Giáo Xứ Thổ Hoàng - Giáo Xứ Thổ Hoàng - Items filtered by date: Thứ sáu, 15 Tháng 1 2021Giáo xứ thổ hoànghttp://gxthohoang.netSun, 05 May 2024 01:42:50 +0700 - Open Source Content Managementvi-vnĐến và ở lạihttp://gxthohoang.net/suy-niem-loi-chua/item/12429-den-va-o-laihttp://gxthohoang.net/suy-niem-loi-chua/item/12429-den-va-o-laiĐến và ở lại
  Đến và ở lại


17 tháng 1

Chúa Nhật thứ Hai Mùa Quanh Năm

1 Sm 3:3-10,19; Tv 40:2-4,7-8,8-9,10; 1 Cr 6:13-15,17-20; Ga 1:35-42

ĐẾN VÀ Ở LẠI

Các bài đọc nói với chúng ta về những người, khi nghe thấy tiếng Thiên Chúa hay Đức Kitô mời gọi, đã trở thành môn đệ và bắt đầu phục vụ ngài. Khi nhìn thấy điều đó đã xảy ra thế nào và những con người được chất vấn đã trả lời ra sao với lời mời gọi, chúng ta được soi sáng về những cách thức mà Thiên Chúa và Con của ngài ngày nay vẫn còn đến gặp gỡ chúng ta, mời gọi chúng ta trở thành môn đệ của ngài.

Trước hết, chính trong thinh lặng mà Samuel nghe thấy một tiếng nói mời gọi ông. Ông không biết rằng, tiếng nói này là tiếng nói của Thiên Chúa. Ông nghĩ rằng, chính thầy tư tế Heli gọi ông. Ông phải có thời gian và sự giúp đỡ của chính Heli để hiểu rằng, chính Thiên Chúa ngỏ lời với ông.

Trang Tin Mừng thánh Gioan tiếp nối những gì vừa nói trên đây. Lần này, thì chúng ta đang ở giữa ban ngày và chúng ta phải làm việc với những người đang đi tìm kiếm Thiên Chúa và Đấng Cứu Thế của ngài. Những người này có đầu óc và con tim hướng về cái vô cùng. Hai người trong số đó là môn đệ của Gioan Tẩy Giả, vị tiên tri khắc khổ đã không ngần ngại nói về sự ăn năn thống hối để đón nhận Nước Thiên Chúa, đang rất gần.

Chính một lời nói của Gioan “Đây là Con Chiên Thiên Chúa” đã khởi xướng tất cả nơi hai môn đệ. Các ông đi theo Chúa Giêsu, nhìn xem nơi ngài ở và ở lại với ngài trọn ngày hôm đó. Đó là thời gian của một cuộc gặp gỡ thực sự, của một cảm nghiệm mãnh liệt và quyết định.

Để gặp được Chúa Giêsu, cần có người giới thiệu. Gioan đã giới thiệu Chúa Giêsu cho hai môn đệ của mình. Ông Anrê cũng đã giới thiệu Chúa Giêsu cho em là Simon, và dẫn ông này đến gặp Ngài. Chẳng ai thực sự gặp được Chúa Giêsu mà lại không mong giới thiệu Ngài cho người khác.

Chúa Giêsu là kho tàng cứ mãi lớn lên khi được san sẻ. Hạnh phúc của Gioan Tẩy giả và Anrê là thấy Chúa Giêsu và người mình giới thiệu gặp nhau. Họ chấp nhận tự xóa mình. Gioan chấp nhận chia tay với hai môn đệ yêu dấu. Anrê sau này chẳng được nổi tiếng bằng Simon.

Theo lời giới thiệu của Gioan, hai ông đi theo Chúa Giêsu. Chẳng rõ họ đã đi theo bao lâu và bao xa. Họ rụt rè không biết bắt đầu câu chuyện thế nào. Chúa Giêsu thấy sự lúng túng dễ thương của họ. Chính Ngài đi bước trước, mở đầu cuộc đối thoại.

Sáng hôm sau, chính Anrê đã nói với Simon Phêrô, anh mình: “ Chúng tôi đã gặp thấy Đấng Cứu Thế”. Phêrô theo Anrê, và đến lượt ông, ông khám phá ra Chúa Giêsu.

Khi đã kinh nghiệm tình yêu của Chúa, Anrê tự nhiên cảm thấy được thúc bách phải chia sẻ niềm tin cho em mình là Simon Phêrô: “Chúng tôi đã gặp Đức Kitô”. Rồi ông dẫn em mình đến gặp Chúa Giêsu. Anrê chắc chắn biểu lộ một sự thích thú rõ rệt. Ông đã sung sướng được gặp Chúa, ông đã khám phá ra Chúa là Đấng Mêsia, Đấng được Thánh Thần xức dầu tấn phong sai đi loan báo Tin Mừng Cứu Độ. Dĩ nhiên, ông còn phải ở lại với Chúa Giêsu lâu hơn nữa, còn phải tìm hiểu, phải khám phá nhiều hơn. Nhưng giờ đây, ông cùng chia sẻ với em mình, cùng tìm hiểu, cùng khám phá với em và các bạn khác của ông. Niềm tin của ông càng được củng cố, càng lớn lên trong mức độ ông biết chia sẻ cho người khác.

Sau cuộc gặp gỡ đầu tiên đó, các ông trở lại với cuộc sống đời thường. Thế nhưng, từ nay không còn là cuộc sống như trước, vì cuộc gặp gỡ Đức Kitô đã làm thay đổi tận căn. Giờ đây các ông sống với niềm tin Chúa Giêsu là Đấng Mêsia –Đấng Thiên Sai Cứu Thế- Chính niềm tin đó điều khiển cuộc sống và làm cho cuộc sống người môn đệ mang một ý nghĩa mới.

Chúng ta nhận thấy, cách thức tiến hành mỗi lần đều như nhau. Một nhân chứng chỉ cho môt ai đó sự hiện diện của Đức Kitô. Ngài mời gọi người đó quay hướng về ngài, và đến gần ngài để hiểu rõ ngài hơn. Điều đó không được thực hiện trong nháy mắt, mà phải có thời gian. Thời gian rất cần thiết. Cần phải ở lại bên cạnh Chúa Giêsu trong một thời gian thích hợp để biết rõ ngài là ai, và ngài mời gọi làm điều gì. Đồng thời cũng phải sẵn sàng để đi với ngài đến nơi mà ngài muốn chúng ta đi đến. Cảm nghiệm này có thể biến đổi cả một cuộc đời. Đó là trường hợp của Anrê đã trở thành một trong nhóm Mười Hai. Đó là trường hợp của Simon Phêrô, khi nhận lấy một tên mới “ Con là Phêrô”, được ủy thác cho một sứ mạng mới, sứ mạng là Đá, trên đó Giáo Hội đươc xây dựng.

Rõ ràng là, qua trung gian của Chúa Thánh Thần, Đức Kitô tiếp tục kêu gọi những con người đi theo ngài. Ngài thực hiện điều đó theo cách thức ngày xưa, luôn luôn có giá trị. Ngài thực hiện điều đó bằng cách ngỏ lời nhẹ nhàng trong tận thẩm sâu tâm hồn. Sau đó, khắp nơi trong thế giới và rất gần gũi với chúng ta, ngài khơi gợi lên những chứng nhân; qua những gì họ sống, qua những gì họ làm và những gì họ nói, những chứng nhân nói với chúng ta về ngài và mời gọi chúng ta quay nhìn về ngài.

Những kinh nghiệm này có liên quan đến chúng ta. Biết bao nhiêu lần, khi ngừng lại không chạy đôn chạy đáo, khi chúng ta trở về với lòng minh, khi thinh lặng trong cõi thâm sâu tâm hồn, chúng ta đã nghe một tiếng nói kín đáo mời gọi chúng ta sống một cuộc sống tốt đẹp hơn, phục vụ anh em nhiều hơn, dành riêng một cách triệt để hơn cho những lý do quan trọng đối với nhân loại và với Thiên Chúa.

Trước những lời mời gọi mà Thiên Chúa trao gởi cho chúng ta, trong thinh lặng tâm hồn, thử hỏi đâu là thái độ của chúng ta ?- Có phải là không chịu lắng nghe ?- Hay làm bộ như không nghe ?- Hoặc cố tình bóp nghẹt cái tiếng nói đang cố gắng vạch ra một con đường đi đến với chúng ta ?- Tất cả những thái độ này đều có thể. Samuel đã chứng tỏ một sự sẵn sàng hoàn toàn, và đã để cho thầy tư tế Heli hướng dẫn. Điều đó đã cho phép ông nhận ra Thiên Chúa và đón tiếp Thiên Chúa đang đến với ông.

Cũng chính một cuộc phiêu lưu như thế có thể đã hơn một lần xảy đến với chúng ta, nếu chúng ta chọn thái độ giống như thái độ của Samuel: sẵn sàng đáp lại và đi theo.

Đức Kitô kêu gọi. Ngài kêu gọi chúng ta. Ngài chất vấn chúng ta. Có thể là mọi sự vẫn như nguyên. Lời kêu gọi biến mất trong gíó. Lời kêu gọi không gây nên một âm vang nào cả, không một lời đáp nào cả. Đó là điều xảy ra khi chúng ta từ chối lắng tai nghe tiếng nói đang nhẹ nhàng và kín đáo đến với chúng ta, hay khi chúng ta không chấp nhận sống một kinh nghiệm mãnh liệt với Đức Kitô.

Sự gắn bó với Chúa cũng như với lời Ngài, sự lắng nghe để nhận ra ý nghĩa chương trình cứu độ của Chúa trong từng sự kiện, trong gừng biến cố của cuộc sống thường ngay phải là thái độ người môn đệ trung tín của Chúa Giêsu cần phải có.
Huệ Minh

]]>
gxthohoang@gmail.com (Ban Biên Tập)Suy niệm Lời ChúaSat, 16 Jan 2021 06:45:47 +0700
Công Trình Vì Chúa Hay Vì Con?http://gxthohoang.net/suy-niem-loi-chua/item/12428-cong-trinh-vi-chua-hay-vi-conhttp://gxthohoang.net/suy-niem-loi-chua/item/12428-cong-trinh-vi-chua-hay-vi-conCông Trình Vì Chúa Hay Vì Con?
 Công Trình Vì Chúa Hay Vì Con?

Một giáo sư tại đại học đã ra một câu hỏi trắc nghiệm cho 37 học sinh với câu hỏi:

Ngày lễ giáng sinh là ngày gì?

Lần lượt được các em trả lời là ngày đi chơi, là ngày đi xem hang đá, xem cây thông, xem đèn sao lấp lánh, nhưng không một em nào nói đúng được trọng tâm ngày lễ giáng sinh. Cuối cùng vị giáo sư đó nói: ngày lễ giáng sinh là ngày Chúa sinh ra đời và ở cùng chúng ta.

Dường như ngày lễ Chúa giáng sinh đã bị chúng ta giản lượt thành lễ “giáng sinh” không có Chúa. Ở các con phố hay công viên người ta làm những cây thông thật đẹp để trang trí và chụp hình. Ở những quán ăn hay quán Cà phê người ta quấn dây đèn và trang trí thêm dây thông để tạo bàu khí ấm cùng cho mùa đông tuyết rơi.

Ở các nhà thờ ngày xưa người ta làm các hang đá thật lớn, thật đẹp để mọi người đi xem hang đá. Có khi Chúa thật nhỏ nhưng hang đá thì thật hoành tránh. . . Dần dần càng ngày với tâm lý “Con gà tức nhau tiếng gáy” là sự đua đòi, làm để thể hiện sự tài năng và giầu có của mình. Những năm gần đây người ta lại đua nhau làm ngôi sao chổi với lập trình cả hàng ngàn kiểu chạy lập lèo xanh đỏ. Xứ sau luôn phải làm to và siêu sao hơn xứ trước.

Và hôm nay thì sự biến thế đi quá xa khi nhiều xứ đạo bỏ hàng trăm triệu để đầu tư cho những ngôi sao chổi lập lèo, thậm chí hàng tỉ đồng cho một cây thông vĩ đại, và biết bao cung đường với hang động cả 1 cây số chỉ mục đích giúp cho người trẻ có nơi vui chơi và check in chụp hình!

“Con gà tức nhau tiếng gáy” hình như đang đi vào trong những sinh hoạt tôn giáo để đánh bóng tên tuổi mình. Giáng sinh là dịp để mọi người ca tụng cha xứ này, giáo xứ nọ hoành tráng, còn ý nghĩa thực của ngày Con Thiên Chúa giáng trần đang lu mờ trước những công trình vĩ đại của con người. gay trên các thiệp giáng sinh chỉ thấy dòng chữ “Chúc mừng Giáng sinh”. Người đời cố tình bỏ chữ Chúa giáng sinh và người có đạo vẫn mừng giánng sinh không có Chúa. Thế nên, ngày Chúa giáng sinh ta chỉ thấy cái tôi của ai đó được tôn vinh còn Thiên Chúa cũng vẫn lạc loài ở một nơi nhỏ bé âm thầm ít ai biết đến?

Tôi nhớ có một bài hát sinh hoạt với lời nhắc như thế này: “Hãy quên đi cái tôi để mang Chúa đi vào đời”. Xem ra để mang Chúa vào đời phải quên đi cái tôi của riêng mình để sống cho Thiên Chúa. Xem ra để mang Chúa vào đời phải từ bỏ tham vọng của cái tôi ích kỷ để Chúa được lớn lên trong đời sống chứng nhân của chúng ta. Vì ở đời ai cũng thích danh vọng. Ai cũng mong cho mình được nổi tiếng, được trở thành ân nhân của xã hội. Những con người ham danh thường tìm vinh quang về mình. Thích được tán thưởng. Thích được biết ơn. Và được khao danh giữa đời.

Thánh Gioan Baotixita đã sống quên đi cái tôi của mình. Ngài được nhiều người yêu mến và tôn vinh. Nhưng ngài đã không nhận phần vinh dự về mình, khi ngài nói: “Có Đấng đến sau tôi. Ngài cao trọng hơn tôi. Tôi không đáng cởi dây giầy cho Người”. Ngài đã từng mong ước cho đời sống chứng nhân của ngài luôn “nhỏ bé để Chúa được lớn lên”. Ngài chỉ muốn những việc ngài làm sẽ dẫn người khác đến với Chúa.

Phúc âm kể rằng khi đang ở cùng với các môn đệ thì bất chợt thấy Chúa Giê-su. Gioan đã giới thiệu cho các môn đệ về danh tính của Đấng Messia. Đây mới chính là Chiên Thiên Chúa. Đây mới xứng đáng là Thầy mà các ngươi cần đi theo. Ngài sẵn lòng để các môn đệ ra đi. Ngài biết phận mình chỉ là kẻ dọn đường cho Đấng Cứu Tinh nhân trần.

Ước gì ở đời có nhiều tâm hồn quảng đại sẵn lòng dấn thân làm chứng cho tin mừng của Chúa nhưng vẫn luôn khiêm tốn và ẩn mình đi. Dấn thân một cách vô vị lợi. Dấn thân một cách quên mình. Dấn thân để tôn vinh Thiên Chúa, chứ không tôn vinh bản thân. Dấn thân để làm vinh quang Thiên Chúa, chứ không làm thật to, thật hoàng tráng để mình được tâng bốc tán dương. Ước gì chúng ta luôn nhỏ bé, khiêm tốn, đừng đề cao mình quá đáng, đừng tìm cách tán dương mình mù quáng. Hãy để những công việc mình làm cho danh Chúa được cả sáng.

Lạy Chúa, ở đời ai cũng thích được tán dương, được khen thưởng, được đề cao giữa mọi người. Chính vì vậy mà cuộc đời không thiếu những thị phi, những bất công. . . Xin cho chúng con luôn khiêm tốn, bé nhỏ để Chúa được lớn lên trong cuộc đời chúng con. Amen

Lm.Jos Tạ Duy Tuyền

]]>
gxthohoang@gmail.com (Ban Biên Tập)Suy niệm Lời ChúaSat, 16 Jan 2021 06:37:30 +0700
Suy Niệm Lời Chúa Chúa Nhật Tuần 2 Mùa Thường Niênhttp://gxthohoang.net/tam-tinh-nguoi-con-giao-xu/item/12427-suy-niem-loi-chua-chua-nhat-tuan-2-mua-thuong-nienhttp://gxthohoang.net/tam-tinh-nguoi-con-giao-xu/item/12427-suy-niem-loi-chua-chua-nhat-tuan-2-mua-thuong-nienSuy Niệm Lời Chúa Chúa Nhật Tuần 2 Mùa Thường Niên
Suy Niệm Lời Chúa Chúa Nhật Tuần 2 Mùa Thường Niên

17/01/2021

CHÚA NHẬT TUẦN 2 TN – B
Ga 1,35-42

RÁP-BI, THƯA THẦY!

Đức Giê-su hỏi: “Các anh tìm gì thế?” Họ đáp: “Thưa Ráp-bi (nghĩa là thưa Thầy), Thầy ở đâu?” Người bảo họ: “Đến mà xem.” Họ đã đến xem chỗ Người ở, và ở lại với Người ngày hôm ấy. (Ga 1,38-39)

Suy niệm: Cuộc sống vẫn cứ thế. Nhà nông mong mùa thu hoạch kiếm hoa màu. Công nhân viên chức mong cuối tháng kiếm đồng lương. Người bán mong có người mua để kiếm đồng lời. Học trò mong đỗ đạt kiếm tìm một cuộc sống sung sướng hơn. Thế mà những người môn đệ mới lần đầu tiếp xúc với Chúa, đã nhanh nhẩu đáp: “Ráp-bi, Thầy ở đâu?” Vâng, họ chỉ muốn tìm chính Thầy, và muốn đến chính nơi Thầy ở, và lưu lại đó với Thầy. Cuối cùng, các ông đã chia sẻ sứ mệnh của Thầy và cùng chết với Thầy. Người môn đệ Chúa hôm nay tìm gì? Tiền bạc, việc làm, tiện nghi… Nhưng không đủ nếu chúng ta dừng lại ở đó và coi đó là cùng đích của cuộc đời. Hãy tạ ơn Chúa đi bạn, vì được Giáo Hội hướng dẫn giới thiệu, được Chúa soi sáng thúc đẩy, bạn còn biết tìm chính Chúa. Tìm Chúa nơi tha nhân, nơi cuộc sống cộng đoàn, nơi bổn phận mỗi ngày. Tìm Chúa rồi, hãy ở lại với Ngài, hãy để Ngài ở lại với ta.

Mời Bạn: Khi bạn rong ruổi tìm kiếm lợi lộc cuộc đời mà không bao giờ thấy thỏa mãn, đó là dấu hiệu bạn chưa tìm và chưa gặp Chúa. Hãy bắt đầu tìm Chúa ngay đi bạn. Không bao giờ là quá sớm hoặc quá trễ.

Sống Lời Chúa: “Hãy đến và sẽ thấy”. Hôm nay, bạn thử quyết tâm sống một ngày Chúa Nhật thật trọn vẹn, đỉnh cao là việc tham dự Thánh Lễ.

Cầu nguyện: Chúa ơi, xin đồng hành với con trong mọi bước đường cuộc sống, để trong mọi việc, con luôn nhận ra sự hiện diện của chính Chúa, cùng làm với Chúa và luôn theo ý Chúa. Amen.

]]>
gxthohoang@gmail.com (Ban Biên Tập)Suy Niệm Lời Chúa Hằng NgàySat, 16 Jan 2021 06:31:27 +0700
Cần Lòng Chúa Thương Xót hơnhttp://gxthohoang.net/suy-niem-loi-chua/item/12426-can-long-chua-thuong-xot-honhttp://gxthohoang.net/suy-niem-loi-chua/item/12426-can-long-chua-thuong-xot-honCần Lòng Chúa Thương Xót hơn
  Cần Lòng Chúa Thương Xót hơn


16. 1
Thứ Bảy trong tuần thứ Nhất Mùa Quanh Năm
(Dt 4:12-16; Tv 19:8,910,15; Mc 2:13-17)


Ơn gọi của Lêvi được coi là khác thường và gây ngạc nhiên hơn ơn gọi của các Tông đồ khác, bởi vì ông là một người tội lỗi công khai. Lêvi sau này được gọi là Matthêu, một trong bốn thánh sử, ông làm nghề thu thuế cho đế quốc Rôma, lúc đó đang cai trị xứ Palestina. Những người làm nghề thu thuế được hưởng lợi tức cao, nhưng bị dân chúng ghét bỏ vì thường xảy ra những vụ gian lận hoặc lạm thu.

Ðối với người Do thái, những người thu thuế là gương mù cần phải tránh xa, xét về phương diện tôn giáo và xã hội, vì hai lý do: thứ nhất, vì họ cộng tác với chính quyền ngoại quốc; thứ hai, vì họ có bàn tay dơ bẩn bởi tiền của dơ bẩn. Ðối với những vị có trách nhiệm về luật Môsê và về phụng tự, thì người thu thuế bị loại trừ khỏi ơn cứu độ, vì họ bị coi như không thể từ bỏ con đường xấu xa, cũng không thể sửa lại những gian lận trong nghề được. Do đó, tiền của người thu thuế dâng cúng vào đền thờ không được nhận; họ không có quyền dân sự, không thể làm thẩm phán hoặc chứng nhân, tất cả những tiếp xúc với họ đều bị coi là nhơ uế.

Nhưng đó không phải là thái độ của Chúa Giêsu, bởi vì Ngài đến để kêu gọi những người tội lỗi. Việc Chúa kêu gọi Lêvi, một người thu thuế tội lỗi và ghi tên ông vào số các Tông đồ, đã bị những người Biệt phái chỉ trích và bị coi như một gương mù: "Sao ông ấy lại ăn uống với bọn thu thuế và quân tội lỗi". Chúa Giêsu nghe những lời chỉ trích này và Ngài giải thích: "Người khỏe mạnh không cần thầy thuốc, chỉ có người đau ốm mới cần. Tôi đến không phải để kêu gọi người công chính, nhưng để kêu gọi người tội lỗi".

Câu chuyện Chúa Giê-su gọi Lê-vi và thái độ đáp trả của ông là một câu chuyện thật đẹp, đầy tình người, đầy tính nhân bản và đầy tình xót thương của Thiên chúa - một vị Thiên Chúa yêu thương, tôn trọng phẩm giá và coi trọng nhân vị mỗi con người; bởi vì mỗi người là độc nhất vô nhị trước mặt Thiên Chúa. Đức Giêsu, vị Thiên Chúa làm người, Người biết sự quí giá của mỗi con người, Người biết sứ mạng của Người là đến trần gian để giải thoát và cứu vớt, đem về cho Thiên Chúa những con người còn đang bị bóng đêm tội lỗi khiến cho lầm lạc và bị ách đau khổ đè nặng; Người đến để loan báo cho con người biết tình thương và ý định của Thiên Chúa là muốn cho họ được hạnh phúc.

Ta thấy Chúa Giêsu đã nhìn Lê-vi không phải như nhìn một khúc gỗ mục bỏ đi, nhưng là một viên ngọc lấm bùn, chỉ cần chùi rửa, mài dũa là sáng lên lấp lánh ánh hào quang rực rỡ. Người cũng nhìn mỗi người chúng ta như vậy.

Và như thế, chúng ta đừng bao giờ thất vọng về những yếu đuối của bản thân, nhưng hãy can đảm chạy đến với Chúa để được ơn chữa lành. Mặc dù không được như Lê-vi, người đã mau mắn và triệt để đáp lại tiếng gọi của Chúa Giêsu, chúng ta hãy cố gắng đáp lại tiếng Chúa mời gọi chúng ta mỗi ngày trong cuộc sống. Có thể Chúa mời gọi chúng ta tha thứ cho một ai đó, là bạn bè, đồng nghiệp, hàng xóm láng giềng hay là một thành viên trong gia đình của mình. Cũng có thể Chúa mời gọi chúng ta bày tỏ sự cảm thông, chia sẻ cho tha nhân, người đang gặp đau khổ, đang lâm cảnh khó khăn, bế tắc…. Mỗi một lời đáp trả trong yêu thương là một bước chúng ta đến gần với Chúa Giêsu và gắn bó với sứ mạng của Người trong cuộc sống.

Trình thuật Tin mừng hôm nay cũng là một lời cảnh tỉnh, nhắc nhở chúng ta phải luôn biết cảnh giác và hồi tâm tự kiểm. Bởi vì, rất thường khi nghe nói đến những người tội lỗi, chúng ta hay nghĩ đến những kẻ phạm tội công khai, lỗi tầy đình mà lại không hề nghĩ đến chính mình. Chúng ta dễ ‘nhìn thấy cái rơm trong mắt anh em mà không nhìn thấy cái xà trong mắt của mình’. Chúng ta dễ dàng đứng trong vai thẩm phán để lên án, xét đoán tha nhân mà không biết rằng chỉ có Chúa mới có quyền xét xử (Gc 4,12). Chúng ta muốn người khác khoan dung với những yếu đuối của mình, nhưng chúng ta lại khắt khe với những lầm lỡ của tha nhân, nhất là khi những lỗi lầm ấy xúc phạm đến chính chúng ta, làm tổn thương chúng ta….

Do đó, để có thể cảm thông và tha thứ chúng ta còn cần rất nhiều ơn Chúa; cần phải chiêm ngắm lòng nhân hậu và thương xót Chúa luôn luôn và xin Chúa giúp chúng ta nên giống Người trong tình yêu và lòng thương xót.

Ngày hôm nay không thiếu những kẻ giả hình, tự cho mình là nhân đức, thánh thiện, nhưng lại khinh thường kẻ khác. Cần phải sống kinh nghiệm tình yêu thương của Thiên Chúa để hiểu được bài Tin Mừng hôm nay. Không gì an ủi hơn việc khám phá ra tình thương của Thiên Chúa đối với người tội lỗi. Thiên Chúa đã so sánh mình với vị Mục Tử nhân lành dám bỏ 99 con chiên để đi tìm một con chiên lạc, và khi tìm được Ngài vác nó trên vai đưa về đàn chiên.

Việc Thiên Chúa yêu thương người tội lỗi không có nghĩa là Ngài dung thứ tội lỗi. Tình yêu thương của Thiên Chúa không miễn trừ việc nhìn nhận lỗi lầm của con người, cũng không cho phép con người lạm dụng lòng nhân hậu của Ngài. Chúa Giêsu đã đến để giải thoát con người khỏi ách nô lệ tội lỗi. Ngài thấu hiểu sự yếu đuối của con người và sẵn sàng tha thứ, với điều kiện là con người thành thật nhìn nhận tội lỗi của mình và trở lại với Ngài.

Mỗi người chúng ta đều cần đến tình yêu, lòng thương xót và ơn cứu độ của Chúa Giêsu. Có lời một bài hát: “Khi tôi lầm lỡ mới biết sớt chia với người lỡ lầm”; nếu chúng ta cứ đứng trên phương diện cho mình là người công chính thì chúng ta thường dễ dàng lên án những lầm lỗi, yếu đuối của tha nhân, điển hình như những kinh sư thuộc nhóm Pha-ri-sêu trong trình thuật Tin mừng hôm nay. Nhưng nếu biết tự kiểm bản thân, chúng ta sẽ thấy rằng mình cũng chỉ là tội nhân, là người có nhiều lầm lỗi, mắc nhiều căn bệnh trầm kha trong tinh thần. Tuy nhiên, thật hạnh phúc thay, chúng ta không bị ruồng rẫy, từ bỏ; nhưng có một thầy thuốc luôn tìm kiếm và sẵn lòng chữa trị cho chúng ta, đó là chính Thiên Chúa của chúng ta - Đức Giêsu Ki-tô. Do đó, tới lượt chúng ta, chúng ta cũng phải biết cảm thông với những yếu đuối của tha nhân.

Huệ Minh

]]>
gxthohoang@gmail.com (Ban Biên Tập)Suy niệm Lời ChúaFri, 15 Jan 2021 18:50:42 +0700
Tự sức biến đổi bên tronghttp://gxthohoang.net/suyniem-suytu/item/12425-tu-suc-bien-doi-ben-tronghttp://gxthohoang.net/suyniem-suytu/item/12425-tu-suc-bien-doi-ben-trongTự sức biến đổi bên trong
  TỰ SỨC BIẾN ĐỔI BÊN TRONG

“Ngoài cửa cũng không còn chỗ đứng”;

“Vì dân chúng quá đông”.

Kính thưa Anh Chị em,

Tin Mừng hôm nay kể lại cảnh tấp nập khi quá nhiều người vốn đã chứng kiến hay đã nghe nói về Chúa Giêsu tuôn đến với Ngài đến nỗi “Ngoài cửa cũng không còn chỗ đứng”, “Vì dân chúng quá đông”. Thực tế là vậy, tại sao Chúa Giêsu không nhìn thấy tình thế khó xử này để có một giải pháp nào đó? Tại sao Ngài không di chuyển đến một khu vực rộng lớn hơn, nơi mọi người có thể nhìn thấy và nghe Ngài? Đây là một tình huống thú vị chuyên chở một ý nghĩa thiêng liêng sâu sắc đến bất ngờ: Ai đến với Chúa Giêsu, người ấy ‘tự sức biến đổi bên trong’ bởi ân sủng Ngài, điều mà chúng ta thường gọi là lửa yêu mến; cũng như ngoài việc tử đạo bằng máu, Hội Thánh còn nói đến việc tử đạo bằng lửa.

Thật khó để trả lời hai câu hỏi trên, nhưng có một điều chúng ta có thể đoan chắc là những người đến để nghe Chúa Giêsu, cả khi họ không thể diện đối diện với Ngài; dẫu thế, họ vẫn được đền đáp xứng đáng cho lòng tin của họ. Tin Mừng hôm nay tiết lộ một nguyên tắc tâm linh rất quan trọng; ai khao khát được ở gần Chúa, tâm hồn người ấy đã được ‘tự sức biến đổi bên trong’.

Thông thường, chúng ta cũng có những trải nghiệm tương tự. Chúng ta khao khát được thấy, được nghe Chúa nói với mình, nhưng dường như điều đó không thể. Có thể Ngài đã đến, nhưng Ngài đến trong im ắng khiến chúng ta không biết Ngài đang ở đâu. Trong trường hợp này, đừng bao giờ nản lòng vì đây là một trải nghiệm cần thiết. Thực tế của vấn đề là, ước ao được ở bên Chúa, tự nó, đã là một ân phúc, một quà tặng và điều đó có khả năng ‘tự sức biến đổi bên trong’ linh hồn mỗi người.

Chúng ta có thể gọi đây là ‘sự xa vắng của Thiên Chúa’; một sự xa vắng trong đức tin, xa vắng ‘đầy’, một sự xa vắng ‘tự sức biến đổi bên trong’ linh hồn. Bởi lẽ, Thiên Chúa, ‘Đấng xa vắng’ thường nói trong im ắng và chỉ những ai im ắng trong ao ước gặp gỡ Người mới nghe được Người. Nhưng đó cũng là một Thiên Chúa “thấu suốt lòng dạ mỗi người đến từng gang tấc; ai sống làm sao, Người sẽ trả cho như vậy”; Người sẽ quảng đại đổ đầy phúc huệ vào nỗi khát khao của tất cả những ai tìm kiếm Người. Phải, trong cuộc đời, có thể có những lúc Thiên Chúa dường như ở rất xa và chúng ta không tài nào gặp Người. Khi điều này xảy ra, hãy nhận biết, đây là cách thức Thiên Chúa mời gọi chúng ta đến gần Người hơn; và đây cũng là cách thức để Thiên Chúa có thể thì thầm, hầu thu hút sự chú ý của mỗi người hơn. Nếu đây thực sự là một ‘cuộc chiến’ dù chỉ thi thoảng, chúng ta hãy cứ bình tĩnh hướng sự chú ý của mình đến Thiên Chúa cho mạnh mẽ hơn và để cho nỗi khát khao chỉ một mình Người được lớn lên hơn. Ước mong được ở gần Chúa thực sự vẫn có thể tạo ra những hoa trái trong đời sống mỗi người; những hoa trái ấy đôi khi sẽ lớn hơn, nhiều hơn, so với việc chúng ta được nghe tiếng Ngài mồn một và rõ ràng. Hoa trái ấy chính là linh hồn đã được ơn ‘tự sức biến đổi bên trong’.

Năm 1794, Lazzaro Spallanzani, nhà sinh vật học, sinh lý học, cũng là một linh mục công giáo người Ý trong một nghiên cứu về loài dơi, đã phát hiện loài vật này có khả năng điều chỉnh hướng bay để tránh vật cản bằng sóng âm có tần số cao mà chúng phát ra chứ không phải bằng thị giác. Sóng phản xạ thu hồi giúp chúng định hình khoảng cách và kích thước của vật để chọn hướng bay phù hợp. Đây là ý tưởng nền móng của kỹ thuật siêu âm.

Anh Chị em,

Thật lý thú, trong tự nhiên, có những điều chỉnh và phản xạ không dựa vào thính giác hay thị giác như khả năng đặc biệt của loài dơi; cũng thế, trong đời sống siêu nhiên, vẫn có những điều chỉnh và phản xạ Thiên Chúa cho xảy ra nơi những ai có lòng ao ước và khát khao Người dù chưa gặp được Người; điều này được gọi là ân sủng ‘tự sức biến đổi bên trong’; nhờ đó, mỗi người có thể định hướng đời mình. Và Giêsu là hướng đúng đắn nhất, ngắn nhất để chúng ta bay tới.

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, xin gia tăng trong con niềm khát khao được ở gần Chúa, vì chỉ ngần ấy, linh hồn con cũng đã ‘tự sức biến đổi bên trong’; cho đến khi con ở trong Chúa, Chúa ở trong con; bấy giờ, ân sủng Chúa sẽ biến đổi con đến mức nào!”, Amen.

(Lm. Minh Anh, Tgp. Huế)

]]>
gxthohoang@gmail.com (Ban Biên Tập)Suy Niệm - Suy TưFri, 15 Jan 2021 12:18:40 +0700
Thơ Hạnh Các Thánh Cùa Lm Fx Nguyễn Thanh- Tuần 2 Mùa Thường Niênhttp://gxthohoang.net/van-hoa-nghe-thuat/tho/item/12424-tho-hanh-cac-thanh-cua-lm-fx-nguyen-thanh-tuan-2-mua-vonghttp://gxthohoang.net/van-hoa-nghe-thuat/tho/item/12424-tho-hanh-cac-thanh-cua-lm-fx-nguyen-thanh-tuan-2-mua-vongThơ Hạnh Các Thánh Cùa Lm Fx Nguyễn Thanh- Tuần 2 Mùa Thường Niên
  Thơ Hạnh Các Thánh Cùa Lm Fx Nguyễn Thanh- Tuần 2 Mùa Thường Niên

138719784 837510730149954_6902497351526601536_n
THÁNH FABIANÔ GIÁO HOÀNG TUẪN ĐẠO
THÁNH SEBASTIANÔ TUẪN ĐẠO
20/01

Giáo Hoàng cũng giống giáo dân
Khi được hưởng phúc trọn phần Thiên Cung
Mọi người có tận số chung
Phụ tuỳ bổn phận đã dùng thời gian

Cùng mọi phương thế Chúa ban
Để chu toàn với muôn vàn gắng công
Fa-bi-a-nố chẳng trông
Chức Giáo Hoàng đến như hồng ân riêng

Bồ câu đậu, thành Chủ Chiên
Dấu chỉ Thiên Chúa chọn riêng đời ngài
Sai bảy Giám mục miệt mài
Đến Pháp cùng với một vài nơi xa

Chăm lo mộ Tuẫn Đạo nhà
Nghĩa Trang Ca-lix-tô là nổi danh
Ơn Tử vì Đạo Chúa dành
Được chôn nơi thánh tại thành Rô-ma

Cùng quân nhân được ngợi ca
Sê-bas-ti-á-nô là giáo dân
Tin Chúa chẳng chịu tế thần
Bị bắn tên nhọn mọi phần xác thân

Trấn an tín hữu khi cần
Đức tin vững mạnh những lần nguy nan
Ơn thiêng tuôn đổ chứa chan
Giáo Hội vinh phúc dẫu ngàn khổ đau.

Fx.V.Thanh

138544112 427600601719896_1167073503047067898_n
THÁNH A-NÊ TRINH NỮ TUẪN ĐẠO
21/ 01

A -nê tuẫn đạo đồng trinh
Thiếu nữ tận hiến trọn tình Giê - su
Gươm đao nhục mạ mặc dù
Nên chiên hy tế thiên thu Nước Trời.

Fx.V.Thanh

138966544 232788461652732_5008252490956592905_n

THÁNH VINH SƠN PHÓ TẾ TUẪN ĐẠO
22/01

Con giúp Thánh lễ Mi-sa
Chúa ban ơn thánh món quà vô biên
Là người Tuẫn Đạo trước tiên
Tây Ban Nha nước gắn liền Châu Âu

Vinh sơn Phó tế đứng đầu
Như khi giúp lễ, giúp Chầu nghiêm trang
Tuyên rao Lời Chúa hiên ngang
Dù bị tra tấn chẳng than một lời

Tin vui ngục thất sáng ngời
Tụng ca danh Chúa giữa đời ác gian
Xác thân dù có suy tàn
Tâm hồn hạnh phúc Thiên Đàng Chúa ban.

Fx.V.Thanh

138645877 240368887495180_8298496111019553103_n

THÁNH PHANXICO SALÊSIO GIÁM MỤC
TIẾN SĨ HỘI THÁNH
24/01

Giám mục Phan-Sính Đờ-San
Trở nên vị thánh với ngàn hy sinh
Những ai gây sự bực mình
Theo Thầy Chí Thánh lấy tình bao dung.

Fx.V.Thanh

]]>
gxthohoang@gmail.com (Ban Biên Tập)ThơFri, 15 Jan 2021 07:33:27 +0700
Thơ Tin Mừng Của Lm Fx nguyễn Thanh-Tuần 2 Mùa Thường Niênhttp://gxthohoang.net/van-hoa-nghe-thuat/tho/item/12423-tho-tin-mung-cua-lm-fx-nguyen-thanh-tuan-2-mua-thuong-nienhttp://gxthohoang.net/van-hoa-nghe-thuat/tho/item/12423-tho-tin-mung-cua-lm-fx-nguyen-thanh-tuan-2-mua-thuong-nienThơ Tin Mừng Của Lm Fx nguyễn Thanh-Tuần 2 Mùa Thường Niên
  Thơ Tin Mừng Của Lm Fx nguyễn Thanh-Tuần 2 Mùa Thường Niên

Suy-niem-Tin-Mung-Ga-13542
CN. II TN.B
Ga 1, 35-42

HỌ XEM CHỖ NGƯỜI Ở,
VÀ Ở LẠI VỚI NGƯỜI

Khi ấy, Gio-an đang đứng
Với hai người trong nhóm từng môn sinh
Của ông, nhìn theo Chúa mình
Đang đi mà nói thật tình thẳng ngay:

“Này là Chiên Thiên Chúa đây”
Hai môn đệ nghe ông rày liền đi
Theo Chúa Giê-su tức thì
Chúa ngoảnh mặt lại thấy đi theo Mình

Thì nói với họ thình lình:
“Các ngươi tìm gì?” họ trình:”Rab-bi,
Nghĩa là Thưa Thầy nói đi
Thầy ở đâu vậy?”con thì muốn xem

Người đáp:”Hãy đến mà xem”
Họ đã đến ở và xem chỗ Người
Lúc đó độ giờ thứ mười
Ngày hôm ấy họ gặp Người, Ki-tô

An-rê em ông Phế-rô
Một trong hai kẻ môn đồ Gio-an
Nghe nói và đi theo đàng
Đã gặp Chúa Giê-su càng vội tin

Ông gặp Si-mon anh mình
Trước hết và nói thanh minh tỏ bày:
“Chúng tôi đã gặp Đấng này
Đấng Mes-si-á nghĩa rày Ki-tô”

Và ông dẫn anh mình vô
Tới trước Chúa Giê-su hồ hởi trông
Chúa Giê-su nhìn Si-mon
Và nói:”Ngươi là Si-mon con nhà

Gio-an, ngươi sẽ gọi là
Kê-pha có nghĩa Đá” là tên ngươi.
Giê-su nguyện bước theo Người
Nay dù nguy khó mai cười phúc vinh.

Fx.V.Thanh

Thứ Hai Tuần 2 TN
Mc.2,18-22

Ăn chay đời sống đổi thay
Chứ không phải để trình bày phô trương
Diễn đạt lòng trí yêu thương
Thể hiện hành động khiêm nhường bên trong.

Fx.V.Thanh

T.3 tuần 2 TN.
Mc.2,23-28

Lề luật Chúa dạy làm ngay
Yêu người kính Chúa từng ngày chớ sai
Không phải hình thức bên ngoài
Nhưng là yêu mến mãi hoài không thôi.

Fx.V.Thanh

T.4 tuần 2 TN.
Mc.3,1-6

Điều lành Thiên Chúa thực thi
Là luôn cứu sống những gì hư vong
Con người tội lỗi xấu lòng
Ghen tương kiêu ngạo sa tròng quỷ ma.

Fx.V.Thanh

T.5 tuần 2 TN.
Mc.3,7-12

Quyền năng Con Đức Chúa Trời
Quỷ ma hoảng sợ vang lời tuyên xưng
Nhân loài đau yếu vui mừng
Ngài thương cứu chữa hết từng người ta.

Fx.V.Thanh

T.6 tuần 2 TN.
Mc.3,13-19

Chúa chọn kẻ Chúa muốn thôi
Để ở với Chúa và rồi sai đi
Loan tình yêu Chúa thực thi
Nhóm mười hai đến lượt thì chúng ta.

Fx.V.Thanh

T.7 tuần 2 TN.
Lc.10,1-9

Triều Đại Thiên Chúa đến gần
Bảy mươi hai Chúa sai dần từng hai
Những người đi trước cho Ngài
Thợ gặt khiêm tốn miệt mài yêu thương.

Fx.V.Thanh

]]>
gxthohoang@gmail.com (Ban Biên Tập)ThơFri, 15 Jan 2021 07:26:38 +0700
Mỗi ngày có 13 Ki-tô hữu trên thế giới bị sát hại vì đức tinhttp://gxthohoang.net/quà-tặng/tài-liệu-giáo-lý/item/12422-moi-ngay-co-13-ki-to-huu-tren-the-gioi-bi-sat-hai-vi-duc-tinhttp://gxthohoang.net/quà-tặng/tài-liệu-giáo-lý/item/12422-moi-ngay-co-13-ki-to-huu-tren-the-gioi-bi-sat-hai-vi-duc-tinMỗi ngày có 13 Ki-tô hữu trên thế giới bị sát hại vì đức tin
  Mỗi ngày có 13 Ki-tô hữu trên thế giới bị sát hại vì đức tin

Các Ki-tô hữu Nigeria cầu nguyện cho hòa bình và an ninh ở Nigeria (AFP or licensors)

 

Theo báo cáo hàng năm “Danh sách theo dõi thế giới” năm 2021 của tổ chức phi lợi nhuận Open Doors – Những cánh cửa mở, trong đó liệt kê 50 quốc gia hàng đầu nơi các Ki-tô hữu bị bách hại nhiều nhất vì đức tin của họ, trung bình mỗi ngày có 13 Ki-tô hữu trên thế giới bị sát hại vì đức tin, 12 nhà thờ hay cơ sở Ki-tô giáo bị tấn công, 12 Ki-tô hữu bị bắt hay bị giam tù cách bất công, và 5 người bị bắt cóc.

Tổ chức Open Doors, một tổ chức phi lợi nhuận, ghi lại các cuộc bách hại chống lại Ki-tô hữu, hướng dẫn cầu nguyện và cho các tín hữu bị bắt bớ biết rằng họ không bị lãng quên.

Ki-tô hữu vẫn bước đi và sống đức tin

Khi công bố báo cáo hôm 13/1, ông Davi Curry, Chủ tịch và giám đốc điều hành của phân bộ Hoa Kỳ nói rằng “Con số dân Chúa đang đau khổ dường như có nghĩa là Giáo hội đang chết, các Ki-tô hữu đang giữ im lặng, đang đánh mất đức tin của họ”. Tuy nhiên, đó không phải là những gì đang xảy ra vì các tín hữu vẫn bước đi và sống đức tin.

Con số tín hữu bị bách hại gia tăng

Tại 50 quốc gia đứng đầu danh sách bách hại Ki-tô hữu, có 309 triệu Ki-tô hữu đang sống tại những nơi có mức độ bách hại “dữ dội” hoặc “vô cùng dữ dội”. Con số này tăng 260 triệu so với năm ngoái.

Báo cáo cũng nói rằng có thể thêm vào con số khoảng 31 triệu tín hữu bị bách hại khác tại 24 quốc gia nằm ngoài danh sách 50 nước đứng đầu danh sách, ví dụ như Cuba, Sri Lanka, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất. Điều này có nghĩa là trung bình 8 Ki-tô hữu thì có 1 người đang bị bách hại.

Hồi giáo cực đoan

Theo báo cáo, Covid-19 cũng là một chất xúc tác cho sự bách hại tôn giáo thông qua việc phân biệt đối xử trong viện trợ, cưỡng bức cải đạo và là lý do để tăng cường giám sát và kiểm duyệt. Một yếu tố khác thúc đẩy sự đau khổ ngày càng tăng của các Ki-tô hữu là các cuộc tấn công cực đoan hơn trên khắp vùng châu Phi cận Sahara, từ Nigeria và Cameroon đến Burkina Faso, Mali và nhiều hơn thế nữa.

Năm nay, top 10 nước bách hại nhất tương đối không thay đổi. Sau Triều Tiên là Afghanistan, tiếp theo là Somalia, Libya, Pakistan, Eritrea, Yemen, Iran, Nigeria và Ấn Độ.

Hồng Thủy

(vaticannews.va 14.01.2021)

]]>
gxthohoang@gmail.com (Ban Biên Tập)Tài liệu Giáo lýFri, 15 Jan 2021 07:17:39 +0700
Suy Niệm Lời Chúa Thứ Bảy Tuần 1 Mùa Thường Niênhttp://gxthohoang.net/suy-niem-loi-chua/item/12421-suy-niem-loi-chua-thu-bay-tuan-1-mua-thuong-nienhttp://gxthohoang.net/suy-niem-loi-chua/item/12421-suy-niem-loi-chua-thu-bay-tuan-1-mua-thuong-nienSuy Niệm Lời Chúa Thứ Bảy Tuần 1 Mùa Thường Niên
Suy Niệm Lời Chúa Thứ Bảy Tuần 1 Mùa Thường Niên

16/01/2021

THỨ BẢY TUẦN 1 TN
Mc 2,13-17

GẦN MỰC THÌ ĐEN?

Những kinh sư thuộc nhóm Pha-ri-sêu thấy Chúa Giê-su ăn uống với những kẻ tội lỗi và người thu thuế thì nói với các môn đệ Người: “Sao! ông này ăn uống với bọn thu thuế và quân tội lỗi!” (Mc 2,13-17)

Suy niệm: Cha ông chúng ta đã chẳng nói rằng “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” đó sao? Thái độ của các kinh sư thật đúng với phương châm phải cách ly với người tội lỗi để khỏi ô uế vì lây nhiễm tội lỗi của họ. Điều này đã được chứng nghiệm không ít lần trong thực tế. Thế nhưng, giả sử ta đặt “mực đen” ở gần “đèn sáng” thì điều gì sẽ xảy ra? Đó chính là tình huống mà Chúa Giê-su đã chọn lựa khi Người “ăn uống với những kẻ tội lỗi và người thu thuế”: “Đấng Thánh của Thiên Chúa” đồng bàn với những người phàm tục, tội lỗi. Thậm chí Người còn nhận lấy tội lỗi của họ như thể đó chính là tội của Người. Nhưng không vì thế mà Người bị lây nhiễm tội lỗi; trái lại, nhờ Người là ánh sáng, Người làm cho “mực đen” nhiễm ánh sáng và cuối cùng trở thành ánh sáng.

Mời Bạn: Nối tiếp sứ mạng của Đức Ki-tô Cứu Thế, người Ki-tô hữu sống giữa thế gian như bông sen “gần bùn chẳng những không hôi tanh mùi bùn” mà còn phải toả ngát hương thơm nhân đức để cho bùn lầy cũng phải thơm lừng hương sen. Muốn thế, bạn phải trở thành “chén thánh chứa đầy Đức Ki-tô” trước đã.

Chia sẻ: Bạn hãy diễn dịch những hình ảnh hoa mỹ trên đây thành hành động cụ thể làm chứng nhân cho ánh sáng.

Sống Lời Chúa: Lần hạt “Năm Sự Sáng” để suy niệm về sứ mạng cứu thế của Đức Ki-tô.

Cầu nguyện: Xin Chúa luôn thức tỉnh trong con ý thức làm chứng nhân cho Chúa qua việc bổn phận của con.

]]>
gxthohoang@gmail.com (Ban Biên Tập)Suy niệm Lời ChúaFri, 15 Jan 2021 07:11:32 +0700