văn bản của họ, nghĩ rằng họ phải dạy bảo Rôma, rằng tiếng nói quan trọng của họ phải được lắng nghe ở Rôma để giúp Rôma, có thể nói như vậy, thì họ được hoan nghênh làm như thế. Tuy nhiên, hãy thận trọng hơn, và bây giờ tôi muốn nói điều đó một cách thẳng thừng, hãy bớt tự mãn, nhẹ nhàng một chút, cũng như xem lại cách trình bày trước công chúng.

Trong lá thư của mình, Đức Bênêđíctô cũng đề cập đến việc Đức Thánh Cha Phanxicô bày tỏ sự ủng hộ đối với vị giáo hoàng danh dự. Ngài đang ủng hộ ngài như thế nào?

Ngài đã rất rõ ràng. Ngài đã gọi điện và bảo đảm với Đức Bênêđíctô về tình đoàn kết của ngài, sự tin tưởng tuyệt đối của ngài, sự tin cậy huynh đệ và lời cầu nguyện của ngài. Ngài cũng nói rằng ngài không thể hiểu tại sao họ lại ra tay với Đức Bênêđíctô tàn bạo như thế. Khi Đức Bênêđíctô viết bức thư của mình, ngài đã gửi nó cho Đức Giáo Hoàng Phanxicô, tất nhiên là trước khi nó được công bố. Ngài cảm ơn Đức Phanxicô về cuộc điện thoại, và hỏi ngài có ổn không. Hai ngày sau, một bức thư tuyệt đẹp của Đức Thánh Cha Phanxicô gửi cho Đức Bênêđictô đã đến - một lá thư, trong đó ngài trấn an Đức Bênêđíctô một lần nữa và với những lời lẽ thực sự cảm động về sự ủng hộ, tình đoàn kết và sự tin tưởng của ngài, và nói với Đức Bênêđíctô rằng ngài hết lòng ủng hộ. Tôi đã được hỏi có thể công bố bức thư này không. Đó là một bức thư riêng mà Đức Thánh Cha Phanxicô đã viết cho Đức Bênêđíctô, và vì vậy nó nên được giữ bí mật và riêng tư. Nhưng người ta được phép nói về lá thư đó.

Trong bức thư, Đức Bênêđíctô XVI đã đề cập rằng ngài đã ở cuối cuộc đời dài của mình, nó gần giống như một bức thư từ biệt. Chúng ta sẽ nhớ đến ngài như thế nào? Di sản của ngài sẽ là gì?

Một số nhà bình luận đã nói rằng bức thư này là một minh chứng tinh thần. Và tôi nghĩ rằng tôi đồng ý. Theo một cách nào đó, bức thư này là một minh chứng thiêng liêng, bởi vì ngài đã viết nó trước mặt Thiên Chúa, với tư cách là một người có đức tin, một người - như chúng ta biết - muốn đưa vào huy hiệu giám mục của mình một từ trong Thư của Thánh Gioan: “llaboratores Veritatis”, “Đồng Nghiệp Của Sự Thật”. Có thể nói đây là sợi chỉ đỏ xuyên suốt cuộc đời ngài - khoa học, cá nhân, nhưng cũng là cuộc đời linh mục và giáo hoàng của ngài. Và ngài cam kết sâu sắc với phương châm này. Ngài đã làm mọi cách để sống cho phù hợp: cũng như và đặc biệt là đối với sự trung thực.

Tôi tin rằng một khi những cơn bão này qua đi và một số điều ngài bị buộc tội chỉ đơn giản là những điều “thối nát” - nói một cách thô thiển như thế - người ta sẽ thấy rằng sự rõ ràng trong suy nghĩ của ngài, sự rõ ràng trong công việc của ngài, những điều ngài đã làm, tỏa sáng rực rỡ và là một kho tàng lớn lao cho Giáo Hội: cho những ai tin, cho những người trung tín, một kho tàng có thể sinh nhiều hoa trái.

Xin chân thành cảm ơn Đức Tổng Giám Mục rất nhiều về cuộc trò chuyện này.

Cảm ơn bạn đã mời tôi.

J.B. Đặng Minh An dịch

(vietcatholic / ncregister)

]]>
gxthohoang@gmail.com (Ban Biên Tập)GH Toàn CầuWed, 23 Feb 2022 11:32:30 +0700
Đức Thượng phụ Giêrusalem mời gọi tín hữu tham gia Chúa Nhật Lời Chúahttp://gxthohoang.net/tin-tuc-giao-hoi/giao-hoi-toan-cau/item/14311-duc-thuong-phu-gierusalem-moi-goi-tin-huu-tham-gia-chua-nhat-loi-chuahttp://gxthohoang.net/tin-tuc-giao-hoi/giao-hoi-toan-cau/item/14311-duc-thuong-phu-gierusalem-moi-goi-tin-huu-tham-gia-chua-nhat-loi-chuaĐức Thượng phụ Giêrusalem mời gọi tín hữu tham gia Chúa Nhật Lời Chúa
    Đức Thượng phụ Giêrusalem mời gọi tín hữu tham gia Chúa Nhật Lời Chúa

 

Trong một thư gửi các tín hữu, Đức tổng giám mục Pierbattista Pizzaballa, Thượng phụ Công giáo Latinh ở Giêrusalem, đã thông báo với các tín hữu rằng Chúa Nhật Lời Chúa năm nay, ngày 23/1, tại Thánh Địa, sẽ được dành để đọc toàn bộ Tân Ước.

Ngày 30/9/2019, với tự sắc Aperuit illis - Người mở trí cho các ông - Đức Thánh Cha đã thiết lập Chúa Nhật Lời Chúa vào Chúa Nhật thứ III Mùa Thường Niên. Ngày này được dành để cử hành, suy tư và phổ biến Lời Chúa để “giúp dân Chúa phát triển tâm tình tôn giáo và chuyên cần với Sách Thánh”.

Trong thư gửi các tín hữu, Đức Thượng phụ của Giêrusalem mời các tín hữu gắn kết và tham gia vào các sáng kiến của các giáo xứ, cộng đoàn dòng tu hoặc giáo dân, nhóm giới trẻ, gia đình và cá nhân tín hữu ở Palestine, Israel, Jordan và đảo Sýp.

Lan truyền niềm say mê Lời Chúa

Đức tổng giám mục Pizzaballa giải thích: “Việc tham gia có thể được thực hiện với tư cách cá nhân hoặc với tư cách là một cộng đoàn, theo phần việc mà mỗi người có thể cống hiến và với thời gian mà mỗi người có thể có. Tin cậy vào ân sủng của Thiên Chúa, chúng ta sẽ lan truyền trên Thánh Địa, và từ đây đến trên toàn thế giới, ‘hạt giống không bị hư hoại của Lời ... sống động và vĩnh cửu’ một ‘hương thơm’ đích thực khiến bạn phải say mê yêu quý”.

Trong những năm qua, vào Chúa Nhật Lời Chúa, các tín hữu Công giáo, cùng với anh em của các Giáo hội Cải cách, đã quy tụ để đọc toàn bộ hoặc các phần Sách Thánh. Đức tổng giám mục Pizzaballa nói rằng đây là một thực hành, “cũng lấy cảm hứng từ những gì Công đồng Vatican II khẳng định”, trong hiến chế Dei Verbum: “Giáo hội luôn tôn kính Sách Thánh như đã tôn kính chính Mình Thánh Chúa, đặc biệt là trong phụng vụ thánh, để nuôi sống mình bởi bánh sự sống từ bàn tiệc Lời Chúa cũng như từ Mình Chúa Kitô”.

Lời Chúa đưa đến hiệp nhất

Đức Thượng phụ Latinh của Giêrusalem cũng nhắc lại điều mà Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhấn mạnh nhân dịp kỷ niệm 1600 năm ngày qua đời của thánh Giêrônimô: “Kinh thánh là cuốn sách của dân Chúa mà khi lắng nghe, chúng ta đi từ sự phân tán và chia rẽ đến sự hiệp nhất” và rằng “Lời Thiên Chúa hiệp nhất các tín hữu và làm cho họ nên một dân tộc”.

Trong những ngày tới, cổng thông tin của Tòa Thượng Phụ Latinh Giêrusalem sẽ công bố các sáng kiến khác nhau được chuẩn bị cho Chúa Nhật Lời Chúa, để cung cấp cho các tín hữu cơ hội lựa chọn các chương trình để tham gia. 

Nguồn: Vatican News

 

https://tgpsaigon.net/bai-viet/duc-thuong-phu-gierusalem-moi-goi-tin-huu-tham-gia-chua-nhat-loi-chua-64904

]]>
gxthohoang@gmail.com (Ban Biên Tập)GH Toàn CầuMon, 17 Jan 2022 07:00:09 +0700
12 sự kiện quan trọng của Vatican trong năm 2021http://gxthohoang.net/tin-tuc-giao-hoi/giao-hoi-toan-cau/item/14310-12-su-kien-quan-trong-cua-vatican-trong-nam-2021http://gxthohoang.net/tin-tuc-giao-hoi/giao-hoi-toan-cau/item/14310-12-su-kien-quan-trong-cua-vatican-trong-nam-202112 sự kiện quan trọng của Vatican trong năm 2021
12 sự kiện quan trọng của Vatican trong năm 2021

 

 

Vatican News (23.12.2021) - Chỉ còn một tuần nữa sẽ kết thúc năm 2021, Hãng tin Công giáo Thụy Sĩ đã điểm lại những sự kiện quan trọng trong năm tại Vatican, đặc biệt liên quan đến các quyết định và hoạt động của Đức Thánh Cha và các cơ quan của Giáo triều Roma. Vatican News Tiếng Việt xin tóm lược và gởi đến quý vị những sự kiện quan trọng này.


Ngày 14/01, Đức Thánh Cha Phanxicô tiêm vắc-xin ngừa Covid-19. Khi chiến dịch tiêm vắc-xin ở Châu Âu bắt đầu thì cũng là lúc Đức Thánh Cha Phanxicô và Đức nguyên Giáo hoàng Biển Đức XVI được nhận liều vắc-xin Pfizer đầu tiên. Trước đó một ngày, Quốc gia Thành Vatican đã thiết lập một trung tâm tiêm chủng tại Đại thính đường Phaolô VI. Tổng cộng trong 12 tháng, Vatican đã quản lý hơn 25.000 liều vắc-xin.Từ khi có vắc-xin, Đức Thánh Cha Phanxicô và Vatican đã luôn kêu gọi phân phối vắc-xin công bằng, và mời gọi mọi người tiêm vắc-xin. Vào tháng 8, ngài đã tuyên bố: “Tiêm vắc-xin là một hành động của tình yêu”.


Ngày 06/02, sơ Nathalie Becquart, nữ tu người Pháp được Đức Thánh Cha bổ nhiệm làm Phó Tổng Thư ký Thượng Hội đồng Giám mục. Đức Hồng y Mario Grech, Tổng Thư ký Thượng Hội đồng Giám mục tuyên bố rằng, với việc bổ nhiệm này “một cánh cửa đã được mở ra”. Bởi vì nữ tu người Pháp đã trở thành người phụ nữ đầu tiên có quyền bỏ phiếu trong Thượng Hội đồng Giám mục.Trong năm 2021, Đức Thánh Cha đã bổ nhiệm một số phụ nữ vào các vị trí có trách nhiệm rất cao, như vào tháng 8, ngài bổ nhiệm sơ Alessandra Smerilli, dòng Salêdiêng, một nhà kinh tế học, làm Tổng Thư ký “tạm thời” của Bộ Phục vụ Phát triển Con người Toàn diện, một trong những Bộ lớn của Tòa Thánh.

Ngày 05/3, Đức Thánh Cha viếng thăm Iraq. Lần đầu tiên, một vị Giáo hoàng bước lên vùng đất của Iraq. Sau hơn một năm không thực hiện chuyến tông du nào do đại dịch, Đức Thánh Cha đã đến Iraq và thực hiện ước mơ của thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Hai mươi năm trước, Giáo hoàng người Ba Lan đã muốn được cầu nguyện ở vùng đất của tổ phụ Ápraham, nhưng không thể.Trong bối cảnh an ninh và y tế căng thẳng, Đức Thánh Cha đã đi khắp đất nước bị tàn phá bởi hai thập kỷ chiến tranh. Chắc hẳn mọi người không thể quên cuộc gặp gỡ lịch sử của Đức Thánh Cha với Đại Ayatollah Sayyid Ali Al-Husayni Al-Sistani, lãnh đạo của Hồi giáo Shiite Iraq; những lời động viên của ngài dành cho nhóm Kitô hữu thiểu số đang đau khổ; và từ đống đổ nát của Mosul, Đức Giáo hoàng người Argentina đã chủ sự buổi cầu nguyện cho các nạn nhân chiến tranh và lên tiếng kêu gọi hòa bình.


Ngày 01/6, Tòa Thánh công bố về những sửa đổi lớn đối với Quyển VI của Bộ Giáo luật về hình luật.Được Đức Biển Đức XVI khởi xướng vào năm 2007, cuộc cải cách lớn của Quyển VI của Bộ Giáo luật đã mất mười bốn năm để hoàn thành. 63 trong số 89 điều của Quyển này về hình phạt trong Giáo hội đã được sửa đổi. Sự thay đổi lớn này nhằm mục đích điều chỉnh luật của Giáo hội cho phù hợp với thế giới ngày nay, và cân bằng lại mối quan hệ giữa công lý và lòng thương xót “mà đôi khi đã bị hiểu sai”, dẫn đến một thái độ lỏng lẻo, đặc biệt trong một số trường hợp lạm dụng tình dục của các giáo sĩ đối với trẻ vị thành niên.Với cải cách này, một điều khoản rõ ràng về tội liên quan đến tính dục của các linh mục đối với trẻ vị thành niên được thiết lập - cho đến lúc đó tội này chỉ được coi là tội nghịch với “nghĩa vụ đặc biệt” (Đề mục V) dành riêng cho giáo sĩ như việc vi phạm lời hứa khiết tịnh.Về tội gây thiệt hại đến tài sản của Giáo hội. Những sửa đổi chú trọng đến nguyên tắc minh bạch trong quản lý tài sản. Những ai lạm quyền, tham nhũng – cả hai phía – đều bị phạt. Hoạt động của các nhà quản trị, vì lợi ích riêng hoặc vì lợi ích của người khác, quản lý tài sản không theo các quy tắc cũng bị xử phạt.


Ngày 10/6, Đức Thánh Cha ra quyết định không chấp nhận đơn từ chức của Đức Hồng y Marx. Trước đó, ngày 21/5, Đức Hồng y Reinhard Marx, một trong những khuôn mặt nổi bậc của Giáo hội Công giáo quyết định gửi thư lên Đức Thánh Cha xin từ chức vì sự bê bối lạm dụng tính dục ở Đức và cách xử lý của hàng Giám mục theo Đức Hồng y là chưa đủ. Nhưng Đức Thánh Cha đã từ chối và nói: “Toàn Giáo hội đang gặp khủng hoảng vì vấn đề lạm dụng”.Ngoài trường hợp cá nhân của Đức Hồng y Marx, Đức Thánh Cha mời gọi toàn thể Giáo hội nhận ra những sai sót và tội lỗi của mình. “Là một Giáo hội, chúng ta phải cầu xin ơn xấu hổ”, Đức Thánh Cha nhấn mạnh, đặc biệt lưu ý trách nhiệm của “mỗi giám mục”, phải đối diện với khủng hoảng và tự hỏi: “Tôi phải làm gì khi đứng trước thảm họa này?”


Ngày 01/7, Đức Thánh Cha tổ chức buổi suy tư và cầu nguyện Đại kết cho Libăng. Gần một năm sau vụ nổ kép ở cảng Beirut, đất nước của những cây thông tuyết tiếp tục chìm trong những gì tạo nên một trong những cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất trong lịch sử của nó. Là người thường xuyên kêu gọi cầu nguyện cho Libăng, Đức Thánh Cha đã quyết định quy tụ các lãnh đạo của các tôn giáo Libăng để suy tư và cầu nguyện cho đất nước đang có nguy cơ bị sụp đổ.Trong dịp này, Đức Thánh Cha mời gọi người dân Libăng: “Đừng nản lòng, đừng nhụt chí, hãy tìm trong cội nguồn lịch sử của mình niềm hy vọng về một sự nở hoa mới”. Sau đó, hướng về cộng đồng quốc tế, ngài yêu cầu các vị lãnh đạo hỗ trợ Libăng để đất nước này không bị sụp đổ, nhưng bắt tay vào con đường phục hồi, mang lại ích lợi cho mọi người.


Ngày 04/7, Đức Thánh Cha nhập viện phẫu thuật đại tràng. Ở tuổi 84, Đức Thánh Cha Phanxicô trải qua cuộc phẫu thuật tại bệnh viện Gemelli ở Roma vì “chứng hẹp và viêm túi thừa của đại tràng”. Đây là lần nhập viện đầu tiên của Đức Thánh Cha kể từ khi kế vị thánh Phêrô vào năm 2013.Gần hai tháng sau khi rời bệnh viện Gemelli, Đức Thánh Cha nói với một đài phát thanh Tây Ban Nha rằng, ngài vẫn ổn và cho biết: ngài chưa có ý định từ chức như tin đồn. Ngài vẫn ăn uống bình thường, nhưng vẫn dùng thuốc vì các bác sĩ đã cắt bỏ 33cm ruột già. Ngoài ra, ngài có một cuộc sống hoàn toàn bình thường trở lại.


Ngày 16/7, Đức Thánh Cha Phanxicô ban hành Tự sắc “Traditionis custodes - Những người gìn giữ truyền thống”, quy định về việc cử hành Thánh lễ theo nghi thức Phụng vụ Latinh cũ, tiền Công đồng.Đức Thánh Cha giải thích rằng: ngài lo ngại “một công cụ hóa” Sách lễ Roma năm 1962 sẽ biểu lộ sự từ chối không chỉ cải cách Phụng vụ mà còn cả Công đồng Vatican II. Từ đây, cử hành Thánh lễ theo nghi thức cũ rất hạn chế và tùy thuộc vào sự phân định của Giám mục, và của Roma trong một số trường hợp. Đức Thánh Cha khẳng định: quyết định này nhân danh sự hiệp nhất của Giáo hội.Trong thư gửi kèm theo văn kiện, Đức Thánh Cha giải thích rằng: những nhượng bộ do các vị tiền nhiệm của ngài thiết lập để sử dụng sách lễ xưa, chủ yếu được thúc đẩy “bởi mong muốn ủng hộ việc hàn gắn cuộc ly giáo với phong trào của Đức Tổng Giám mục Lefebvre”. Đức Thánh Cha mong muốn các Giám mục đón nhận quảng đại “nguyện vọng chính đáng” của các tín hữu, những người đã yêu cầu sử dụng sách lễ đó, do đó “có một lý do để Giáo hội tái thiết lập sự hiệp nhất của Giáo hội”. Ngài nhận xét rằng: “nhiều người trong Giáo hội coi năng quyền này là cơ hội để chấp nhận tự do sử dụng Sách lễ Roma do Thánh Piô V ban hành, và sử dụng nó song song với Sách lễ Roma do Thánh Phaolô VI công bố”.


Ngày 27/7, Phiên xử đầu tiên của Tòa án Vatican về tham nhũng trong việc mua bán tòa nhà ở Luân Đôn đã diễn ra. Đối với một số người, đó là phiên tòa thế kỷ tại Vatican. Trên hàng ghế bị cáo có mười người, trong đó có Đức Hồng y Angelo Becciu, người Ý, từng giữ chức vụ cao trong Vatican. Vụ việc liên quan đến việc Vatican mua một tòa nhà ở Luân Đôn vào năm 2013, đã làm tiêu tốn hàng chục triệu Euro của Tòa Thánh. Thông qua phiên tòa phức tạp này, hiện vẫn chưa kết thúc, Tòa Thánh muốn chứng tỏ khả năng giải quyết tham nhũng. Vì vậy, độ tin cậy của công lý Vatican và những cải cách của Đức Thánh Cha trong vấn đề này cũng đang là một thách đố.


Ngày 04/10, tại Vatican, lời kêu gọi chưa từng có của các nhà lãnh đạo tôn giáo đối với khí hậu đã được ký chung. Một tháng trước hội nghị về khí hậu COP26 ở Glasgow, Đức Thánh Cha đã quy tụ khoảng 30 nhà lãnh đạo tôn giáo và 10 nhà khoa học để ký một tuyên bố chung về tôn trọng môi trường. Trong một tuyên bố, các vị lãnh đạo kêu gọi hạn chế sự gia tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu 1,5 độ C, chuyển đổi sinh thái của các quốc gia giàu có nhất hoặc sự tham gia tích cực của chính các nhà lãnh đạo tôn giáo để hành động đem lại ích lợi hơn cho khí hậu.


Ngày 10/10, Đức Thánh Cha đã khai mạc Thượng Hội Đồng về hiệp hành. Thượng Hội Đồng được khai mạc tại đền thờ thánh Phêrô. Trong hai năm, tất cả người Công giáo được mời gọi suy tư về việc làm cho Giáo hội trở thành một thực tại hiệp hành hơn. Hình thức của Thượng Hội Đồng này là điều chưa từng có, vì sau giai đoạn đầu được suy tư trong tất cả các giáo phận trên thế giới, giai đoạn thứ hai phải diễn ra ở cấp lục địa, và giai đoạn cuối cùng ở Roma vào năm 2023. Thượng Hội Đồng “thế hệ mới” này cũng là một phần của cuộc cải cách lớn do Đức Thánh Cha Phanxicô khởi xướng vào năm 2013 nhằm phân quyền cai quản của Giáo hội Công giáo.


Ngày 05/12, Đức Thánh Cha trở lại đảo Lesbos. Năm năm sau chuyến thăm Lesbos, Đức Thánh Cha đã trở lại một trong những hòn đảo của Hy Lạp bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi cuộc khủng hoảng di cư. Ngài đã biến nó thành điểm nhấn trong chuyến tông du đến Sýp và Hy Lạp - từ ngày 2 đến ngày 6/12. Từ một trại tị nạn, sau khi gặp hàng chục người di cư, Đức Thánh Cha đã tố cáo một “nền văn minh đắm tàu” thực sự, và bày tỏ sự sợ hãi khi chứng kiến “Biển của chúng ta - Mare nostrum” biến thành “Biển của sự kết - Mare mortuum”.
Giáng Sinh Vatican 2021

]]>
gxthohoang@gmail.com (Ban Biên Tập)GH Toàn CầuMon, 17 Jan 2022 06:42:48 +0700
21 Thừa sai bị giết trong năm 2021http://gxthohoang.net/tin-tuc-giao-hoi/giao-hoi-toan-cau/item/14227-21-thuq-sqi-bi-giet-trong-nam-2021http://gxthohoang.net/tin-tuc-giao-hoi/giao-hoi-toan-cau/item/14227-21-thuq-sqi-bi-giet-trong-nam-202121 Thừa sai bị giết trong năm 2021
  21 Thừa sai bị giết trong năm 2021  

Theo hãng Fides của Bộ Truyền giáo, truyền đi ngày 30 tháng Mười Hai vừa qua, trong năm nay có 21 thừa sai trên thế giới bị giết, gồm 12 linh mục, một tu huynh, 2 nữ tu và 6 giáo dân thừa sai.

 

Số nạn nhân cao nhất tại Phi châu với 10 thừa sai, trong đó có 6 linh mục, 2 nữ tu và 2 giáo dân. Theo sau đó là Mỹ châu với 7 thừa sai bị giết, gồm 4 linh mục, 1 tu huynh và 2 giáo dân. Tại Á châu, có 1 một là nạn nhân cùng với 2 giáo dân.

Tổng cộng trong 20 năm qua, tức là từ năm 2000, có 536 thừa sai trên thế giới bị giết hại.

Hãng tin Fides xác định rằng họ dùng từ “thừa sai” ở đây theo nghĩa rộng để chỉ “các tín hữu đã chịu phép rửa, ý thức mình là thành phần Dân Chúa, là môn đệ thừa sai, bất luận chức năng và mức độ được giáo dục về đức tin của họ. Họ là một chủ thể tích cực loan báo Tin mừng”, như Đức Thánh cha Phanxicô đã trình bày trong số 120 của Tông huấn Evangelii Gaudium, niềm vui Tin mừng.

Hãng tin Fides ghi nhận rằng vẫn còn bao nhiêu giáo dân, đặc biệt là các giáo lý viên, bị giết hại và con số này gia tăng. Như họ bị giết tại Nam Sudan trong các cuộc đụng độ võ trang, cùng với các cộng đoàn mà họ phục vụ; hoặc những người trẻ bị những tay bắn tỉa trong khi mang đồ cứu trợ cho những người tản cư để tránh các cuộc đụng độ giữa quân đội chính phủ và quân du kích tại Myanmar; tại Peru, một nữ thừa sai bị kẻ cướp sát hại tàn bạo để cướp điện thoại di động của chị; hay một thanh niên bị trúng mìn ở Cộng hòa Trung Phi trong lúc đi trên xe của cứ điểm truyền giáo, một giáo lý viên thổ dân bênh vực nhân quyền một cách bất bạo động bị giết tại Mêhicô.

 

(Fides 30-12-2021)

G. Trần Đức Anh, O.P

(rvasia.org 31.12.2021)

]]>
gxthohoang@gmail.com (Ban Biên Tập)GH Toàn CầuFri, 31 Dec 2021 11:42:53 +0700
Thoáng nhìn lại 8 năm cải tổ Giáo triều của ĐTC Phanxicôhttp://gxthohoang.net/tin-tuc-giao-hoi/giao-hoi-toan-cau/item/14217-thoang-nhin-lai-0-nam-cai-to-giao-trieu-cua-dtc-phanxicohttp://gxthohoang.net/tin-tuc-giao-hoi/giao-hoi-toan-cau/item/14217-thoang-nhin-lai-0-nam-cai-to-giao-trieu-cua-dtc-phanxicoThoáng nhìn lại 8 năm cải tổ Giáo triều của ĐTC Phanxicô
  Thoáng nhìn lại 8 năm cải tổ Giáo triều của ĐTC Phanxicô  

 

27/12/2021

 

Từ khi được bầu làm Giáo Hoàng ngày 13/3/2013 đến nay, ĐTC Phanxicô đã tiến hành chương trình cải tổ giáo triều Roma để phục vụ hữu hiệu hơn Giáo Hội hoàn vũ và sứ mạng của Giáo Hội nói chung.

 

Người ta cũng thấy rõ tiến trình này qua các huấn từ trong các buổi tiếp kiến dành cho Hồng Y đoàn và các vị lãnh đạo tại Tòa Thánh, khoảng 50 hồng y và 40 giám mục, đến chúc mừng ngài vào mỗi cuối năm nhân dịp lễ Giáng Sinh và năm mới.

Thực vậy, đối với các vị Giáo Hoàng tiền nhiệm như Đức Gioan Phaolô 2 hoặc Biển Đức 16, những buổi tiếp kiến này là dịp để ĐGH kiểm điểm những biến cố nổi bật trong sinh hoạt của Tòa Thánh trong năm sắp kết thúc. Nhưng đối với ĐTC Phanxicô, đây là dịp để ngài nhận định về đường lối hoạt động của Giáo Triều Roma, vạch rõ những khuyết điểm, nhấn mạnh những đức tính cần có, và đề ra hướng đi mới trong chương trình cải tổ Giáo Triều.

Buổi tiếp kiến năm 2013

 

Ngay trong buổi tiếp kiến đầu tiên ngày 21/12/2013, ĐTC Phanxicô nêu bật 3 đặc tính những người phục vụ tại các cơ quan trung ương Tòa Thánh cần phải có, đó là khả năng chuyên môn, tinh thần phục vụ và đời sống thánh thiện. Về đời sống thánh thiện, ngài nói: “Chúng ta biết rõ đây là điều quan trọng nhất trong thứ tự các giá trị, nó ở nơi nền tảng chất lượng làm việc và phục vụ. Sự thánh thiện có nghĩa là đời sống được chìm đắm trong Thánh Linh, cởi mở tâm hồn đối với Thiên Chúa, cầu nguyện liên lỷ, khiêm tốn sâu xa, bác ái huynh đệ trong tương quan với các đồng nghiệp.”

 

Buổi tiếp kiến năm 2014

 

Trong buổi tiếp kiến năm sau đó, 2014, ĐTC Phanxicô liệt kê 15 thứ bệnh những người phục vụ tại giáo triều Roma cần loại trừ, trong số này có bệnh tưởng mình là bất tử, miễn nhiễm, hoặc thậm chí là tối quan trọng không thể thiếu được. Hoặc bệnh cạnh tranh và háo danh, rồi bệnh tâm thần phân liệt trong cuộc sống: sống hai mặt, hậu quả của sự giả hình và dần dần trở nên trống rỗng về tinh thần.
Rồi có bệnh ‘ngồi lê đôi mách’, lẫm bẩm và nói hành: “Tôi đã nói nhiều về bệnh này và không bao giờ cho đủ”. Hoặc Bệnh thần thánh hóa giới lãnh đạo. Đó là bệnh của những kẻ dua nịnh cấp trên, hy vọng được ân huệ của họ.

Cũng có bệnh những nhóm khép kín, trong đó sự thuộc về một nhóm nhỏ trở nên mạnh hơn thuộc về cả thân mình và trong một số trường hợp, mạnh hơn cả sự thuộc về chính Chúa Kitô.

 

Buổi tiếp kiến năm 2015

Khác với năm 2014, trong buổi tiếp kiến Giáo triều năm 2015, ĐTC Phanxicô đã liệt kê một danh sách 12 các đức tính cần thiết cho những người phục vụ trong giáo triều và tất cả những người làm cho sự thánh hiến hoặc việc phục vụ của họ dành cho Giáo Hội được phong phú.

Trong số các đức tính đó có: tinh thần truyền giáo và mục vụ, khả năng thích hợp và tinh tế, linh đạo và tình người, gương mẫu và trung thành, hợp lý và dễ mến, thận trọng và cương quyết, bác ái và sự thật, lương thiện và trưởng thành, tôn trọng và khiêm tốn, quảng đại và quan tâm, can đảm và mau mắn, đáng tín nhiệm và điều độ (12).

Buổi tiếp kiến thứ năm 2016

Sau khi chuẩn bị tâm hồn của các chức sắc và nhân viên Giáo Triều, trong buổi tiếp kiến cuối năm 2016, ĐTC Phanxicô đã trình bày về việc cải tổ các cơ quan trung ương Tòa Thánh. Ngài nhấn mạnh rằng: “Cuộc cải tổ chỉ hữu hiệu nếu được thực hiện với những người được đổi mới, chứ không phải với những người mới mà thôi. Không thể chỉ hài lòng với việc thay đổi nhân sự, nhưng cần làm sao để các nhân viên Tòa Thánh canh tân về tinh thần, về nhân bản và khả năng chuyên môn. Trong thực tế, sự thường huấn không đủ, còn cần phải có sự hoán cải và thanh tẩy trường kỳ. Nếu không có sự thay đổi não trạng thì nỗ lực cải tổ sẽ vô hiệu.”

Buổi tiếp kiến năm 2017

Tiếp nối chương trình cải tổ Giáo Triều, trong buổi tiếp kiến năm 2017, ĐTC Phanxicô kêu gọi mọi người hành động theo tinh thần “quyền tối thượng phục vụ” của Người Kế vị Thánh Phêrô.

“Tính chất phổ quát trong việc phục vụ của các cơ quan trung ương Tòa Thánh phát xuất và nảy sinh từ đặc tính công giáo của sứ vụ Phêrô. Một giáo triều khép kín vào mình thì phản bội mục tiêu sự hiện hữu của mình và rơi vào tình trạng tự tham chiếu chính mình, và sẽ bị hủy diệt”.

Dùng hình ảnh các phó tế được kêu gọi trở thành tai mắt của Giám Mục, giúp ngài đi tới những quyết định mưu ích cho toàn thân mình, cho cộng đồng Giáo Hội, ĐTC Phanxicô nhấn mạnh rằng tương quan của những người thuộc Giáo Triều Roma với người kế vị Thánh Phêrô là tương quan hiệp thông con thảo, vâng phục để phục vụ dân thánh của Chúa. Sự hiệp thông với Phêrô củng cố và tăng cường sự hiệp thông giữa mọi phần tử”.

Trong chiều hướng trên đây, ĐTC Phanxicô phê bình những nhân viên Giáo Triều hành động trong những nhóm nhỏ, mưu mô; họ như thứ bệnh ung thư đưa tới tình trạng tự tham chiếu mình, thứ ung thư xâm nhập cả vào trong các cơ quan của Giáo Hội.

ĐTC Phanxicô đặc biệt cảnh giác chống lại một nguy hiểm khác, nguy hiểm của những kẻ phản bội sự tín nhiệm hoặc những người lợi dụng tình mẫu tử của Giáo Hội, tức là những người được tuyển chọn kỹ lưỡng để tăng cường sức mạnh cho thân mình và cho sự cải tổ, nhưng rồi họ không hiểu trách nhiệm cao cả của họ, để cho mình bị hư hỏng vì những tham vọng hoặc hư danh và khi họ bị loại trừ một cách tế nhị, thì họ tự tuyên bố một cách sai lầm là những người tử đạo của chế độ, của một Giáo Hoàng “không được thông tin đầy đủ”, của bè phái cũ, thay vì đấm ngực nhìn nhận tội lỗi của mình.

Buổi tiếp kiến năm 2018

Trong buổi tiếp kiến Giáo Triều cuối năm 2018, ĐTC Phanxicô đề cao kết quả cuộc cải tổ giáo triều được tiến hành cho đến nay và cám ơn các Linh Mục, tu sĩ nam nữ và giáo dân nhiệt thành.

Trong bối cảnh của những giáo sĩ, tu sĩ bị tố lạm dụng tính dục trẻ em, ĐTC Phanxicô đề cao đông đảo các các giám mục, linh mục, tu sĩ hằng ngày trung thành sống ơn gọi, sự thinh lặng, thánh thiện và từ bỏ. Họ là những người soi sáng tăm tối của nhân loại, với chứng tá tin, yêu và bác ái của họ.

Buổi tiếp kiến năm 2019

Sau 5 năm chuẩn bị tinh thần của những người phục vụ tại Tòa Thánh, trong huấn từ cuối năm 2019, ĐTC Phanxicô nói về việc cải tổ Bộ giáo lý đức tin, Bộ Loan báo Tin Mừng cho các dân tộc, Bộ truyền thông và Bộ Phục vụ Phát triển con người toàn diện.

Đặc biệt về hai Bộ đầu tiên, ĐTC Phanxicô nhận xét rằng thế giới ngày nay không còn ở trong bối cảnh như thời hai bộ Đức tin và Bộ truyền giáo được thành lập. Ngày nay những người dân chưa được nghe Tin Mừng ở mọi nơi, nhất là tập trung trong những khu thành thị rất đông đảo. Vì thế chúng ta cần thay đổi tâm thức mục vụ.

ĐTC Phanxicô nói: “Ngày nay Giáo Hội phải đương đầu với những thách đố khác, hướng về các biên cương mới trong việc truyền giáo cho dân ngoại cũng như trong việc tái truyền giảng Tin Mừng cho những dân tộc đã được loan báo về Chúa Kitô. Cần có một sự loan báo Tin Mừng mới, hay là tái truyền giảng Tin Mừng. Tất cả những điều đó nhất thiết bao hàm những thay đổi và những chú ý khác đối với các bộ vừa nói cũng như toàn thể Giáo Triều Roma.

Sau cùng, ĐTC Phanxicô đặc biệt tái cảnh giác chống lại thái độ “cứng nhắc”. Ngài nói: “Thái độ cứng nhắc nảy sinh từ sự sợ hãi thay đổi, và rốt cuộc, thay vì tháo gỡ những cột rào và chướng ngại ra khỏi thửa đất công ích, người ta lại biến nó thành một bãi mìn đầy sự thiếu cảm thông và oán ghét. Chúng ta hãy luôn nhớ rằng đàng sau mỗi thái độ cứng nhắc có một sự thiếu quân bình nào đó. Cứng nhắc và thiếu quân bình nuôi dưỡng nhau như một cái vòng lẩn quẩn”.

Buổi tiếp kiến năm 2020

ĐTC Phanxicô mời gọi mọi người vượt thắng các cuộc khủng hoảng mà bản thân mỗi người, xã hội và Giáo Hội đang trải qua:

“Đừng vội vã xét đoán Giáo Hội dựa trên các cuộc khủng hoảng do những gương mù gương xấu hôm qua và ngày nay. Bao nhiêu lần, cả những phân tích của chúng ta về Giáo Hội dường như là những trình thuật không có hy vọng. Một nhận xét về thực tại không hy vọng không thể được gọi là thực tế. Niềm hy vọng mang lại cho những phân tích của chúng ta điều mà bao nhiêu lần những cái nhìn thiển cận của chúng ta không nhận thức được. Tại Giáo Triều này có nhiều người đang làm chứng tá bằng công việc khiêm hạ, kín đáo, âm thầm, trung thành, với khả năng chuyên môn và lương thiện. Không phải từ chúng ta nhưng từ Thiên Chúa”.

Buổi tiếp kiến năm 2021

Sau cùng, trong buổi tiếp kiến Giáo Triều hôm 23/12 vừa qua, ĐTC Phanxicô mời gọi mọi người bước qua cánh cửa “khiêm nhường” và đồng thời ngài đề cao nhân đức này như động lực giúp thi hành tiến trình Thượng HĐGM thế giới về sự hiệp hành trong Giáo Hội.

ĐTC Phanxicô nhắc đến “Vua các vua” đến trong trần thế qua “cánh cửa khiêm nhường và mời gọi chúng ta bước qua đó”, và như đến tướng Naaman dũng cảm, bị phong cùi được lành mạnh sau khi hạ mình, tuân lời ngôn sứ, cởi bỏ áo giáp, xuống tắm 7 lần tại sông Giordan và “thân thể ông trở nên như thân thể trẻ thơ, ông được lành lặn” (2 V 5,14).

Cả chúng ta cũng cần tháo cởi những y phục, những đặc quyền, các vai trò, tước vị, để được chữa lành.

Tinh thần khiêm hạ này cũng giúp đặt chúng ta trong tư thế đúng để có thể gặp gỡ và lắng nghe, đối thoại và phân định cần có để thực hiện tiến trình 2 năm chuẩn bị Thượng HĐGM thế giới năm 2023 về sự hiệp hành như một đặc tính của Giáo Hội. Ngài nói: “Nếu ai tiếp tục khép kín trong những xác tín của mình, trong lối sống, trong cái vỏ ốc của mình với cảm thức và suy nghĩ, thì thật khó nhường chỗ cho kinh nghiệm về Thánh Linh”.

ĐTC Phanxicô nhấn mạnh rằng “Đặc tính hiệp hành là một đường lối mà chúng ta phải hoán cải để theo, nhất là chúng ta là những người ở đây và sống kinh nghiệm phục vụ Giáo Hội hoàn vũ qua công việc ở giáo triều Roma.”

G. Trần Đức Anh O.P

Nguồn: Đài Vatican News

]]>
gxthohoang@gmail.com (Ban Biên Tập)GH Toàn CầuWed, 29 Dec 2021 10:04:50 +0700
Giáo hội sắp có thêm hai vị hiển thánh và năm chân phước tử đạo.http://gxthohoang.net/tin-tuc-giao-hoi/giao-hoi-toan-cau/item/14049-giao-hoi-sap-co-them-hai-vi-hien-thanh-va-nam-chan-phuoc-tu-daohttp://gxthohoang.net/tin-tuc-giao-hoi/giao-hoi-toan-cau/item/14049-giao-hoi-sap-co-them-hai-vi-hien-thanh-va-nam-chan-phuoc-tu-daoGiáo hội sắp có thêm hai vị hiển thánh và năm chân phước tử đạo.
Giáo hội sắp có thêm hai vị hiển thánh và năm chân phước tử đạo.
Blessed Titus Brandsma | Vatican News
26/11/2021


G. Trần Đức Anh, O.P. | RVA

Hôm 25 tháng Mười Một vừa qua, với sự chấp thuận của Đức Thánh cha, Bộ Phong thánh đã công bố hai sắc lệnh nhìn nhận phép lạ nhờ sự chuyển cầu của hai chân phước và một sắc lệnh nhìn nhận cuộc tử đạo của năm vị tôi tớ Chúa tại Pháp.

Sắc lệnh đầu tiên nhìn nhận phép lạ nhờ lời chuyển cầu của chân phước Tito Brandsma, thuộc Cát Minh người Hòa Lan, sinh năm 1881 và nguyên là Viện trưởng đại học Nijmegen. Cha phê bình ý thức Đức quốc xã, ngay từ trước khi bắt đầu Thế chiến thứ II và Đức xâm lăng Hòa Lan năm 1940. Cha bị bắt năm 1942 và bị giết hại vì sự oán ghét đức tin, vào ngày 26 tháng Bảy năm 1942, khi được 61 tuổi trong tại tập trung Dachau của Đức quốc xã ở miền nam Đức.
Sắc lệnh thứ hai nhìn nhận phép lạ nhờ sự chuyển cầu của nữ chân phước Maria Chúa Giêsu, tục danh là Carolina Santocanale, người Ý, sinh năm 1852 tại Palermo, sáng lập dòng các nữ tu Capuxin Đức Mẹ Vô Nhiễm Lộ Đức, và qua đời năm 1923 tại Cinisi bên Ý, thọ 71 tuổi.

Hai sắc lệnh này mở đường cho việc tôn phong hai chân phước lên bậc hiển thánh.

Thứ ba là sắc lệnh nhìn nhận cuộc tử đạo của cha Henri Planchart, thuộc dòng các tu sĩ thánh Vinh Sơn Phaolô, cha Ladislao Radigue và ba linh mục dòng khác, bị giết vì sự oán ghét đức tin, năm 1871 tại Paris, bên Pháp.

Cuộc tử đạo của năm vị diễn ra trong một bối cảnh lịch sử rất phức tạp. Sau khi Pháp thất trận ngày 04 tháng Chín năm 1870, trong cuộc chiến Pháp-Đức, một nhóm đại biểu quốc hội đảng cộng hòa tuyên bố cáo chung đế quốc của Napoléon II và tuyên bố trở lại chế độ cộng hòa với chính phủ ở Versailles, nhưng Công xã Paris chống lại và đặt một chính phủ đối lập, theo lý tưởng xã hội cấp tiến. Quân đội Pháp bao vây Paris để chấm dứt Công xã và tiến vào thành ngày 21 tháng Năm năm 1871. Cuộc chiến đẫm máu xảy ra trên các đường phố trong một tuần lễ làm cho hàng ngàn người chết, cùng với những vụ đốt phá.Các thành phần Công xã Paris tấn công các binh sĩ, giáo sĩ và công dân bị họ coi là đối lập.
Những kẻ chủ trương Công xã Paris có lập trường oán ghét Giáo hội Công giáo và họ bài trừ các nơi thờ phượng và các giáo sĩ. Trong bối cảnh đó, năm linh ục đã bị họ giết chết trong khi thi hành phận sự, mặc dù các vị có thể trốn chạy.

Cùng với hai sắc lệnh trên đây, Bộ Phong thánh còn công bố sáu sắc lệnh nhìn nhận các nhân đức anh hùng của sáu vị tôi tớ Chúa.(Vatican News 25-11-2021)'

Lễ phong chân phước cho linh mục Jan Macha tử đạo


lm


 

Linh mục Jan Macha | Vatican News


22/11/2021
Đức Hồng y Marcello Semeraro, Tổng trưởng Bộ Phong thánh, đề cao tấm gương bác ái của linh mục Jan Macha đối với các linh mục trẻ, các chủng sinh, cũng như về lòng nhiệt thành theo Chúa, và phục vụ dân chúng và người nghèo.
G. Trần Đức Anh, O.P. | RVA

Đức Hồng y bày tỏ lập trường trên đây, trong bài giảng tại lễ phong chân phước cho linh mục Jan Macha tử đạo, mà ngài đại diện Đức Thánh cha Phanxicô chủ sự, sáng thứ Bảy, ngày 20 tháng Mười Một vừa qua, tại Nhà thờ Chính tòa Chúa Kitô Vua, ở thành phố Katowice, miền nam Ba Lan.

Hiện diện trong thánh đường và cả bên ngoài nhà thờ, có đông đảo các giám mục, đại diện hàng linh mục, tu sĩ nam nữ và hàng ngàn giáo dân.

Chính tại thánh đường này, cha Jan Macha đã thụ phong linh mục, ngày 25 tháng Sáu năm 1939, tức là hơn hai tháng trước khi Thế chiến thứ II bùng nổ, ngày 01 tháng Chín, khi Ba Lan bị Đức quốc xã xâm lăng.

Cha Macha được bổ nhiệm làm phó xứ thánh Giuse ở Ruda Slaska, và đã thành lập hội bác ái Konwalia, Hoa Huệ Thung Lũng, để giúp đỡ tinh thần và vật chất cho những người bị mất người thân trong chiến tranh, bị đói khổ. Trong các hoạt động này, cha Macha không hề phân biệt quốc tịch, tôn giáo hoặc giai tầng xã hội. Nhưng các hoạt động đó bị mật vụ Đức quốc xã nhìn với cặp mắt ngờ vực và khó chịu. Ngoài ra, vị linh mục trẻ cũng từ chối không chịu làm lễ bằng tiếng Đức, theo lệnh của quân Đức.

Cha Macha bị mật vụ Gestapo của Đức bắt ngày 05 tháng Chín năm 1941, tại nhà ga Katowice. Sau những cuộc hỏi cung và lăng nhục, cha bị giam cầm mười tháng, bị hành hạ và cưỡng bách từ bỏ đức tin và những chọn lựa mục vụ của cha. Sau cùng, cha bị kết án tử hình ngày 17 tháng Bảy năm 1942 bằng cách chém đầu, tại nhà tù Katowice, ngày 03 tháng Mười Hai sau đó. Lúc ấy cha mới được 28 tuổi đời.

Trong bài giảng thánh lễ, Đức Hồng y Semeraro nói rằng giáo huấn của vị tân chân phước hiển nhiên là cho tất cả mọi người, nhưng đặc biệt cho các linh mục trẻ, các chủng sinh, về tinh thần phục vụ. Cuộc tử đạo của cha Macha là một lời mời gọi chúng ta hãy ở lại với Chúa, tìm kiếm Chúa trong kinh nguyện và trong cuộc đối thoại nội tâm, tôn vinh Chúa bằng một cuộc sống thánh thiện. Hơn bao giờ hết, trong kỳ đại dịch này, giữa lúc Giáo hội đang tiến những bước đầu tiên trong hành trình công nghị, chúng ta cần ý thức rằng để được ơn cứu độ, chúng ta cần nhau, vì không ai có thể tự cứu thoát một mình.

(Vatican News 20-11-2021)
Một linh mục tử đạo Ba Lan được phong chân phước

Linh mc_Jan_Macha
Linh mục Jan Macha | Vatican News

18/11/2021
Một linh mục Ba Lan bị Đức Quốc xã chém đầu sẽ được Đức Hồng y Marcello Semeraro, Tổng trưởng Bộ Phong thánh, đại diện Đức Thánh cha Phanxicô tôn phong chân phước, vào thứ Bảy, ngày 20 tháng Mười Một này, tại Nhà thờ Chính tòa Chúa Kitô Vua ở thành phố Katowice, miền nam Ba Lan.
G. Trần Đức Anh, O.P. | RVA

Đó là cha Jan Macha, quen gọi là cha Hanik. Cha sinh năm 1914, gia nhập chủng viện và thụ phong linh mục năm 1939, vài tháng trước khi thế chiến thứ II bùng nổ, ngày 01 tháng Chín cùng năm đó, khi Ba Lan bị Đức quốc xã xâm lăng.

Tân linh mục Macha được bổ nhiệm làm cha phó. Cha giúp đỡ các sinh viên học sinh và hội hướng đạo, đồng thời cũng giúp các gia đình đã bị mất những người thân yêu trong chiến tranh và cũng là thành viên của nhóm hoạt động bí mật tên là Konwalia, nghĩa là “Hoa huệ ở thung lũng”.

Cha Macha bị mật vụ Gestapo của Đức bắt, ngày 05 Chín năm 1941, tại nhà ga Katowice. Sau những cuộc hỏi cung hạ nhục, cha bị kết án tử hình ngày 17 tháng Bảy năm 1942 bằng cách chém đầu tại nhà tù Katowice ngày 03 tháng Mười Hai cùng năm 1942, mặc dù mẹ cha hết sức tìm cách cứu con. Lúc đó, cha mới được 28 tuổi đời và đã phục vụ 1.257 ngày như linh mục. Người ta không hề tìm được xác của cha Macha.

Án phong chân phước cho cha Macha được khởi sự hồi năm 2013 và kết thúc năm 2015 ở cấp giáo phận, trước khi hồ sơ được chuyển về Bộ Phong thánh ở Roma. Ngày 29 tháng Mười Một năm 2019, Đức Thánh cha Phanxicô đã cho phép Bộ công bố sắc lệnh nhìn nhận cuộc tử đạo của cha Macha Hanik.

Đức Tổng giám mục Wiktor Skworc của giáo phận Katowice nói rằng: “Lễ phong chân phước này chắc chắn là một biến cố rất quan trọng đối với Giáo hội địa phương. Tôi rất vui mừng vì cha Hanik của chúng tôi được tôn phong. Tôi hy vọng biến cố này sẽ là một cơ hội củng cố đức tin và hồi sinh đời sống đạo trong giáo phận của chúng tôi, giữa thời kỳ khó khăn phục hồi từ đại dịch”.(CNA 17-7-2021)

 

]]>
gxthohoang@gmail.com (Ban Biên Tập)GH Toàn CầuSun, 28 Nov 2021 06:57:17 +0700