Trong điện thoại, người Dì cảm thấy như nản lòng, nhưng cảm thấy buông xuôi với cảnh ngộ của đứa cháu ruột.
Từ quê lên Sài Thành, cũng nhờ các Dì để được ăn nên làm ra. Không chịu được sự quản giáo trong cung cách gia đình nên người cháu thuê phòng trọ.
Một ngày đi bỏ mối Yến chỉ mất vài giờ đồng hồ. Có thể nói là việc nhẹ lương cao hơn bao người khác. Trung mình mỗi tháng hắn ta có thể kiếm đến gần 20 triệu.
Chỉ gửi một khoản nhỏ về cho đứa em đi học. Còn bao nhiêu tiền còn lại cũng chả khác gì gió vào nhà trống.
Dịch bệnh đến, công ăn việc làm coi như là bế tắt. Trước đây thì người ta làm ra tiền thì người ta còn sử dụng yến. Giờ đây thu nhập giảm quá thì làm sao ai nghĩ đến chuyện ăn uống những thứ xa xỉ đó nữa. Bản thân tôi, dường như chả bao giờ có và cũng chả nghĩ đến chuyện mua nước yến để uống. Cơ bản là cần phải cân nhắc chi tiêu trong cuộc sống dù không vợ không con.
Dẫu đơn chiếc và neo đơn đó nhưng mỗi khi đi chợ là cân nhắc bữa này bữa nọ chứ đâu phải cứ cái gì là cũng mua. Nếu cứ hào phóng thì đến lúc nào đó không còn hào nào để phóng như cậu bé kia.
Giờ đây, giữa cơn dịch bùng phát, nghe đâu gia đình tính cho hắn về lại quê nhà nhưng về cũng chẳng được mà ở cũng chẳng xong. Công việc kinh doanh như trước đây coi như hoàn toàn bế tắt.
Muốn về quê với chặng đường dài hơn năm trâm cây số đâu phải chơi. Xe đò thì không chạy mà đi xe máy cũng hiểm nguy. Và, căng thẳng nhất có lẽ là đi qua các trạm kiểm dịch. Chắc chắn sẽ phải khai báo y tế và điểm cuối cùng trước khi về lại mái nhà xưa phải là tự cách ly 21 ngày.
Trong lúc căn thẳng như thế, cậu bé cũng tính đến con đường trốn cách ly tập trung. Tôi nghe như vậy và dĩ nhiên tôi bảo chớ có dại mà làm cái chuyện đó. Chẳng may mà nhiễm bệnh lây lan cho bao nhiêu người khác nữa thì thật sự chả biết tính làm sao.
Khó khăn trước mắt của cậu ta là ở lại cái đất Sài Thành đô hội cũng không được mà về quê cũng chả xong. Chuyện căng nhất là đến giờ không hiểu sao ăn tiêu như thế nào mà không còn 1 xu dính túi.
Thật tình muốn hiểu nhưng cũng không hiểu sự không biết chắt chiu của thằng bé. Nó cũng chả còn phải là non dại để không nhìn thấy tương lai. Chuyện quan trọng hơn cả là bài học chữ ngờ nó không bao giờ nghĩ đến câu chuyện của ngày hôm nay trong kham khổ. Nhiều và nhiều người cũng chẳng thể nào ngờ đến xự xuất hiện của con virus vô cùng ác.
Người Dì trầm buồn nói : "Con sẵn sàng giúp nhưng con không hiểu được nó Cha ơi ! Mỗi ngày bỏ yến tầm 3 tiếng đồng hồ. Thời giam còn lại con bảo nó đi bán cùng với con kiếm thêm thu nhập nhưng chê ỏng chê eo. Chiều đến tối là cứ ôm cái máy mà chơi game. Con có nói với nói rằng có ngon giờ đi mượn bạn thử 2 triệu xem coi có đứa nào cho nó mượn không ?".
Đời là vậy đó ! Khi có và ăn tiêu cùng bè bạn thì vui lắm nhưng khi rơi vào cảnh khốn cùng thì tìm đâu ra ai là bạn nữa.
Kinh nghiệm này cũng chẳng phải là mới ! Tất cả cũng quá cũ cũng như cái bài học xa lắc xa lơ đó là câu chuyện ăn ngày hôm nay mà còn nhớ đến ngày mai chứ đừng có cái kiểu tới đâu rồi tới hay sao cũng được.
Cũng chính vì sống trong cái tiềm thức tới đâu thì tới nên giờ nó ra vậy thôi !
Cùng với nhiều người khác như cậu bé này. Nhiều người thiếu trước hụt sau cũng như ăn trước trả sau nay rơi vào cảnh cay đắng.
Cái nghèo đã ôm gia đình tôi suốt thời bao cấp với cám cảnh ăn trước trả sau nay còn ám ảnh trong tâm trí tôi. Chính vì lẽ đó, lòng dặn lòng cần kiệm hết sức có thể trong các khoản chi tiêu. Có khi cũng thèm lắm, có khi cũng thích món này món kia lắm nhưng đâu phải cắm đầu cắm cổ chạy theo thuở với người ta. Làm gì làm cũng cần nhìn lại đời của mình cùng với biết bao nhiêu cảnh nghèo ở xung quanh.
Trong bữa cơm chiều, chỉ là tô bún cá với vài lát cá nhỏ nhưng cũng đủ ấm lòng lắm giữa cơn dịch bệnh. Bên tô bún nhỏ, lòng vẫn nhớ đến bao cảnh đời đang gian nan khốn khó.
Cùng với dòng chảy của cuộc đời, Cha anh cùng bàn nói về những đứa nhỏ ở xứ cũ của anh đang đi làm nay thất nghiệp.
Ngày hôm nay, hơn bao giớ hết, cảnh con Côvy tàn phá không chỉ tàn phá riêng ai. Người nào cũng chịu ảnh hưởng tàn khốc bởi tác hại của con Côvy.
Cơm chiều chóng vánh, lên căn phòng nhỏ trong Tu Viện nhưng lòng vẫn đau đáu những cảnh nghèo. Cũng chỉ biết cầu mong cho con Côvy mau chấm hết để đời sống con người trở lại với bình an.
Lm. Anmai, CSsR