Giáo Xứ Thổ Hoàng - Giáo Xứ Thổ Hoàng - Items filtered by date: Thứ tư, 03 Tháng 6 2020Giáo xứ thổ hoànghttp://gxthohoang.netMon, 06 May 2024 18:59:11 +0700 - Open Source Content Managementvi-vnMột người công chính được Chúa thươnghttp://gxthohoang.net/suy-niem-loi-chua/item/11391-mot-nguoi-cong-chinh-duoc-chua-thuonghttp://gxthohoang.net/suy-niem-loi-chua/item/11391-mot-nguoi-cong-chinh-duoc-chua-thuongMột người công chính được Chúa thương
  Một người công chính được Chúa thương


5.6.2020 Thứ Sáu
Mc 12, 35-37

NGƯỜI CÔNG CHÍNH ĐƯỢC CHÚA THƯƠNG

Tin mừng hôm nay cũng là một bằng chứng cho điều đó. Đức Giêsu cố gắng giới thiệu cho người Do Thái một cách khéo léo về Đấng Kitô, về Chúa Thượng. Việc giới thiệu ấy không ngoài mục đích giúp các thính giả Do Thái nhận ra Đấng Kitô, Đấng Mêsia, Đấng Cứu Thế, Đấng là Chúa Thượng, Chúa cả muôn loài, được sai đến trần gian, và sẽ trở về bên hữu Chúa Cha: “Bên hữu Cha đây, con lên ngự trị, để rồi bao địch thù, Cha sẽ đặt dưới chân con”.

Những người Biệt Phái và nhóm Pharisiêu không tin Đức Giêsu là Đấng Messiah và là Con Thiên Chúa. Họ nghĩ Người chỉ là một nhân vật bình thường thuộc dòng dõi vua Đavít như bất kỳ một người hậu duệ nào khác trong dòng dõi vua mà thôi. Người không thể là Đấng Kitô của Thiên Chúa, vì hiện tại Người đang sống cùng thời với họ. Đứng trước những thắc mắc đó, Đức Giêsu đã dùng chính những lời của vua Đavít đã nói trước về Người để giúp họ nhận ra thân thế thật của Đấng Kitô. Vua Đavít đã gọi Đấng Kitô là “Chúa Thượng” của mình và “Chúa Thượng” này cũng chính là “Con của vua”. Để “thấy và hiểu” được điều ấy, nhất định vua đã được Thánh Thần soi dẫn.

Kinh thánh đã nhiều lần minh chứng và gọi Chúa Giêsu là con vua Đavít (Mt 1, 1). Phía dân chúng đã từng xưng tụng Chúa là con vua Đavít trong ngày lễ Lá, Chúa vào đền thánh (Mt 21, 9). Marcô ghi lại “vạn tuế Đấng nhân danh Thiên Chúa mà đến. Hạnh phúc thay nước Đavít sẽ đến” (11, 9). Thánh Gioan ghi lại rằng các thầy biệt phái được hỏi ý kiến đã trả lời “Đức Kitô thuộc dòng tộc Đavít và đến từ Belem là quê của Đavít” (Ga 7, 12). Người mù thành Gierico cũng đã kêu lên “Lạy Con Vua Đavít, xin thương xót tôi” (Mc 10, 48).

Đức Kitô đã được gọi là “Con Vua Đavít” (Mt 1, 1). Ngài không bao giờ từ chối tước hiệu này, nhưng tước hiệu đó không diễn tả đủ mầu nhiệm về chính Ngài. Vì thế, để kiện toàn những lời đã hứa với Đavít, Chúa Giêsu tuyên bố mình còn lớn hơn Đavít, Ngài là Chúa của Đavít (Mt 22, 42-45). Đavít chỉ là một chủ chiên của dân Chúa (Ed 34,23t). Nhưng Chúa Giêsu mới là chủ chiên thật, hiền lành thí mạng sống cho cả Đavít nữa. Chúng ta sẽ thấy Đấng là con Đavít sẽ trở lại ngày phán xét (Xh 22, 16).

Đức Kitô là Thiên Chúa thật và cũng là người thật. Đó là lòng tin kiên vững của Kitô giáo. Quá nhấn mạnh tới thiên tính mà bỏ quên nhân tính, hoặc ngược lại, đều là những sai lầm tai hại. Chúa Giêsu là Thiên Chúa thật, như lời thánh Gioan: “Từ khởi thủy đã có Lời, Lời vẫn ở cùng Thiên Chúa, và Lời là Thiên Chúa”. Nhưng Lời đã thành xác phàm và sống giữa nhân loại để cứu độ con người và nâng con người lên địa vị con cái Thiên Chúa. Nói theo thánh Irênê: Thiên Chúa đã làm người để con người được trở thành Thiên Chúa.

Cuộc đối đầu trực diện giữa Chúa Giêsu và các đối thủ qua đi với việc họ không còn chất vấn Ngài nữa. Lúc này, tác giả Marcô lại nhớ thêm một cảnh, trong đó chính Chúa Giêsu là người chất vấn. Marcô không xác định rõ kẻ bị hỏi, chỉ ở cuối đoạn ông mới cho biết đông đảo dân chúng lắng nghe Ngài cách thích thú.

"Con của Vua Đavid" là một tước hiệu để gọi Đấng Messia. Tuy nhiên, Chúa Giêsu không thích xưng mình với tước hiệu này, vì nó dễ gợi lên một quan niệm lệch lạc trong đầu óc người ta về một Đấng Messia cao sang uy quyền. Ngài thích xưng mình là Con Người hơn. Sở dĩ hôm nay Ngài dùng tước hiệu "Con Vua Đavit" là chỉ vì Ngài muốn mở trí cho các luật sĩ hiểu Ngài là ai thôi.

Chúng ta biết vua Đavit là vị vua rất nổi tiếng mà dân Do Thái kính phục và hãnh diện. Vua Đavit là một con người đại lượng. Ông đã không trừng phạt Saolê dù ông có thể (1Sm 24,26). Ông hoàn toàn vâng theo thánh ý Thiên Chúa (2Sm 15,25). Ông viết các thánh vịnh. Ông còn là một nhạc sĩ, là nhà kiến trúc vẽ đồ án đền thánh.

Quả thế, nhìn lại cuộc đời của ông, người ta thấy ông có một số lầm lỗi, nhưng cách chung ông là một vị vua sáng giá. Người Do Thái quan niệm rằng, làm vua theo dòng họ Đavid là cao trọng nhất. Cho nên nói rằng, Đấng Cứu Thế xuất thân từ nhà Đavit, là tôn vinh giá trị cao nhất của Ngài. Hơn thế nữa, Ngài còn là Chúa của Đavit.

Kinh Thánh đã nhiều lần minh chứng và gọi Chúa Giêsu là con vua Đavit (Mt 1,1). Dân chúng đã từng xưng tụng Chúa là con vua Đavit trong ngày Lễ Lá (Mt 21,9). Người mù thành Giêrikhô cũng đã kêu lên: "Lạy Con Vua Đavit, xin thương xót tôi" (Mc 10, 47).

Đức Kitô đã không bao giờ từ chối tước hiệu này, nhưng tước hiệu đó chưa diễn tả đủ vàđúng về Ngài. Vì thế, để kiện toàn những lời đã hứa với Đavit, Chúa Giêsu tuyên bố mình còn lớn hơn Đavit, Ngài là Chúa của Đavit (Mt 22, 42-45). Đavid chỉ là một chủ chiên của dân Chúa (Ez 34, 23t), Chúa Giêsu mới là chủ chiên thật, hiền lành thí mạng sống cho cả Đavit nữa. Rồi đây, người ta sẽ thấy Đấng là con Đavid sẽ trở lại ngày phán xét (Xh 22,16).

Như vậy, vấn đề được Chúa đặt ra ngày hôm nay là "Chính vua Đavit gọi Đấng Kitô là Chúa thượng thì do đâu Đấng Kitô lại còn là con vua ấy được?" (Mc 12,37). Thật là một câu hỏi dễ trả lời nếu như người ta tin nhận Chúa Giêsu là Đấng Cứu Thế, là Con Thiên Chúa nhưng điều này những người Do Thái chưa thể vươn tới. Chính vì thế mà họ không tìm ra được câu trả lời.

Trong lần chất vấn này, Chúa Giêsu đề cập đến tước hiệu mà các luật sĩ gán cho Ngài: con vua Ðavít. Một truyền thống Do thái xa xưa vẫn cho rằng Ðấng Kitô phải thuộc dòng dõi vua Ðavít (2V 7, 14-17). Người ta cũng thường gọi Chúa Giêsu là "con vua Ðavít" (10, 48; 11, 10). Nhưng chắc chắn Chúa Giêsu không tự xưng mình bằng tước hiệu này, vì nó quá hàm hồ, Ngài muốn tránh xa quan niệm về Ðấng Kitô theo kiểu chính trị.

Ngài trưng dẫn Thánh vịnh 110, theo đó Ðấng Kitô vừa là con vua Ðavít, vừa được Ðavít gọi bằng "Chúa tôi". Chính Kinh Thánh đã gán cho Ðấng Kitô một phẩm tính cao cả hơn con vua Ðavít và gọi bằng tước hiệu "Chúa". Sau biến cố Phục Sinh, các Kitô hữu đã sử dụng Thánh vịnh 110 để tìm ra các tước hiệu bao hàm trọn vẹn tính cách của Chúa Giêsu: họ tuyên xưng Ngài thực sự thuộc đẳng cấp thần thánh: Ngài đã sống lại và được Thiên Chúa phong làm "Chúa". Ngài lên trời và ngự bên hữu Thiên Chúa (Cv 2, 34-36).

Ðức Kitô là Thiên Chúa thật và cũng là người thật. Ðó là lòng tin kiên vững của Kitô giáo. Quá nhấn mạnh tới thiên tính mà bỏ quên nhân tính, hoặc ngược lại, đều là những sai lầm tai hại. Chúa Giêsu là Thiên Chúa thật, như lời thánh Gioan: "Từ khởi thủy đã có Lời, và Lời vẫn ở với Thiên Chúa, và Lời là Thiên Chúa". Nhưng Lời đã thành xác phàm và sống giữa nhân loại để cứu độ con người và nâng con người lên địa vị con cái Thiên Chúa. Nói theo thánh Irênê: Thiên Chúa đã làm người để con người được trở thành Thiên Chúa.

Con người là một huyền nhiệm với nhiều điều sâu kín không thể hiểu thấu, thì Đức Ki-tô Con Thiên Chúa làm người lại là một mầu nhiệm cao vời, và thẳm sâu hơn nữa. Mầu nhiệm này vượt trên tất cả những suy tưởng. Để không hoài nghi như những người lãnh đạo Do Thái xưa, chúng ta nhất thiết phải có một “cặp mắt” như Đavít, cặp mắt của đức tin được Thánh Thần chiếu rọi để nhận ra sự thật về Đức Kitô. Điều đó luôn là một thách thức lớn lao trong việc tiếp nhận niềm tin Kitô giáo đối với nhiều người và ngay cả với người đang mang danh là Kitô hữu – Bạn của Đức Kitô.

Đức Giêsu đặt vấn đề với các luật sĩ về tình tính của Người: “Chính vua Đavít gọi Đấng Kitô là Chúa Thượng, thì Đấng Kitô lại là con vua ấy thế nào được?”. Khi nói thế, Đức Giêsu muốn gợi mở cho họ biết rằng Người chỉ là con vua Đavít về phần xác, còn về phần thiêng liêng người là con Thiên Chúa và là Chúa Thượng của Đavít.

Chúng ta đã biết và tin Đức Giêsu là Con Thiên Chúa. Điều quan trọng là làm sao để niềm tin của chúng ta luôn vững mạnh, ngõ hầu chúng ta có thể can đảm vững bước theo Người.
Huệ Minh

]]>
gxthohoang@gmail.com (Ban Biên Tập)Suy niệm Lời ChúaThu, 04 Jun 2020 06:59:44 +0700
Đời tu - một nỗ lực tìm kiếm cái đẹphttp://gxthohoang.net/giup-nhau-song-dao/item/11390-doi-tu-mot-no-luc-tim-kiem-cai-dephttp://gxthohoang.net/giup-nhau-song-dao/item/11390-doi-tu-mot-no-luc-tim-kiem-cai-depĐời tu - một nỗ lực tìm kiếm cái đẹp
    Đời tu - một nỗ lực tìm kiếm cái đẹp

 

Cuộc sống là những chuỗi ngày dài tìm kiếm, nhưng tìm gì đó mới là điều quan trọng. Con người thời nay có xu hướng tìm những thứ vật chất bên ngoài: tiền tài, danh vọng, địa vị... đến nỗi một số người bất chấp tất cả để được sống cuộc sống mà họ gọi tên là “Hạnh phúc”. Bên cạnh đó lại có những người đi ngược với quy luật cuộc sống, cũng một khát khao, một hoài bão nhưng họ mang theo chúng vào cuộc sống gọi là “Đời tu” và nơi ấy họ từ bỏ tất cả để tìm được thứ mà mình muốn. Vậy họ tìm gì? Như Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II có nói: “ Đời tu là một nỗ lực tìm kiếm cái đẹp” (trích Tông huấn đời sống Thánh hiến). Câu nói ấy gợi lên trong tâm trí một Thỉnh sinh tu Dòng như tôi những suy nghĩ về “ cái đẹp” trong đời tu, đồng thời cũng là lời cảnh tỉnh cho những ai đang tìm kiếm thứ gì khác ngoài “cái đẹp” mà đời tu mang lại.

      Theo cách nói của người Việt Nam: Tu sĩ là những người dâng mình cho Thiên Chúa. “Tu là sửa”. Nếu gọi Nha sĩ là chuyên vể răng, Nhạc sĩ chuyên về nhạc thì hiểu nôm na “Tu sĩ” là những người chấp nhận tu bổ, sữa chữa bản thân theo lời mời gọi của Chúa Giêsu: “Anh em hãy hoán cải, sửa đổi và nên hoàn thiện” ( Mt 5,48).

        Xưa kia, Chúa gọi mời gọi các tín hữu tiên khởi sống với nhau “ một lòng một trí” ( Cr 2, 42 – 47) thì ngày nay Chúa cũng thôi thúc chúng ta: “ Hãy theo Thầy”   (Ga 21,19) bằng cách tự hiến chính bản thân, quảng đại dâng mình cho Ngài vào một cuộc sống bị coi là “ngược đời” nhưng ẩn chứa biết bao “Cái đẹp” mà Chúa mời gọi ta “Hãy đến mà xem” ( Ga 1, 39).

       Khác với những vẻ đẹp tự nhiên, “Cái đẹp” mà đời tu mang lại chính là một   “Tâm hồn đẹp” mà người khác không thể nhìn nhận và đánh giá, vì nó thuộc về nội tâm của chính chủ thể đang đi trên hành trình của mình. Nhưng cũng không dễ để khám phá “Cái đẹp” tiềm ẩn ấy, nó đòi ta phải có một khao khát mãnh liệt cùng sự can đảm, dám nỗ lực tìm kiếm, chấp nhận con người thật của mình để tìm đến những giá trị cao cả, thiêng liêng liêng hơn qua việc nhạy bén để nhận ra thánh ý Chúa trong từng giây phút.

        Một tâm hồn đẹp là một tâm hồn luôn hướng về Thiên Chúa, nghĩa là luôn quy về sự thiện. Khi hướng về sự thiện mọi suy nghĩ, lời nói, hành động của ta sẽ trở nên bác ái và yêu thương hơn với hết mọi người. Nhờ vậy, đời tu không chỉ giúp ta hình thành một con người đạo đức, thánh thiện, đời tu còn mang ơn phúc đến cho những ai cần đến ơn Chúa, cũng như phần rỗi các linh hồn cho cha mẹ, gia đình của ta.

       Một khi sự nỗ lực tìm kiếm được Chúa trả công, tâm hồn của ta sẽ tràn ngập niềm vui và bình an dù trước mắt là một tá những gian nan thử thách.

        Đối với tôi, trước khi đi tu việc san sẻ đồ của mình cho anh em trong gia đình là một việc không dễ, nhưng nay, khi bước vào đời tu, tôi có thể mau mắn và sẵn sàng gom những thứ mình có làm của chung cho một cộng đoàn toàn người xa lạ. Tôi hạnh phúc và bình an khi được cho đi, chính vì khám phá ra một thực tế “ Chúa Giêsu xây đắp nên tâm hồn ta, bản chất là đẹp và tuyệt vời hơn những gì ta nghĩ, nó rộng, quảng đại và bao dung hơn tôi tưởng. Điều đó trở nên hấp lực khiến tôi ngày càng muốn lún sâu,  chinh phục và khám phá con đường dâng hiến của mình, con đường Chúa đã mời gọi tôi …

       Vậy tại sao có những người “cảm” và tìm được “cái đẹp” trong tâm hồn của mình nhưng lại có những người chẳng tìm được gì ngoài một tâm hồn sáo rỗng?  Phải chăng họ đang tìm một thứ gì khác ngoài “ Cái đẹp” mà Chúa Giê su muốn nơi họ?

       Có rất nhiều bạn trẻ đi tu vì những lí do rất dễ thương và trong sáng: Được Lời Chúa tác động, được người quen giới thiệu, thích thú với bộ áo dòng, hay đơn giản tò mò đời tu như thế nào như tôi, nhưng chắc hẳn tất cả đã nằm trong kế hoạch gọi mời “ chung sống” của Chúa.

         Bên cạnh đó, có những người đặt chân vào dòng vì muốn trốn tránh những bon chen của thế gian, sợ rằng mình không thể bon chen giữa cuộc sống ấy và họ tìm đến đời tu như “ một nơi ẩn nấp”. Lại có những người nghĩ rằng đời tu mới có thể đưa tài năng của họ đến cho nhiều người biết và chỉ đi tu, tài năng của họ mới được khai phá triệt để. Đó phải chăng là tìm đến đời tu như một “bàn đạp danh vọng” để tìm kếm “cái tôi” của bản thân? Lại có người tìm đến đời tu như một “nhà trọ cao cấp” với đầy đủ tiện nghi để học tập và làm việc như ý họ muốn.

          Kết quả là gì? Dù có thể sống lâu năm trong đời tu đi chăng nữa đời sống của họ chẳng thể nào thăng tiến, cuộc sống cứ “tà tà” và không có gì ngoài những thứ phù vân mà họ đang tìm kiếm. Nhưng điều ấy có thể thay đổi, nếu họ nhận ra một khoảng trống trong tâm hồn mình.

          Đời tu tiềm ẩn biết bao “Cái đẹp” song “Cái đẹp” ấy chỉ dành cho những ai thực sự nỗ lực tìm kiếm.

           Chính vì vậy Chúa Giê su đã nói: “ Người được gọi thì nhiều mà kẻ được chọn thì ít”. Một cuộc sống dù bình đến mấy mà thiếu vắng Chúa thì cũng là thứ “ bình an ảo”. Bình an thực sự sẽ đến với những ai đang từ bỏ và nỗ lực mỗi ngày để biến đổi mình theo ý Chúa muốn. Đó là “ bình an” mà chẳng ai lấy mất được.

          Đáp lại lời mời gọi: “Đến mà xem” ( Ga 1,39) tôi đã có mặt và ở lại với Ngài nơi Hội dòng tôi thuộc về. Để luôn giữ được ngọn lửa ấy, tôi luôn dành thời gian định kỳ để củng cố đời tu của mình hầu không bị lệch ra khỏi con đường ân sủng của Chúa, qua đó mỗi ngày tích thêm nhiều năng lượng tích cực để phục vụ Chúa và tha nhân.

          Nếu bạn cũng giống tôi, khao khát khám phá “Cái đẹp”, thì chỉ có một chọn lựa duy nhất là dấn bước vào đời tu, bạn sẽ dần khai phá được những nét đẹp tiềm ẩn nơi bản thân là hình ảnh Chúa tao dựng. Muốn thế bạn hãy “ Đến” và “ Ở lại” trong Chúa và trong cộng đoàn.

 

http://daminhrosalima.net/tan-van/doi-tu---mot-no-luc-tim-kiem-cai-dep-29334.html

 

]]>
gxthohoang@gmail.com (Ban Biên Tập)Giúp nhau sống đạoThu, 04 Jun 2020 06:50:54 +0700
Thầy tôihttp://gxthohoang.net/van-hoa-nghe-thuat/van/item/11389-thay-toihttp://gxthohoang.net/van-hoa-nghe-thuat/van/item/11389-thay-toiThầy tôi
  Thầy tôi

Nếu có ai đó bất chợt hỏi tôi: niềm tự hào lớn nhất của bạn là gì? Tôi sẽ không đắn đo và trả lời dứt khoát: niềm tự hào lớn nhất tôi có, đó là Thầy tôi. “Thầy” là cách gọi của người miền Bắc vì gia đình tôi xuất thân từ miền quê Phú Thọ, khác với miền Nam gọi là “ba”, người trụ cột trong gia đình. Mặc dù đã vào Nam hơn 40 năm nhưng gia đình tôi vẫn giữ nguyên cách xưng hô ấy đến tận thời điểm hiện tại.

Nếu ngày trước tôi gọi “Thầy” vì ngay khi ở tuổi khôn đã nghe mọi người nói, đơn giản chỉ là bắt chước, nhưng giờ khi đã ở tuổi trưởng thành, tiếng gọi “Thầy” ấy mỗi khi cất lên chứa đựng cả một tình thương đong đầy của người con dành cho Thầy mình.

Đối với tôi, Thầy là một người cha mạnh mẽ, kiên cường vừa là một người thầy mẫu mực, giỏi giang dù chỉ được học hết lớp 3.

Sinh ra trong một gia đình 11 người con, thầy tôi là con cả nên mọi việc dồn nên đôi vai ấy, thật may mắn vì đôi vai ấy đủ rộng để làm tất cả những việc mưu sinh cho cuộc sống nghèo khổ ngày nào. Ngày xưa thầy tôi lấy mẹ sớm, 18 tuổi thầy mẹ đã sinh ra anh hai tôi. Thầy bảo: ngày ấy ở riêng, nhà lại nghèo nên ông bà cho 5 ngàn, bên ngoại nghèo hơn cho mẹ tôi một cái hộp dùng để đựng quần áo. Điều kiện lao động miền quê ngày một khó, đến nỗi thầy bảo: phải ăn cơm độn với muối cả năm, nên thầy tôi quyết định vào Nam để tìm kế mưu sinh mới.

Vào Nam với một ngàn đồng trên tay, thầy làm đủ thứ nghề: thợ mộc, đánh cá, thợ hàn, thợ may, thợ máy đến thợ hồ… có những lúc tôi nghĩ thầy tôi là siêu nhân vì việc gì thầy cũng làm được. Tạ ơn Chúa đã cho tôi một người cha thật hoàn hảo trong mắt tôi. Tuy nhiên thầy tôi vẫn có một tật xấu, đó là uống rượu. Mẹ bảo bỏ đi nhưng thầy bảo: “Làm chung với đám tụi nó (người dân tộc) là phải uống, nó mời gì cũng phải ăn, thì nó mới nghe lời mình, nên muốn thôi cũng không được, mẹ mày đừng có trách tôi”.

Dù chỉ học hết lớp 3, nhưng vì ham học hỏi, kiến thức của thầy tôi không chỉ dừng lại ở đó. Thời của tôi không được vinh dự nghe thầy tôi dạy, nhưng nghe các anh kể, thầy rất nghiêm khắc trong việc học, học ra học, chơi ra chơi, và đã học thì phải chảy mồ hôi. Đặc biệt thầy tôi rất ghét nói dối. Đó cũng làm nên kỉ luật trong gia đình tôi. Vì thầy mẹ không được học hành tới nơi (mẹ tôi mới học hết lớp 1), nên thầy tôi luôn thao thức cho các anh chị tôi học hành tới nơi, tới chốn.

Đối với tôi niềm hạnh phúc nhất là được mang đồ thầy may suốt bảy năm đi học. Thầy cũng là người dạy tôi biết tự sửa lấy trang phục của mình, thầy tôi đã làm được điều ấy khi cô bé 12 tuổi làm gãy mất 13 chiếc kim máy may. Thầy luôn là người truyền cảm hứng cho tôi trong tinh thần tự học, kiên trì và lối sống tự lập. Cùng với việc sống yêu thương trong gia đình, đó là điều thầy luôn căn dặn các gia đình anh chị tôi: “phải biết nhường nhịn nhau”…

Thắm đậm tình thương và hy sinh của thầy, của người cha trong gia đình, tôi thấu cảm được phần nào hoàn cảnh của những chị em bên cạnh tôi đang thiếu vắng đi hình ảnh người cha trong gia đình, đó là một sự mất mát thật lớn, mà điều đó mấy ai thấu hiểu được?

Ước mong sao, những ai đang còn cha hãy trân trọng món quà quí giá Thiên Chúa ban cho để luôn sống yêu thương và bao dung với cha mẹ đến hết cuộc đời. Còn những ai làm cha mẹ, hãy sống đúng với thiên chức của mình, sống ý thức, sống trách nhiệm và sống vì con cái.

http://daminhrosalima.net/van-hoa-nghe-thuat/thay-toi-29335.html

]]>
gxthohoang@gmail.com (Ban Biên Tập)VănThu, 04 Jun 2020 06:46:10 +0700
Suy Niệm Lời Chúa Thứ Sáu Tuần 9 Mùa Thường Niênhttp://gxthohoang.net/tin-tuc-giao-hoi/giao-hoi-toan-cau/item/11388-suy-niem-loi-chua-thu-sau-tuan-9-mua-thuong-nienhttp://gxthohoang.net/tin-tuc-giao-hoi/giao-hoi-toan-cau/item/11388-suy-niem-loi-chua-thu-sau-tuan-9-mua-thuong-nienSuy Niệm Lời Chúa Thứ Sáu Tuần 9 Mùa Thường Niên
Suy Niệm Lời Chúa Thứ Sáu Tuần 9 Mùa Thường Niên
05/06/2020
THỨ SÁU TUẦN 9 TN
Th. Bô-ni-phát, giám mục, tử đạo
Mc 12,35-37
CHIÊM NGẮM MẦU NHIỆM
“Chính vua Đa-vít gọi Đấng Ki-tô là Chúa Thượng, thì Đấng Ki-tô lại làm con vua ấy sao được?” (Mc 12,37)
Suy niệm: Đấng Ki-tô là “con vua Đa-vít”, đó là một chân lý mà người Do Thái tin nhận không cần bàn cãi (x. Tv 132,10-11). Nhưng các kinh sư lại không thể trả lời khi Chúa Giê-su chất vấn ngược lại họ: Tại sao vua Đa-vít xưng tụng Đấng Ki-tô là “Chúa Thượng”? Dường như hai vai trò này không thể dung hợp trong một ngôi vị Ki-tô: Làm sao vua Đa-vít gọi Đấng Ki-tô là “Chúa Thượng” của mình, thế mà vị Chúa Thượng ấy lại trở thành “con cháu” của nhà vua được? Các nhà thông luật Do Thái bối rối cũng phải thôi, bởi vì căn tính và sứ mạng của Đấng Ki-tô là một mầu nhiệm chỉ có thể chiêm ngắm với cặp mắt đức tin; và hơn nữa Đấng Ki-tô là người con sinh ra bởi dòng dõi vua Đa-vít, lại chính là Con Thiên Chúa nhập thể nơi con người Giê-su Na-da-rét đang hiện diện ở giữa họ đây.
Mời Bạn: Chính vì cái nhìn mang tính trần tục, với ý đồ vụ lợi thực dụng mà họ không thể hiểu mầu nhiệm Thiên Chúa là Đấng hoàn toàn siêu việt hạ mình sinh xuống trần như một phàm nhân. Mầu nhiệm đó vẫn là một thách đố lớn cho con người trong thế giới hiện đại. Bạn có dám tin và làm chứng cho niềm tin đó hay không? Bạn nhớ thánh Gio-an tông đồ quả quyết ai “tuyên xưng Đức Giê-su Ki-tô là Đấng đã đến và trở nên người phàm” thì người ấy bởi Thần Khí của Thiên Chúa, bằng không người ấy là kẻ “phản Ki-tô” (1 Ga 4,2-3).
Sống Lời Chúa: Làm một cử chỉ thờ lạy trước Thánh Giá Chúa Ki-tô.
Cầu nguyện: Lạy Chúa Giê-su, Chúa đã đến cứu độ chúng con, xin cho chúng con vững tin vào mầu nhiệm tình yêu cứu độ của Chúa. Amen.
]]>
gxthohoang@gmail.com (Ban Biên Tập)Suy Niệm Lời Chúa Hằng NgàyThu, 04 Jun 2020 06:39:53 +0700