Get Adobe Flash player

Tìm Kiếm

Đăng nhập

Thứ hai, 04 Tháng 10 2021 07:06

Mười lần Giáo hội lẽ ra phải biến mất, Mười lần Giáo hội đã chỗi dậy

Posted by 
Rate this item
(0 votes)
  Mười lần Giáo hội lẽ ra phải biến mất, Mười lần Giáo hội đã chỗi dậy

Những thách đố mà Giáo hội phải đương đầu qua nhiều thế kỷ đã chưa bao giờ thiếu đối với Giáo hội, từ bên ngoài hay từ bên trong. Trong cuốn sách mới nhất của mình, « Giáo hội có thể biến mất không ? » (nxb. Mame), Didier Rance kể lại lịch sử của Giáo hội dưới ánh sáng của sự Phục sinh.


Làn sóng biên tập tái diễn suy đoán về sự biến mất sắp xảy ra của đạo Công giáo nhắc lại nhiều kỷ niệm cho nhà sử học như tôi, từ dòng chữ của hoàng đế Dioclétien khoe khoang đã xóa bỏ cái tên « Kitô hữu » bằng cuộc bách hại vào đêm trước Chiếu chỉ Milan cho đến Staline lên chương trình cho năm 1937 phải biến mất trên bề mặt Liên Xô danh xưng « Thiên Chúa ». Những người kế thừa xa của ông sẽ bám vào tôn giáo để cố gắng cứu chế độ này.

Cần phải chỉnh lại đồng hồ cho đúng giờ. Các cuộc tấn công Giáo hội và những thách đố mà Giáo hội phải đương đầu qua nhiều thế kỷ đã chưa bao giờ thiếu đối với Giáo hội, đến từ bên ngoài hay từ bên trong. Để thống kê chúng, một trang Internet sẽ không quá nhiều, như chân phước Carlo Acutis đã làm đối với các phép lạ Thánh Thể. Mười thời kỳ của đời sống Giáo hội (hoàn vũ hay trong một khu vực nào đó) chợt đến trong tâm trí tôi, mười thời kỳ hiểm họa, nguy cơ biến mất sắp xảy ra, mà trong suốt thời gian đó chỉ những kẻ điên mới đặt cược một đồng xettec, một mảnh đất, một đồng mác hay một đồng rúp vào tương lai của mình. Nói thật, tôi chỉ phải mở hồ sơ của mình để tìm tài liệu, vì đã từng nghiên cứu chúng và, từng trải qua một trong số chúng.

Mười giai đoạn hiểm họa lớn

Thời kỳ đầu tiên trong các thời kỳ này là một ngày thứ sáu nọ ở Giêrusalem. Tuy nhiên, vạn sự khởi đầu nan ! Rồi trong các thế kỷ tiếp theo, các cuộc bách hại là bối cảnh của các thế kỷ đầu tiên của Giáo hội, với các thực tại cụ thể khác nhau nơi các triều đại và vùng miền. Tiếp đến, chính năm mà tự do tôn giáo đạt được, linh mục Ariô nhận được diễn đàn mà từ đó ông sẽ khởi động lạc giáo của mình, chối bỏ thần tính của Chúa Con. Thánh Hiêrônimô sẽ sớm có thể thốt lên : « Toàn thể vũ trụ rên xiết và ngạc nhiên khi thấy mình theo Ariô. » Thánh Athanasiô và thánh Hilariô ở Poitiers hầu như là những người duy nhất vững vàng. Chủ thuyết Ariô sẽ biến mất đột ngột như nó đã xuất hiện, không phải không bùng phát trở lại nơi người Đức, rồi vào thế kỷ XVI, và ngày nay trở nên lan rộng, bao gồm cả trong Giáo hội.

Vào thế kỷ XIII, thánh Phanxicô Assidi đã vâng lời lệnh truyền « Hãy đi sửa chữa Giáo hội của Ta » của Chúa Kitô, và thay đổi bộ mặt thiêng liêng của Châu Âu, đang bị gặm nhấm bởi sự biến chất và các lạc giáo. Cần phải trích dẫn sự trỗi dậy tấn công của Hồi giáo, từ thế kỷ thứ VII. Ngày xưa là chuyên viên về Byzantin, rồi đến giai đoạn vào thế kỷ XV tiếp ngay sau sự sụp đổ của Constantinople, thì Rôma giờ là mục tiêu nhưng hai trở ngại, một vài ngàn người Albania ở phía nam, tu sĩ dòng Phanxicô Jean de Capistran ở trung tâm Châu Âu, đã làm tan vỡ giấc mơ của đế quốc Ottoman. Vào thế kỷ XVI, đó là thách đố của phong trào Cải Cách, dường như thắng thế ở Ba Lan (lúc đó được gọi là Paradisus Hereticorum/Thiên đường Lạc giáo) cũng như ở Đức. Đức Hồng y Stanislaw Hosius sẽ biến Ba Lan thành đất nước luôn trung thành với đức tin Công giáo của mình. Hai thế kỷ rưỡi sau, thách đố cho nước Pháp còn tận căn hơn, cơn bão táp cách mạng và sự « phi Kitô giáo hóa » của nó. Tiếp đến, nếu Giáo hội tái sinh, thì không phải sự kiện Bonaparte rồi thời kỳ Phục Hưng cho bằng sự kiện máu của các thánh tuẫn đạo, đức tin của dân chúng và lời đáp trả cho tiếng gọi truyền giáo mà bao nhiêu người nam và người nữ sẽ mang lại, cách riêng những người khôi phục hay những người thành lập nhiều dòng tu. Ba thách đố cuối cùng đều gắn liền với nhau ; vào thế kỷ XIX, lý thuyết « Thiên Chúa đã chết, Giáo hội sẽ sớm nối gót », được cổ võ bởi nhiều tư tưởng gia có ảnh hưởng, trong đó Nietzsche chỉ là khuôn mặt đầu tàu ; vào thế kỷ XX, công trình thực nghiệm, triệt để, Hitler và Staline, những cuộc bách hại đẫm máu nhất trong lịch sử, nhưng sự kháng cự thắng lợi của các thánh tuẫn đạo và những người tuyên xưng đức tin.

Chìa khóa của mầu nhiệm Vượt qua

Hành trình dài hai thiên niên kỷ lịch sử này có thể dạy cho chúng ta điều gì về Giáo hội ? Trước tiên, « từ nguồn gốc của mình, Giáo hội đã không ngừng bị cho vào mồ (đôi khi, do sức nặng của tội lỗi của mình) để không bao giờ ngừng được chỗi dậy nhờ ân sủng của Thiên Chúa. Người ta nói Giáo hội không thể sửa chữa và thuộc một thời đại khác – , nhưng có thể chế nhân loại nào đã tiến triển nhiều như thế từ nguồn gốc của nó, có thể chế nhân loại nào đã biết tự tái tạo đến thế để cố gắng luôn trung thành với ơn gọi của mình ? » (V. Morch). Và cũng chưa có bất cứ chiến thắng nào là chung cuộc trong thời gian lịch sử, và thậm chí bất chiến thắng nào đều cũng có thể mang mầm mống của những thách đố khác phải vượt qua.

Nhưng, nhất là, mười cái chết này được theo sau bằng mười cuộc phục sinh mời gọi hướng nhìn về mầu nhiệm Vượt qua, vốn vượt lên trên mọi thời gian và mang lại chìa khóa cho chúng xét như là tham dự vào mầu nhiệm Vượt qua này. Đức tin mang lại cho chúng ta sự xác tín, lịch sử cho thấy điều đó và một dụ ngôn minh họa điều đó, dụ ngôn về lúa mì và cỏ lùng, được Chúa Giêsu giải thích và được các nhà tư tưởng Kitô giáo suy niệm, như thánh Augustinô cho thời đại của ngài, Marrou và Maritain cho thời đại chúng ta. Ba sự tự do đang hoạt động trong lịch sử cũng như trong dụ ngôn : sự tự do của con người, sự tự do của Satan và sự tự do của Thiên Chúa, Đấng dẫn dắt lịch sử đến sự thành toàn mà Ngài muốn. Ngài ban cho Giáo hội của Ngài, Ngài ban cho chúng ta hiệp nhất với nhau cách tự do trong Giáo hội – nhờ các nhân đức đối thần Tin, Cậy, Mến mà mười thời kỳ này làm chứng. Các thánh, đã có những vị thánh trong mỗi thời kỳ, chỉ cho chúng ta thấy đường đi.

Tý Linh chuyển ngữ

(Xuân Bích Việt Nam 03.10.2021/ aleteia.org)

Read 427 times Last modified on Thứ ba, 05 Tháng 10 2021 12:01