Giáo Xứ Thổ Hoàng - Giáo Xứ Thổ Hoàng - Items filtered by date: Thứ năm, 19 Tháng 3 2020Giáo xứ thổ hoànghttp://gxthohoang.netSat, 04 May 2024 04:36:36 +0700 - Open Source Content Managementvi-vnĐừng tự cao tự đạihttp://gxthohoang.net/suy-niem-loi-chua/item/11098-dung-tu-cao-tu-daihttp://gxthohoang.net/suy-niem-loi-chua/item/11098-dung-tu-cao-tu-daiĐừng tự cao tự đại
  Đừng tự cao tự đại.


21.3 Thứ Bảy

Lc 18, 9-14

ĐỪNG TỰ CAO TỰ ĐẠI

Với Tin Mừng hôm nay, để dạy chúng ta cách cầu nguyện, Chúa Giêsu kể dụ ngôn về người Biệt Phái và người thu thuế. Chúa Giêsu có một cách nhìn khác khi trông thấy các sự việc. Người nhìn thấy điều gì đó tích cực trong người thu thuế, kẻ mà mọi người nói rằng: “Hắn ta không biết cách cầu nguyện!” Chúa Giêsu, qua lời cầu nguyện, đã sống rất hiệp nhất với Chúa Cha đến nỗi mà tất cả mọi thứ đã trở thành biểu hiện sự cầu nguyện của Người.

Khi đọc sách Tin Mừng Luca, bạn có thể tìm thấy các lời khác nói về việc cầu nguyện của Chúa Giêsu. Chúa Giêsu sống trong liên kết với Chúa Cha. Thi hành ý muốn của Chúa Cha là hơi thở của cuộc đời của Chúa Giêsu (Ga 5, 19). Chúa Giêsu cầu nguyện rất nhiều và, được nhấn mạnh để cho dân chúng và các môn đệ của Người sẽ làm như vậy, bởi vì từ sự hiệp nhất với Thiên Chúa phát sinh ra chân lý và người ta có thể khám phá và tìm được chính mình, trong mọi thực tế và lòng khiêm tốn. Trong cầu nguyện, Chúa Giêsu đã mật thiết gắn bó với sự kiện cụ thể của đời sống và với các quyết định mà Người phải làm.

Để trung thành với chương trình của Chúa Cha, Người đã tìm cách gặp gỡ riêng với Ngài để lắng nghe lời Ngài. Chúa Giêsu đã cầu nguyện với Thánh Vịnh. Người đã làm như bất kỳ người Do Thái sùng đạo khác và Người thuộc lòng chúng.

Thậm chí Chúa Giêsu đã thành công trong việc sáng tác bài Thánh Vịnh của riêng mình. Đó là Kinh Lạy Cha. Cả cuộc đời của Chúa là lời cầu nguyện thường trực: “Người Con không thể tự mình làm bất cứ điều gì, ngoại trừ điều Người thấy Chúa Cha làm!” (Ga 5, 19, 30). Đối với Người có thể ứng dụng với những gì Thánh Vịnh đã nói: “Phần con, con chỉ biết cầu nguyện!” (Tv 109, 4).

Cầu nguyện là chìa khoá của tự do. Một tâm hồn khao khát tự do đích thực là một tâm hồn biết cầu nguyện. Chúa Giêsu như muốn minh hoạ cho chân lý ấy qua dụ ngôn hai người lên đền thờ cầu nguyện: Một người Biệt phái lên giữa đền thờ đứng thẳng cầu nguyện, còn người thu thuế không dám ngước mặt lên, nhưng cúi mình đấm ngực nói lên nỗi khốn cùng tội lỗi của mình. Chúa Giêsu tuyên bố người thu thuế ra về được tha tội, còn người Biệt phái vẫn tiếp tục ù lì trong sự tự phụ của mình. Phải chăng Chúa Giêsu không muốn nói với chúng ta rằng câu chuyện đích thực chính là nỗi khao khát được thoát khỏi những thứ nô lệ đang trói buộc tâm hồn con người.

Thánh Luca cho biết, Chúa Giêsu kể dụ ngôn này nhắm đến những người tự hào cho mình là người công chính mà khinh chê người khác khi câu nguyện. Ông Pharisêu ấy nghĩ rằng, ông được nên công chính nhờ những việc ông làm, nên sinh ra kiêu ngạo mà coi khinh người khác (c.11). Nhưng ông quên rằng con đường đích thực để nên công chính không phải là nhờ công trạng của ông mà là nhờ vào ân sủng của Thiên Chúa.

Con đường này được Thiên Chúa vạch ra và hoàn thành qua Con Một yêu dấu của Ngài là Đức Giêsu Kitô: “Người ta được Thiên Chúa làm cho nên công chính nhờ lòng tin vào Đức Giêsu Kitô” (Rm 3, 22). Thế nên Chúa Giêsu khẳng định: người thu thuế, khi trở xuống mà về nhà, thì được nên công chính; còn người Pharisêu thì không (c.14).

Sự kiêu căng tự mãn nó cũng che khuất con mắt của người biệt phái hôm nay, anh ta lên đền thờ với tư thế hiên ngang tự đắc, anh nghĩ rằng các thành tích anh đã làm khiến cho Thiên Chúa phải “nể” anh và mắc nợ anh. Thực sự người biệt phái này không hề cầu nguyện, mà anh đang làm một bản báo cáo thành tích của chính mình và kể lể công trạng trước mắt Chúa: Tôi ăn chay mỗi tuần hai lần, và dâng một phần mười thu nhập hằng ngày. Việc làm ấy quá tốt, vượt trên cả luật lệ quy định về ăn chay, thế nhưng, anh ăn chay không phải để đền tội hy sinh, cũng không phải để chuẩn bị đón Đấng Mesia như ý nghĩa ban đầu của nó, mà anh ăn chay và giữ luật chỉ để cho thấy anh hơn người khác. Chính vì thế, ngay từ lời mở đầu anh đã có ý so sánh mình với người khác: Lạy Chúa tôi tạ ơn Chúa vì tôi không như bao kẻ khác, tham lam bất chính, ngoại tình hay như tên thu thuế kia.

Không chỉ so sánh công trạng của mình với ngưới khác, nhưng anh còn tỏ vẻ khinh miệt người thu thuế kia, và cứ như anh đã nói, thì có thể thấy anh coi nhưng người khác là những người tội lỗi và phạm những cái tội mà anh không hề phạm, chứng tỏ anh tốt hơn họ rất nhiều, anh thầm muốn nói điều đó qua lời cầu của mình.

Trong khi đó, người thu thuế nhận ra tình trạng khốn khổ tội nghiệp tội lỗi bất xứng của mình, anh không dám ngửa mắt lên trời, mà chỉ đấm ngực cầu nguyện với lòng sám hối chân thành: Lạy Chúa xin thương xót con là kẻ tội lỗi. Anh không dám kể lể gì, vì anh thấy mình chẳng có công trạng gì, anh đã nhìn thấy sự thiếu sót khiếm khuyết và tội lỗi của mình, anh biết rằng vì nghề nghiệp, vì cuộc sống mà anh đã phải làm một cái nghề bị xã hội đương thời kết án là ô uế tội lỗi, vì anh đã thường xuyên phải tiếp xúc với nhiều người và vì sự cuốn hút của đồng tiền khiến anh cũng không thể cầm lòng được.

Chính vì ý thức và nhìn thấy thực trạng con người của mình trước mặt Chúa và trước mặt mọi người, nên anh chỉ còn biết kêu xin lòng thương xót và sư tha thứ của Thiên Chúa.

Chúa Giêsu nói dụ ngôn này với những người hay tự hào mình là người công chính và hay khinh bỉ kẻ khác! Câu nói này là của thánh Luca. Nó chỉ về thời đại của Chúa Giêsu. Nhưng nó cũng chỉ về thời đại của chúng ta. Luôn có những người và những nhóm người tự hào mình là người công chính và ngoan đạo và hay khinh bỉ kẻ khác, coi họ là những kẻ kém hiểu biết và bất trung.

Mùa Chay là trường dạy cầu nguyện. Giáo Hội mời gọi chúng ta gia tăng cầu nguyện, điều đó có nghĩa là chẳng những dành nhiều thời giờ cho cầu nguyện, mà nhất là thanh luyện thái độ chúng ta trong khi cầu nguyện, lời cầu nguyện đích thực trong mùa chay phải là thái độ sám hối. Khởi đầu của cầu nguyện ấy là mọi nhận thức sâu xa về thân phận, tội lỗi của chúng ta và từ đó nói lên tất cả tín thác của chúng ta vào tình yêu tha thứ của Chúa. Lòng tin thác ấy sẽ xóa tan mọi tội lỗi và mang lại cho chúng ta tự do đích thực của con cái Chúa.

Huệ Minh

]]>
gxthohoang@gmail.com (Ban Biên Tập)Suy niệm Lời ChúaFri, 20 Mar 2020 06:20:40 +0700
Suy Niệm Lời Chúa Thứ Bảy Tuần 3 Mùa Chayhttp://gxthohoang.net/suy-niem-loi-chua/item/11097-suy-niem-loi-chua-thu-bay-tuan-3-mua-chayhttp://gxthohoang.net/suy-niem-loi-chua/item/11097-suy-niem-loi-chua-thu-bay-tuan-3-mua-chaySuy Niệm Lời Chúa Thứ Bảy Tuần 3 Mùa Chay
Suy Niệm Lời Chúa Thứ Bảy Tuần 3 Mùa Chay
21/03/2020
THỨ BẢY TUẦN 3 MC
Lc 18,9-14
ĐỂ ĐƯỢC THA THỨ VÀ NHẬM LỜI
Người thu thuế đứng đàng xa, vừa đấm ngực vừa thưa rằng: “Lạy Thiên Chúa, xin thương xót con là kẻ tội lỗi.” (Lc 18,13)
Suy niệm: Tin Mừng hôm nay đề cập đến cung cách, thái độ phải có khi cầu nguyện. Đối với người Pha-ri-sêu, cầu nguyện là kể công, là so sánh; còn với người thu thuế, cầu nguyện đơn thuần chỉ là ném mình cho Thiên Chúa, kêu xin lòng nhân từ của Ngài (Theo S. Abogunrin). Mục đích chính của bất cứ việc cầu nguyện nào cũng là thiết lập mối quan hệ thân thiết với Thiên Chúa. Nhờ mối quan hệ thân thiết ấy, con người ý thức mình đang là ai, và sẽ là gì trong tương quan với Chúa và tha nhân. Nói cách khác, nhờ biết sự thật về Chúa và sự thật về mình, ta sẽ biết cách ứng xử đúng đắn và thích hợp hơn với Chúa và với người. Cầu nguyện đem lại một hiệu năng to lớn là làm cho ta nên gắn bó với Chúa hơn, biến đổi ta ngoan ngoãn theo vâng theo ý Chúa hơn là đòi Chúa phải theo ý mình, cũng như giúp ta sống công bằng, bác ái hơn với người.
Mời Bạn: Thực hành lời dạy “hãy xé lòng, đừng xé áo” không gì cụ thể hơn là nhìn nhận mình là kẻ có tội, xin Chúa thương tha thứ. Cầu nguyện sẽ giúp bạn có sức thi hành hành vi “xé” bỏ, vứt đi những gì là tội lỗi nơi bạn.
Sống Lời Chúa: Tôi sẽ năng xét mình trong Mùa Chay, để thấy được ưu khuyết điểm, hầu đón nhận ơn tha thứ của Chúa, sửa đổi tính hư tật xấu, phát huy các nhân đức.
Cầu nguyện: Lạy Chúa Giê-su, Chúa dạy con khiêm tốn đến với Chúa khi cầu nguyện như người thu thuế trong bài Tin Mừng. Xin giúp con ghi nhớ Lời Chúa dạy. Xin cho con năng dâng Chúa lời nguyện tắt này: Lạy Chúa, xin thương xót con là kẻ có tội. Amen.
]]>
gxthohoang@gmail.com (Ban Biên Tập)Suy niệm Lời ChúaFri, 20 Mar 2020 06:14:48 +0700
Nói với em chuyện sống đức tin trong mùa dịchhttp://gxthohoang.net/giup-nhau-song-dao/item/11096-noi-voi-em-chuyen-song-duc-tin-trong-mua-dichhttp://gxthohoang.net/giup-nhau-song-dao/item/11096-noi-voi-em-chuyen-song-duc-tin-trong-mua-dichNói với em chuyện sống đức tin trong mùa dịch
  Nói với em chuyện sống đức tin trong mùa dịch


Em!
Em đã hỏi tôi rằng: “Nếu các nhà thờ trên thế giới tạm ngưng hết thánh lễ thì người Công giáo sẽ thực hành Đức tin của mình như thế nào? Rồi đạo của mình sẽ ra sao?” Cám ơn em vì những thao thức về Đức tin. Câu hỏi được đặt ra nhân dịp các nhà thờ ở nhiều nơi trên thế giới đã tạm dừng thánh lễ vì đại dịch Wuhan virus, tôi chợt nhớ đến Lời Chúa trong bài Phúc âm Chúa nhật vừa rồi.
“Ðức Giêsu phán: Này chị, hãy tin tôi: đã đến giờ các người sẽ thờ phượng Chúa Cha, không phải trên núi này hay tại Giêrusalem. [.....] Nhưng giờ đã đến , và chính lúc này đây giờ những người thờ phượng đích thực sẽ thờ phượng Chúa Cha trong thần khí và sự thật, vì Chúa Cha tìm kiếm những ai thờ phượng Người như thế.”

Em ah!
Thánh giáo hoàng Gioan Phalo II trong thông điệp FIDES ET RATIO đã ví von: “Đức tin và lý trí như đôi cánh giúp tâm trí con người vươn cao lên trong sự chiêm nghiệm chân lý.”
Trong cơn thảm họa vì đại dịch này lý trí cho chúng ta biết rằng, chúng ta sống không chỉ cho riêng mình, nhưng còn sống cho và sống nhờ mọi anh chị em xung quanh chúng ta nữa. Vì thế Mẹ Giáo Hội với lý trí của mình, và dưới sự soi sáng của Chúa Thánh Thần đã đau thương làm nên quyết định trên. Với quyết định này, Mẹ Giáo Hội nhìn đến cùng đích của việc tạo dựng, đó là để thông truyền sự sống viên mãn của Thiên Chúa cho mọi loài thụ tạo, và Mẹ Giáo Hội muốn cho sự sống ấy được tiếp tục như lòng Chúa mong ước, nên việc tạm dừng các thánh lễ là hướng đến cùng đích này.
Việc các nhà thờ tạm dừng các thánh lễ không đồng nghĩa với việc chúng ta đánh mất Đức tin. Nhưng việc này lại làm dấy lên trong chúng ta một phương thế mới để mang Chúa đến cho mọi người, và cũng làm dấy lên trong chúng ta một một phương thế thực hành Đức tin sống động hơn. Hãy nhìn những hình ảnh các Linh mục ở khắp nơi trên thế giới - dưới nhiều hình thức khác nhau - nhưng chung một niềm tin và một cùng đích: đó là mang Đức Ki-tô đến cho anh chị em đang đau khổ của mình.

Em thân mến,
Cùng đồng hành với Mẹ Giáo Hội trong giờ phút đau thương này, chúng ta,những chi thể trong thân thể mầu nhiệm của Đức Ki-tô  hãy sánh vai cùng nhau, thực hiện những công việc nhỏ bé, mà lý trí của chúng ta qua sự hướng dẫn của Thánh Thần, qua sự hướng dẫn của các Đấng bậc trong Hội Thánh, và những nhà hữu trách trong xã hội để góp phần đẩy lùi cơn đại dịch này. Những hành vi tốt, dù tưởng như rất nhỏ bé của mỗi người chúng ta, cũng đang chung tay cùng nhân loại đẩy lùi cơn đại dịch thế kỷ. Và tôi cùng với em, chúng ta tin chắc rằng, sau cơn đại dịch này  thì đức tin của chúng ta vào Thiên Chúa được đẩy lên một tầm mức mới, và ở tầm mức mới này, chúng ta chiêm nghiệm ra một chân lý dường như đã bị bỏ quên hay không được biết đến (với nhiều người), đó là: Thiên Chúa là chủ tể và là cùng đích của mọi loài thụ tạo.

Lm Antôn Trần Bửu Phùng

]]>
gxthohoang@gmail.com (Ban Biên Tập)Giúp nhau sống đạoThu, 19 Mar 2020 18:08:58 +0700
Yêu Chúa hết lònghttp://gxthohoang.net/suy-niem-loi-chua/item/11095-yeu-chua-het-longhttp://gxthohoang.net/suy-niem-loi-chua/item/11095-yeu-chua-het-longYêu Chúa hết lòng
  Yêu Chúa hết lòng


20.3 Thứ Sáu
Mc 12, 28-34

YÊU CHÚA HẾT LÒNG

Yêu Chúa trong Cựu Ước là thờ lạy, là vâng phục Ngài. Trong Tân Ước, thập giới Sinai vẫn còn giá trị. Yêu Chúa là yêu hết linh hồn, là giữ trọn Lời Chúa, là thực thi Lời Chúa và theo Chúa bằng con đường từ bỏ, và không gì dứt lìa chúng ta ra khỏi Thiên Chúa, cho dù là đau khổ, hoạn nạn, thử thách. Tình yêu mạnh hơn sự chết nữa.

Vì tâm địa gian ác cũng như muốn tiêu diệt Chúa Giêsu, một Kinh sư đã hỏi Chúa Giêsu một câu hỏi tương tự, nhưng với sự trong sáng thành thật: “Trong các điều răn, điều răn nào đứng đầu?” (c.28). Trong khi những Kinh sư khác nhìn Chúa Giêsu như một mối đe dọa thì người đàn ông này thấy nơi Đức Giêsu một cơ hội để học hỏi.

Vì thế anh ta đặt ra một câu hỏi cách trung thực, cho thấy được mối quan tâm sâu đậm trong lòng mọi người: Có quá nhiều lề luật, nhưng luật nào là trọng tâm? Tinh thần cầu tiến, yêu mến chân lý cách trong sáng vô tư của vị Kinh sư đáng để cho chúng ta học hỏi. Vì trong cuộc sống nhiều khi tính tự tôn, tự đại, đố kỵ đã ngăn không cho chúng ta chân nhận và tìm kiếm những điều tốt lành nơi người khác mà thậm chí còn tìm cách hạ bệ, nói xấu và hủy diệt thanh danh tiếng tốt của họ.

Hơn nữa trong xã hội hôm nay, khi mà tiếng nói của quyền lực, của ý thức hệ ngày càng gia tăng và độc đoán không màng tới đạo đức luân lý, đồng thời tìm cách đè bẹp chân lý thì tác hại sẽ nghiêm trọng đến mức nào. Do đó hơn bao giờ hết, người Kitô hữu được mời gọi sống tinh thần cầu tiến, yêu mến chân lý, sẵn sàng bảo vệ và làm chứng cho chân lý hầu mưu cầu lợi ích cho Giáo hội và xã hội.

Câu hỏi của vị Kinh sư trong trình thuật đã phản ánh một trái tim đang tìm cách nắm bắt một nguyên tắc duy nhất đơn giản nằm dưới sự phức tạp của luật pháp. Điều răn cơ bản nào có thể mang lại ý nghĩa cho tất cả các luật lệ và quy định nhỏ hơn của đời sống tôn giáo? Có một chìa khóa nào có thể giải phóng câu đố của cuộc sống của chúng ta và hướng dẫn chúng ta thông qua những trở ngại xung quanh và bên trong chúng ta? Tất cả chúng ta đều khao khát trả lời những câu hỏi này.

Thật thế, có những người băn khoăn bối rối giữa hàng đống lề luật, bổn phận phải thi hành; ví dụ như mẹ già tôi đang lên cơn sốt và bây giờ đã đến lúc tôi phải đi lễ Chúa Nhật chẳng hạn thì tôi sẽ phải làm gì? Chắc chúng ta vẫn nhớ lời Chúa Giêsu “Khi các người làm những điều tốt lành cho những người anh em là các ngươi làm cho chính ta” (Mt 25, 31 - 46); hoặc chúng ta cũng có thể nhớ lại câu chuyện về người Samaritano tốt lành (Luca 10, 25 - 37). Hay khi công sở chúng ta có đại hội quan trọng, hoặc khi chúng ta phải làm bài thi kiểm tra vào ngày lễ buộc…. Chúng ta phải biết sắp xếp. Quan trọng là chúng ta phải có lòng thành, phải biết “Tìm kiếm nước Thiên Chúa trước hết, còn mọi sự khác Người sẽ ban cho sau.” (Mt 6, 33)

Lệnh truyền yêu mến Thiên Chúa và yêu người anh em mà Chúa Giêsu trả lời cho vị Kinh sư cũng như dạy cho tất cả mọi người không chỉ là một yêu cầu hay một bổn phận. Không ai có thể yêu đơn giản chỉ vì anh được bảo làm như thế! Nhưng bởi vì tình yêu là lẽ sống, là con đường đưa tới hạnh phúc cho con người. Nói cho cùng, yêu mến Thiên Chúa là một đặc ân, một mối quan hệ mà Thiên Chúa khởi xướng khi chúng ta chịu phép rửa, và nó phát triển, lớn lên khi chúng ta chấp nhận Lời của Ngài, và mở lòng ra cho tình yêu của Ngài. Nó phát triển khi chúng ta sắp xếp ý chí của chúng ta trung thành với những điều răn lớn nhất này, đồng thời đưa ra những quyết định hàng ngày để phản ánh tình yêu bằng lời nói và hành động của chúng ta.

Một số người ‘đạo đức’ cho rằng yêu Chúa rất dễ vì chỉ cần đọc kinh nhiều là được, còn yêu người lại khó vì con người ‘bách nhân bách tính’ khó mà hòa hợp. Một số người lại cho rằng yêu Chúa thật khó vì Chúa tôi chẳng nhìn thấy để mà yêu, còn yêu tha nhân dễ hơn vì tôi có thể nhìn thấy và đụng chạm tới họ. Cả hai quan niệm đều ‘có lý’ nhưng chưa phải là ‘chân lý’.

Thật ra yêu Chúa không chỉ là đọc kinh cầu nguyện nhiều, như Tin mừng Đức Giêsu có nói: “Không phải cứ kêu lạy Chúa, lạy Chúa là được vào nước trời mà là kẻ ‘nghe và thực hành lời Thiên Chúa” (Mt 7, 21); đồng thời Thiên Chúa chẳng ở đâu xa, chỉ cần mở lòng mình ra một chút, vận dụng trí óc một chút, ta có thể thấy Thiên Chúa sống động qua thiên nhiên, vũ trụ, qua các kỳ công của Người, và nhờ đức tin vào Lời Chúa dạy thì tha nhân chính là hình ảnh sống động của Thiên Chúa và Thiên Chúa đã muốn đồng hóa mình với họ (Mt 25, 31 - 46).

Tuy nhiên điều quan trọng trong việc yêu mến tôn thờ Thiên Chúa hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn, hết sức lực hệ tại ở việc chúng ta luôn biết yêu mến, kiếm tìm và thực thi thánh ý Chúa, thực thi điều Chúa dạy. Và tất nhiên khi đã yêu mến Chúa thì chúng ta sẽ yêu tha nhân như chính mình vì đó là điều Chúa muốn và dạy chúng ta phải thi hành.

Bao lâu chúng ta chưa dám từ bỏ mình để theo hẳn Chúa, bao lâu chúng ta chưa dám đặt Chúa lên chỗ của Ngài, chưa để Chúa lên phần hơn của Ngài thì chúng ta dễ dàng từ bỏ Ngài, nghĩa là sẵn sàng ghét Ngài và phản bội Ngài. Bao lâu chúng ta chưa chịu trở thành đầy tớ, người con của Ngài, chưa chịu trở thành vật sở hữu của Ngài như một trái banh dưới chân cầu thủ thì bấy lâu chúng ta vẫn mang kiếp sống èo ọt, ngất ngư trong một tình trạng phân hóa thác loạn.

Chúa Giêsu đã cách mạng hóa nhân loại bằng tình yêu hết cỡ của Ngài. Ai bằng lòng đi theo Ngài là lập tức bước vào ngay con đường tình yêu trải rộng ấy. Cũng chính nhờ tình yêu mà chúng ta đang sống và đang phục vụ. Cũng chính vì tình yêu mà chúng ta được giao tế và liên hệ với Ngài và anh em của Ngài. Không còn gì thúc đẩy chúng ta hơn tình yêu nữa đâu.

Và rồi ta thấy tình yêu của Chúa đồng nghĩa với những hy sinh, từ bỏ, thiệt thòi, can đảm, tha thứ, dâng hiến... tất cả những đức tính đó phát xuất từ tình yêu Thiên Chúa. Chúng ta đang nói chuyện với nhau hôm nay đây không ngoài mục đích nào khác là mời nhau nhận ra tình yêu tột đỉnh của Thiên Chúa qua anh em trong giữa mùa Chay này.

Huệ Minh

]]>
gxthohoang@gmail.com (Ban Biên Tập)Suy niệm Lời ChúaThu, 19 Mar 2020 12:12:43 +0700
Giáo xứ Thổ Hoàng mừng lễ thánh Giuse bạn Đức Trinh Nữ Mariahttp://gxthohoang.net/sinh-hoat-giao-xu/item/11094-giao-xu-tho-hoang-mung-le-thanh-gius-se-ban-duc-trinh-nu-mariahttp://gxthohoang.net/sinh-hoat-giao-xu/item/11094-giao-xu-tho-hoang-mung-le-thanh-gius-se-ban-duc-trinh-nu-mariaGiáo xứ Thổ Hoàng mừng lễ thánh Giuse bạn  Đức Trinh Nữ  Maria
  Giáo xứ Thổ Hoàng mừng lễ thánh Giuse bạn Đức  Trinh Nữ Maria.

Hiệp với Giáo hội toàn cầu, giáo xứ Thổ Hoàng hân hoan mừng lễ thánh Giuse bạn trăm năm Đức Trinh Nữ Maria.

Thánh lễ năm nay nằm trong bối cảnh dịch bệnh có nguy cơ bùng phát.

Theo hướng dẫn mục vụ của Đức cha Vinh Sơn, Giám mục giáo phận thì nên cử hành ngắn gọn các thánh lễ trong tuần, và các cha có thể dâng thêm thánh lễ để chia nhỏ số người tham dự.

Theo sự hướng dẫn của Đức Giám mục Giáo phận, Giáo xứ Thổ Hoàng ngày Chúa Nhật tuy với dân số không phải là nhiều, chỉ khoảng 2500 giáo dân, nhưng cha quản xứ Giuse Trần Thế Thành đã dâng 3 thánh lễ trong ngày Chúa Nhật, và hôm nay, lễ thánh Giuse cũng vậy.

Thánh Giuse là quan thầy bảo trợ cho Giáo xứ Thổ Hoàng, đồng thời cũng là quan thầy của cha quản xứ.

Thánh lễ thứ nhất sáng nay, lúc 4 giờ 45 phút thứ năm ngày 19.03.2020 cha quản xứ Giuse chủ tế, cùng đồng tế có cha Giuse Trần Thanh Hải,SVD.

Cha Giuse vắn tắt giới thiệu một nhân đức nổi bật của thánh Giuse là ngài sống trong thầm lặng chỉ duy nhất mau mắn thi hành Thánh ý Chúa, sống cho mọi người, phục vụ Mẹ Maria và Chúa Giêsu.

Ngài mời gọi mọi người hãy tạ ơn thánh Giuse, vì nhìn lại mọi công việc của giáo xứ đều tiến hành rất thuận lợi dưới bàn tay bảo trợ của Thánh Cả, đồng thời cha Giuse gởi lời tri ân tới toàn thể giáo xứ, quý ân nhân gần xa đã tích cực cộng tác và giúp đỡ dựng xây giáo xứ.

Trong thánh lễ hôm nay cũng là ngày mãn nhiệm kỳ của ban Mục Vụ Hội Đồng giáo xứ cũ, đồng thời ban mới tuyên hứa nhận nhiệm vụ nhiệm kỳ 19.03.2020 tới 19.03.2024.

Ban Mục Vụ Hội Đồng giáo xứ mới gồm quý ông

1.Ông GB Nguyễn Ngọc Đức Chủ tịch

2.Ông Giuse Võ Văn Khẩn Đệ nhất phó chủ tịch

3.Ông Giuse Trần Hữu Minh Đệ nhị phó chủ tịch

4.Ông Giuse Hoàng Sửu Thư ký

5.Ông Giuse Nguyển Đình Khang Ủy viên phụ trách Tài chính

6.Ông Giuse Trương Văn Nam Thủ Quỹ

Trước Lời nguyện kết lễ, ông GB Nguyễn Trọng Luật thay mặt ban cũ gởi lời chúc mừng lễ quan thầy toàn giáo xứ, cha quản xứ, cha Trần Thanh Hải, đồng thời gởi lời tri ân tới toàn thể cộng đoàn đã giúp đỡ ban cũ thi hành tốt công việc nhiệm kỳ qua một cách tốt đẹp, đồng thời gởi lời xin lỗi cộng đoàn vì những thiếu sót nhiệm kỳ qua đã vô tình làm mất lòng mọi người.

Sau thánh lễ nầy sẽ còn 1 thánh lễ lúc 7 giờ 30 và 1 thánh lễ lúc 19 giờ..

IMG 9900

IMG 9901


Xem Thêm Hình Ảnh

Hồng Bính

]]>
gxthohoang@gmail.com (Ban Biên Tập)Sinh hoạt Giáo XứThu, 19 Mar 2020 09:44:42 +0700
Bất chợt tự tình cahttp://gxthohoang.net/van-hoa-nghe-thuat/tho/item/11093-bat-chot-tu-tinh-cahttp://gxthohoang.net/van-hoa-nghe-thuat/tho/item/11093-bat-chot-tu-tinh-caBất chợt tự tình ca
  Đang ngồi trên đất Ngày mai ta mất Đất lại là ta Ngày đó không xa Hình ta ảo ảnh 


Bất chợt tự tình ca

Đêm trăng mờ
Gió đêm lành lạnh
Rừng vắng tanh
Cô đơn ánh lửa

Bập bùng tí tách
Một li rượu nồng
Bên bếp lửa hồng
Một mình ta nhấp

Li rượu cuộc đời
Cạn đáy mới thôi
Đi đâu mà vội
Từ từ mà lội
Ngày mai tới đích
Thanh thản buông tay

Đang ngồi trên đất
Ngày mai ta mất
Đất lại là ta
Ngày đó không xa
Hình ta ảo ảnh

Mỏng manh hương khói
Hết còn mong mỏi
Lời ước hẹn hò
Mộng nhỏ mộng to
Số không tròn trĩnh

Tay trắng một mình
Quạnh hiu đêm tối
Giã biệt người tình
Hiu hắt lặng thinh

Ánh sáng lung linh
Chói sáng Thiên Đàng
Vui mừng tìm đến
Một chốn hằng mong

Hồng Bính

]]>
gxthohoang@gmail.com (Ban Biên Tập)ThơThu, 19 Mar 2020 08:07:48 +0700
Suy Niệm Lời Chúa Thứ Sáu Tuần 3 Mùa Chayhttp://gxthohoang.net/sức-khỏe-và-đời-sống/item/11092-suy-niem-loi-chua-thu-sau-tuan-3-mua-chayhttp://gxthohoang.net/sức-khỏe-và-đời-sống/item/11092-suy-niem-loi-chua-thu-sau-tuan-3-mua-chaySuy Niệm Lời Chúa Thứ Sáu Tuần 3 Mùa Chay
Suy Niệm Lời Chúa Thứ Sáu Tuần 3 Mùa Chay
20/03/2020
THỨ SÁU TUẦN 3 MC
Mc 12,28b-34
TÌNH YÊU MỜI GỌI TÌNH YÊU
“Đức Chúa, Thiên Chúa chúng ta, là Đức Chúa duy nhất. Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn, hết sức lực ngươi.” (Mc 12,29-30)
Suy niệm: Một kinh sư Do Thái bối rối trước 613 khoản luật của Do Thái giáo nên đến hỏi Chúa Giê-su điều khoản nào quan trọng nhất. Chúa Giê-su nhắc lại cho ông ta điều mà ông đọc hai lần mỗi ngày theo luật buộc (Đnl 6,4-6), đó là yêu Chúa một trăm phần trăm, yêu hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn, hết sức lực. Yêu hết lòng là yêu bằng trái tim. Bao lâu trái tim còn đập nhịp là còn yêu Chúa. Yêu Chúa ngay lúc này và nơi này. Yêu Chúa hết linh hồn là yêu đến muôn đời. Hơi thở cuối cùng không làm linh hồn mất đi, nên tình yêu đối với Chúa không khi nào ngơi, mối liên kết thắm thiết với Chúa không khi nào ngừng. Yêu Chúa hết trí khôn là để Chúa hướng dẫn trí khôn ta thuận theo thánh ý Chúa, là loại bỏ những ý hướng đê hèn ra khỏi tâm trí ta và lấy lời Chúa dạy làm ý của ta. Yêu Chúa hết sức lực là yêu Chúa bằng sự kiên trì. Khi mệt mỏi, chán chường len lỏi vào cuộc sống, khi sức tàn lực kiệt tưởng chừng không thể đi tiếp con đường tình yêu, lòng yêu mến Chúa nâng đỡ và nhắc ta nhớ rằng Thiên Chúa yêu ta đến cùng, để ta tiếp tục yêu Chúa. Thiên Chúa là Đấng duy nhất yêu thương con người bằng tình yêu không ngơi nghỉ và Ngài có quyền đòi ta đáp lại tình yêu tương xứng.
Mời Bạn: Đi sâu vào mùa Chay, mệnh lệnh yêu Chúa hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn, hết sức lực có đánh động và làm thay đổi cuộc đời bạn không?
Sống Lời Chúa: Quyết tâm Chừa bỏ một tội trọng để yêu Chúa hết lòng.
Cầu nguyện: Hát “Con nay trở về”
]]>
gxthohoang@gmail.com (Ban Biên Tập)Suy Niệm Lời Chúa Hằng NgàyThu, 19 Mar 2020 07:43:10 +0700