Giáo Xứ Thổ Hoàng - Giáo Xứ Thổ Hoàng - Displaying items by tag: giáo hôi,Giáo xứ thổ hoànghttp://gxthohoang.netMon, 20 May 2024 15:56:43 +0700 - Open Source Content Managementvi-vnSuy Niệm Tin Mừng Chúa Nhật 5 Phục Sinh, Năm Bhttp://gxthohoang.net/suy-niem-loi-chua/item/18045-suy-niem-tin-mung-chua-nhat-5-phuc-sinh-nam-bhttp://gxthohoang.net/suy-niem-loi-chua/item/18045-suy-niem-tin-mung-chua-nhat-5-phuc-sinh-nam-bSuy Niệm Tin Mừng Chúa Nhật 5 Phục Sinh, Năm B
  NỀN TẢNG VÀ NGUỒN SỐNG CỦA GIÁO HỘI LÀ ĐỨC GIÊSU PHỤC SINH | Suy Niệm Tin Mừng Chúa Nhật V Phục Sinh, Năm B


TMĐP- Các bài đọc phụng vụ của chúa nhật này xoay quanh Đức Giêsu phục sinh là nền tảng và nguồn sống của Giáo Hội.

Bài đọc thứ nhất kể lại cuộc gặp gỡ đầu tiên giữa Phêrô và Saolô, tức Phaolô sau thời gian dài hai bên cùng rao giảng Đức Giêsu đã chết và sống lại, nhưng giữa họ còn nhiều lấn cấn, bất đồng, đặc biệt về vấn đề cắt bì. Sách Công Vụ Tông Đồ ghi rõ: “Khi tới Giêrusalem, ông Saolô tìm cách nhập đoàn với các môn đệ. Nhưng mọi người vẫn còn sợ ông, vì họ không tin ông là một môn đệ” (Cv 9,26).

Họ sợ Phaolô vì nhiều lý do, trong đó có lý do ông đã bắt bớ, giam cầm những người đi theo Đức Giêsu, mà nay lại quay đầu tự nhận mình là môn đệ Đức Giêsu và hăng say rao giảng Đức Giêsu đã chết và sống lại cho dân ngoại. Cũng vì sợ, các tông đồ, nhất là tông đồ trưởng Phêrô đã rất dè dặt, nghi ngờ và không muốn gặp Phaolô.

Nhưng khi được Banaba đứng ra bảo lãnh với Nhóm Các Tông Đồ bằng kể lại chuyện Saolô đã được nghe tiếng phán dạy của Đức Giêsu phục sinh trên đường đi Đamát bắt ngưuời có đạo, nhất là việc Saolô đã mạnh dạn rao giảng Đức Giêsu phục sinh ở Đamát thì hai bên không còn nghi ngại nhau, nhưng cùng đi với nhau trên đường Hiệp Hành, như tác giả Công Vụ Tông Đồ khẳng định: “Từ đó, ông Saolô cùng với các Tông Đồ đi lại hoạt động tại Giêrusalem” (Cv 9, 28), và cùng chia sẻ với các Tông Đồ số phận bị người Do Thái lên án, tảy chay, tìm giết (x. Cv 9,29).

Quả thực, Đức Giêsu phục sinh đã liên kết, tập họp tất cả các môn đệ của Ngài, vì sự sống lại của Ngài là nền tảng đức tin của họ, những người trước đó đã sợ hãi bỏ Ngài mà trốn đi, những người khi thấy Thầy bị bắt và đem đi đóng đinh đã tan đàn xẻ nghé, tháo chạy để bảo toàn mạng sống, như hai môn đệ trên đường rời Giêrusalem trở về quê làng là Emmau khi Thầy đã thực sự chết trên thập giá và an táng trong mồ, đã vội vã” quay trở lại Giêrusalem gặp Nhóm Mười Một và các bạn hữu đang tụ họp ở đó.

Là nền tảng của đức tin, trên đó Giáo Hội được thiết lập, nên đã là môn đệ, là Kitô hữu, người ta không thể không đặt đời sống đức tin của mình trên Đức Giêsu phục sinh, không thể không gặp gỡ những anh em môn đệ khác, Kitô hữu khác trên nền tảng Đức Giêsu phục sinh này, vì Đức Giêsu phục sinh đã liên kết, hiệp nhất họ, như Nhóm Tông Đồ được Đức Giêsu đích thân tuyển chọn đã gắn kết với Phaolô, Tông Đồ dân ngoại, người chưa hề gặp Đức Giêsu bao giờ, lại bách hại Giáo Hội của Ngài, nhưng khi được nghe tiếng phán dạy của “Đấng đã chết trên thập giá và sống lại”, đã tin và trọn vẹn thuộc về Ngài.

Nhưng Đức Giêsu phục sinh không chỉ là Nền Tảng đức tin, mà còn là Nguồn Sống của Giáo Hội. Hình ảnh Cây Nho ban sức sống cho cành nho, và tâm sự tha thiết ân tình của Đức Giêsu: “Hãy ở lại trong Thầy như Thầy ở lại trong anh em””, vì “Thầy là Cây Nho thật, và Cha Thầy là người trồng nho”. “Nếu anh em ở lại trong Thầy và Thầy ở lại trong anh em, thì muốn gì, anh em cứ xin, anh em sẽ được như ý. Điều làm Chúa Cha được tôn vinh là: Anh em sinh nhiều hoa trái và trở thành môn đệ của Thầy” (Ga 13,1.4.7-8) thôi thúc chúng ta thực hiện giới luật Yêu Thương của Đức Giêsu là “ở lại trong tình thương của Chúa và yêu thương anh em như Chúa đã yêu thương” (x. Ga 15,9.12).

Như thế, Nguồn Sống Đức Giêsu phục sinh ban cho Giáo Hội là Tình Yêu. Tình yêu làm cho Dân Chúa được “sống và sống dồi dào” (Ga 10,10) ; chính tình yêu của Đức Giêsu sống lại ban cho Hội Thánh ơn Bình An phục sinh, là bình an mà chỉ một mình Đức Giêsu mới ban được, nên dù có gian truân, thử thách đến đâu, dù vất vả, nhọc nhằn, khốn khó cỡ nào, Bình An của Đức Giêsu phục sinh vẫn luôn ở với Giáo Hội để nâng đỡ Giáo Hội và làm cho Giáo Hội ngày càng trở nên xứng đáng, nhờ được “Người thánh hoá và thanh tẩy bằng nước và lời hằng sống, để trước mặt Ngài có một Hội Thánh xinh đẹp lộng lẫy, không tỳ ố, không vết nhăn hoặc bất cứ một khuyết điểm nào, nhưng thánh thiện và tinh tuyền” (Ep 5, 26-27).

Thánh Gioan Tông Đồ cũng quả quyết điều này khi viết: “Đây là điều răn của Người: chúng ta phải tin vào danh Đức Giêsu Kitô, Con của Người, và phải yêu thương nhau theo điều răn Người đã ban cho chúng ta” (1 Ga 3,23).

Tin vào danh Đức Giêsu Kitô là gặp gỡ, đoàn tụ trên Nền Tảng Đức Tin khi tuyên xưng “Đức Giêsu đã chết và đã sống lại. Ngài là Đấng Cứu Độ chúng ta”. Trên Nền Tảng Đức Tin ấy, chúng ta được ở lại trong tình yêu của Đức Giêsu phục sinh, và trong Ngài, chúng ta yêu nhau như Ngài đã yêu chúng ta đến hiến dâng mạng sống mình để tất cả chúng ta, là đoàn chiên của Ngài được “sống và sống dồi dào”.

Jorathe Nắng Tím

]]>
gxthohoang@gmail.com (Ban Biên Tập)Suy niệm Lời ChúaSat, 27 Apr 2024 08:37:37 +0700
Tại sao Thánh Giuse được coi là Quan thầy của Giáo hội?http://gxthohoang.net/quà-tặng/tài-liệu-giáo-lý/item/14550-tai-sao-thanh-giu-se-duoc-coi-la-quan-thay-cua-giao-hoihttp://gxthohoang.net/quà-tặng/tài-liệu-giáo-lý/item/14550-tai-sao-thanh-giu-se-duoc-coi-la-quan-thay-cua-giao-hoiTại sao Thánh Giuse được coi là Quan thầy của Giáo hội?
  Tại sao Thánh Giuse được coi là Quan thầy của Giáo hội?

Người cha nuôi của Chúa Giêsu đã làm gì đặc biệt đến nỗi ngài được nhiều Giáo hoàng coi là vị thánh bảo trợ? Dưới đây là câu trả lời.

 

Thánh Cả Giuse, cha nuôi của Chúa Giêsu, cùng với Tổng lãnh Thiên thần Micae, hoàng tử và là thủ lãnh các thiên thần, được xem là thánh quan thầy của Giáo hội hoàn vũ, mặc dù Thánh Giuse là người duy nhất được long trọng tuyên bố là Quan thầy.

Liên quan đến Thánh Giuse, trước hết chúng ta cần xem ngài đã được ban cho những phẩm giá và đặc ân nào. Giáo hội luôn tôn vinh hình ảnh của Thánh Giuse, nhưng trong tương quan với Chúa Giêsu và Đức Maria. Từ năm 1522, khi huynh đoàn Đa minh Isidoro de Isolani xuất bản cuốn sách về Thánh Giuse, từ đó lòng sùng kính bình dân dành cho Thánh Giuse được phổ biến.

Công đồng được ủy thác cho Thánh Giuse

Ngày nay Giáo hội lưu tâm đặc biệt đến hình ảnh của Thánh Giuse, về mặt thần học, trong tương quan mật thiết với Chúa Giêsu và Mẹ Maria, với lịch sử cứu độ. Các thần học gia cố gắng làm sáng tỏ hình ảnh của Thánh Giuse bằng những phương tiện sẵn có, tức là bằng Thánh Kinh, Truyền thống của Giáo hội, và các tác phẩm của các Giáo phụ.

Ngay cả trong cuộc cải cách phụng vụ, Thánh Giuse bắt đầu chiếm vị trí xứng đáng trong Giáo hội. Đức Giáo hoàng Gioan 23, ngày 9/3/1961, đã ủy thác công đồng cho sự bảo vệ của Thánh Giuse, thực hiện ước nguyện của dòng Đaminh, cha Giuse Lataste, đã đưa Thánh Giuse vào trong nghi lễ, xếp sau Đức Maria, trước các thiên thần và các thánh.

Sắc lệnh của Đức Giáo hoàng Piô IX

Đức Piô IX , trong thông điệp "urbi et orbi" ngày 9 tháng 12 năm 1870, đã tuyên bố Thánh Giuse là quan thầy của Giáo hội hoàn vũ, trong khi nhắc đến thời gian đau buồn mà Giáo hội đang trải qua, ngài đã minh giải cho việc cậy nhờ đến vị thánh bảo trợ này, đấng đã bảo vệ Chúa Giêsu trên thế gian, thì giờ đây không thể không bảo vệ Giáo hội của mình. Cũng nên nhắc lại rằng, trong ba tháng, đội quân của Piedmontese đã xâm chiếm nhà nước giáo hoàng (quốc gia vatican) và giáo hoàng bị bắt làm tù binh tại Vatican.

Đức Piô IX đã tuyên bố Thánh Giuse là quan thầy của Giáo hội hoàn vũ, như ngài đã nhắc nhớ “Giáo hội luôn tôn kính Thánh Cả Giuse với những lời tôn vinh và khen ngợi tuyệt đỉnh. Và Đức Giáo hoàng Lêô XIII đã dạy: “Thật thích hợp khi dân Chúa đã quen cầu nguyện với lòng sùng kính và với tâm hồn tin cậy đơn sơ, cùng với Đức Trinh nữ Mẹ Thiên Chúa, vị hôn phu thanh khiết của mẹ là Thánh Giuse”.

Khử trừ mọi tật mê lầm hư hốt

Sự bảo trợ của Thánh Giuse khích lệ chúng ta phục vụ cho nước Chúa và giúp chúng ta trở thành những người tin cậy, phó thác và vâng phục Chúa Kitô. Trong kinh cầu nguyện với Thánh Giuse mà ngày nay vẫn còn đọc, chúng ta cầu xin : “Lạy Cha rất yêu mến, hãy khử trừ mọi tật mê lầm hư hốt ra khỏi lòng chúng con”, và hôm nay chúng ta có thể thêm: Lạy cha rất yêu mến, xin khử trừ ra khỏi lòng chúng con căn bệnh ma túy, bạo lực, chiến tranh, mại dâm, chủ nghĩa satan và bất cứ điều gì khác khiến chúng con xa lệch Chúa Kitô.

Lời đề nghị của thánh Giáo hoàng Phaolô II

Đức Giáo hoàng Phanxicô đã viết trong tông huấn Redemptoris Custos: “Vì thế, chúng ta hãy cầu xin người mà Thiên Chúa đã tin tưởng trao phó kho tàng quý giá và to lớn nhất của Ngài để bảo vệ”, đồng thời chúng ta hãy học từ nơi ngài để phục vụ cho công trình cứu rỗi.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã thực hiện ước muốn trước kia của Đức Bênêđictô XVI, đó là đưa tên của Thánh Giuse vào Kinh nguyện Thánh thể ngay sau Đức Mẹ.

Hai lý do

Thánh Giuse được gọi là đấng bảo trợ Giáo hội hoàn vũ vì: 1 – Ngài là hôn phu của Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa; 2 – Ngài được Thiên Chúa chỉ định làm người bảo vệ và làm cha nuôi của Con Thiên Chúa. Những đặc ân của ngài là phẩm giá, ân sủng, sự thánh thiện và vinh quang của ngài.

Hiền phu của Đức Maria được hưởng đặc ân duy nhất là sống trong sự mật thiết cùng với Chúa Giêsu và Mẹ Maria, và trong mối tương quan chặt chẽ nhất định với mầu nhiệm Nhập thể. Đức Piô IX đã nói: “Vì phẩm giá cao quý này mà Thiên Chúa đã ban cho các tôi tớ trung thành nhất của Ngài”. “Giáo hội luôn hết lòng tôn kính và cầu nguyện với Thánh Cả Giuse, người luôn gần gũi với hiền thê của mình là Đức Trinh Nữ Mẹ Thiên Chúa, và Giáo hội đã nài xin ngài chuyển cầu trong những lúc khó khăn”.

Để bảo vệ Giáo hội

Vì Thánh Giuse được chọn làm chồng của Đức Maria và cha nuôi của Chúa Giêsu Kitô, giờ đây ngài điều khiển muôn vàn Kitô hữu trong Giáo hội hoàn vũ với uy quyền của người cha. Xưa kia ngài được trao cho nhiệm vụ thiêng liêng là chăm sóc Thánh Gia ở Nazareth, giờ đây nhờ sự bảo trợ trên trời của mình, ngài được ủy thác chăm sóc, giữ gìn và bảo vệ Giáo hội của Chúa Giêsu Kitô, Chúa chúng ta.

Đức Thánh Cha Phanxicô tuyên bố năm thánh

Sự bảo trợ lớn lao của Thánh Giuse phát xuất từ phẩm giá và các đặc ân của ngài, tất cả đều được Thiên Chúa ban tặng cách nhưng không. Vì vậy, sự cao cả của ngài trong vai trò là người bảo trợ tùy thuộc rất nhiều vào những ơn sủng trỗi vượt hơn con người tự nhiên của ngài.

Để kỷ niệm 150 năm ngày công bố Thánh Giuse là đấng bảo trợ Giáo hội hoàn vũ, vào ngày 8/12/2020, Đức Thánh cha Phanxicô đã công bố tông thư “Patris Corde”, loan báo một năm tôn vinh Thánh Cả, cha nuôi của Chúa Giêsu. Trong suốt thời gian này, các tín hữu có thể hưởng được các ơn xá đặc biệt cho đến hết ngày 8/12/2021.

Marcello Stanzione/Aleteia

G. Võ Tá Hoàng chuyển ngữ

(gpquinhon.org 16.12.2020)

]]>
gxthohoang@gmail.com (Ban Biên Tập)Tài liệu Giáo lýMon, 07 Mar 2022 13:04:19 +0700
Người Giáo dân của Thiên niên kỷ mới: Giáo hội hiệp thông và tăng trưởnghttp://gxthohoang.net/giup-nhau-song-dao/item/14066-nguoi-giao-dan-cua-thien-nien-ky-moi-giao-hoi-hiep-thong-va-tang-truonghttp://gxthohoang.net/giup-nhau-song-dao/item/14066-nguoi-giao-dan-cua-thien-nien-ky-moi-giao-hoi-hiep-thong-va-tang-truongNgười Giáo dân của Thiên niên kỷ mới: Giáo hội hiệp thông và tăng trưởng
Người Giáo dân của Thiên niên kỷ mới: Giáo hội hiệp thông và tăng trưởng

GIÁO HỘI
HIỆP THÔNG VÀ TĂNG TRƯỞNG
Lm. Nguyễn Văn Hinh (D.Min)

Dẫn nhập

Để Loan Báo Tin Mừng, nhiệm vụ quan trọng và khẩn thiết của giáo hội: “Hiệp thông và Tăng trưởng”. Trước hết: “Hiệp Thông”[1]. Nhiệm vụ này phát xuất từ ơn gọi làm Con Thiên Chúa, là cành nho[2], là phần thân thể của Đức Kitô[3], nên phải hiệp thông, với đầu là Đức Kitô và với các chi thể khác; với cây nho và với các nhánh khác. Thứ đến: Tăng Trưởng. Mọi người tín hữu, có bổn phận tăng trưởng phần thân thể; và sinh hoa hoa kết trái. Sau đây, tôi xin chia sẻ mục vụ về hai vấn đề sống còn của chúng ta.

Nhận thức

Hiệp thông. Thánh giáo hoàng Phaolô VI quả quyết: “Giáo Hội là Hiệp Thông”. Có nghĩa: “Hợp nhất với Đức Kitô và hợp nhất các Kitô hữu với nhau trong Giáo Hội”[4]. Chúa Giêsu dạy: "Ta là Cây Nho Thật, và Cha Ta là Người trồng nho, các con hãy ở trong Ta, như Ta ở trong các con”[5]. Như thế, Dân Chúa Hiệp thông trong đức tin và với tư cách là con Thiên Chúa, cùng nhau xây dựng thân thể Đức Kitô”[6]. Đây là điều kiện tiên quyết làm nền tảng cho việc thi hành các sứ vụ khác. Quả thực, một cành nho lìa khỏi cây và các cành nho khác thì làm sao có thể sống và sinh hoa trái. Cũng thế, một chi thể lìa khỏi các phần khác, đầu và thân, không thể tồn tại[7]. Vì thế, Chúa Giêsu xin cho: "Tất cả nên một, như Cha ở trong Con và Con ở trong Cha”[8], để thế gian tin rằng Cha đã sai con"[9].

Tăng trưởng. Tục ngữ có câu: “Có đầu có đuôi nuôi lâu cũng lớn”. Chúa Giêsu đã chọn và cắt đặt các Tông Đồ, đứng đầu là Phêrô. Đó là nguồn gốc phẩm trật trong Giáo Hội”[10]. Ngài tiếp tục giao phó cho những người, kế tục các tông đồ. Các vị này nhận lãnh trách nhiệm và quyền năng linh thiêng nơi Đức Kitô, nhờ bí tích truyền Chức Thánh, để phục vụ Giáo Hội. Họ hành động nhân danh Chúa Kitô là Đầu và quy tụ Giáo Hội trong Chúa Thánh Thần nhờ Phúc âm và các phép Bí Tích[11].

Ứng dụng

Công Đồng Vaticanô II còn hướng về chưc tư-tế cộng đồng, của mọi tín hữu, vì cốt yếu nằm ở trong Chức tư tế[12]. Vì thế, để bảo đảm hiệp thông và làm tăng trưởng Giáo Hội, chức tư tế thừa tác và tư tế cộng đồng, dù khác nhau nhưng bổ túc cho nhau. Các vị chủ chăn phải xác tín chắc chắn rằng: “Chức linh mục là để phục vụ toàn Dân Thiên Chúa. Các tín hữu giáo dân cũng phải nhìn nhận rằng chức linh mục thừa-tác, tuyệt đối cần thiết cho cuộc sống trong Giáo Hội[13].

Sứ mệnh cứu rỗi của Giáo Hội, không chỉ nhờ vào các vị đã nhận lãnh bí tích Truyền chức Thánh, nhưng cũng còn nhờ vào các tín hữu giáo dân; vì họ cũng đã được chịu phép Rửa Tội và được kêu gọi để tham dự theo mức độ của mỗi người vào sứ vụ “tư tế, tiên tri và vương giả” của Đức Kitô.

Bởi thế, các vị chủ chăn phải thừa nhận và cổ võ các thừa-tác và các tín hữu giáo dân, có nền tảng bí tích trong phép Rửa Tội, phép Thêm Sức và hơn nữa trong phép Hôn Phối đối với nhiều người trong giáo dân. Hơn nữa, khi cần thiết hoặc vì lợi ích của Giáo Hội đòi buộc, các chủ chăn có thể theo quy chế dự định trong bộ luật chung, giao phó cho tín hữu giáo dân một số nhiệm vụ hay chức vụ. Giáo Luật xác định: "Nơi nào nhu cầu Giáo Hội đòi hỏi và thiếu thừa-tác-viên, thì các giáo dân có thể chủ tọa các buổi cầu nguyện, rửa tội và cho rước lễ theo các quy tắc luật định"[14].

Thánh Phaolô đã đau đớn kêu lên: "Ta nghe mỗi người trong anh em nói: Tôi thuộc về Phaolô, và tôi thuộc về Apollô, còn tôi thuộc về Kepha và tôi thuộc về Chúa Kitô; thế thì Chúa Kitô bị chia năm xẻ bảy sao”Lời này vẫn còn vang vọng như một trách móc trước cảnh "nhiệm thể Chúa Kitô bị xâu xé." Ngược lại chúng ta hãy lắng nghe dư âm của lời mời gọi cũng của Thánh Phaolô sau đây: "Thưa anh em, nhân danh Chúa chúng ta là Đức Giêsu Kitô, tôi nài xin toàn thể anh em hãy nhất tâm đừng chia rẽ, nhưng hãy hợp nhất và đoàn kết với nhau trong tinh thần, và trong tư tưởng".

Kết luận

“Hiệp thông”[15] là sự sống còn và tăng trưởng trong lịch sử sống đạo và truyền giáo của giáo hội. Sống thông hiệp, Giáo Hội trở nên dấu chỉ cho thế giới và là một hấp lực thu hút mọi người tới niềm tin vào Chúa Kitô: "Lạy Cha, như Cha ở trong Con và Con ở trong Cha, xin cho họ trở thành một trong chúng ta để thế gian tin rằng Cha đã sai Con".

Không có hiệp thông, không thể truyền giáo: “Hiệp thông để loan báo Tin mừng và loan báo Tin mừng dẫn tới hiệp thông”.

Bốn hình tượng Hiệp thông: Cây nho: Kết quả Hoa trái; Cá trong Biển: Tự do và phẩm trật; lò lửa: Thanh luyện và biến đổi; Thánh Thể: Biến đổi nên thánh.

Chuyện ngụ ngôn: Bó đũa.

TT.Tgp.SG, tháng 9.2021
Lm. Nguyễn Văn Hinh (D.Min)


[1] Ibid., 18.
[2] Ga 15, 1-8
[3] 1 Cr 12, 27
[4] AAS IV 794, 1966.
[5] Jn 15, l-4.
[6] Eph. 4, 7-13; Rom 12, 4-8.
[7] Thủ Bản, Phong Trào Giáo Dân việt Nam Hải Ngoại, 14-15.
[8] Ga 17, 21
[9] Ga 17, 20-26
[10] Vaticanô II, Sắc lệnh Ad Gentes, số 5
]]>
gxthohoang@gmail.com (Ban Biên Tập)Giúp nhau sống đạoWed, 01 Dec 2021 07:19:54 +0700
Giáo hội sắp có thêm hai vị hiển thánh và năm chân phước tử đạo.http://gxthohoang.net/tin-tuc-giao-hoi/giao-hoi-toan-cau/item/14049-giao-hoi-sap-co-them-hai-vi-hien-thanh-va-nam-chan-phuoc-tu-daohttp://gxthohoang.net/tin-tuc-giao-hoi/giao-hoi-toan-cau/item/14049-giao-hoi-sap-co-them-hai-vi-hien-thanh-va-nam-chan-phuoc-tu-daoGiáo hội sắp có thêm hai vị hiển thánh và năm chân phước tử đạo.
Giáo hội sắp có thêm hai vị hiển thánh và năm chân phước tử đạo.
Blessed Titus Brandsma | Vatican News
26/11/2021


G. Trần Đức Anh, O.P. | RVA

Hôm 25 tháng Mười Một vừa qua, với sự chấp thuận của Đức Thánh cha, Bộ Phong thánh đã công bố hai sắc lệnh nhìn nhận phép lạ nhờ sự chuyển cầu của hai chân phước và một sắc lệnh nhìn nhận cuộc tử đạo của năm vị tôi tớ Chúa tại Pháp.

Sắc lệnh đầu tiên nhìn nhận phép lạ nhờ lời chuyển cầu của chân phước Tito Brandsma, thuộc Cát Minh người Hòa Lan, sinh năm 1881 và nguyên là Viện trưởng đại học Nijmegen. Cha phê bình ý thức Đức quốc xã, ngay từ trước khi bắt đầu Thế chiến thứ II và Đức xâm lăng Hòa Lan năm 1940. Cha bị bắt năm 1942 và bị giết hại vì sự oán ghét đức tin, vào ngày 26 tháng Bảy năm 1942, khi được 61 tuổi trong tại tập trung Dachau của Đức quốc xã ở miền nam Đức.
Sắc lệnh thứ hai nhìn nhận phép lạ nhờ sự chuyển cầu của nữ chân phước Maria Chúa Giêsu, tục danh là Carolina Santocanale, người Ý, sinh năm 1852 tại Palermo, sáng lập dòng các nữ tu Capuxin Đức Mẹ Vô Nhiễm Lộ Đức, và qua đời năm 1923 tại Cinisi bên Ý, thọ 71 tuổi.

Hai sắc lệnh này mở đường cho việc tôn phong hai chân phước lên bậc hiển thánh.

Thứ ba là sắc lệnh nhìn nhận cuộc tử đạo của cha Henri Planchart, thuộc dòng các tu sĩ thánh Vinh Sơn Phaolô, cha Ladislao Radigue và ba linh mục dòng khác, bị giết vì sự oán ghét đức tin, năm 1871 tại Paris, bên Pháp.

Cuộc tử đạo của năm vị diễn ra trong một bối cảnh lịch sử rất phức tạp. Sau khi Pháp thất trận ngày 04 tháng Chín năm 1870, trong cuộc chiến Pháp-Đức, một nhóm đại biểu quốc hội đảng cộng hòa tuyên bố cáo chung đế quốc của Napoléon II và tuyên bố trở lại chế độ cộng hòa với chính phủ ở Versailles, nhưng Công xã Paris chống lại và đặt một chính phủ đối lập, theo lý tưởng xã hội cấp tiến. Quân đội Pháp bao vây Paris để chấm dứt Công xã và tiến vào thành ngày 21 tháng Năm năm 1871. Cuộc chiến đẫm máu xảy ra trên các đường phố trong một tuần lễ làm cho hàng ngàn người chết, cùng với những vụ đốt phá.Các thành phần Công xã Paris tấn công các binh sĩ, giáo sĩ và công dân bị họ coi là đối lập.
Những kẻ chủ trương Công xã Paris có lập trường oán ghét Giáo hội Công giáo và họ bài trừ các nơi thờ phượng và các giáo sĩ. Trong bối cảnh đó, năm linh ục đã bị họ giết chết trong khi thi hành phận sự, mặc dù các vị có thể trốn chạy.

Cùng với hai sắc lệnh trên đây, Bộ Phong thánh còn công bố sáu sắc lệnh nhìn nhận các nhân đức anh hùng của sáu vị tôi tớ Chúa.(Vatican News 25-11-2021)'

Lễ phong chân phước cho linh mục Jan Macha tử đạo


lm


 

Linh mục Jan Macha | Vatican News


22/11/2021
Đức Hồng y Marcello Semeraro, Tổng trưởng Bộ Phong thánh, đề cao tấm gương bác ái của linh mục Jan Macha đối với các linh mục trẻ, các chủng sinh, cũng như về lòng nhiệt thành theo Chúa, và phục vụ dân chúng và người nghèo.
G. Trần Đức Anh, O.P. | RVA

Đức Hồng y bày tỏ lập trường trên đây, trong bài giảng tại lễ phong chân phước cho linh mục Jan Macha tử đạo, mà ngài đại diện Đức Thánh cha Phanxicô chủ sự, sáng thứ Bảy, ngày 20 tháng Mười Một vừa qua, tại Nhà thờ Chính tòa Chúa Kitô Vua, ở thành phố Katowice, miền nam Ba Lan.

Hiện diện trong thánh đường và cả bên ngoài nhà thờ, có đông đảo các giám mục, đại diện hàng linh mục, tu sĩ nam nữ và hàng ngàn giáo dân.

Chính tại thánh đường này, cha Jan Macha đã thụ phong linh mục, ngày 25 tháng Sáu năm 1939, tức là hơn hai tháng trước khi Thế chiến thứ II bùng nổ, ngày 01 tháng Chín, khi Ba Lan bị Đức quốc xã xâm lăng.

Cha Macha được bổ nhiệm làm phó xứ thánh Giuse ở Ruda Slaska, và đã thành lập hội bác ái Konwalia, Hoa Huệ Thung Lũng, để giúp đỡ tinh thần và vật chất cho những người bị mất người thân trong chiến tranh, bị đói khổ. Trong các hoạt động này, cha Macha không hề phân biệt quốc tịch, tôn giáo hoặc giai tầng xã hội. Nhưng các hoạt động đó bị mật vụ Đức quốc xã nhìn với cặp mắt ngờ vực và khó chịu. Ngoài ra, vị linh mục trẻ cũng từ chối không chịu làm lễ bằng tiếng Đức, theo lệnh của quân Đức.

Cha Macha bị mật vụ Gestapo của Đức bắt ngày 05 tháng Chín năm 1941, tại nhà ga Katowice. Sau những cuộc hỏi cung và lăng nhục, cha bị giam cầm mười tháng, bị hành hạ và cưỡng bách từ bỏ đức tin và những chọn lựa mục vụ của cha. Sau cùng, cha bị kết án tử hình ngày 17 tháng Bảy năm 1942 bằng cách chém đầu, tại nhà tù Katowice, ngày 03 tháng Mười Hai sau đó. Lúc ấy cha mới được 28 tuổi đời.

Trong bài giảng thánh lễ, Đức Hồng y Semeraro nói rằng giáo huấn của vị tân chân phước hiển nhiên là cho tất cả mọi người, nhưng đặc biệt cho các linh mục trẻ, các chủng sinh, về tinh thần phục vụ. Cuộc tử đạo của cha Macha là một lời mời gọi chúng ta hãy ở lại với Chúa, tìm kiếm Chúa trong kinh nguyện và trong cuộc đối thoại nội tâm, tôn vinh Chúa bằng một cuộc sống thánh thiện. Hơn bao giờ hết, trong kỳ đại dịch này, giữa lúc Giáo hội đang tiến những bước đầu tiên trong hành trình công nghị, chúng ta cần ý thức rằng để được ơn cứu độ, chúng ta cần nhau, vì không ai có thể tự cứu thoát một mình.

(Vatican News 20-11-2021)
Một linh mục tử đạo Ba Lan được phong chân phước

Linh mc_Jan_Macha
Linh mục Jan Macha | Vatican News

18/11/2021
Một linh mục Ba Lan bị Đức Quốc xã chém đầu sẽ được Đức Hồng y Marcello Semeraro, Tổng trưởng Bộ Phong thánh, đại diện Đức Thánh cha Phanxicô tôn phong chân phước, vào thứ Bảy, ngày 20 tháng Mười Một này, tại Nhà thờ Chính tòa Chúa Kitô Vua ở thành phố Katowice, miền nam Ba Lan.
G. Trần Đức Anh, O.P. | RVA

Đó là cha Jan Macha, quen gọi là cha Hanik. Cha sinh năm 1914, gia nhập chủng viện và thụ phong linh mục năm 1939, vài tháng trước khi thế chiến thứ II bùng nổ, ngày 01 tháng Chín cùng năm đó, khi Ba Lan bị Đức quốc xã xâm lăng.

Tân linh mục Macha được bổ nhiệm làm cha phó. Cha giúp đỡ các sinh viên học sinh và hội hướng đạo, đồng thời cũng giúp các gia đình đã bị mất những người thân yêu trong chiến tranh và cũng là thành viên của nhóm hoạt động bí mật tên là Konwalia, nghĩa là “Hoa huệ ở thung lũng”.

Cha Macha bị mật vụ Gestapo của Đức bắt, ngày 05 Chín năm 1941, tại nhà ga Katowice. Sau những cuộc hỏi cung hạ nhục, cha bị kết án tử hình ngày 17 tháng Bảy năm 1942 bằng cách chém đầu tại nhà tù Katowice ngày 03 tháng Mười Hai cùng năm 1942, mặc dù mẹ cha hết sức tìm cách cứu con. Lúc đó, cha mới được 28 tuổi đời và đã phục vụ 1.257 ngày như linh mục. Người ta không hề tìm được xác của cha Macha.

Án phong chân phước cho cha Macha được khởi sự hồi năm 2013 và kết thúc năm 2015 ở cấp giáo phận, trước khi hồ sơ được chuyển về Bộ Phong thánh ở Roma. Ngày 29 tháng Mười Một năm 2019, Đức Thánh cha Phanxicô đã cho phép Bộ công bố sắc lệnh nhìn nhận cuộc tử đạo của cha Macha Hanik.

Đức Tổng giám mục Wiktor Skworc của giáo phận Katowice nói rằng: “Lễ phong chân phước này chắc chắn là một biến cố rất quan trọng đối với Giáo hội địa phương. Tôi rất vui mừng vì cha Hanik của chúng tôi được tôn phong. Tôi hy vọng biến cố này sẽ là một cơ hội củng cố đức tin và hồi sinh đời sống đạo trong giáo phận của chúng tôi, giữa thời kỳ khó khăn phục hồi từ đại dịch”.(CNA 17-7-2021)

 

]]>
gxthohoang@gmail.com (Ban Biên Tập)GH Toàn CầuSun, 28 Nov 2021 06:57:17 +0700
Quyền lực tử thần và Giáo hội của Đức Giêsuhttp://gxthohoang.net/giup-nhau-song-dao/item/13840-quyen-luc-tu-than-va-giao-hoi-cua-duc-giesuhttp://gxthohoang.net/giup-nhau-song-dao/item/13840-quyen-luc-tu-than-va-giao-hoi-cua-duc-giesuQuyền lực tử thần và Giáo hội của Đức Giêsu
  QUYỀN LỰC TỬ THẦN VÀ GIÁO HỘI CỦA ĐỨC GIÊSU | CHUỖI GIÁO HỘI – BÀI 3

TMĐP- Một vài chia sẻ sau báo cáo của Uỷ Ban Độc Lập điều tra về nạn ấu dâm trong Giáo Hội được công bố ngày 05.10.2021 tại Pháp.

Từ những năm 2000, nhất là sau báo cáo, đúng hơn là “cáo trạng” gay gắt của Ủy Ban Điều Tra Độc Lập về “lạm dụng tình dục” trong Giáo Hội Công Giáo (Commission indépendante sur les abus sexuels dans l’Eglise catholique – CIASE) đứng đầu là ông Jean – Marc Sauvé được chính thức công bố và trao tận tay Đức Cha chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Pháp ngày 05.10.2021.

Theo như kết quả của cuộc điều tra lâu dài và tỉ mỉ của Ủy Ban, thì con số nạn nhân bị lạm dụng tình dục ở tuổi vị thành niên bởi những người có trách nhiệm trong Giáo Hội như linh mục, phó tế, tu sĩ nam từ năm 1950 đến năm 2020 lên tới 216.000 người. Nếu tính cả nạn nhân của những giáo dân nam làm việc trong các cơ sở của Giáo Hội thì tổng số nạn nhân sẽ là 330.000, và Giáo Hội Công Giáo bị coi là nơi tội ác “lạm dụng tình dục trẻ em” xảy ra nhiều nhất so với các môi trường khác như gia đình, bạn hữu.

Tất nhiên, không nói thì mọi người cũng mường tượng được làn sóng chống phá, bôi bác, chế diễu Giáo Hội đang đồng loạt nổi lên kinh khủng dữ dội, và trên mạng xã hội, người ta đọc được những tiêu đề nóng bỏng, thu hút như : “Báo cáo chấn động về nạn ấu dâm trong nhà thờ Công Giáo Pháp”, “Đức Giáo Hoàng Francis “hổ thẹn” vì nạn ấu dâm ở Giáo Hội Công Giáo”, “Giáo Hội Công Giáo Pháp có hàng nghìn kẻ ấu dấm”, và bên dưới là hàng trăm “comment” nặng nề lên án, nguyền rủa, thóa mạ Giáo Hội.

Là con cái Giáo Hội, người viết chia sẻ nỗi đau của Thân Thể Đức Giêsu là Hội Thánh, và hiệp thông cùng các chủ chăn nỗi thống khổ, như thánh Phaolô dạy: “Không có chia rẽ trong thân thể, trái lại các bộ phận đều lo lắng cho nhau. Nếu một bộ phận nào đau, thì mọi bộ phận cùng đau. Nếu một bộ phận nào được vẻ vang, thì mọi bộ phận cùng vui chung” (1 Cr 12, 25-26).

Trong tâm tình hiệp thông, với lòng khiêm tốn, tinh thần trung thực, người viết xin được kính gửi đến Bạn đọc một vài chia sẻ về nền tảng của Giáo Hội, mà Đức Giêsu đã nói tới khi thiết lập Giáo Hội của Ngài trên Tảng Đá Phêrô.

1/ Con người của thánh Phêrô:

Đức Giêsu đã công khai tuyên bố trước mặt Nhóm Mười Hai Tông Đồ: “Anh là Phêrô, nghĩa là Tảng Đá, trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy, và quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi” (Mt 16,18).

Xây Giáo Hội trên con người Phêrô, một con người tuyệch toạc, nông nổi đã nhiều lần phát ngôn bừa bãi mà không chín chắn suy nghĩ và cẩn thận lựa lời, nên đã bị Đức Giêsu quở trách và goi là Xatan (x. Mt 16, 23); xây Hội Thánh trên con người “không thánh chút nào”, vì hèn nhát phản bội, ngang nhiên chối bỏ Thầy mình nhiều lần: “Tôi thề là không biết người ấy” (Mt 26,74) trước mấy cô đầy tớ trong sân dinh thượng tế Caipha, khi mấy cô kiếm chuyện cà khịa: “Cả bác nữa, bác cũng đã ở với ông Giêsu, người Galilê đó chứ gì?” (Mt 26,69); xây nhà của Thiên Chúa giữa con người trên một người mang tên Tảng Đá mà chẳng chắc chắn, kiên cường như Đá, thì hỏi ai tin được Hội Thánh ấy, Ngôi Nhà Giáo Hội ấy sẽ bền vững tồn tại trước bao phũ phàng, nhẫn tâm, dã man của sóng gió thù địch?

Vì thế, dưới con mắt phàm nhân, theo suy nghĩ được coi là khôn ngoan của thế gian, Tảng Đá Phêrô mà trên đó Hội Thánh của Đức Giêsu được xây thật là tảng đá không bảo đảm chiến thắng trước thế lực thù địch.

Qủa thực, nếu nhìn Giáo Hội duới lăng kính nhân loại, thì Giáo Hội là một tổ chức rất mong manh, dễ vỡ, dễ lung lay, sụp đổ, mang nhiều rủi ro bị tàn phá, tiêu diệt, vì Giáo Hội gồm những con người rất giới hạn; được quản trị bởi những con người yếu đuối, trong số đó có cả những con người đầy tham vọng, mưu mô, thủ đọan, và kiêu căng, bất xứng.

Lịch sử hơn hai ngàn năm của Giáo Hội đã cho thấy sự thật “con người” của những con người trong Giáo Hội, và sự thật ấy đã làm nhiều người kinh tởm, ghê sợ, vì mức độ tàn ác và phi nhân. Cũng như hôm nay, trước sự thật lạm dụng tình dục trẻ em, bởi chính những chức sắc có sứ vụ yêu thương, hướng dẫn, bảo vệ, dư luận một lần nữa không chỉ hoảng hốt, bàng hoàng, mà còn phẫn nộ, lên án kịch liệt.

2/ Sức mạnh và sự bền vững của Tảng Đá Phêrô hệ tại ở Ơn Chúa:

Trước khi công bố Phêrô là Tảng Đá xây Giáo Hội, Đức Giêsu đã khẳng định như điều kiện không thể thiếu: “Này anh Simôn, con ông Giôna, anh thật là người có phúc, vì không phải phàm nhân mặc khải cho anh điều ấy, nhưng là Cha của Thầy, Đấng ngự trên trời” (Mt 16,17).

“Người có phúc” là người có Thiên Chúa, là người được Chúa chở che. Chính vì có Thiên Chúa ở cùng, được bao phủ bởi ơn Chúa, mà Tảng Đá Phêrô dẫu yếu đuối vì là con người có giới hạn vẫn được mang sức mạnh của Thiên Chúa và mãi mãi là Nền Tảng vững chắc, trường tồn, cho dù “quyền lực tử thần” có dữ dội công phá đến đâu.

Do đó, bao lâu Tảng Đá con người Phêrô còn nhớ mình thuộc về Đức Giêsu, sống Đức Giêsu bằng yêu mến Đức Giêsu và kín múc sức sống yêu thương từ Ngài, bấy lâu Tảng Đá ấy không bị lung lay và đảm bảo sẽ mãi tồn tại. Ngược lại, bất cứ lúc nào Tảng Đá Phêrô cậy sức con người, dựa vào những thành qủa của con người như thành công của cơ chế, cơ sở, ảnh hưởng, quyền bính, thế lực, số đông theo tiêu chuẩn đánh giá của thế gian thì lúc đó Tảng Đá sẽ bị rạn nứt, chênh vênh, chao đảo.

Thánh Phaolô ý thức và thấm thiá trải nghiệm chân lý này nên đã quả quyết: “Tôi rất vui mừng và tự hào vì những yếu đuối của tôi, để sức mạnh của Đức Kitô ở mãi trong tôi. Vì vậy tôi cảm thấy vui sướng khi mình yếu đuối, khi bị sỉ nhục, hoạn nạn, bắt bớ, ngặt nghèo vì Đức Kitô. Vì khi tôi yếu, chính là lúc tôi mạnh” (2 Cr 12, 9-10).

Quả thực, chính lúc này là lúc chúng ta cảm nhận sức mạnh nâng đỡ của lời thánh nhân, bởi trước phong trào đang sôi nổi lật tẩy tội ác ấu dâm xẩy ra trong Giáo Hội, mỗi người ở vị thế khác nhau trong Giáo Hội, như những chi thể với cơ năng khác nhau của thân thể duy nhất đều chia sẻ nỗi đau buồn, tủi hổ, cũng như trách nhiệm trước hậu qủa của yếu đuối, lỗi lầm đã sai phạm, đồng thời khiêm tốn nhận mình “đắc tội với Chúa và với tha nhân”, hầu nhận ra đâu là nền tảng đích thực của Giáo Hội, tảng đá nào là tảng đá Đức Giêsu muốn đặt làm nền móng vững chắc cho ngôi nhà Giáo Hội của Ngài.

3/ Tảng Đá làm nền móng cho Giáo Hội chính là Tình Yêu Đức Kitô:

Chọn Phêrô như Tảng Đá làm nền móng để xây Giáo Hội, và như người chăn dắt đoàn chiên của Ngài, Đức Giêsu đã không đặt bất cứ điều kiện nào với Phêrô ngoài tình yêu của ông dành cho Ngài khi ba lần hỏi ông: “Này anh Simôn, con ông Giôna, anh có yêu mến Thầy hơn các anh em này không?”, và sau mỗi lần Phêrô tuyên xưng: “Thưa Thầy có, Thầy biết con yêu mến Thầy”, Đức Giêsu đều nhắc lại sứ vụ Ngài muốn trao cho ông: “Hãy chăn dắt chiên của Thầy” (Ga 21, 15-17), “Hãy chăm sóc chiên con của Thầy” (Ga 21,15).

Như thế, tình yêu dành cho Đức Giêsu vừa là Tảng Đá trên đó Giáo Hội được xây, vừa là lẽ sống của người được chọn để quản trị Giáo Hội, và chăn dắt đoàn chiên. Nói cách khác, chỉ tình yêu Đức Giêsu mới bảo đảm vững chắc cho nền móng Giáo Hội; và cũng chỉ tình yêu dành cho Ngài mới bảo đảm sứ vụ chăn dắt đoàn chiên Ngài trao phó ở người được chọn.

Cũng như “người ngu dại xây nhà trên cát. Gặp mưa sa, nước cuốn hay bão táp ập vào, nhà ấy sẽ sụp đổ tan tành” (Mt 7,26-27), ngôi nhà Giáo Hội cũng không thể đứng vững trước sức công phá khủng khiếp của thần dữ và những người tự nguyện làm cánh tay nối dài của chúng để truy diệt Giáo Hội, nếu chúng ta chỉ mải mê tìm kiếm những vật liệu xây dựng của thế gian như danh vọng, của cải, quyền thế, tổ chức hoàn hảo, cơ cấu chặt chẽ, ảnh hưởng bao trùm, mà bỏ quên Tình Yêu, Lòng Thương Xót là Tảng Đá của Lời Hứa, và chỉ trên Nền Móng tình yêu, trên Nền Tảng thương xót, Giáo Hội mới đứng vững, và quyền lực tử thần mới không thắng nổi (x. Mt 16,18).

Qủa thực, Đức Giêsu đã xây dựng Giáo Hội trên Tình Yêu, khi đặt điều kiện tình yêu với Phêrô. Không dừng ở đó, Ngài còn chọn tình yêu là giới luật duy nhất của đoàn thể những người đi theo Ngài khi truyền cho các môn đệ: “Thầy ban cho anh em một điều răn mới là anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em” ( Ga 13,34). Tình yêu còn là là dấu chỉ để mọi người nhận ra họ thuộc về Giáo Hội của Ngài: “Người ta cứ dấu này mà nhận biết chúng con là môn đệ Thầy là chúng con thương yêu nhau” (Ga 13,35), đồng thời là Hiến Chương, đường lối (x. Mt 5, 3-12), và tiêu chuẩn đánh giá, thưởng phạt mọi người trong ngày chung thẩm (x. Mt 25,31-46).

Thánh Phaolô đã khẳng định chân lý trên, khi viết cho giáo đoàn Êphêxô: “Xin cho anh em được bén rễ sâu và xây dựng vững chắc trên đức ái, để cùng toàn thể dân thánh, anh em đủ sức thấu hiểu mọi kích thước dài rộng cao sâu, và nhận biết tình thương của Đức Kitô, là tình thương vượt quá sức hiểu biết. Như vậy anh em sẽ được đầy tràn tất cả sư viên mãn của Thiên Chúa” (Ep 3,17-18).

Chân lý ấy còn đuợc minh chứng qua sứ vụ của Giáo Hội là làm chứng Tình Yêu thương xót của Thiên Chúa, bằng loan báo “Đức Giêsu Kitô chịu đóng đinh”. “Không muốn biết đến chuyện gì khác ngoài Đức Giêsu Kitô, mà là Đức Giêsu Kitô chịu đóng đinh vào thập giá” (1 Cr 2,2) như thánh Phaolô quả quyết, chúng ta không thể chối cãi: người môn đệ thuộc về Đức Giêsu là người được gọi để yêu thương bằng “tình yêu cao cả là chết cho bạn hữu của mình” (x. Ga 15,13), như Đức Giêsu đã chịu đóng đinh và chết cho con người, để thực hiện thánh ý của Chúa Cha, Đấng “đã yêu thế gian đế nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời” (Ga 3, 16).

4/ “Ai có thể tách chúng ta ra khỏi tình yêu của Đức Kitô?” (Rm 8,35).

“Phải chăng là gian truân, khốn khổ, đói rách, hiểm nguy, bắt bớ, gươm giáo?” (Rm 8,35). Không ai và cũng không sự gì, “cho dẫu là sự chết hay là sự sống, thiên thần hay ma vương qủy lực, hiện tại hay tương lai, hoặc bất cứ sức mạnh nào, trời cao hay vực thẳm hay bất cứ một loài thọ tạo nào khác, không có gì tách được chúng ta ra khỏi tình yêu của Thiên Chúa thể hiện nơi Đức Kitô Giêsu, Chúa chúng ta” (Rm 8, 38-39).

Vì có tình yêu của Thiên Chúa, giữa cơn lốc xóay dư luận rất tiêu cực, và bất lợi, cùng với Giáo Hội, chúng ta “tha thứ tất cả, tin tưởng tất cả, hy vọng tất cả, chịu đựng tất cả” (1 Cr 13, 7) khi nhiều người đang ra sức lăng mạ, nguyền rủa, lên án chúng ta một cách thái quá và không công bằng.

Vì Giáo Hội là Bí Tích Đức Giêsu, Thiên Chúa Tình Yêu, chúng ta không thể tự cho phép mình kiêu căng, ngoan cố, nhưng chân thành đón nhận những phê phán trung thực, những phê bình chính đáng, và khiêm tốn nhận lỗi, thú tội, đồng thời cúi mình xin ơn tha thứ của Thiên Chúa và mọi người, vì những yếu đuối, lỗi lầm đã làm tổn thương những người bé nhỏ mà chúng ta được trao phó sứ vụ chăm nom, che chở, hướng dẫn, như bài sai của Đức Giêsu: “Hãy chăm sóc chiên con của Thầy” (Ga 21,15)

Nhờ Giáo Hội được xây trên nền móng Tình Yêu Thương Xót, chúng ta không chối tội, chạy tội, cũng “không nóng giận, không nuôi hận thù” (1 Cr 13,5), nhưng khiêm hạ nhìn nhận những thiếu sót trong đời sống thánh hiến là nguyên nhân trong số những nguyên nhân chính đã dẫn đến tội ác ấu dâm:

a.Não trạng “thần thánh hoá”.

Vì quen tự phong thần và được giáo dân thần thánh hóa, người được chọn để phục vụ dân Chúa dễ quên nguồn gốc, thân phận mọn hèn, yếu đuối, và sứ vụ được gọi để trở nên tôi tớ phục vụ dân thánh của mình, mà chỉ còn nhớ mình có quyền trên mọi người, và được nâng lên hàng khanh tướng, ở trên cao và vượt xa mọi người.

Từ não trạng thần thánh và toàn quyền trên người khác đến ý nghĩ mình thuộc hàng ngũ bất khả xâm phạm, có quyền “khống chế, sở hữu” người thuộc quyền là khoảng cách rất gần và dễ xóa bỏ ranh giới.

Ở đây, chúng ta cần phân biệt thật chính xác và rõ ràng: lòng yêu mến các chủ chăn không đồng nghiã với não trạng và thái độ “thần thánh hóa” các vị, vì các vị cũng là “những con người mỏng dòn yếu đuối” (Dt 7,28), như thánh Phaolô khẳng định: khi dâng lễ hy sinh, các vị dâng “trước để đền tội của mình, sau là để đền thay cho dân” (Dt 7,27). Điều này nói lên các vị cần sự chia sẻ, cảm thông, nâng đỡ của giáo dân hơn là những “suy tôn, xông hương, thần tượng, phong thánh” lố bịch như cạm bẫy nguy hiểm đưa các vị lạc vào kiêu căng, sa đà hưởng thụ…

b.Chủ nghĩa “giáo sĩ trị”:

Đức Giêsu đã nhiều lần nặng lời lên án chủ nghĩa nguy hiểm có sức làm suy yếu Giáo Hội và giết chết đoàn chiên này, đặc biệt trong Tin Mừng Mátthêu (x. Mt 23)

Quả thực, vì cho mình có quyền thống trị trên mọi người, mà người được chọn dễ biến thái thành kẻ chăn thuê, tên trộm cướp ngay giữa lòng đoàn chiên được trao phó để yêu thương, chăm sóc, như Đức Giêsu đã mô tả: “Kẻ làm thuê, vì không phải là mục tử, và vì chiên không thuộc về anh, nên khi thấy sói đến, anh bỏ chiên mà chạy. Sói vồ lấy chiên và làm cho chiên tán loạn” (Ga 10, 12). Tuy thế, kẻ chăn thuê mới chỉ tàn ác ở mức độ đồng loã, khi “không thiết gì đến chiên” (Ga 10,13), và một mình đào tẩu, thoát thân khi có biến, và bỏ mặc chiên bị sói vồ. Nhưng với kẻ trộm, tên cướp thì mức độ tàn ác đối với chiên sẽ ngàn lần kinh khủng hơn, khi chính hắn “chỉ đến để ăn trộm, giết hại và phá hủy” (Ga 10, 10).

Do đó, xa tránh chủ nghĩa “giáo sĩ trị”, người có trách nhiệm chăn dắt đoàn chiên sẽ giữ mình khỏi những cám dỗ biến thái thành kẻ chăn thuê, kẻ trộm cướp ngay giữa đoàn chiên, bởi cả hai tuy khác nhau về mức độ, nhưng đều gian ác, nhẫn tâm, làm hại Giáo Hội, gây đau khổ cho đoàn chiên.

Để tình trạng mục tử thoái hoá thành kẻ chăn thuê, người có bổn phận chăn dắt biến thành kẻ trộm quân cướp giữa đoàn chiên không còn đát sống, những người được chọn và trao trách nhiệm trong Giáo Hội cần phải loại trừ chủ nghĩa “giáo sĩ trị”, để mục tử dám sống giữa chiên, ở gần chiên, và dám mang lấy mùi chiên bằng sống Hiến Chương Nước Trời (x. Mt 5,3-12), là con đường Đức Giêsu muốn các vị phải đi, bởi chỉ trên con đường của Nước Trời, các vị mới gặp được Đức Giêsu, Mục Tử nhân lành “hy sinh mạng sống mình cho đoàn chiên” (Ga 10,11), khi đồng hành với những con người có “tâm hồn nghèo khó, hiền lành, những người sầu khổ, khao khát nên người công chính, những người có lòng xót thương, trong sạch, yêu mến và xây dựng hoà bình, những người nhẫn nhịn chịu đựng mọi bất công vì Nước Trời”, là đối tượng của Tin Mừng và được Thiên Chúa yêu thương, ban phần thưởng.

Ở gần, sống với, và yêu thương, phục vụ những con người bé nhỏ, hèn mọn, và trở nên “nghèo khó, hiền lành, khiêm nhường, có lòng thương xót, xây dựng hoà bình và nhẫn nhục, hy sinh vì Nước Trời” như họ và như lòng Chúa mong ước, chắc chắn các vị chủ chăn sẽ không rơi xuống hố sâu tội ác “làm tổn thương, phá hoại và chống lại con người”, như những sự thật rất nặng nề, đáng buồn và xấu hổ mà toàn thể Giáo Hội đang phải gánh chịu, đền bồi.

Tóm lai, trước làn sóng từ nhiều phía đang lồng lộn, điên cuồng tấn công Giáo Hội, sau những điều tra về lạm dụng tình dục trẻ em, tức tội ác ấu dâm xảy ra trong Giáo Hội, bởi một số người có trách nhiệm chăn dắt đoàn chiên, chúng ta cần bình tâm để nhìn ra và đón nhận sự thật một cách khiêm tốn, trung thực và sáng suốt khôn ngoan, mà một trong những điểm then chốt giúp chúng ta đạt được yêu cầu trên chính là xác tín: Tảng Đá xây dựng Giáo Hôi không là gì khác ngoài Tình Yêu Đức Giêsu; vật liệu xây dựng Hội Thánh mà mỗi người Kitô hữu có bổn phận đóng góp không là gì khác ngoài tình yêu dành cho nhau; những viên đá xây dựng nhà của Thiên Chúa giữa loài người mà tất cả thành viên trong Nhà phải góp phần là “chạnh lòng thương xót mọi người”, bởi bao lâu chúng ta còn thèm thuồng, mơ ước quyền lực; còn mê man tìm kiếm, tranh giành chức tước, danh vọng; còn “tham quyền cố vị”, níu kéo cho kỳ được chỗ đứng, chỗ ngồi trong Giáo Hội để đánh mất yếu tính, nền tảng, đường hướng, sức sống của Giáo Hội là Tình Yêu Đức Giêsu, bấy lâu chúng ta không làm chứng, không xây dựng, nhưng biến thành những “chứng nhân phản chứng” làm rạn nứt, lung lay Ngôi Nhà của Thiên Chúa, tức Giáo Hội của Đức Giêsu.

Trái lại, với Thiên Chúa là Tình Yêu, với Tình Yêu của Thiên Chúa để có thể yêu thương và phục vụ mọi người trong cuộc sống, chúng ta sẽ không sợ Nhà Thiên Chuá bị giật sập, không sợ Giáo Hội bị phá hoại, hủy diệt, không sợ Đạo bị xóa tên, lọai sổ, nhất là không vì những yếu đuối, lỗi lầm của một số anh em mà nản chí sờn lòng từ bỏ ơn gọi đời thánh hiến, vì Đức Giêsu, Đấng đã chọn một Phêrô yếu đuối, nông nổi, nhiều lầm lỗi làm Nền Móng đã lấy chính mình là Tình Yêu Thương Xót để bảo đảm sự trường tồn và bất diệt của Giáo Hội do chính Ngài thiết lập và làm Đầu, làm Mục Tử, làm Thượng Tế, và làm Của Lễ đền tội cho tất cả…

Xin Chúa cho chúng ta ơn bình an để hiệp thông cầu nguyện cho Đức Thánh Cha và các Đấng Bậc trong Giáo Hội, cho những người đã gây nên tội ác ấu dâm trong Giáo Hội, nhất là cho các nạn nhân bị “lạm dụng tình dục” đã chịu những bất công nặng nề và tổn thương trầm trọng do những người có trách nhiệm chăn dắt trong Giáo Hội.

Với niềm tin vào ơn chữa lành của Lòng Thương Xót Chúa, chúng ta nài xin ơn bình an cho Giáo Hội, và ơn tha thứ cho tất cả, vì cách này hay cách khác, chúng ta đều mang trách nhiệm trước Thiên Chúa và đồng loại về những sai phạm, tội lỗi của nhau, vì chúng ta “đều đã chịu phép rửa trong cùng một Thần Khí để trở nên một thân thể” (1 Cr 12, 13)

Jorathe Nắng Tím

https://tinmungduongpho.com/quyen-luc-tu-than-va-giao-hoi-cua-duc-giesu-chuoi-giao-hoi-bai-3/

]]>
gxthohoang@gmail.com (Ban Biên Tập)Giúp nhau sống đạoFri, 15 Oct 2021 18:39:24 +0700
Mười lần Giáo hội lẽ ra phải biến mất, Mười lần Giáo hội đã chỗi dậyhttp://gxthohoang.net/tin-tuc-giao-hoi/giao-hoi-toan-cau/item/13774-muoi-lan-giao-hoi-le-ra-phai-bien-mat-muoi-lan-giao-hoi-da-choi-dayhttp://gxthohoang.net/tin-tuc-giao-hoi/giao-hoi-toan-cau/item/13774-muoi-lan-giao-hoi-le-ra-phai-bien-mat-muoi-lan-giao-hoi-da-choi-dayMười lần Giáo hội lẽ ra phải biến mất, Mười lần Giáo hội đã chỗi dậy
  Mười lần Giáo hội lẽ ra phải biến mất, Mười lần Giáo hội đã chỗi dậy

Những thách đố mà Giáo hội phải đương đầu qua nhiều thế kỷ đã chưa bao giờ thiếu đối với Giáo hội, từ bên ngoài hay từ bên trong. Trong cuốn sách mới nhất của mình, « Giáo hội có thể biến mất không ? » (nxb. Mame), Didier Rance kể lại lịch sử của Giáo hội dưới ánh sáng của sự Phục sinh.


Làn sóng biên tập tái diễn suy đoán về sự biến mất sắp xảy ra của đạo Công giáo nhắc lại nhiều kỷ niệm cho nhà sử học như tôi, từ dòng chữ của hoàng đế Dioclétien khoe khoang đã xóa bỏ cái tên « Kitô hữu » bằng cuộc bách hại vào đêm trước Chiếu chỉ Milan cho đến Staline lên chương trình cho năm 1937 phải biến mất trên bề mặt Liên Xô danh xưng « Thiên Chúa ». Những người kế thừa xa của ông sẽ bám vào tôn giáo để cố gắng cứu chế độ này.

Cần phải chỉnh lại đồng hồ cho đúng giờ. Các cuộc tấn công Giáo hội và những thách đố mà Giáo hội phải đương đầu qua nhiều thế kỷ đã chưa bao giờ thiếu đối với Giáo hội, đến từ bên ngoài hay từ bên trong. Để thống kê chúng, một trang Internet sẽ không quá nhiều, như chân phước Carlo Acutis đã làm đối với các phép lạ Thánh Thể. Mười thời kỳ của đời sống Giáo hội (hoàn vũ hay trong một khu vực nào đó) chợt đến trong tâm trí tôi, mười thời kỳ hiểm họa, nguy cơ biến mất sắp xảy ra, mà trong suốt thời gian đó chỉ những kẻ điên mới đặt cược một đồng xettec, một mảnh đất, một đồng mác hay một đồng rúp vào tương lai của mình. Nói thật, tôi chỉ phải mở hồ sơ của mình để tìm tài liệu, vì đã từng nghiên cứu chúng và, từng trải qua một trong số chúng.

Mười giai đoạn hiểm họa lớn

Thời kỳ đầu tiên trong các thời kỳ này là một ngày thứ sáu nọ ở Giêrusalem. Tuy nhiên, vạn sự khởi đầu nan ! Rồi trong các thế kỷ tiếp theo, các cuộc bách hại là bối cảnh của các thế kỷ đầu tiên của Giáo hội, với các thực tại cụ thể khác nhau nơi các triều đại và vùng miền. Tiếp đến, chính năm mà tự do tôn giáo đạt được, linh mục Ariô nhận được diễn đàn mà từ đó ông sẽ khởi động lạc giáo của mình, chối bỏ thần tính của Chúa Con. Thánh Hiêrônimô sẽ sớm có thể thốt lên : « Toàn thể vũ trụ rên xiết và ngạc nhiên khi thấy mình theo Ariô. » Thánh Athanasiô và thánh Hilariô ở Poitiers hầu như là những người duy nhất vững vàng. Chủ thuyết Ariô sẽ biến mất đột ngột như nó đã xuất hiện, không phải không bùng phát trở lại nơi người Đức, rồi vào thế kỷ XVI, và ngày nay trở nên lan rộng, bao gồm cả trong Giáo hội.

Vào thế kỷ XIII, thánh Phanxicô Assidi đã vâng lời lệnh truyền « Hãy đi sửa chữa Giáo hội của Ta » của Chúa Kitô, và thay đổi bộ mặt thiêng liêng của Châu Âu, đang bị gặm nhấm bởi sự biến chất và các lạc giáo. Cần phải trích dẫn sự trỗi dậy tấn công của Hồi giáo, từ thế kỷ thứ VII. Ngày xưa là chuyên viên về Byzantin, rồi đến giai đoạn vào thế kỷ XV tiếp ngay sau sự sụp đổ của Constantinople, thì Rôma giờ là mục tiêu nhưng hai trở ngại, một vài ngàn người Albania ở phía nam, tu sĩ dòng Phanxicô Jean de Capistran ở trung tâm Châu Âu, đã làm tan vỡ giấc mơ của đế quốc Ottoman. Vào thế kỷ XVI, đó là thách đố của phong trào Cải Cách, dường như thắng thế ở Ba Lan (lúc đó được gọi là Paradisus Hereticorum/Thiên đường Lạc giáo) cũng như ở Đức. Đức Hồng y Stanislaw Hosius sẽ biến Ba Lan thành đất nước luôn trung thành với đức tin Công giáo của mình. Hai thế kỷ rưỡi sau, thách đố cho nước Pháp còn tận căn hơn, cơn bão táp cách mạng và sự « phi Kitô giáo hóa » của nó. Tiếp đến, nếu Giáo hội tái sinh, thì không phải sự kiện Bonaparte rồi thời kỳ Phục Hưng cho bằng sự kiện máu của các thánh tuẫn đạo, đức tin của dân chúng và lời đáp trả cho tiếng gọi truyền giáo mà bao nhiêu người nam và người nữ sẽ mang lại, cách riêng những người khôi phục hay những người thành lập nhiều dòng tu. Ba thách đố cuối cùng đều gắn liền với nhau ; vào thế kỷ XIX, lý thuyết « Thiên Chúa đã chết, Giáo hội sẽ sớm nối gót », được cổ võ bởi nhiều tư tưởng gia có ảnh hưởng, trong đó Nietzsche chỉ là khuôn mặt đầu tàu ; vào thế kỷ XX, công trình thực nghiệm, triệt để, Hitler và Staline, những cuộc bách hại đẫm máu nhất trong lịch sử, nhưng sự kháng cự thắng lợi của các thánh tuẫn đạo và những người tuyên xưng đức tin.

Chìa khóa của mầu nhiệm Vượt qua

Hành trình dài hai thiên niên kỷ lịch sử này có thể dạy cho chúng ta điều gì về Giáo hội ? Trước tiên, « từ nguồn gốc của mình, Giáo hội đã không ngừng bị cho vào mồ (đôi khi, do sức nặng của tội lỗi của mình) để không bao giờ ngừng được chỗi dậy nhờ ân sủng của Thiên Chúa. Người ta nói Giáo hội không thể sửa chữa và thuộc một thời đại khác – , nhưng có thể chế nhân loại nào đã tiến triển nhiều như thế từ nguồn gốc của nó, có thể chế nhân loại nào đã biết tự tái tạo đến thế để cố gắng luôn trung thành với ơn gọi của mình ? » (V. Morch). Và cũng chưa có bất cứ chiến thắng nào là chung cuộc trong thời gian lịch sử, và thậm chí bất chiến thắng nào đều cũng có thể mang mầm mống của những thách đố khác phải vượt qua.

Nhưng, nhất là, mười cái chết này được theo sau bằng mười cuộc phục sinh mời gọi hướng nhìn về mầu nhiệm Vượt qua, vốn vượt lên trên mọi thời gian và mang lại chìa khóa cho chúng xét như là tham dự vào mầu nhiệm Vượt qua này. Đức tin mang lại cho chúng ta sự xác tín, lịch sử cho thấy điều đó và một dụ ngôn minh họa điều đó, dụ ngôn về lúa mì và cỏ lùng, được Chúa Giêsu giải thích và được các nhà tư tưởng Kitô giáo suy niệm, như thánh Augustinô cho thời đại của ngài, Marrou và Maritain cho thời đại chúng ta. Ba sự tự do đang hoạt động trong lịch sử cũng như trong dụ ngôn : sự tự do của con người, sự tự do của Satan và sự tự do của Thiên Chúa, Đấng dẫn dắt lịch sử đến sự thành toàn mà Ngài muốn. Ngài ban cho Giáo hội của Ngài, Ngài ban cho chúng ta hiệp nhất với nhau cách tự do trong Giáo hội – nhờ các nhân đức đối thần Tin, Cậy, Mến mà mười thời kỳ này làm chứng. Các thánh, đã có những vị thánh trong mỗi thời kỳ, chỉ cho chúng ta thấy đường đi.

Tý Linh chuyển ngữ

(Xuân Bích Việt Nam 03.10.2021/ aleteia.org)

]]>
gxthohoang@gmail.com (Ban Biên Tập)GH Toàn CầuMon, 04 Oct 2021 07:06:54 +0700
Giáo Hội trước cao trào chống phá Giáo Hộihttp://gxthohoang.net/giup-nhau-song-dao/item/13284-giao-hoi-truoc-cao-trao-chong-pha-giao-hoihttp://gxthohoang.net/giup-nhau-song-dao/item/13284-giao-hoi-truoc-cao-trao-chong-pha-giao-hoi Giáo Hội trước cao trào chống phá Giáo Hội
  GIÁO HỘI TRƯỚC CAO TRÀO CHỐNG PHÁ GIÁO HỘI

 

TMĐP- Mỗi người Kitô hữu là chi thể của thân thể Giáo Hội, và chúng ta là Giáo Hội, nên bất luận là chủ chăn hay con chiên, trách nhiệm lớn hay nhỏ, địa vị cao hay thấp, quyền cao chức trọng hay bé nhỏ, âm thầm, không ai biết đến, mỗi người đều chung một danh hiệu Kitô hữu và chung một sứ vụ “loan truyền Chúa chịu chết, và tuyên xưng Chúa sống lại cho tới khi Chúa đến”.

Chống phá Giáo Hội của Đức Giêsu là mục tiêu và công việc thường ngày của ma quỷ, bởi ma quỷ biết: Đức Giêsu và Giáo Hội là một, vì “Đức Kitô yêu Giáo Hội và hiến mình vì Giáo Hội” ( Ep 5,25). Hình ảnh “Hiền Thê thánh thiện và tinh tuyền” (x. Ep 5,25-27), cũng như hình ảnh Thân Thể của Ngài (x. Cl 1,18) được Đức Giêsu dùng để chỉ Giáo Hội trong tương quan với Ngài, nên triệt phá Giáo Hội là triệt hạ chính Đức Giêsu, làm suy yếu Giáo Hội là đánh bật Đức Giêsu ra khỏi thế giới loài người, loại bỏ Đức Giêsu khỏi trái tim con người.

Mục tiêu ấy chúng đã, đang và sẽ mãi nhắm đạt cho kỳ được, và bằng mọi cách, dù thâm độc, đê hèn đến đâu, chúng cũng tận dụng để sớm dành chiến thắng, để tiếp tục công việc mà Luxiphe đã thực hiện, nhưng thất bại, khi còn là tổng lãnh thiên thần.

Đó cũng là lý do khi lập Giáo Hội trên nền tảng tông đồ trưởng Phêrô, Đức Giêsu đã cẩn thận cảnh báo các tông đồ những làn sóng tấn công liên tục và không bao giờ chấm dứt của ma quỷ: “Anh là Phêrô, nghĩa là Tảng Đá, trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy, và quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi” (Mt 16,18).

Như thế, chúng ta không ngạc nhiên, hốt hoảng, sợ hãi khi có những phong trào chống phá Giáo Hội dưới nhiều hình thức, bằng đủ kiểu cách tinh vi, bởi ma qủy không chống phá Giáo Hội của Đức Giêsu mới là điều lạ, nên chính lúc mọi sự được yên ổn, hạnh thông, trong ngoài êm ấm, trên dưới hoà thuận lại là lúc chúng ta phải thận trọng hơn cả, vì ma qủy có thể đang chuẩn bị một cuộc tấn công dữ dội và nguy hiểm hơn, khi cho chúng ta cảm tưởng mình đã hoàn toàn thắng chúng, hoặc chúng đã bị tiêu diệt, và không còn hiện diện hoạt động.

Để không sập bẫy ma quỷ, chúng ta cần nắm vững ba chiến thuật thường được chúng xử dụng trong các cuộc xung kích, tấn công:

1/ Ma quỷ vẽ ra một thế giới đã hư hỏng và dày đặc một màu đen tội lỗi:


Mục đích của ma quỷ khi làm cho thế giới mang một màu đen tội lỗi, sa đoạ dẫn đến tâm trạng bi quan, thất vọng, chán sống là để chúng ta thấy sự vô ích của ơn cứu chuộc, nghĩa là, cho dù Đức Giêsu đã xuống thế làm người, đã chịu chết để xóa tội con người, nhưng tội lỗi vẫn còn đó, con người vẫn hư hỏng, thế giới vẫn u ám một màu chết chóc của hỏa ngục, hầu gieo vào tâm hồn mọi người một trong hai kết luận: hoặc Thiên Chúa hoàn toàn bất lực, phải bó tay trước ý muốn cứu chuộc loài người của Ngài, vì loài người không tin theo Ngài, nhưng tin theo ma quỷ; hoặc Thiên Chúa không còn thương xót nhân loại nữa, vì Ngài không khoan dung, nhân hậu như Ngài nói, cũng không toàn năng trong lòng thương xót như Ngài dậy, mà chỉ là một Thiên Chúa ghen tương, hay giận dỗi và thích trừng phạt. Cả hai kết luận đều dẫn đến một định đề: Thiên Chúa không toàn năng trong lòng thương xót và không cứu chuộc được loài người. Dẫn đến định đề này, tất nhiên sẽ thêm một định đề khác được kèm theo, đó là ma quỷ thắng thế, và thế giới loài người hoàn toàn thuộc về chúng.

Đẩy con người vào bầu khí ảm đạm, chán chường, thất vọng, yếm thế của hỏa ngục, ma quỷ thành công khi xóa mờ công trình tạo dựng tuyệt vời của Thiên Chúa, ở đó, mọi loài được Thiên Chúa dựng nên đều tốt đẹp. Đồng thời, chúng làm cho đời sống con người mất mục tiêu và ý nghĩa hạnh phúc, mà Thiên Chúa đã ban khi dựng nên loài người. Và một khi không còn nhận ra mình được sinh ra để hạnh phúc, thì lập tức, trước những trái ý, chướng ngại, khó khăn, thử thách trên đường đời, người ta sẵn sàng oán trách, nguyền rủa, lên án, truất phế, loại bỏ Đấng đã tạo dựng nên mình vì tình yêu và cho hạnh phúc của mình.

Nhưng cạm bẫy nguy hiểm hơn cả mà ma quỷ đặt trên đường đi của con người, đó là không còn tin vào ơn cứu độ bao la, hải hà, không bao giờ thiếu của Thiên Chúa như thánh Phaolô đã quả quyết: “Ở đâu tội lỗi càng lan tràn, ở đó ân sủng càng chứa chan gấp bội” (Rm 5,20), để chính con người tự nguyện rời bỏ nhà Thiên Chúa, tự ý buông bỏ bàn tay cha hiền của Thiên Chúa, tự do trả lời “không” trước ý muốn cứu độ của Thiên Chúa giàu lòng thương xót, và lời mời gọi đi với Ngài trên đường dẫn về hạnh phúc thật.

Vì thế, khi rơi vào cạm bẫy nguy hiểm này, chúng ta sẽ không còn chân nhận Thiên Chúa là người Cha nhân hậu, là niềm vui, hy vọng, phần thưởng đời đời và Đức Giêsu không còn là Đấng Cứu Độ duy nhất của loài người, Đấng đến để cứu những người tội lỗi (x. Lc 5,32), đến để hiến dâng mạng sống cho “đoàn chiên được sống và sống dồi dào” (Ga 10,10).

2/ Khai thác triệt để những yếu đuối nhân loại của các chủ chăn:


Ma quỷ không chỉ là chuyên viên của gian dối, mà còn là tên tố cáo ngoại hạng, vô đối. Nó luôn tố cáo và say sưa tố cáo người này với người kia, người dưới với người trên, người trên với người dưới, vợ với chồng, chồng với vợ, con cái với cha mẹ, cha mẹ với con cái, và anh em, bạn bè với nhau. Chúng cần phải tố cáo và quyết tâm tố cáo để không ai sống được với ai, không người nào tin người nào, không tổ ấm, mái ấm nào được êm ấm, không cộng đồng, cộng đoàn nào còn niềm tin, tình yêu ở nhau để có thể cộng tác, cộng lực, đồng tâm nhất trí, nhưng loai trừ nhau từ trong tâm tưởng và tìm cách trừ khử nhau trong thái độ, việc làm. Hơn thế nữa, ngay trước mặt Thiên Chúa, chúng cũng ra sức tố cáo mỗi người chúng ta, để chúng ta bị luận phạt, như sách Khải Huyền khẳng định (x. Kh 12,10).

Vì thế, để đánh phá Giáo Hội, chúng dư biết chiến lược lợi hại nhất là tố cáo những người có trách nhiệm trong Giáo Hội, bởi khi uy tín, danh dự và đời sống cá nhân của những con người nắm giữ sứ vụ quản trị Giáo Hội bị tung hê, vạch trần, bôi bác, chế diễu, khinh bỉ, nguyền rủa thì còn đâu tinh thần, nghị lực và bình an để làm việc và lòng nhiệt thành để dấn thân phục vụ.

Sở dĩ tố cáo, bôi nhọ là đòn độc hại và có hiệu quả, vì tâm lý chung, ai cũng tò mò muốn nghe, muốn biết những chuyện xấu của người khác, những tình tiết thuộc “thâm cung bí sử” của người có chức tước, danh giá, địa vị, không chỉ vì tính hiếu kỳ, mà còn vì ganh ghét, không muốn ai hơn mình, vì con người mang sẵn trong mình lòng ganh ghét. Lòng ganh ghét là “tội lỗi đang nằm phục ở cửa, nó thèm muốn ngươi; nhưng ngươi phải chế ngự nó” (St 4,7) như Thiên Chúa đã cảnh giác.

Khi viết đến đây, người viết không thể không nghĩ đến nỗi đau của rất nhiều người yêu mến Giáo Hội nhưng bị “bách hại tinh thần” bởi chính những người có trách nhiệm trong Giáo Hội. Họ là những tín hữu âm thầm chịu đựng những “thái quá bất cập”, những tính khí “không giống ai” , những lạm dụng quá đáng, những cách cư xử thiếu nhân bản, những quyết đoán hồ đồ, những phân định không sáng suốt, thiếu công bằng, những chọn lựa không dựa trên Tin Mừng, nhưng xa lạ, và chống lại cả Tin Mừng, đặc biết là lối sống xa hoa, ích kỷ, cửa quyền, thiếu hẳn lòng thương xót của một số vị có trách nhiệm cai quản đoàn chiên.

Những người tín hữu này thực sự là những người thánh thiện, khi nén lòng chịu đựng những đau khổ do chính chủ chăn mình gây ra, mà không lên tiếng tố cáo, chống báng, phản công chỉ vì yêu mến Đức Giêsu và Hội Thánh của Ngài, mặc dù họ có thể làm ngược lại, bởi họ biết chắc một điều: ma quỷ, thế gian sẽ lợi dụng tâm trạng bức xúc, bất mãn do những bất công phát sinh ngay trong lòng Giáo Hội, để đánh phá tơi tả hàng ngũ tín hữu. Con số những giáo dân này không nhỏ, và chính những đau khổ hằng ngày phải chịu đựng của họ đã làm cho thân thể mầu nhiệm của Đức Giêsu là Giáo Hội được dồi dào sinh lực, như thánh Phaolô đã khuyên nhủ giáo đoàn Côlôxê: “Giờ đây, tôi vui mừng được chịu đau khổ vì anh em. Những gian nan thử thách Đức Kitô còn phải chịu, tôi xin mang lấy vào thân cho đủ mức, vì lợi ích cho thân thể Người là Hội Thánh” (Cl 1,24).

Viết lên sự thật này không ngoài mục đích để chúng ta nhìn nhận những yếu đuối thuộc con người ở những đấng bậc trong Giáo Hội để thông cảm, yêu thương, nâng đỡ, nhất là cầu nguyện cho các vị, bởi như các chi thể của một thân thể duy nhất, làm sao chúng ta không đau đớn khi đọc trên báo những cuộc biểu tình lên án Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II ngay tại quê hương và bởi chính đồng bào, đồng hương Balan của Ngài, trong dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh của ngài. Những người xuống đường biểu tình đòi đập phá các bức tượng của ngài lớn tiếng lên án ngài đã bao che những người của Giáo Hội phạm tội ấu dâm, làm tổn thương trầm trọng nhiều cuộc đời vô tội, trong đó có việc ngài ban tước vị Hồng Y và đặt làm tổng giám mục Washington D.C từ năm 2001 đến 2006 Đức cha Theodore Mc Carrick, người mà ngày 16.02.2019, Đức Thánh Cha Phanxicô đã buộc phải từ bỏ giáo phẩm của mình trong Giáo Hội và phải hoàn tục, sau khi bị kết tội xâm phạm tình dục trẻ vị thành niên và người lớn.

Như thế, yếu đuối và tội lỗi ở những con người của Giáo Hội là có, vì bản chất con người vốn yếu đuối, tội lụy. Vấn đề ở đây là liệu chúng ta có dám tin ở Thiên Chúa để đặt lợi ích chung của Giáo Hội lên trên tất cả, và can đảm vượt qua chính mình để nhẫn nại chịu đựng, nhẫn nhục hy sinh, nhẫn nhịn giữ trong lòng những khổ đau do chính chủ chăn mình gây ra, và tế nhị, kín đáo giải quyết trong tinh thần bác ái, mà không nối giáo cho giặc bằng những thông tin tuy thật nhưng luôn bị thổi phồng một cách bất công.

Chúng ta có dám cố gắng ghìm mình thật sâu để vượt qua những cám dỗ rất dữ dội muốn lên tiếng phỉ báng, lên án, tẩy chay, bêu rếu những yếu đuối, thiếu sót của các vị, để vinh danh Chúa hơn, và đem lại lợi ích chung cho Hội Thánh, vì tin cdhắc một điều: “Thiên Chúa làm cho mọi sự đều sinh lợi ích cho những ai yêu mến Người” (Rm 8,28).

Ở đây hình ảnh của Đức Maria trước những thử thách, đau khổ, và những điều khó hiểu, nghịch lý đã luôn thinh lăng và giữ kín trong lòng (x. Lc 2,51) trở thành niềm an ủi và gương mẫu cho người tín hữu chúng ta trong nhưng hoàn cảnh phải chấp nhận hy sinh “không nói gì, nhưng âm thầm cầu nguyện và tìm cách giải quyết trong bình an của đức ái” để gìn giữ sự hiệp nhất của Giáo Hội.

Tóm lại, vì ma quỷ triệt để khai thác những thiếu sót, khiếm khuyết ở các đấng bậc có trách nhiệm trong Giáo Hội với mục đích chia rẽ chủ chăn với đoàn chiên, làm hoang mang đoàn chiên, dẫn đến tình trạng tố cáo, bôi nhọ, đấu đá lẫn nhau giữa các thành viên của Giáo Hội, nên việc chúng ta phải làm là không tiếp sức cho chúng bằng giữ uy tín, thanh danh và nâng đỡ người của Giáo Hội, và cam go nhất là qủa cảm chịu đựng để tìm cách giải quyết với lòng thương xót của Thiên Chúa những sai trái, bất công do các vị gây ra, không phải vì hèn nhát, sợ sệt, nhưng vì tình yêu Đức Kitô thúc bách, vì lơi ích chung của Giáo Hội. Đây là tinh thần bỏ mình đích thực và cao cả của người tín hữu, khi tự nguyện xóa mình vì chính chủ chăn của mình.

3/ Ma quỷ tìm cách xóa bỏ bản chất Mẹ và Thầy của Giáo Hội – Mater et Magister:


Ma quỷ chỉ mong đoàn chiên ghét chủ chăn, giáo dân ghét cha xứ, linh mục ghét giám mục, giám mục ghét giáo hoàng, vì như thế, chúng đã thiết lập được vương quốc của Xatan ngay trong lòng vương quốc của Thiên Chúa trên thế gian này.

Và để thực hiện mưu đồ, chúng làm cho Giáo Hội mất đi bản chất Mẹ nhân từ, hay thương xót và Thầy khôn ngoan giảng dạy chân lý đời đời.

Để làm mất đi tình mẫu tử của Giáo Hội, ma quỷ chỉ cần làm cho trái tim của chủ chăn trở nên chai đá, vô cảm, không còn biết xót xa, thương cảm đoàn chiên có con đau ốm, bệnh tật, có con nhếch nhác, ham chơi, lười biếng, lại có con ngông nghênh, liều lĩnh, hoang đàng. Làm cho giáo dân không còn nhận ra Giáo Hội là Mẹ nhân hậu, bao dung, trìu mến, ma quỷ chỉ cần làm nổi bật bằng rêu rao, quảng cáo những trái tim cạn khô tình yêu thương, cạn kiệt lòng thương xót ở các chủ chăn, để con chiên chỉ còn thấy các vị là những người chăn chiên thuê, những kẻ trộm lẻn vào chuồng chiên nhằm quấy nhiễu, lạm dụng, trấn áp, đe dọa, làm tan tác và tổn thương đoàn chiên.

Để làm mất bản chất Thầy dạy khôn ngoan của Giáo Hội, ma quỷ chỉ cần trình chiếu những chủ chăn như những ông thầy biết mọi sự thế gian, nhưng mù tịt hoặc biết lơ mơ những chân lý đức tin, và không tin tưởng vào điều mình giảng dạy, không xác tín điều mình loan báo, và tất nhiên không sống điều mình dạy người khác sống, không tuân giữ điều mình truyền người khác phải thực hành. Những “ngôn hành bất nhất” này là những nhát búa cực mạnh đập vỡ lòng tin của người tín hữu vào một Giáo Hội là Thầy dậy khôn ngoan và trung thành gìn giữ kho tàng Chân Lý đời đời.

Vì thế, khi Giáo Hội thiếu những chủ chăn có trái tim người Mẹ, và khôn ngoan của người Thầy dạy chân lý đức tin, thì đoàn chiên sẽ lơ là, dửng dưng, tiêu cực trong mọi sinh hoạt của Giáo Hội, và thường xuyên bị cám dỗ rời bỏ Giáo Hội đi theo các giáo phái mới lạ, vì Giáo Hội không còn là mái ấm yêu thương, không còn là tổ ấm chở che, nâng đỡ, và không còn là người hướng đạo có khả năng, và sáng suốt, khôn ngoan chỉ đường về Hạnh Phúc đích thực, tới Bến Bờ an vui.

Để kết luận, chúng ta cần ý thức: mỗi người Kitô hữu là chi thể của thân thể Giáo Hội, và chúng ta là Giáo Hội, nên bất luận là chủ chăn hay con chiên, trách nhiệm lớn hay nhỏ, địa vị cao hay thấp, quyền cao chức trọng hay bé nhỏ, âm thầm, không ai biết đến, mỗi người đều chung một danh hiệu Kitô hữu và chung một sứ vụ “loan truyền Chúa chịu chết, và tuyên xưng Chúa sống lại cho tới khi Chúa đến”.

Vì thế, con đường mọi người trong Giáo Hội phải đi là con đường “từ bỏ mình, vác thập giá mình mà đi theo Đức Giêsu”; tiếng gọi của Chúa Thánh Thần mà mỗi người Kitô hữu phải đáp trả là làm lớn hơn dân Chúa, mở rộng Nước Chúa và phục vụ Giáo Hội; ánh sáng và niềm vui trên hành trình của mỗi người Kitô hữu là Lời Hứa, Giao Ước của Thiên Chúa với dân Ngài. Một khi ý thức và xác tín điều này, chúng ta sẽ gìn giữ một cách có hiệu qủa sự hiệp nhất giữa mọi thành phần, thành viên trong Hội Thánh, bằng sống chính tình yêu của Đức Giêsu, Đấng đã hiến mình vì Hội Thánh. Chỉ với sự hiệp nhất và hiệp thông trong Đức Giêsu, chúng ta mới thực sự yêu Giáo Hội, và tránh được mọi cạm bẫy nguy hiểm đánh phá Giáo Hội của ma quỷ ngày đêm đang lồng lộn như đã từng lồng lộn biểu tình bất tín nhiệm Thiên Chúa ngày xưa trên thiên đàng.

Jorathe Nắng Tím
https://tinmungduongpho.com/truoc-cao-trao-chong-pha-giao-hoi/

]]>
gxthohoang@gmail.com (Ban Biên Tập)Giúp nhau sống đạoFri, 02 Jul 2021 07:06:50 +0700
Được gọi để yêu mến Giáo hộihttp://gxthohoang.net/suyniem-suytu/item/13005-duoc-goi-de-yeu-men-giao-hoihttp://gxthohoang.net/suyniem-suytu/item/13005-duoc-goi-de-yeu-men-giao-hoiĐược gọi để yêu mến Giáo hội
ĐƯỢC GỌI ĐỂ YÊU MẾN GIÁO HỘI

“Nếu các con tuân giữ lệnh Thầy truyền, các con sẽ ở trong tình yêu của Thầy

Ngày kia, vào thăm một nghĩa trang ở Mỹ, tôi thấy một người đàn ông ngồi trên một ngôi mộ; tay cầm tờ báo, ông đọc lớn tiếng. Tò mò vì điều này, tôi hỏi lý do. Ông ta trả lời, “Đó là giao kèo giữa tôi và vợ; từ khi còn sống, mỗi chiều tôi đọc báo 15 phút cho nhà tôi nghe, vì vợ tôi không biết đọc”.

Kính thưa Anh Chị em,

Nói đến tình yêu là nói đến giao kèo; nhưng giao kèo của tình yêu không phải để ràng buộc, lên án nhưng để nối kết, thắt chặt yêu thương. Cũng thế, trước khi rời bỏ thế gian, Chúa Giêsu bày tỏ tình yêu của Ngài cho các môn đệ và ước mong họ ở lại mãi trong tình yêu Ngài, “Nếu các con tuân giữ lệnh Thầy truyền, các con sẽ ở trong tình yêu của Thầy”. Từ những lời ấy, sẽ khá bất ngờ khi chúng ta khám phá ra một khía cạnh khác của ơn gọi mình, ‘Được gọi để yêu mến Giáo Hội!’.

Khi nói, “Nếu các con tuân giữ lệnh Thầy truyền”, Chúa Giêsu không chỉ nói đến Mười Điều Răn nhưng còn nói đến Giáo Hội. Giáo Hội là gì? Là sự kéo dài của Chúa Kitô qua thời gian; Giáo Hội là thân thể mầu nhiệm Chúa Kitô. Để có thể sống và tồn tại, như đầu gắn liền với thân, hai thực thể này không bao giờ có thể tách rời nhau, thì Giáo Hội, qua các bí tích và những giáo huấn vững chắc của mình, đã làm cho Chúa Kitô hiện diện trong thế giới và hiện diện cho mỗi người chúng ta ‘ngay lúc này và ở đây’. Trong Giáo Hội, chúng ta nhận được quà tặng đức tin; vì thế, để có thể yêu mến và ở lại trong Chúa Kitô cách sâu sắc, thắm thiết, chúng ta còn phải yêu mến và ở lại trong Giáo Hội của Ngài. Ơn gọi của chúng ta còn là ‘được gọi để yêu mến Giáo Hội’ vậy.

Chính Chúa Kitô đã chọn các tông đồ để tiếp tục công việc cứu độ của Ngài qua các thời đại. Vì vậy, chúng ta có bổn phận yêu mến Giáo Hội; cụ thể, yêu mến các linh mục và giám mục của Chúa; biết các công việc khó khăn của các ngài như thế nào; đồng thời, thấy được sự kiên trì nơi những con người dấn thân phục vụ cho Nước Chúa. Để Chúa Kitô có thể hiện diện, Bí tích Thánh Thể đã hiện hữu khắp nơi trên thế giới nhờ các linh mục. Vì thế, chúng ta cần thiết duy trì một lòng biết ơn đối với các giám mục và linh mục; biết ơn giáo xứ, cộng đoàn của mình, cùng lúc, ra sức hỗ trợ với niềm vui; dành thời gian và sự hy sinh kể cả tài chính. Với Đức Thánh Cha, cách đặc biệt, không chỉ cầu nguyện cho ngài, chúng ta muốn yêu mến ngài cách riêng. Ngài là đá tảng Chúa chọn để xây dựng Giáo Hội của Chúa; ngài đang giữ cho con thuyền Giáo Hội đi đúng hướng. Bên cạnh đó, chúng ta cần tìm hiểu thêm những gì Đức Thánh Cha đang dạy dỗ. Ngày nay, với bao phương tiện, điều đó thật dễ dàng; chỉ cần một chút quan tâm, một chút thời gian, chúng ta có thể tiếp cận các giáo huấn của ngài. Đây là một cách thức chúng ta có thể ở lại trong tình yêu của Chúa Giêsu.

Biết bao vấn đề trong thế giới hiện đại mà Giáo Hội đang phải đương đầu, bao vấn nạn mà Đức Thánh Cha đang phải đối mặt, bên trong lẫn bên ngoài. Thật trùng hợp, bài đọc Công Vụ Tông Đồ hôm nay cho thấy, ngay từ những ngày đầu, Phêrô và các tông đồ đã gặp phải một vấn đề gai gốc về việc cắt bì cho dân ngoại; để rồi sau khi cầu nguyện, bàn bạc, Giacôbê lên tiếng, “Vì vậy, tôi xét là không nên làm khó dễ các dân ngoại trở về với Thiên Chúa…”.

William Barclay, nhà chú giải Thánh Kinh, cho chúng ta một cái nhìn sâu sắc về bản chất của Giáo Hội, “Trong Chúa Giêsu Kitô, mọi người và mọi quốc gia có thể được hoà giải với Thiên Chúa. Nhưng trước khi điều đó xảy ra, họ phải biết Chúa Kitô, và nhiệm vụ của Giáo Hội là làm cho điều đó xảy ra. Chúa Kitô là đầu, Giáo Hội là cơ thể. Đầu phải có một cơ thể; qua đó, nó mới có thể hoạt động. Giáo Hội thực sự là đôi tay, để làm công việc của Chúa Kitô; đôi chân, để thực hiện những công việc có chủ đích của Ngài; và một giọng nói, để nói Lời của Ngài”.

Anh Chị em,

Chúa Giêsu nói, “Chúa Cha yêu mến Thầy thế nào thì Thầy cũng yêu mến các con như vậy”. Như thế, tình yêu của chúng ta không đơn thuần là một ‘tình yêu nhân linh’, nhưng còn là một ‘tình yêu thiên linh’. Nhờ Chúa Kitô, đời sống chúng ta được tháp nhập và gắn chặt trong Ba Ngôi Thiên Chúa mà Giáo Hội là hiện thân của Ngài. Trong Giáo Hội và qua các Bí tích của Giáo Hội, đặc biệt là Bí tích Thánh Thể, chúng ta cảm nhận tình yêu của Thiên Chúa đối với mình. Vì thế, yêu mến Giáo Hội, và ‘được gọi để yêu mến Giáo Hội’ còn là một hồng ân để chúng ta biết cảm tạ Chúa mỗi ngày.

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, có ai ghét thân mình bao giờ; Giáo Hội là Chúa Kitô, Giáo Hội chính là con, và con cũng là Giáo Hội. Xin cho con biết yêu mến và bảo vệ Giáo Hội bằng việc cầu nguyện và ra sức nên thánh; và như thế, rõ ràng, ‘được gọi để yêu mến Giáo Hội’ cũng chính là ơn gọi của con”, Amen.

(Lm. Minh Anh, Tgp. Huế)

]]>
gxthohoang@gmail.com (Ban Biên Tập)Suy Niệm - Suy TưThu, 06 May 2021 12:18:41 +0700
Giáo Hội tinh thần và thái độ với người anh em lạc bướchttp://gxthohoang.net/giup-nhau-song-dao/item/12887-giao-hoi-tinh-than-va-thai-do-voi-nguoi-anh-em-lac-buochttp://gxthohoang.net/giup-nhau-song-dao/item/12887-giao-hoi-tinh-than-va-thai-do-voi-nguoi-anh-em-lac-buocGiáo Hội tinh thần và thái độ với người anh em lạc bước
  GIÁO HỘI TINH THẦN VÀ THÁI ĐỘ ĐỐI VỚI NGƯỜI ANH EM LẠC BUỚC | Chuỗi Suy Tư Thần Học 02 -Bài 06


TMĐP- Xin lòng thương xót của Đức Giêsu biến đổi trái tim ta không còn chai đá, biết chạnh lòng, để không người anh em nào lạc bước trên đường đức tin phải rơi vào phẫn uất, và tuyệt vọng như Giuđa, vì những lời cay đắng, vô cảm, và tàn nhẫn.

Nếu nói “lạc bước”, thì ai cũng có những “bước lạc”, vì tất cả chúng ta đều chung một thân phận người yếu đuối, tội lụy, nhiều giới hạn. Nếu có khác thì khác ở tính chất “lạc” của mỗi bước chân: có bước chân lạc vào đường gian lận tiền bạc như vơ chồng Khanania và Xaphira được kể trong Công Vụ Tông Đồ (x. Cv 5, 1-10); có bước chân lạc vào đường xác thịt như bước chân của vua Hêrôđê đi tìm và cưỡng đọat Hêrôđia xinh đẹp là vợ của Philipphê, anh trai mình (x. Mt 14,3-4); có bước chân lạc vào đường “giả hình” như các kinh sư và các người Pharisêu bị Đức Giêsu nặng lời khiển trách (x. Mt 23,1-32); có bước chân lạc vào “vô cảm, vô ơn” như người đầy tớ vừa được vua xóa cho món nợ mười ngàn yến vàng mà cả đời anh cũng không thể trả hết vì thương xót, đã “túm lấy và bóp cổ” người bạn chỉ mắc nợ anh một trăm quan tiền, lại đòi tống ngục người bạn ấy, vì không có lòng thương xót (x. Mt 18,23-35); có bước chân lạc vào kiêu căng, tự mãn, tự phụ ngay trong Đền Thờ, đang khi cầu nguyện trước mặt Thiên Chúa của người Pharisêu (x. Lc 18,9-14); có bước chân lạc vào ganh tỵ, hẹp hòi của những thầy thông luật bắt bẻ Đức Giêsu vì Ngài đã làm phép lạ chữa người bại tay trong ngày Sabát (x. Mc 3, 1-6); có bước chân lạc vào đường chạy chức, chạy quyền ngay trong hàng ngũ những người đã được gọi bỏ mọi sự mà theo Chúa như hai tông đồ con của ông Dêbêđê và bà mẹ (x ; Mt 20,20-23); có bước chân lạc vào tổ chức biến nhà Thiên Chúa là nhà cầu nguyện thành sào huyệt của băng đảng trộm cướp (x. Mt 21,12-13); có bước chân lạc của người con lẻo miệng, khéo nói đã nhanh nhẩu thưa với cha: Vâng, con làm theo ý Cha ngay, nhưng rồi lại không làm (x. Mt 21,28-32); có bước chân lạc vào lười biếng, vô trách nhiệm của người đầy tớ nhận một yến bạc, nhưng thay vì bôn ba, tần tảo để sinh lời, đã đem chôn giấu đi (x. Mt 25,14-30); có bước chân lạc vào “cái tôi ích kỷ” cả đời đã không thấy “Chúa đói, khát,hoặc là khách lạ, hoặc trần truồng, đau yếu hay ngồi tù” mà phục vụ (X. Mt 25,31-46); có bước chân lạc vào âm mưu, thủ đoạn của môn đệ bán Thầy của Giuđa (x. Mt 26,14-16); có bước chân lạc vào dinh thượng tế Caipha, và ở đó đã chối Thầy của Phêrô (x Mt 26,59-75); có bước chân lạc vào cao trào a dua, cuồng tín, qúa khích của đám đông đòi đóng đinh Đức Giêsu vào thập giá trước mặt quan tổng trấn Philatô (x. Mt 27,11-26), và giữa những bước chân đi lạc vừa kể, có bước chân “lạc đạo” của những người có đạo, những bước chân gây nhiều xôn xao, tạo nhiều tiếng động, làm nhiều người bức xúc, nổi nóng, thất vọng .

Tại sao bước chân “lạc đạo” lại gây nhiều ồn ào, tai tiếng và bị lên án không thương tiếc?

Do tâm lý lấp liếm, che giấu tội:

Thực tế cho thấy: mỗi khi trong giáo xứ có người “nghiêng ngả theo Tin Lành, hay ăn nói tanh tanh mùi giáo phái” là y như rằng cả dân xứ nhốn nháo, và tỏ ra bàng hoàng, căng thẳng, nghiêm trọng.

Nhưng có thực khi phản ứng như vậy, người tín hữu đang quan tâm đến “tiền đồ Hội Thánh” ? Có thực cả giáo xứ lo cho tảng đá Phêrô bị sức mạnh Thần Dữ đang cố làm lung lay? Có thực hết mọi giáo dân tha thiết cầu xin ơn trở về cho người anh em lạc đạo? Có thực mọi thành viên của cộng đoàn thành tâm mong mỏi ơn hoán cải, đổi mới cho người anh em yếu đuối, lầm đường?

Câu trả lời khách quan và lương thiện sẽ là: Có thể một số ít, nhưng không tất cả; có thể chỉ một thiểu số, nhưng không là đa số, vì xác xuất tâm lý ném đá người khác để mình không bị ném đá, ném bớt đống đá có sẵn vào người khác, để thiên hạ không còn đá ném vào mình là chuyện không hiếm xẩy ra trong đời thường, cả trong đời sống xã hội lẫn đời sống tâm linh, cả ngoài đời trong đạo, cả ở người có đạo cũng như người vô thần.

Câu chuyện người phụ nữ ngoại tình trong Tin Mừng Gioan làm chứng tâm lý ném đá người khác để mình không bị ném đá này: “Lúc đó, các kinh sư và người Pharisêu dẫn đến trước mặt Đức Giêsu một phụ nữ bị bắt gặp đang ngoại tình. Họ để chị ta đứng ở giữa, rồi nói với Người: “Thưa Thầy, người đàn bà này bị bắt qủa tang đang ngoại tình. Trong sách Luật, ông Môsê truyền cho chúng tôi phải ném đá hạng đàn bà đó. Còn Thầy, Thầy nghĩ sao?” (Ga 8,3-5).

Chỉ vài hàng thôi, thánh sử Gioan đã cho chúng ta thấy toàn cảnh cuộc đấu tố công khai rất “ấn tượng” hôm đó: ấn tượng thứ nhất là người đàn bà đáng thương này đã không khéo che giấu, nên đã bị bắt qủa tang làm chuyện ân ái ngoài luồng. Tôi đoán chị rất đẹp và được nhiều đàn ông theo đuổi, dù đã có chồng; cũng có thể chị có ân oán gì với ai, nên mới bị bắt qủa tang cách ê chề, bẽ bàng như vậy, vì đã ngọại tình thì mấy ai để bị bắt qủa tang, trừ khi bị rình rập, theo dõi, canh me sát nút, tận mạng; ấn tượng thứ hai là tâm trạng phấn khởi, đắc thắng trước thành công bắt được qủa tang “người phụ nữ đang ngoại tình” của những kinh sư, Pharisêu và hạnh phúc “ăn theo” của đám đông “mày râu” vừa nhốn nháo, ba hoa, thánh tướng, vừa hùa hạp đi theo áp giải chị đến trước mặt Đức Giêsu; ấn tượng thứ ba là thái độ kiêu hãnh tự nhận mình là công chính, giữ Lề Luật khi đem ông Môsê ra bảo đảm một bản án tử hình ném đá của hầu hết những người đàn ông có mặt.

Toàn cảnh đấu tố cho chúng ta cảm tưởng không một người nào là người yếu đuối, ngoại trừ người phụ nữ bị bắt quả tang ngoại tình vì yếu đuối trong tình yêu; không một con người nào đã phạm tội, trừ ra người đàn bà lăng loàn, phản bội chồng đang cúi mặt, yên lặng đứng giữa vòng vây được làm thành bởi những con người cao quý trong sạch, thánh thiện; không một nhân vật nào đã vi phạm Lề Luật Thiên Chúa, ngoại trừ “dâm phụ” sắp bị lên án ném đá theo Luật Môsê.

Ở đây, chúng ta nhận ra một điểm chung của đám đông có mặt là hăng say lên án người có tội “công khai”, để lấp liếm những tội lỗi “bí mật” của chính mình; nhẫn tâm tra tay ném đá người “lỡ bước xa chân, để không ai chú ý đến những “bước trượt dài” trong lầm lạc vẫn còn được an toàn ngụy trang, che đậy của mình; và cuồng nhiệt tiếp tay triêt tiêu người lầm lạc bị dư luận phanh phui, lột trần, để chôn sâu hơn nữa những sai trái của mình còn được kín đáo cất giấu.

Bằng chứng là khi Đức Giêsu “ngẩng lên và bảo họ: “Ai trong các ông sạch tội, thì cứ việc lấy đá mà ném trước đi”, nhưng “nghe vậy, họ bỏ đi hết, kẻ trước người sau, bắt đầu từ người lớn tuổi. Chỉ còn lại một mình Đức Giêsu, và người phụ nữ.” (Ga 8,7.9).

Thực vậy, đã chỉ còn lại Đức Giêsu, Đấng Cứu Độ nhân hậu, giầu lòng thương xót và con người yếu đuối, tội lụy cần lòng Chúa xót thương.


Do tinh thần cuồng tín, cực đoan:

Trong những câu chuyện dễ gây bất hoà và đi đến chia tay, chuyện chính trị và tôn giáo là hai chuyện dễ bùng nổ, và thiêu rụi tình nghĩa nhanh chóng nhất. Người viết biết rõ có những vợ chồng đồng ý ly dị, vì bất đồng quan điểm chính trị: “chồng cuồng Trump, vợ chống Trump”, và hai người đã không thể tiếp tục chung sống chỉ vì Trump, khi chồng cổ động bầu cho Trump, còn vợ kêu gào chống Trump, và ủng hộ Biden.

Về tôn giáo, tín ngưỡng, sức bùng nổ, tàn phá còn kinh khủng hơn nhiều, vì có yếu tố thần linh bảo đảm, trợ giúp. Lịch sử nhân loại còn đậm nét với rất nhiều cuộc thánh chiến đẫm máu, những dàn thiêu sống những nhóm lạc đạo, dị giáo, những án treo cổ kẻ phạm thượng, chống lại giáo lý, dám đặt lại vấn đề đức tin, và ngay lúc này, thế giới vẫn khốn khổ vì đạo quân cuồng tín khi theo đuổi, và bảo vệ một cách cực đoan, qúa khích, cuồng nhiệt, và bạo động niềm tin mù qúang, bệnh hoạn của họ.

Người cuồng tín tiên thiên phủ nhân niềm tin của người khác, và lên án những người không cùng niềm tin với mình ; người cuồng tín không đội trời chung với người khác tín ngưỡng, không cùng tôn giáo với họ, vì cho những người này là “phường vô đạo, quân tà giáo, kẻ phá hoại và thù địch” của Đấng mà họ tin; người cuồng tín không chấp nhận bất cứ một giáo thuyết nào ngoài giáo lý họ thực hành, không nhân nhượng bất cứ tôn giáo nào, ngoài tôn giáo họ theo, không hoà đồng, cởi mở với bất cứ cộng đoàn đức tin nào ngoài những người thuộc cộng đoàn khép kín của họ, vì dưới mắt họ, tất cả đều là những phần tử đáng phải chết, vì không cùng niềm tin như họ.

Tóm lại, cuồng tín luôn đưa đến thái độ khinh bỉ, đố kỵ và loại trừ những người có niềm tin khác mình; luôn dẫn đến bạo lực chống lại và tiêu diệt những người không cùng tôn giáo với mình; luôn làm cho tương quan giữa các tín hữu của nhiều tôn giáo trở nên căng thẳng, ngột ngạt vì người cuồng tín không tôn trọng niềm tin, vốn là chọn lựa riêng tư của mỗi người; không đủ thông minh để ý thức: niềm tin của mỗi người luôn có tính chủ quan, không ít thì nhiều; không đủ cởi mở và qủang đại để chân nhận giá trị của những niềm tin khác; không đủ công bình và lương thiện để không vi phạm quyền “tín ngưỡng tôn giáo” là quyền căn bản của con người; nhất là không đủ sáng suốt của trí óc quân bình, và từ tâm của trái tim nhân ái để tôn trọng người khác “như họ là”, và trong chính những “cái khác” của họ.

Tinh thần cuồng tín không chỉ tồn tại giữa tín đồ các tôn giáo khác nhau, mà còn có mặt và phát triển mạnh mẽ ngay trong lòng những tín hữu cùng một niềm tin, tôn giáo. Đó là hoàn cảnh của những người anh em bị công luận “chỉ mặt đặt tên” là “ly giáo, bỏ đạo”; là hoàn cảnh của những tu sĩ bị cộng đoàn công bố không còn là thành viên và chính thức bị trục xuất, khai trừ, vì đi theo lạc giáo; là hoàn cảnh của những người anh em hôm trước còn đươc trọng vọng, nhưng khi có tư tưởng lạc đạo, hoặc hành vi trái nghịch đức tin lập tức không còn được xem là người của giáo xứ, phần tử của cộng đoàn, con cái của Giáo Hội.

Vẫn biết chúng ta có bổn phận bảo vệ và làm chứng đức tin, nhưng có thực Đức Giêsu cho phép chúng ta bảo vệ và làm chứng đức tin đến độ biến thành “cuồng tín, cực đoan? Có thực Đức Giêsu phê chuẩn tinh thần cuồng tín và cho phép chúng ta, những người môn đệ của Ngài được xử dụng mọi hình thức bạo lực để giữ gìn và làm chứng đức tin? Có thực Đức Giêsu khuyến khích chúng ta tẩy chay, cô lập, giập vùi, đánh te tua những người anh em đang lạc đường đức tin? Có thực Đức Giêsu nhắm mắt làm ngơ cho chúng ta tự khoác vào mình bộ áo quan toà, và quyền xét xử, lên án người anh em đang lạc vào đêm đen lầm lạc?

Chúng ta hãy cùng nhau đi tìm câu trả lời trong Tin Mừng của Đức Giêsu.

Tinh thần của Tin Mừng và thái độ của người Kitô hữu phải có:

Chúng ta biết cuồng tín là tinh thần đi ngược Tin Mừng, và thái độ khinh bỉ, mạt sát, ruồng rẫy, lên án bất cứ ai là điều Đức Giêsu không cho phép, nếu muốn làm môn đệ của Ngài, vì đòi hỏi yêu thương tha nhân và kính trọng đồng loại là một đòi hỏi rất khắt khe, như chính Ngài đã qủa quyết: “Anh em đã nghe Luật dậy người xưa rằng: Chớ giết người; ai giết người thì đáng bị đưa ra toà. Còn Thầy, Thầy bảo cho anh em biết: Ai giận anh em mình, thì đáng bị đưa ra toà. Ai mắng anh em mình là đồ ngốc, thì đáng bị đưa ra trước Thượng Hội Đồng. Còn ai chửi anh em mình là quân phản đạo, thì đáng bị lửa hỏa ngục thiêu đốt” (Mt 5,21-22). Và ngay cả với kẻ thù, Ngài cũng đòi chúng ta: “Hãy yêu kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi anh em” (Mt 5,44).

Vì thế, đối với người anh em lầm đường lạc lối trong đức tin, chúng ta không có quyền cho phép mình hành xử như những người cuồng tín, nhưng trong mọi trường hợp, chúng ta được Chúa kêu mời trở nên khí cụ bình an của Chúa để “đem yêu thương vào nơi oán thù, đem thứ tha vào nơi lăng nhục, đem an hoà vào nơi tranh chấp, đem chân lý vào chốn lỗi lầm, đem tin kính vào nơi nghi nan, chiếu trông cậy vào nơi thất vọng, để dọi ánh sáng vào chốn tối tăm, đem niềm vui đến chốn u sầu” (Kinh Hoà Bình của thánh Phanxicô Assisi).

Và để trở thành khí cụ bình an, Muối cho đời và Ánh Sáng cho trần gian (x. Mt 5,13-16) trên hành trình đức tin, người tín hữu chúng ta cần ý thức:

Đức Tin không là pháo đài để bảo vệ, nhưng là ngọn hải đăng để soi sáng:

Đừng lầm tưởng đức tin là pháo đài sừng sững, kiên cố mà chúng ta phải ngày đêm canh gác, bảo vệ để bên ngoài không ai xâm nhập, tấn công được, nhưng đức tin như ngọn hải đăng, như đèn “được đặt trên đế, để những ai đi vào thì nhìn thấy ánh sáng” (Lc 8,16), và đức tin chính là ánh sáng soi chiếu cho muôn dân, cho tất cả mọi người, không trừ ai.

Đức Tin không là món đồ qúy giá phải được cất giấu cẩn thận:

Đừng nghĩ đức tin như món đồ qúy giá không cho ai chạm tới, vì đức tin là ơn Thiên Chúa ban nhưng không cho những ai mở lòng ra với Ngài, như nguồn nước không bao giờ vơi cạn, như Đức Giêsu đã nói với người đàn bà Samari bên bờ giếng Giacóp: “Nếu chị nhận ra ân huệ Thiên Chúa ban, và ai là người nói với chị: ‘Cho tôi chút nước uống’, thì hẳn chị đã xin, và người ấy đã ban cho chị nước hằng sống” (Ga 4,10); chỗ khác, Ngài còn nói: “Tất cả những ai đang vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến cùng tôi, tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng” Mt 11,28).

Đức Tin không là “đặc khu” chỉ dành cho một thiểu số có đặc quyền, đặc lợi:

Đừng xếp đức tin xuống hàng “đất đai”, dù là đất thổ cư, hay đất nông nghiệp, công nghiệp, ngay cả “đắc địa, hay đất vàng”, vì đức tin không bị quy hoạch, khoanh vùng, rào giậu, xây tường và dành riêng cho một người, một nhóm, một thành phần, một mầu da, dân tộc nào, nhưng là quà tặng của Thiên Chúa cho toàn thể nhân loại, vì đức tin là “hạt cải, lúc gieo xuống đất, nó là loại hạt nhỏ nhất trên mặt đất. Nhưng khi gieo rồi, thì nó mọc lên lớn hơn mọi thứ rau cỏ, cành lá xum xuê, đến nỗi chim trời có thể làm tổ dưới bóng” (Mc 4,31-32).

Đức Tin không là tình trạng có sẵn, bất động, bất biến, nhưng sống động như hoạt động của đời sống, và đòi liên lỷ vượt qua thử thách để lớn lên:

Hình ảnh những cây lúa không chỉ nhọc nhằn ngày đêm chống đỡ trước những phá hoại của đám côn trùng, sâu bọ, mà còn vất vả đua chen với cỏ lùng để “mọc lên và trổ bông”, như trong dụ ngôn cỏ lùng (x. Mt 13,24-30) là hình ảnh của đức tin không ngừng chiến đấu, vượt qua nhiều cạm bẫy, thử thách để lớn lên, vì đức tin không có sẵn, không thụ động, bất động, nhưng đòi nhiều cố gắng, nỗ lực như điều kiện để nhận hồng ân đức tin.

Chính Đức Giêsu cũng trải qua những thử thách đức tin, như những ngày trong hoang địa, ở đó Ngài “chịu ma qủy cám dỗ” (x. Mt 4,1-10).

Sở dĩ người Kitô hữu chúng ta không thể cuồng tín, không thể mê tín, và không bao giờ tự cho phép mình có thái độ coi thường, khinh bỉ, loại trừ, tẩy chay, cô lập, lên án người anh em đang bước những “bước lạc đạo, trệch đường Giáo Lý Đức Tin”, vì đức tin của chúng ta được đặt trên nền tảng là chính Đức Giêsu, Đấng là Ngôi Lời của Thiên Chúa, là “Đường, Sự thật và Sự Sống”. Ngài còn là Thiên Chúa của lòng thương xót, người cha nhân hậu, từ bi, bao dung đến nỗi “cây lau bị giập, Người không đành bẻ gẫy, tim đèn leo lét, chẳng nỡ tắt đi…” (Mt 12,20).

Thực vậy, vì đức tin được đặt trên Đức Giêsu, Đấng đến từ Thiên Chúa giầu lòng thương xót, và là dung mạo thương xót của Chúa Cha, như Ngài khẳng định : “Thầy từ Thiên Chúa mà đến” (Ga 16,30), và đến “để tìm cho kỳ được” con chiên bị lạc mất (x. Lc 15,4); để được ôm vào lòng đứa con hoang đàng “đã chết mà nay sống lại, đã mất mà nay lại tìm thấy” (Lc 15,32) ; để hy sinh mạng sống cho đoàn chiên được “sống và sống dồi dào” (Ga 10,10), nên sống đức tin chính là sống lòng thương xót đối với anh em mình, nhất là với những người anh em trên mình đầy thương tích vì bị ma qủy tấn công, trấn lột, hành hạ trên hành trình đức tin, và chẳng may bị chúng quật ngã “đang nửa sống nửa chết” bên lề đường (x. Lc 10, 25-37), đồng thời ý thức nhiệm vụ hàng đầu của người Kitô hữu sẽ không là thấy đó, “nhưng tránh qua bên kia mà đi” (Lc 10,32), như người dưng, không hề quen biết, nhưng là “thấy, chạnh lòng thương, lại gần, lấy dầu lấy rượu đổ lên vết thương cho người ấy và băng bó lại, rồi đặt người ấy lên lưng lừa của mình, đưa về quán trọ mà săn sóc” (Lc 10,32. 33-34).

Vì đức tin của chúng ta đặt vào Đức Giêsu phục sinh, như thánh Phaolô khẳng định: “Nếu Đức Kitô đã không trỗi dậy, thì lời rao giảng của chúng tôi trống rỗng, và cả đức tin của anh em cũng trống rỗng”; “Nếu Đức Kitô không trỗi dậy, thì lòng tin của anh em thật hão huyền, và anh em vẫn còn sống trong tội lỗi của anh em. Hơn nữa, cả những người đã an nghỉ trong Đức Kitô cũng bị tiêu vong. Nếu chúng ta đặt hy vọng vào Đức Kitô chỉ vì đời này mà thôi, thì chúng ta là những kẻ đáng thương hơn hết mọi người” ( 1 Cr 15,14.16-19).

Và Đức Giêsu phục sinh chính là Thiên Chúa “hằng sống của lòng thương xót”: Ngài hằng sống với lòng thương xót khi không ngại chọn Maria Mácđala, người phụ nữ đầy tai tiếng là người đầu tiên nhận Tin Mừng Phục Sinh và chạy đi báo cho Simon Phêrô và Gioan, là “người môn đệ Đức Giêsu thương mến”, khi “đi đến mộ, vào sáng sớm ngày thứ nhất trong tuần, lúc trời còn tối”, và “thấy tảng đá đã lăn ra khỏi mộ” (x.Ga 20,1-2) ; Đức Giêsu phục sinh hằng sống trong lòng thương xót, khi vẫn tiếp tục tín nhiệm và giao phó cho Phêrô sứ vụ chăn dắt đoàn chiên của mình khi hiện ra giữa các tông đồ bên bờ hồ Tibêria, mà không chấp nhất tội đã bai bải chối Thầy trước những đầy tớ gái, mặc dù đã được Thầy nhiều lần cảnh báo trước (x. Ga 21,1517).

Vì đức tin được đặt ở Đức Giêsu, nên ở đâu và lúc nào, người Kitô hữu cũng được kêu goi đi theo Ngài, trên những bước chân của Ngài. Đó là những bước chân đến với người tội lỗi để kêu gọi trở về (x. Mt 9,13) ; những bước chân “đến để tìm và cứu những gì đã mất” (Lc 19,10), như Ngài đã đến nhà ông Dakêu, người đứng đầu những người thu thuế có tiếng tham nhũng, hối lộ, và lên tiếng trước mọi người: “Hôm nay, ơn cứu độ đã đến cho nhà này, bởi người này cũng là con cháu tổ phụ Ápraham” (Lc 19,9); những bước chân của người cha nhân hậu chiều chiều ra đầu ngõ ngóng bóng con (x. Lc 15, 20); những bước chân đon đả, vội vã “tiến đến gần và cùng đi” với hai môn đệ trên đường về Emmau, để giải thích, chia sẻ và nâng đỡ đức tin của hai ông, khi tâm hồn họ nặng trĩu nỗi buồn và ngổn ngang thất vọng, vì cơ đồ Cứu Thế chỉ trong mấy ngày đã sụp đổ tan tành, khi Thầy bị bắt, bị kết án tử hình và đóng đinh vào thập gía (x. Lc 24, 13-32).

Vâng, Đức Giêsu muốn chúng ta mang lấy trái tim thương xót của Thiên Chúa giầu lòng thương xót, để không sợ hãi khi sóng gió “cuồng tín, hận thù, bạo lực, lọai bỏ, lên án, truy diệt” dữ dội nổi lên, nhưng tin tưởng và bình an bước ra khỏi những khoang thuyền giả hình, kiêu căng, nhẫn tâm, độc ác, nhất là ảo tưởng thánh thiện, công chính để can đảm bước đến gần người anh em đang trong tình trạng khủng hoảng, lấn cấn với Giáo Hội, đang gặp nhiều thử thách đức tin, đang chao đảo, mất tinh thần vì cả tin, nhẹ dạ, nông nổi, như Phêrô đã tin vào lời Đức Giêsu: “Cứ yên tâm, chính Thầy đây, đừng sợ!”, nhưng “Cứ đến!”, đã “từ thuyền bước xuống, đi trên mặt nước và đến với Đức Giêsu” (Mt 14,27.28.29).

Ước gì trái tim mỗi người chúng ta được lòng thương xót của Đức Giêsu biến đổi để không còn chai đá, nhưng biết chạnh lòng, để không người anh em nào lạc bước trên đường đức tin phải rơi vào phẫn uất, và tuyệt vọng như Giuđa, vì những lời cay đắng, vô cảm, và tàn nhẫn: “Can gì đến chúng tôi. Mặc kệ anh!” của những thượng tế và kỳ mục mà ông đã tìm đến để giãi bầy tâm sự chua xót: “Tôi đã phạm tội nộp người vô tội, khiến Người phải chết oan”(Mt 27,4). Nhưng thật đáng thương và đáng tiếc, Giuđa đã không gặp được những người có trái tim chạnh lòng cảm thương của Đức Giêsu để cho ông một bàn tay cứu sống, nên đã “ra đi thắt cổ”, không như Phêrô đã may mắn gặp được cái nhìn bao dung của Thầy mình, và tìm được về Lòng Thương Xót, nên đã “ra ngòai, khóc lóc thảm thiết” vì hạnh phúc được xót thương (x. Lc 22, 61-62).

Jorathe Nắng Tím

Thông báo chung từ Tin Mừng Đường Phố: Với mục đích Loan Báo Tin Mừng, tác giả Jorathe Nắng Tím và Tin Mừng Đường Phố chân thành cám ơn sự chia sẻ rộng rãi của Quý bạn, nhưng không đồng ý và không chịu trách nhiệm về những việc “làm lại” hoặc “thay đổi” nội dung cũng như hình ảnh của những clip gốc lấy từ nguồn Tin Mừng Đường Phố. Trân trọng!

]]>
gxthohoang@gmail.com (Ban Biên Tập)Giúp nhau sống đạoWed, 14 Apr 2021 06:26:45 +0700
Người Công Giáo Đức có ý định rời bỏ Giáo Hội-Nghĩ người& Ngẫm tahttp://gxthohoang.net/tam-tinh-nguoi-con-giao-xu/item/12733-nguoi-cong-giao-duc-co-y-dinh-roi-bo-giao-hoi-nghi-nguoi-ngam-tahttp://gxthohoang.net/tam-tinh-nguoi-con-giao-xu/item/12733-nguoi-cong-giao-duc-co-y-dinh-roi-bo-giao-hoi-nghi-nguoi-ngam-taNgười Công Giáo Đức có ý định rời bỏ Giáo Hội-Nghĩ người& Ngẫm ta
  NGƯỜI CÔNG GIÁO ĐỨC CÓ Ý ĐỊNH RỜI BỎ GIÁO HỘI - NGHĨ NGƯỜI & NGẪM TA



Thuốc đắng dã tật - sự thật mất lòng !
Chính vì thế nên nhiều người ngại uống thuốc cũng như không dám sống thật. Thế nhưng rồi khi ngã bệnh mà không uống thuốc thì làm gì mong hết bệnh và khi không sống thật sẽ rất mệt mỏi hay nói khác đi là cũng chả thể có bình an khi đi tìm sự bình an giả tạo trong cuộc đời.
Mới đây, khi chia sẻ thông tin Một phần ba người Công giáo Đức có ý định rời bỏ Giáo hội thì một số phản ứng rất nhạy và rất nhanh : Tin đó ở đâu vậy Cha ? Tin đó có thật không Cha ? vân vân và vân vân ...
Quả thật, với dòng tin đó, nhiều người e ngại để sợ rằng đây là tin giả. Thế nhưng thật sự rằng thì là theo một cuộc khảo sát mới được công bố hôm thứ Năm 11/3/2021, một phần ba người Công giáo Đức đang xem xét việc rời bỏ Giáo hội.
Sau khi khảo sát thì kết quả như thế này : Trong số những người được khảo sát thuộc về Giáo hội Công giáo, 33% đang cân nhắc rời Giáo hội vì những vụ bê bối đang diễn ra liên quan đến việc xử lý các vụ lạm dụng tình dục của giáo sĩ, trong khi 44% trong số này nói rằng họ sẽ không quay lại với Giáo hội. Hơn 14% số người được hỏi cho biết họ “không biết”. Chín phần trăm những người tham gia cuộc khảo sát không nêu rõ câu trả lời.
Nhìn vạo thực tế thì chuyện những người Công giáo lớn tuổi ở Đức liên quan đến việc Giáo hội xử lý cuộc khủng hoảng lạm dụng. Còn với người trẻ Công giáo, họ ra đi là để tránh trả thuế Giáo hội.
Đặc thù ở Đức đó là nếu một cá nhân đăng ký là người Công giáo, thì 8-9% thuế thu nhập của họ sẽ được chuyển cho Giáo hội. Cách duy nhất để họ có thể ngừng nộp thuế là tuyên bố chính thức từ bỏ tư cách thành viên của Giáo hội. Họ không còn được phép lãnh nhận các bí tích hoặc chôn cất theo nghi thức Công giáo.
Theo nghiên cứu của đại học Freiburg được công bố vào năm 2019, số Kitô hữu đóng thuế Giáo hội ở Đức dự kiến sẽ giảm một nửa vào năm 2060. Các nhà nghiên cứu cho biết rằng sự suy giảm dự kiến có thể được dự đoán do nhiều yếu tố, trong đó có số rửa tội ở Đức đang giảm dần, con số của những người Đức bỏ việc đăng ký theo tôn giáo chính thức, và sự sụt giảm dân số nói chung của Đức với dự kiến sẽ giảm 21% vào năm 2060.
Những con số biết nói ở Đức không chỉ làm cho Giáo Hội Đức đau lòng nhưng dường như cả Giáo Hội hoàn vũ cũng cảm thấy có điều gì đó nhoi nhói trong tim. Đơn giản là vì Giáo Hội là Giáo Hội hiệp thông chứ không phân mảnh.
Với thực trạng của Đức, có lẽ ở đất nước hoàn toàn tự do cũng như minh bạch về chuyện thống kê nên có con số như thế. Tôi mạo muội hỏi thăm vài người quen : "Việt Nam thử làm thống kê như ở Đức thì như thế nào nhỉ ?".
Câu trả lời đều dường như e ngại bởi lẽ không ai dám nói thật vì khi nói thật dễ bị mất đầu vô cùng. Có lẽ cũng tốt nếu như ta làm thống kê nho nhỏ ở cấp bậc giáo xứ của ta. Không phải để hơn thua, để lên án, để đấu đá tranh giành hay làm bất cứ điều gì ác tâm mà là để chấn chỉnh lại chuyện đạo nghĩa từ khu xóm cho đến giáo họ và giáo xứ.
Có lẽ nét đặc trưng nhất của khuôn mặt Hội Thánh Công Giáo đó là có tổ chức chặt chẽ và sinh hoạt rầm rộ. Thực tế ta thấy rằng ở đâu có người Công giáo, ở đó có nhà thờ, có giờ kinh giờ lễ, có ban bệ tổ chức… Với những điều đó, nhiều người bên ngoài thầm thán phục và muốn áp dụng phương thức này cho các tổ chức, đoàn thể hoặc tôn giáo của họ.
Thật thế, khó có thể chối rằng những tổ chức và sinh hoạt như thế đã góp phần làm cho đời sống đức Tin được nuôi dưỡng và tăng trưởng. Tuy nhiên, chính nét ưu điểm ấy lại hàm chứa những nguy cơ sâu xa, nhất là khi nó trở thành một thứ “đạo”, một thứ nguyên lý chi phối toàn bộ đời sống đức Tin chân thực của Giáo hội.
Điều buồn là có khá nhiều Kitô hữu, cho đến hiện nay, vẫn chỉ sống đạo theo kiểu gắn đời mình vào cỗ xe của những sinh hoạt trong giáo xứ hay đoàn thể. Họ tham gia đều đặn hoặc tích cực vào nhiều sinh hoạt đạo, nhưng lại không một chút bận tâm về thái độ cá nhân của mình đối với Chúa; họ tranh luận và bàn cãi sôi nổi với nhau về giáo lý, về cách thức tổ chức, nhưng lại không bao giờ có được một chọn lựa của đức Tin cho bài toán cuộc đời mình; họ vẫn giữ đúng giới luật của Chúa và Hội Thánh nhưng lại không có khả năng chấp nhận Thánh ý Chúa khi gặp một hoàn cảnh trái ý, hoặc chẳng bao giờ khám phá ra được một ý nghĩa siêu nhiên trước những biến cố trong cuộc sống thường ngày.
Hơn bao giờ hết, chính bản thân mỗi chúng ta có thể thấy rõ thứ đạo sinh hoạt này trong nhiều xứ đạo, nhất là những xứ đạo di cư và đặc biệt là trong những xứ đạo lâu năm không có linh mục. Điều mà một thời người ta cho là sự vững chắc của đức Tin, thật ra, phần lớn chỉ là sự “vững chắc” của những tổ chức sinh hoạt mà không có bao nhiêu lòng tin cá vị vào Thiên Chúa, chẳng có bao nhiêu giá trị Tin Mừng trong thái độ sống, và cũng chẳng thể hiện chút gì ý nghĩa đức Tin trong thái cử hằng ngày.
Thực tế ta thấy rằng khi đời sống đạo chỉ là nếp sinh hoạt thì phụng vụ chỉ còn là một việc phải làm để giữ đạo; nỗ lực của phụng vụ chỉ là làm sao cho người tín hữu tham dự cách sinh động và sốt sắng lúc cử hành nghi thức. Ngược lại, khi đức Tin trở thành một nhu cầu thật, phụng vụ mới trở nên nguồn mạch và là nơi người giáo dân tìm đến để kín múc chất liệu cần thiết cho cuộc sống của mình dù bệnh dịch, dù khó khăn thử thách. Rồi việc canh tân phụng vụ lại thúc đẩy những nỗ lực canh tân cách giải thích Kinh Thánh và nhiều lãnh vực khác trong đời sống đức tin của tín hữu.
Với tất cả những điều đó và nhất là với nền kinh tế thị trường tại Việt Nam, Giáo hội Việt Nam cũng đang phải đấu tranh với một trào lưu tục hoá ? Liệu chừng sinh hoạt của Giáo hội Việt Nam vẫn có thể tiếp tục cuộc đối đầu trong thế mạnh với các sinh hoạt và nhu cầu trần thế đang càng ngày càng gia tăng ?
Trước những tâm tư và thách đố ấy, mỗi người chúng ta phải tự hỏi xem "thế mạnh" của Kitô giáo nằm ở đâu ? Kinh nghiệm về việc khám phá lại đời sống đức tin trong lịch sử Giáo hội có thể hữu ích cho việc canh tân đời sống Kitô hữu tại Việt Nam hiện nay không ?
Những thao thức, suy tư này với tất cả lòng thành để nhìn đến Giáo Hội tương lai chứ không nhằm phỉ báng hay bất cứ dụng ý nào xấu.
Ngay như tại mảnh đất của anh chị em người Jrai này, khi nhìn vào thực trạng ắt hẳn phải chạnh lòng. Dĩ nhiên theo ngôn ngữ đạo đức quá nhàm chán là "có Chúa lo gì !", "Chuyện đó của anh Hai Giêsu" hay như là "chuyện của Chúa, Chúa lo" ... Nói như thế ai nói chả được.
Điều quan trọng nhất hiện nay đó là cần những thợ gặt lành nghề được học hành, được nghiên cứu bài bản về truyền giáo cũng như tất cả những gì liên quan đến đời sống đức tin đưa ra lối đi cho anh chị em sống đạo và giữ đạo. Có khi vì ngủ quên trên chiến thắng hay ăn mày quá khứ để rồi không bận tâm với cảnh tượng ở tương lai.
Có lẽ tâm tư đưa ra xem chừng khó chịu với nhiều người nhưng đây là câu chuyện đời sống đức tin rất thật không chỉ dành cho anh chị em dân tộc thiểu số mà của phần đông người Kinh nữa. Sinh hoạt tôn giáo có khi là rầm rộ, ồn ào và náo nhiệt nhưng thực sự còn gắn bó với Giáo Hội và nhất là còn gắn bó mật thiết với Chúa hay không lại là chuyện khác. Ta lạin xin Thần Khí Chúa đến để đổi mới, đổi mới mặt địa cầu
Lm. Anmai, CSsR

]]>
gxthohoang@gmail.com (Ban Biên Tập)Tâm tình người con Giáo XứTue, 16 Mar 2021 20:55:56 +0700