Get Adobe Flash player

Tìm Kiếm

Đăng nhập

  Một thực tế của Mùa Chay: Nơi nơi, xứ xứ đều có lời mời gọi sám hối và các cử hành bí tích Hoà Giải. Chuyện các Kitô hữu Công giáo, cách riêng người công giáo Việt Nam chen nhau đến toà giải tội dịp Mùa Chay là chuyện quá phổ biến, ít ai chối cãi. Các vị mục tử có nơi phải sắp xếp lịch trình hợp lý mới có thể đáp ứng được nhu cầu này của đoàn tín hữu. Thế nhưng có chăng việc xưng thú lỗi lầm ấy chẳng qua là chỉ để thanh thản lương tâm chút nào đó hầu tham dự các Lễ nghi của Tuần Thánh và để đủ điều kiện rước Thánh Thể dịp Phục sinh? Đại Lễ Phục sinh đến thì mọi sự lại trở về như xưa. Mùa Chay vội qua như nó chưa từng đến. Một sự đổi thay mang tính tích cực và lâu bền chỉ có thể đặt trên nền tảng một cảm nghiệm sâu xa về Tin Mừng là tình yêu của Thiên Chúa dành cho chúng ta.
  Khoa học kỹ thuật càng tiến bộ, con người càng cần có bản lãnh để làm chủ. Bạn thấy khi nào con người bị coi là làm nô lệ cho của cải vật chất? Không những phải chống lại cơn cám dỗ, mà còn phải xa tránh những nơi, những con người có thể đưa đến cám dỗ. Theo ý bạn, người trẻ hay bị cám dỗ ở đâu? Với ai?
  Thái độ của chúng ta lúc này phải chăng là “úp mặt bùi ngùi” để xin ơn tha thứ ? Đúng vậy, Thiên Chúa sẽ thứ tha cho tất cả những ai biết ăn năn sám hối vì người ta thường nói :”Đánh kẻ chạy đi không đang người chạy lại”. Đang khi sám hối quay về với Chúa là chúng ta đang “Từng ngày qua mong ngóng tin vui”. Chắc chắn tin vui phải đến với con người sám hối vì Thiên Chúa như người cha đang mong ngóng đứa con đi hoang trở về.
  Chắc chắn có nhiều người bị bệnh tật về thể lý, hoặc gánh chịu những sự dữ mà không do bởi tội lỗi của họ. Chúa Giêsu đã nói rõ điều này về người mù từ lúc mới sinh (x.Ga 9) cũng như về những người bị tháp Silôê đổ xuống đè chết (x.Lc 13,4-5). Tuy nhiên cũng có nhiều người vương phải bệnh tật hay chịu sự dữ nào đó, chính là vì tội lỗi của họ đã phạm. Người bị bại liệt được bốn thân nhân khiêng đến cùng Chúa Giêsu mà tin mừng tường thuật rất có thể thuộc trường hợp thứ hai. Giữa sự bị bại liệt và tội lỗi của anh ta chắc chắn có mối giây liên hệ nào đó. Anh ta không chỉ bị bại liệt về mặt thể lý mà còn bất toại về phương diện tâm linh.
  Tóm lại, khi Chúa nói với người bất toại “tội con đã được tha” để nói lên lời chữa lành, là ngài đã muốn chữa và trị liệu tuyệt căn, tuyệt gốc cái làm cho con người bị đau khổ. Cái làm cho con người bị ảnh hưởng qua những tật bệnh phần xác. Ngài làm việc ấy vì thật ngài là Đấng có quyền tha thứ và chữa lành tất cả. Tuy nhiên, cũng trong biến cố chữa lành này, một câu nói của Chúa cũng khiến chúng ta phải tiếp tục suy nghĩ, đó là sau khi đã chữa lành ngài còn bảo anh ta: “Đứng dậy, mang chiếu mà về” (Mc 2:11).
 Lạy Chúa, xin giúp con chiến đấu chống lại những khuynh hướng xấu trong con nhân mùa chay này. Và trong Chúa con tin tưởng mình cũng sẽ chiến thắng, như Chúa đã thành công vì Chúa luôn làm theo ý của Chúa Cha.
Thứ bảy, 11 Tháng 2 2012 16:37

Biệt Giam_Suy Niệm Chúa Nhật VI TN B

Posted by
bietgiam Xã hội hôm nay đã tiến bộ nhiều mặt. Nền y học ngày càng hiện đại. Căn bệnh phong hủi không còn là bệnh nan y hay bất trị. Thế nhưng với “uy quyền” chữa bệnh, các y bác sĩ vẫn rất khó đưa những con người dù đã hết bệnh, hoà nhập với cộng đoàn xã hội. Thực tế cho thấy nhiều người bị phong hủi đã được chữa lành nhưng vẫn còn mang mặc cảm mình “chưa thực sự là người” như mọi người. Trái lại với con tim dạt dào tình yêu, mẹ Têrêxa thành Cancutta đã làm cho biết bao người bất hạnh được “trở lại làm người” trong cộng đoàn xã hội.
Thứ sáu, 10 Tháng 2 2012 16:28

Chúa Muốn Ta Muốn

Posted by
chuamuontamuon Chúa muốn. Ta muốn. Làm sao để Chúa và ta muốn cùng một cái, cùng một lúc, và cùng giống nhau. Kinh nghiệm cho thấy rằng, phần đông là con người thích làm theo ý muốn mình, và ít khi hoặc không thích ý muốn của Thiên Chúa. Và trong tất cả những gì xẩy ra ngoài ý muốn của hai bên ấy, là vì con người đã không biết Chúa muốn gì?! Ngược lại, con người luôn luôn tò mò muốn biết Chúa đang làm gì cho mình. Dĩ nhiên, khi muốn biết điều này, chúng ta nghiêng về ý muốn là Chúa phải hành động như ý của chúng ta.
  Đến thế gian, Chúa Kitô không giải thích cặn kẻ về khổ đau cũng như các nguyên nhân của nó. Tuy nhiên qua các hành vi, lời nói và chính cuộc sống của Người, Người dẫn chúng ta đi trên con đường kinh qua đau khổ để sống yêu thương. Dù rằng vẫn cố gắng đến quên ăn, quên ngủ để làm dịu cơn khổ đau của nhân loại, nhưng Người đã biết rõ cuộc đời con người khó có thể thoát được mọi nổi khổ đau, cả về thể lý lẫn tinh thần. 
  Thay vì khóc lóc, than thở, phiền trách Chúa, phiền trách mình. Thay vì phải vất vả, ngược xuôi để tìm ơn giải thoát, thì sự giải thoát và ơn cứu độ lại có sẵn trong cuộc đời của chính mình. Điều này những tâm hồn thiện chí, những tâm hồn khao khát chân thiện mỹ đều hiểu rõ và sẵn sàng đón nhận. Ngoài ra, phần đông nhân loại vẫn là chạy trốn và khinh bỉ vất vả. Tâm lý này được tìm thấy ngay trong đời sống thường ngày. Ai cũng muốn mình có việc làm nhẹ, lương cao và được trọng dụng. Ngược lại, ai cũng cho mình là người đau khổ và bất hạnh nhất trần gian.