Giáo Xứ Thổ Hoàng - Giáo Xứ Thổ Hoàng - Items filtered by date: Tháng 7 2018Giáo xứ thổ hoànghttp://gxthohoang.netThu, 02 May 2024 08:44:58 +0700 - Open Source Content Managementvi-vnSuy tư MVGĐ số 9/2018: "Trước mặt Chúa"http://gxthohoang.net/chuyện-gia-đình/item/9374-suy-tu-mvgd-so-9-2018-truoc-mat-chuahttp://gxthohoang.net/chuyện-gia-đình/item/9374-suy-tu-mvgd-so-9-2018-truoc-mat-chuaSuy tư MVGĐ số 9/2018:
  Suy tư MVGĐ số 9/2018: "Trước mặt Chúa"


Trước mặt Chúa

Chọn làm một lễ cưới Công giáo có nghĩa là bạn đã cho cuộc sống của bạn một định hướng rất đặc biệt. Cuộc sống của bạn giờ đây được sẻ chia với một con người khác, và cả hai bạn muốn nâng đỡ và trợ giúp nhau suốt cuộc đời. Để thực hiện điều đó, cả hai thề hứa trước bàn thờ gắn kết với nhau “trước mặt Chúa”. Đó không phải là một cách nói tùy tiện điểm tô thêm vào lời thề hứa kiểu như ta vẫn thường nói ‘nhờ ơn Chúa giúp’, hoặc như người ta vẫn thường xem những lời ấy chỉ như một thứ công thức vốn gắn liền với nghi lễ hôn phối trong nhà thờ. Tuyên bố “trước mặt Chúa” đó không phải là chuyện tùy nghi nhưng là yếu tố cốt yếu của khế ước hôn phối, cho dẫu người ta có xem nhẹ, và việc xem nhẹ ấy thường cũng là gốc rễ của mọi đổ vỡ hôn nhân về sau.

Cùng đi với Chúa

Đôi bạn chọn kết hôn “trước mặt Chúa” có nghĩa là đôi bạn quyết định đi trọn cuộc sống hôn nhân mình cùng với Chúa. Điều này nói lên điều gì đó rất thực về hôn nhân, một cái gì đó rất quan yếu định hướng cho cuộc hôn nhân. Hôn nhân Kitô giáo không chỉ liên quan đến hai người, bởi họ luôn kết hôn trước mặt Chúa và với Chúa. Hình ảnh của hôn nhân trong Thánh Kinh nói rõ ràng đó là một dấu chỉ của Giao ước của Thiên Chúa với con người, và Giao ước hướng về Chúa là một chuyện cả đời. Cái nhìn của Thánh Kinh về hôn nhân rất đòi hỏi, vì đôi bạn kết hôn lấy tình yêu và sự trung thành của Thiên Chúa và sự tự hiến mình của Đức Kitô làm lí tưởng.

Trong Kitô giáo, tình yêu không chỉ đòi hỏi nhiều, nhưng đòi hỏi tất cả. Tình yêu thực sự biểu lộ khi người ta hoàn toàn tự nguyện. Khi người này muốn nhận lãnh từ người kia – và trao hiến cho người kia – không những một tổ ấm gia đình, một đứa con, một sự lấp đầy nhu cầu về thể xác, một sự nâng đỡ và bổ túc cho nhau, trong khi vẫn muốn giữ một cuộc sống cho riêng mình. Khi bạn chấp nhận các nghĩa vụ và quyền lợi trong hôn nhân, và trong những việc khác, bạn phải tránh thói ích kỉ.

Vì thế, ta phải nhìn cuộc sống hôn nhân cách thực tế. Không hề có một người chồng, hay một người vợ hoàn hảo. Ngược lại, bạn phải đón nhận người bạn đời như người ấy là chính họ, cùng với tất cả những lỗi lầm và yếu điểm của họ. Điều quan trọng không phải là ta có thể đòi hỏi những yêu sách rất nặng nề nơi người bạn đời, hoặc mong đợi mọi sự từ người ấy hay không. Tình yêu sai lạc sẽ làm người ta ra mù quáng, vì sớm hay muộn thực tế cuộc sống – gồm cả những lỗi lầm, yếu kém, và khó khăn – sẽ đến làm nên chính mối quan hệ của đôi bạn.

Chính vì thế, điều cốt yếu là đôi bạn cần phải để Chúa đi vào cuộc sống mình. Khi Chúa đi vào cuộc sống hôn nhân, Ngài có đó như là nền tảng cho những bù đắp và lấp đầy những thiếu sót mà đôi vợ chồng thường không đủ khả năng cung ứng bởi sức riêng mình. Điều này làm giảm bớt căng thẳng trong cuộc sống hôn nhân và giữ gìn đôi bạn không đòi hỏi nhau quá mức. Khi kết hôn trước mặt Chúa, đôi bạn nhận ra tình yêu của họ là một quà tặng của Chúa ban và đặt cuộc sống tương lai của họ dưới bàn tay chúc lành của Ngài. Đặt bảo đảm hôn nhân của họ được thành toàn viên mãn ở nơi Thiên Chúa vĩnh cửu chứ không ở con người của nhau. Nhưng họ nên và sẽ sống gắn bó với Chúa trên nẻo đường hành trình trần thế. Họ phó thác mình cho Chúa đồng hành, Ngài sẽ chăm sóc họ, rồi Ngài mới có thể làm cho tình yêu của đôi bạn bền vững và tràn đầy.

Khi để cho Chúa dự phần vào cuộc sống của họ, mối quan hệ của đôi bạn sẽ được biến đổi. Họ hiểu rằng mỗi người là quà tặng của Chúa ban cho và trên cơ sở đó họ đón nhận nhau. Người này sẽ nhìn người kia, nhìn vào lịch sử cuộc sống cả những ưu điểm lẫn khuyết điểm của người ấy, trong cái nhìn đức tin. Họ sẽ nhìn nơi người kia là một người bạn đời được tạo dựng theo hình ảnh của Ngài và được Ngài yêu thương. Qua đó, họ có thể tôn trọng và tha thứ cho nhau, kính trọng và yêu thương nhau, tin tưởng và hết lòng vì nhau, đối xử khiêm tốn và nhân hậu với nhau, và nhiều mặt khác nữa trong cuộc sống chung, và đôi bạn sẽ nhận thấy mình đang dần được thay đổi.

Cầu nguyện với nhau và cho nhau

Muốn thế, đôi vợ chồng phải cầu nguyện cùng nhau. Ban đầu đôi bạn có thể cảm thấy khó khăn cầu nguyện cùng nhau, nhưng nếu họ thực hành cầu nguyện, một nguồn suối sẽ mở ra tuôn trào sức sống củng cố cuộc sống chung vợ chồng. Họ sẵn sàng tha thứ cho nhau hơn, có những thay đổi tích cực hơn, giúp nhau ngày càng lớn lên trong tình yêu và chung thủy với nhau. Đức Giáo hoàng Phanxicô nói “các gia đình cầu nguyện cùng nhau sẽ ở lại bên nhau” (“Families that pray together stay together” – Amoris Laetitia 227). Họ sẽ cùng lớn lên và cùng đương đầu với các vấn để cuộc sống xảy đến.

Một lí do khiến việc cầu nguyện chung trong gia đình ngày nay gặp khó khăn, đó là các phương tiện truyền thông xã hội hầu như được mọi người khắp nơi sử dụng. Nhiều cặp vợ chồng, mỗi người ngồi trước màn hình TV hay Internet cả buổi chiều tối, có khi ngay cả trong phòng ngủ của họ. Điều đó làm giảm thiểu hay ngăn trở họ trò chuyện với nhau hoặc cầu nguyện cùng nhau. Những sinh hoạt đó có thể gây tổn hại đến mối quan hệ trong gia đình. Thế giới ảo, không thể thay thế thế giới thực, dần dần làm cho những cố gắng đối thoại và cầu nguyện chung trở nên khó khăn hơn. Cầu nguyện chung trong hôn nhân là cả hai vợ chồng cùng cầu nguyện với nhau và cho nhau. Hành trình hôn nhân của đôi bạn như thế sẽ trở thành một hành trình thiêng liêng và đôi bạn sẽ nên một trong tinh thần. Cầu nguyện cùng nhau là điều đôi vợ chồng cần xây dựng đầu tiên nếu như hôn nhân nhằm một cuộc sống bền vững có định hướng và xây dựng Hội Thánh tại gia.

Cuối cùng, kết hôn trước mặt Chúa là đón nhận một bí tích. Các bí tích là những dấu chỉ hữu hiệu do Đức Kitô thiết lập biểu lộ sự hiện diện thực nhưng vô hình của ân sủng. Nói cách khác, có cái gì đó lớn lao hơn ở bên dưới hành động bề ngoài – ở đây hành động này chính là sự cử hành hôn phối tại bàn thánh trong nhà thờ. Chính Chúa hiện diện tại buổi cử hành hôn phối này. Người chúc lành và thánh hiến sự kết hợp vợ chồng ấy. Chấp nhận sự ưng thuận của đôi bạn sẵn sàng sống cuộc sống hôn nhân của họ một cách phù hợp, Người muốn đồng hành với họ mãi mãi. Nhờ ân sủng này của Chúa nâng đỡ, cuộc sống của họ sẽ sinh hoa kết quả dồi dào, không chỉ nơi đàng con cái, mà còn nơi sự phát triển bản thân, và hoa quả này cũng sẽ sinh ích lợi cho anh em bạn hữu của họ.

Sống cuộc hôn nhân như một bí tích có nghĩa là nhìn nhận địa vị ưu việt của Thiên Chúa và đón nhận các ân sủng mà Chúa muốn thông ban để họ sống kết hợp vợ chồng. Theo nghĩa đó, Công Đồng Vatican II dạy: “Đôi vợ chồng Kitô hữu được củng cố và như được thánh hiến bằng một bí tích riêng biệt để đảm nhận các bổn phận và sống đúng phẩm giá bậc sống của họ” (Gaudium et Spes, 48). Hiểu ý nghĩa của ơn gọi hôn nhân như thế, đôi bạn không thể quyết định dấn thân, dù với lí do gì, một cách vội vã và hời hợt được. Quyết định sống chung với nhau cả một đời không những phải được đôi bạn suy nghĩ chín chắn, hơn nữa còn được thực hiện trước mặt Chúa, với niềm tin tưởng rằng Thiên Chúa, Đấng kêu gọi hai người kết hôn với nhau, sẽ giúp họ sống lời thề hứa dành cho nhau. Đàng khác, cơ sở chung này cũng cho những ai dám liều lĩnh dấn thân bước vào hôn nhân có một bảo đảm chắc chắn.

Một mặt khác của vấn đề cũng rất ý nghĩa, đó là cộng đoàn Giáo hội có nhiệm vụ quan trọng là giúp đỡ những người trẻ kết hôn khám phá được vẻ đẹp của hôn nhân Kitô giáo. Điều này càng trở nên quan trọng hơn bởi xu hướng ngày càng gia tăng của xã hội ngày nay, là người ta chống lại lí tưởng một cuộc hôn nhân kéo dài bền vững giữa một người nam và một người nữ. Càng có ít mẫu gương các cặp vợ chồng chung thủy lâu năm trong gia đình và trong môi trường xã hội họ đang sống, càng khó cho họ dám chọn sống hôn nhân Kitô giáo. Do đó, việc chuẩn bị hôn nhân càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Việc chuẩn bị này gắn chặt với lời kêu gọi họ sống đức tin một cách có ý thức và dấn thân, để có thể sống hôn nhân – gia đình như một ơn gọi.

Câu hỏi suy tư hay để thảo luận

1. Thiên Chúa có chỗ đứng nào trong cuộc sống của bạn?

2. Thiên Chúa có liên quan gì với cuộc hôn nhân của bạn?

3. Bạn có thể nói chuyện với người chồng (hay vợ) của mình về Chúa không?

4. Bạn có thể cầu nguyện được không? Bạn (hay vợ chồng bạn) cầu nguyện như thế nào?


5. Cầu nguyện và việc thờ phượng có ý nghĩa gì cho cuộc sống của các bạn không?

Văn phòng HĐGM VN

]]>
gxthohoang@gmail.com (Ban Biên Tập)Chuyện Gia ĐìnhTue, 31 Jul 2018 16:40:01 +0700
Vui mừng bán tất cả (Thứ tư Tuần 17 Mùa Thường niên)http://gxthohoang.net/sinh-hoat-giao-xu/gh-maria/item/6158-vui-mung-ban-tat-cahttp://gxthohoang.net/sinh-hoat-giao-xu/gh-maria/item/6158-vui-mung-ban-tat-caVui mừng bán tất cả (Thứ tư Tuần 17 Mùa Thường niên)
 Vui mừng bán tất cả ( Thứ tư Tuần 17 Mùa Thường niên)

Lời Chúa: Mt 13, 44-46
Hôm ấy, Ðức Giêsu nói với dân chúng dụ ngôn này: “Nước Trời giống như chuyện kho báu chôn giấu trong ruộng. Có người kia gặp được thì liền chôn giấu lại, rồi vui mừng đi bán tất cả những gì mình có mà mua thửa ruộng ấy. Nước Trời lại cũng giống như chuyện một thương gia đi tìm ngọc đẹp. Tìm được một viên ngọc quý, ông ta ra đi, bán tất cả những gì mình có mà mua viên ngọc ấy.”

Suy niệm:

Tất cả bắt đầu từ một sự tình cờ may mắn.
Người nông dân nghèo phải làm thuê cho điền chủ
tình cờ gặp được kho báu chôn trong ruộng.
Người buôn ngọc tình cờ gặp được viên ngọc tuyệt vời,
có giá trị lớn lao mà người bán không hề biết.
Sau đó phản ứng của cả hai rất giống nhau:
ra đi, bán tất cả những gì mình có và mua...
Không thấy có dấu vết của sự nuối tiếc
hay ngần ngại giằng co.
Tất cả diễn ra thật nhanh
và tràn ngập niềm vui thanh thản.
Ai cũng rõ họ hạnh phúc biết chừng nào
khi chiếm được kho báu và viên ngọc.
Cuộc đời họ chuyển sang một giai đoạn mới.

Thái độ của hai người trên được coi là bình thường.
Ở địa vị ta, ta cũng làm như thế.
Kho báu và viên ngọc là những thứ thấy được,
có giá trị hiển nhiên và hết sức hấp dẫn.
Chúng hứa hẹn một sự giàu sang mà ai cũng thèm thuồng,
nên người ta dễ bán tất cả để mua được chúng.
Bị ảnh hưởng bởi não trạng hưởng thụ vật chất,
chúng ta thường coi kho báu duy nhất ở đời này
là tiền bạc, quyền uy và khoái lạc.
Khi nói Nước Trời là kho báu bền vững,
Ðức Giêsu là viên ngọc quý đích thực,
chúng ta lại thấy đó là cái gì mơ hồ,
xa xôi, ít lôi cuốn, thậm chí không có thật.
Chính vì thế chúng ta thường ngần ngại khi từ bỏ,
dè sẻ, nuối tiếc khi phải hy sinh cho Chúa.

Vậy vấn đề là khả năng thấy, nhờ lòng tin.
Bản thân tôi có thấy Ðức Giêsu là viên ngọc quý,
và Nước Trời là kho báu không?
Chỉ ai thấy được những thực tại vô hình
và ngây ngất trước giá trị của chúng,
người ấy mới hồn nhiên và vui tươi
đánh đổi tất cả kho báu phù phiếm của đời này
để lấy kho báu bất diệt trên trời (x. Mt 6,20).
Có khi tình cờ, qua một biến cố, một người bạn,
qua một cuốn sách, một đoạn Lời Chúa, một kỳ tĩnh tâm,
tôi chợt gặp Ðức Giêsu như viên ngọc ngời sáng,
hấp dẫn, mời gọi tôi bay lên khỏi cái tôi tầm thường:
tôi có dám bán nỗi đam mê ích kỷ của mình
để mua lấy tình bạn với Ngài không?

Nếu ta còn ngần ngại khi phải bán đi tất cả
thì chỉ vì ta chưa thấy.
Nhưng nếu ta cứ can đảm bán đi,
ắt ta sẽ thấy.
Niềm vui chỉ đến với người dám bán tất cả.

Cầu nguyện:

Lạy Chúa Giêsu,

giàu sang, danh vọng, khoái lạc
là những điều hấp dẫn chúng con.
Chúng trói buộc chúng con
và không cho chúng con tự do ngước lên cao
để sống cho những giá trị tốt đẹp hơn.

Xin giải phóng chúng con
khỏi sự mê hoặc của kho tàng dưới đất,
nhờ cảm nghiệm được phần nào
sự phong phú của kho tàng trên trời.

Ước gì chúng con mau mắn và vui tươi
bán tất cả những gì chúng con có,
để mua được viên ngọc quý là Nước Trời.

Và ước gì chúng con không bao giờ quay lưng
trước những lời mời gọi của Chúa,
không bao giờ ngoảnh mặt
để tránh cái nhìn yêu thương
Chúa dành cho từng người trong chúng con. Amen.

Lm Antôn Nguyễn Cao Siêu, SJ

]]>
gxthohoang@gmail.com (Ban Biên Tập)Suy Niệm Lời Chúa Hằng NgàyTue, 31 Jul 2018 06:58:02 +0700
Suy Niệm Lời Chúa Thứ Tư Tuần 17 Mùa Thường Niênhttp://gxthohoang.net/sinh-hoat-giao-xu/gh-maria/item/9372-suy-niem-loi-chua-thu-tu-tuan-17-mua-thuong-nienhttp://gxthohoang.net/sinh-hoat-giao-xu/gh-maria/item/9372-suy-niem-loi-chua-thu-tu-tuan-17-mua-thuong-nienSuy Niệm Lời Chúa Thứ Tư Tuần 17 Mùa Thường Niên
  Suy Niệm Lời Chúa Thứ Tư Tuần 17 Mùa Thường Niên


01/08/2018

THỨ TƯ TUẦN 17 TN
Mt 13,44-46

Khám phá được kho tàng

“Nước Trời giống như chuyện kho báu… người kia tìm được, bán tất cả những gì ông có để mua.” (Mt 13,44)

Suy niệm: Hôm qua Giáo Hội kính nhớ Thánh I-nha-xi-ô, sáng lập Dòng Tên; hôm nay là Thánh An-phong, sáng lập Dòng Chúa Cứu Thế. Cuộc đời hai vị thánh này là những minh hoạ tuyệt vời lời Đức Giê-su kể hôm nay: “bán tất cả những gì mình có” để mua “kho tàng chôn giấu trong ruộng.” Mỗi người mỗi cách, nhưng cả hai đều xuất thân từ những gia đình đầy thế giá và đều đang say sưa săn đuổi quyền lực và danh vọng thế trần. Rồi một biến cố xảy đến tuy tự nó không đủ để làm vỡ mộng, nhưng cả hai đã ‘tự ý’ vỡ mộng – để ôm một giấc mộng cao hơn, giấc mộng ‘Nước Trời’, và sẽ không bao giờ phải vỡ mộng nữa.

Mời Bạn: Hãy tượng tượng rằng bạn chỉ còn 10 ngày nữa để sống. Bạn gác tay lên trán và nghĩ xem bằng cách nào mình sẽ sống tốt nhất 10 ngày cuối cùng này. Đâu là những thứ bèo bọt mà lâu nay bạn dành quá nhiều quan tâm, quá nhiều thời gian và sức lực, và bây giờ cần phải dứt bỏ? Đâu là những điều thực sự giá trị và đáng nghĩ, đáng nói, đáng làm, mà lâu nay bạn không mấy tha thiết hay thậm chí hoàn toàn dửng dưng, vì lòng trí bạn bị xâm chiếm bởi những thứ rơm rác khác?

Sống Lời Chúa: Ta chỉ có thể sống tốt nhất một đời bằng cách sống tốt nhất từng ngày. Bạn qui hướng trọn ngày sống hôm nay về Đức Ki-tô và về Tin Mừng của Người, khi một mình cũng như khi tiếp xúc với người khác, khi làm việc cũng như lúc giải trí: tất cả ĐỂ VINH DANH CHÚA HƠN!

Cầu nguyện: Lạy Chúa, này con đây, xin thuộc trọn về Chúa. Xin Chúa dùng con hoàn toàn theo như ý Chúa muốn.

 

]]>
gxthohoang@gmail.com (Ban Biên Tập)Suy Niệm Lời Chúa Hằng NgàyTue, 31 Jul 2018 06:58:01 +0700
Lời Chúa Thứ Tư Tuần 17 Mùa Thường Niên Năm chẵnhttp://gxthohoang.net/sinh-hoat-giao-xu/gh-maria/item/6155-loi-chua-thu-tu-tuan-17-mua-thuong-nien-nam-chanhttp://gxthohoang.net/sinh-hoat-giao-xu/gh-maria/item/6155-loi-chua-thu-tu-tuan-17-mua-thuong-nien-nam-chanLời Chúa Thứ Tư Tuần 17 Mùa Thường Niên Năm chẵn
 Lời Chúa Thứ Tư Tuần 17 Mùa Thường Niên Năm chẵn


BÀI ĐỌC I: Gr 15, 10. 16-21
"Tại sao tôi cứ buồn sầu mãi? Nếu ngươi quay trở về, ngươi sẽ hiên ngang trước mặt Ta".
Trích sách Tiên tri Giêrêmia.

Mẹ hỡi, khốn cho con, tại sao mẹ đã sinh ra con là kẻ hay tranh luận và cãi vã trong khắp xứ? Con không cho vay mượn và cũng không ai cho con vay mượn, thế mà mọi người đều nguyền rủa con.

Lạy Chúa là Thiên Chúa các đạo binh, con lấy lời Chúa làm của ăn. Lời của Chúa trở nên sự vui mừng và hân hoan cho lòng con, vì danh Chúa được kêu cầu trên con.

Con không ngồi trong đám người chơi bời; con hãnh diện vì các việc tay Chúa làm. Con chỉ ngồi một mình, vì Chúa đã khiến con đầy lời Chúa đe phạt. Tại sao con cứ buồn sầu mãi, và vết thương con trở thành hiểm nghèo bất trị? Nó trở nên như nước giả dối chóng cạn.

Vì vậy, Chúa phán thế này: "Nếu ngươi quay trở về, Ta sẽ cho ngươi về đứng trước mặt Ta: nếu ngươi phân biệt được vật quý với vật hèn, ngươi sẽ nên như miệng Ta, người ta sẽ quay về với ngươi, và ngươi không phải quay về với họ. Ta sẽ khiến ngươi nên tường đồng kiên cố cho dân này. Họ sẽ giao chiến với ngươi, nhưng họ không thắng được, vì Chúa phán: Ta ở cùng ngươi để giải thoát và cứu chữa ngươi. Ta sẽ giải phóng ngươi khỏi tay kẻ độc dữ, và sẽ cứu chữa ngươi khỏi tay kẻ hung bạo".
Đó là lời Chúa.

ĐÁP CA: Tv 58, 2-3. 4-5a. 10-11. 17. 18
Đáp: Thiên Chúa là chỗ con nương thân trong ngày cơ khổ (c. 17d).

Xướng: 1) Ôi Thiên Chúa, xin cứu con thoát lũ địch nhân; bảo vệ con khỏi bọn người nổi lên chống đối! Xin giải gỡ con khỏi những kẻ chuyên làm điều ác, và cứu con xa thoát bọn sát nhân. - Đáp.

2) Kìa chúng đang gài bẫy để sát hại con; âm mưu chống đối con là bọn người quyền thế. Lạy Chúa, con không vương tội ác lỗi lầm; dầu con vô tội, chúng cũng ùa tới tấn công. - Đáp.

3) Lạy Chúa là sức mạnh con, con hướng thân tìm về Chúa, vì lạy Chúa, Chúa là đồn lũy bảo vệ con. Thân lạy Chúa, Chúa là Đấng xót thương con; lạy Chúa, xin Ngài ra tay nâng đỡ, khiến cho con được vui nhìn quân nghịch phải thua. - Đáp.

4) Phần con, con sẽ ca ngợi quyền năng Chúa, và mỗi buổi sáng, con hoan hỉ vì đức từ bi của Chúa, vì Chúa đã trở nên đồn lũy bảo vệ con, và chỗ con nương thân trong ngày cơ khổ. - Đáp.

5) Lạy Chúa là sức mạnh con, con ca ngợi Chúa; vì lạy Chúa, Chúa là đồn lũy bảo vệ con, thân lạy Chúa, Chúa là Đấng xót thương con. - Đáp.

ALLELUIA: 1 Sm 3, 9
Alleluia, alleluia! - Lạy Chúa, xin hãy phán, vì tôi tớ Chúa đang lắng tai nghe: Chúa có lời ban sự sống đời đời. - Alleluia.

PHÚC ÂM: Mt 13, 44-46
"Anh bán tất cả những gì anh có mà mua thửa ruộng đó".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.

Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng dân chúng rằng: "Nước trời giống như kho tàng chôn giấu trong ruộng, người kia tìm được, vội chôn vùi xuống, vui mừng trở về bán tất cả những gì anh có mà mua thửa ruộng ấy. Nước trời cũng giống như người buôn nọ đi tìm ngọc quý. Tìm được một viên ngọc quý, anh trở về bán mọi của cải mà mua viên ngọc ấy. Đó là lời Chúa.
thanhlinh.net

]]>
gxthohoang@gmail.com (Ban Biên Tập)Lời Chúa Năm ChẵnTue, 31 Jul 2018 06:58:00 +0700
Tĩnh huấn hè 2018 của Giáo lý viên giáo hạt Dakmilhttp://gxthohoang.net/goc-thieu-nhi/item/9371-tinh-huan-he-2018-cua-giao-lt-vien-giao-hat-dakmilhttp://gxthohoang.net/goc-thieu-nhi/item/9371-tinh-huan-he-2018-cua-giao-lt-vien-giao-hat-dakmil  Tĩnh huấn hè 2018 của Giáo lý viên giáo hạt Dakmil
  Ngày tĩnh huấn hè 2018 của Giáo lý viên giáo hạt Dakmil

 

Vào ngày 27 tháng 8 năm 2018 tại giáo xứ Vinh An, hạt Đakmil đã tiếp đón khoảng 600 anh chị giáo lý viên quy tụ về tham dự ngày tĩnh huấn trong những ngày hè theo chương trình hằng năm.

Cùng hiện diện trong ngày tĩnh huấn có quý cha:

-Cha Phaolô Nguyễn Thư Hùng,quản xứ Vinh An, quản hạt Dakmil.

-Cha Phê rô Cao Tiến Hà, quản xứ Đức Lệ, trưởng ban điều hành ngày tĩnh huấn.

-Cha Giuse Huỳnh Quốc (SVD) phó quản xứ Vinh An, phó ban điều hành ngày tĩnh huấn.

- Cha tổng đại diện Stêphanô Nguyễn Văn Đậu.

-Cha  Gioan Baotixita Nguyễn Huy Bắc, trưởng ban giáo lý giáo phận
-Thầy Giuse Vũ Minh, dòng Con Đức Mẹ, giúp tĩnh tâm và sinh hoạt.

Chương trình hoạt động trong ngày cụ thể như sau:

1. Cha Tổng đại diện giúp mọi người suy tư theo chủ đề: Xuất phát lại từ Đức Kitô.

Xuất phát lại từ Đức Ki tô bằng cách noi gương các thánh tử đạo, để biết sống quên mình và nghĩ đến người khác như Chân phước Anrê Phú Yên

2.Thánh lễ trọng thể kính Á Thánh Anrê Phú Yên, quan thầy giáo lý viên

3.Cha Trưởng ban giáo lý giáo phận giúp tìm hiểu về ơn gọi giáo lý viên với đề tài: Đức Kitô đồng hành với GLV. để anh chị em GLV hiểu rõ hơn về ơn gọi thừa tác của mình.

Chính Chúa Thánh Thần mới là chủ thể dạy giáo lý, chính Người đã được sai đến để tác động, hướng dẫn, phù trợ và giúp đỡ chúng ta, bởi thế GLV phải biết chuyên chăm cầu nguyện và rèn luyện đời sống nội tâm. 

4. Thầy Giuse Vũ Minh giúp đề tàì: Những thách đố của trào lưu tục hoá trong thế giới ngày nay. Thách đố đó là trào lưu duy vật chất, cậy quyền cậy thế... lúc đó cần biết vượt qua chính mình, tự đào sâu kiến thức, và hãy hằng nhớ: "chúng ta là công cụ của Chúa, hãy để Chúa Thánh Thần tác động".

5.Kết thúc ngày tĩnh huấn là nghi thức Sai Đi do Cha trưởng ban Phêrô Cao Tiến Hà chủ sự. Ngài đã nhân danh Chúa Giêsu Kitô và  Hội Thánh trao phó sứ mệnh loan báo Tin Mừng Cứu Độ, và sai anh chị em GLV đến với mọi người trong môi trường sống của mình.

IMG 6500

IMG 6489

IMG 6494

IMG 6495

IMG 6496

IMG 6504

IMG 6512

IMG 6513

IMG 6517

IMG 6518

Hình ảnh: Nguyễn Thái Lương

Hồng Bính tóm lược

 

 

 

]]>
gxthohoang@gmail.com (Ban Biên Tập)Sinh Hoạt Thiếu nhi Mon, 30 Jul 2018 15:19:53 +0700
Tiếng kêu của ếchhttp://gxthohoang.net/suyniem-suytu/item/9370-tieng-keu-cua-echhttp://gxthohoang.net/suyniem-suytu/item/9370-tieng-keu-cua-echTiếng kêu của ếch
  Tiếng kêu của ếch

31 Tháng Bảy

Một vị ẩn sĩ đạo đức nọ nổi tiếng là người có thể sai khiến được thú vật.

Một buổi tối nọ, ông đang tịnh niệm cầu nguyện, một con ếch không biết từ đâu cất tiếng kêu lên inh ỏi. Vị ẩn sĩ cố gắng tập trung ý chí vào lời cầu nguyện để không còn nghe tiếng ếch kêu nữa. Nhưng ông càng cố gắng, tiếng ếch càng kêu to. Không còn tự chế được nữa, vị ẩn sĩ quát lên: "Hãy câm miệng cho ta cầu nguyện được không?".

Mệnh lệnh đầy uy lực của nhà ẩn sĩ đã bịt miệng được chú ếch. Thinh lặng trở lại với không gian. Nhưng cũng chính lúc đó, nhà ẩn sĩ như nghe vang vọng trong tâm hồn ông một tiếng kêu khác. Ông nghe như có người nói với ông rằng: "Có lẽ Chúa cũng ưa thích tiếng kêu của ếch như lời cầu kinh của ngươi". Vị ẩn sĩ hỏi vặn lại: "Tiếng kêu của ếch mà cũng làm cho lỗ tai của Chúa vui được sao?". Tiếng kêu trong tâm hồn ông đáp trả: "Vậy thì ngươi có biết tại sao Chúa tạo ra âm thanh không?".

Vị ẩn sĩ chợt hiểu được bài học từ trong nội tâm... Ông đến bên cửa sổ và ra lệnh cho chú ếch: "Nào, hãy hát lên đi". Tiếng kêu của chú ếch vang lên, mấy chú ếch xung quanh cũng hòa theo một nhịp tạo thành một bài ca lúc trầm lúc bổng, lúc dặt dìu, lúc tha thiết... Ðêm vắng bỗng trở nên vui hơn.

....................................

Với sự khám phá trên đây, trái tim của nhà ẩn sĩ bỗng trở nên hài hòa với vũ trụ và lần đầu tiên trong đời, ông hiểu được thế nào là cầu nguyện.

Sự cầu nguyện thường cần phải có một khung cảnh thích hợp. Có một không gian đặc biệt dành cho cầu nguyện, có một quãng thời gian đặc biệt dành cho cầu nguyện, có một bầu khí đặc biệt dành cho cầu nguyện. Ðó là điều thiết yếu dành cho cuộc sống con người... Ðó là lý do hiện hữu của một bàn thờ nhỏ trong nhà, đó là mục đích của các ngôi thánh đường.

Tuy nhiên, sự cầu nguyện sẽ đánh mất của nó, nếu con người đóng khung nó trong một khung cảnh và bầu khí đặc biệt. Cầu nguyện là một gặp gỡ với Chúa và đồng thời cũng là một giao kết với tha nhân. Thiên Chúa, chúng ta không thể đóng khung trong bốn bức tường vắng lặng của nhà thờ. Con người, chúng ta phải gặp gỡ ngay trên chợ đời.

Thành ra, lời cầu nguyện đích thực phải là lời cầu nguyện mà con người có thể dâng lên Thiên Chúa trong bất cứ hoàn cảnh nào, trong bất cứ lúc nào, bằng tất cả cuộc sống. Lời cầu nguyện đích thực là lời cầu nguyện được thốt lên trong thời thuận tiện cũng như không thuận tiện. Lời cầu nguyện đích thực là cả một cuộc sống tuân phục ý Chúa, một cuộc sống hài hòa với tha nhân, một cuộc sống "xin vâng" trong từng phút giây.


Trích sách Lẽ Sống

]]>
gxthohoang@gmail.com (Ban Biên Tập)Suy Niệm - Suy TưMon, 30 Jul 2018 06:38:18 +0700
Thánh Melchior Garcia Sampedro - Xuyên, tử đạo ngày 28 tháng 7 năm 1858http://gxthohoang.net/đức-mẹ-và-các-thánh/item/9369-thanh-melchior-garcia-sampedro-xuyenhttp://gxthohoang.net/đức-mẹ-và-các-thánh/item/9369-thanh-melchior-garcia-sampedro-xuyenThánh Melchior Garcia Sampedro - Xuyên, tử đạo ngày 28 tháng 7 năm 1858
  Thánh Melchior Garcia Sampedro - Xuyên, tử đạo ngày 28 tháng 7 năm 1858

28/07/2018

Thánh

Melchior Garcia Sampedro - Xuyên

Giám mục dòng Đa Minh (1821 - 1858)

Ngày tử đạo: 28 tháng 7

Hãy nhìn khuyết điểm của tha nhân để sửa mình.

Thánh Melchior Garcia Sampedro - Xuyên sinh ngày 26/04/1821 tại Arrojo, tỉnh Oviedo, nước Tây Ban Nha. Gia đình ngài thuộc dòng dõi quý tộc, nhưng đã sa sút đến chỗ nghèo khổ.

Năm 21 tuổi, thầy Sampedro học thần học ở Chủng viện Oviedo. Ba năm sau, thầy xin vào dòng Đa Minh để được đi truyền giáo. Sau năm tập, thầy tuyên khấn và chuẩn bị thụ phong linh mục ngày 29/05/1847. Đến Manila, cha Sampedro xin và được cử đến Việt Nam vào tháng 02/1849. Từ nay cha có tên mới là Xuyên.

Tháng 03/1850 cha Xuyên được Đức cha Sanjurjo - An đặt làm Giám đốc chủng viện ở Cao Xá. Tháng 7, cha được chọn làm đại diện giám tỉnh. Cha Xuyên cho in nhiều tập sách giáo lý nhỏ cho giáo hữu và quan tâm truyền giáo cho lương dân.

Năm 1852, Đức cha An đã chọn cha Sampedro làm giám mục phó. Lễ tấn phong được cử hành long trọng ngày 16/09/1855 tại Bùi Chu. Đức cha Xuyên nhiệt tình trong sứ vụ mới. Riêng năm 1855, địa phận Trung có 35.349 trẻ em được rửa tội.

Cuộc bách hại gia tăng, thánh Sanjurjo-An chịu tử đạo ngày 20/07/1857. Dù bị ra giá cao cho ai bắt được, nhưng Đức cha vẫn lén lút đi thăm các họ đạo vào ban đêm. Đề phòng giáo phận sẽ không có chủ chăn, Đức cha Xuyên đã chọn cha Valentino - Vinh làm giám mục phó. Lễ tấn phong của vị giám mục gậy tre mũ giấy được cử hành âm thầm vào bân đêm tại nhà một giáo dân ở Ninh Cường.

Ngày 08/07/1858 tại Kiên Lao, Đức cha Xuyên bị bắt cùng hai chú giúp lễ Nguyễn Tiệp và Mai Hiến. Sau 20 ngày trong ngục, Đức cha lãnh án lăng trì ngày 28/07/1858. Trên đường ra pháp trường Bảy Mẫu, một tay cầm sách nguyện, tay còn lại Đức cha giơ cao ban phép lành cho dân chúng. Tuy nhiên cũng có kẻ lấy bùn ném vào ngài.

Sau khi hai cậu Tiệp và Hiến đón nhận phép lành của Đức cha, rồi đưa cổ chịu chém, lý hình xô vị giám mục nằm sấp trên chiếu có phủ vải, rồi họ cột chân tay căng vào bốn cọc ở bốn phía, và thêm hai cọc ở dưới nách để nạn nhân khỏi cựa quậy.

Đức cha thụ án, thi thể được chôn dưới một hố sâu. Thủ cấp thì bêu nơi công cộng ba ngày. Về sau các giáo hữu đưa thi hài Đức cha về an táng tại Phú Nhai. Năm 1888, thi hài của ngài được dời về quê hương Oviedo, nhưng tay phải thì để lại Bùi Chu, còn tay trái được đưa về Manila.


Ðức Giám mục Garcia Sampedro - Xuyên được suy tôn lên bậc chân phước ngày 29/04/1951 và được tôn phong hiển thánh ngày 19/06/1988.

http://hdgmvietnam.com/chi-tiet/thanh-melchior-garcia-sampedro-xuyen-32987

]]>
gxthohoang@gmail.com (Ban Biên Tập)Đức Mẹ và Các ThánhMon, 30 Jul 2018 06:28:09 +0700
Chói lọi như mặt trời ( Thứ ba Tuần 17 mùa Thường niên)http://gxthohoang.net/sinh-hoat-giao-xu/gh-maria/item/4301-choi-loi-nhu-mat-troi-thu-ba-17-thuong-nienhttp://gxthohoang.net/sinh-hoat-giao-xu/gh-maria/item/4301-choi-loi-nhu-mat-troi-thu-ba-17-thuong-nienChói lọi như mặt trời ( Thứ ba Tuần 17 mùa Thường niên)
  Chói lọi như mặt trời (Thứ ba Tuần 17 Thường niên)
 Lời Chúa: Mt 13,36-43 
36 Bấy giờ, Đức Giê-su bỏ đám đông mà về nhà. Các môn đệ lại gần Người và thưa rằng: "Xin Thầy giải nghĩa dụ ngôn cỏ lùng trong ruộng cho chúng con nghe." 37 Người đáp : "Kẻ gieo hạt giống tốt là Con Người. 38 Ruộng là thế gian. Hạt giống tốt, đó là con cái Nước Trời. Cỏ lùng là con cái Ác Thần. 39 Kẻ thù đi gieo cỏ lùng là ma quỷ. Mùa gặt là ngày tận thế. Thợ gặt là các thiên thần. 40 Vậy, như người ta nhặt cỏ lùng rồi lấy lửa đốt đi thế nào, thì đến ngày tận thế cũng sẽ xảy ra như vậy. 41 Con Người sẽ sai các thiên thần của Người tập trung mọi kẻ làm gương mù gương xấu và mọi kẻ làm điều gian ác, mà tống ra khỏi Nước của Người, 42 rồi quăng chúng vào lò lửa ; ở đó, chúng sẽ phải khóc lóc nghiến răng. 43 Bấy giờ người công chính sẽ chói lọi như mặt trời, trong Nước của Cha họ. Ai có tai thì nghe."
Suy Niệm 
 
“Chẳng phải ông đã gieo giống tốt trong ruộng của ông sao?
 Thế thì cỏ lùng ở đâu mà ra vậy?” (Mt 13, 27).
 Có lẽ một số Kitô hữu trong Hội Thánh sơ khai đã đặt câu hỏi tương tự
khi họ thấy có những phần tử xấu trong cộng đoàn của mình.
“Ông có muốn chúng tôi nhổ đi không?”
Ông có muốn chúng tôi trục xuất họ ra khỏi cộng đoàn không?
 Có người tưởng rằng một Hội Thánh phải gồm toàn những thánh nhân.
 Hội Thánh không có chỗ cho tội nhân, cho con cái Ác Thần (c. 38).
 
Lời từ chối của ông chủ ruộng cho thấy sự nhẫn nại của Thiên Chúa.
“Đừng, sợ rằng khi gom cỏ lùng, các anh làm bật luôn rễ lúa.
 Cứ để cả hai cùng lớn lên cho tới mùa gặt” (Mt 13, 28-29).
 Thiên Chúa chấp nhận cỏ lùng mọc chung với lúa,
 con cái Nước Trời sống chung với con cái Ác Thần cho đến tận thế.
Nhẫn nại và bao dung là dấu hiệu của sự thánh thiện đích thực,
 sự thánh thiện này biết chờ đợi, biết tôn trọng tự do của con người.
Đôi khi chúng ta cũng có thái độ nóng nảy của Giacôbê và Gioan,
 khi đòi đốt cả làng người Samari khi họ không chịu đón Chúa (Lc 9, 54).
 
Chúng ta vẫn sống trong một thế giới vàng thau lẫn lộn.
 Có khi không phân biệt được lúa với cỏ lùng,
 vì trong cái tốt vẫn ẩn hiện bóng dáng của cái bất toàn,
 và trong cái xấu thi thoảng cũng lóe lên những tia sáng của chân lý.
 Một người tốt có thể trở nên cỏ lùng.
 Một người xấu có thể trở nên gié lúa trĩu hạt.
 Chúng ta chưa thể nói gì về một con người khi người ấy chưa nhắm mắt,
 và khi chưa nghe lời phán xử cuối cùng của Thiên Chúa.
 Người đầu tiên được bảo đảm vào Nước Trời lại là một tên gian phi.
 Nhiều vị thánh hôm nay là những người trước đây đã làm điều gian ác.
 
Nếu tôi tự đặt câu hỏi: Tôi là lúa hay cỏ lùng ?
 Tôi sẽ thấy lúng túng khi tìm câu trả lời.
 Nơi trái tim tôi, tôi thấy có sự giằng co giữa chọn Chúa và Ác Thần.
 Có lúc tôi thấy mình như đã thuộc trọn về Chúa,
 có lúc lại thấy thế gian và xác thịt như hoàn toàn thống trị mình.
 Ngay trong điều tốt tôi làm, vẫn có điều gì không tuyệt đối trong suốt.
 Tôi hiểu rằng cỏ lùng vẫn có chỗ trong thửa ruộng của lòng tôi.
 Thiên Chúa vẫn chấp nhận tôi như thế đó.
 Nếu Ngài nghiêm phạt tôi thì tôi đâu còn sống đến nay.
 
Dụ ngôn trên nhắc chúng ta không được tiếm quyền xét xử của Thiên Chúa,
 không đòi xóa sạch sự dữ trong một sớm một chiều.
 Nhưng chúng ta lại không được để mặc cho sự dữ thao túng.
 Chúng ta dám hy sinh mạng sống để xây dựng một thế giới công bình.
Đức Giêsu đã bị sự dữ nuốt chửng, nhưng cuối cùng Ngài đã chiến thắng.
 Cuộc đời Kitô hữu là một nỗ lực không ngừng để nhổ cỏ lùng nơi mình,
 và khao khát vươn tới sự thánh thiện của chính Thiên Chúa.

Cầu Nguyện 

Lạy Chúa Giêsu,
 nếu ngày mai Chúa quang lâm,
 chắc chúng con sẽ vô cùng lúng túng.
 
Thế giới này còn bao điều khiếm khuyết, dở dang,
 còn bao điều nằm ngoài vòng tay của Chúa.
 Chúa đâu muốn đến để hủy diệt,
 Chúa đâu muốn mất một người nào…
 
Xin cho chúng con biết cộng tác với Chúa
 xây dựng một thế giới yêu thương và công bằng,
 vui tươi và hạnh phúc,
để ngày Chúa đến thực là một ngày vui trọn vẹn
 cho mọi người và cho cả vũ trụ.
 
Xin nuôi dưỡng nơi chúng con
 niềm tin vững vàng
 và niềm hy vọng nồng cháy,
để tất cả những gì chúng con làm
đều nhằm chuẩn bị cho ngày Chúa trở lại.
 
Lm Antôn Nguyễn Cao Siêu, SJ

 

]]>
gxthohoang@gmail.com (Ban Biên Tập)Suy Niệm Lời Chúa Hằng NgàyMon, 30 Jul 2018 06:19:08 +0700
Suy Niệm Lời Chúa Thứ Ba Tuần 17 Mùa Thường Niênhttp://gxthohoang.net/sinh-hoat-giao-xu/gh-maria/item/9368-suy-niem-loi-chua-thu-ba-tuan-17-mua-thuong-nienhttp://gxthohoang.net/sinh-hoat-giao-xu/gh-maria/item/9368-suy-niem-loi-chua-thu-ba-tuan-17-mua-thuong-nienSuy Niệm Lời Chúa Thứ Ba Tuần 17 Mùa Thường Niên
  Suy Niệm Lời Chúa Thứ Ba Tuần 17 Mùa Thường Niên


31/07/2018

THỨ BA TUẦN 17 TN
Mt 13,36-43

KIÊN NHẪN NHƯ CHỦ RUỘNG

Đức Giê-su nói: “Bấy giờ người công chính sẽ chói lọi như mặt trời, trong Nước của Cha họ.” (Mt 13,43)

Suy niệm: “Kiên nhẫn không chỉ là khả năng chờ đợi, nhưng chính là cung cách ta cư xử đang khi chờ đợi” (Nhà văn Mỹ J. Meyer). Ta mong muốn Hội Thánh gồm các tín hữu tốt lành, hội đoàn gồm các thành viên nhiệt tâm, con cái gồm các người con hiếu thảo, láng giềng gồm những hàng xóm tốt bụng… Thế nhưng, trong thực tế ta đành phải chấp nhận tình trạng vàng thau lẫn lộn, người tốt – kẻ xấu, lúa tốt – cỏ lùng chen lẫn với nhau. Chúa Giê-su, qua dụ ngôn lúa tốt và cỏ lùng, dạy ta thái độ kiên nhẫn, bao dung khi sống trong “thửa ruộng thế gian.” Trong thiên nhiên, cỏ lùng muôn đời vẫn là cỏ lùng, nhưng trong “thửa ruộng thế gian,” người xấu có thể trở thành người tốt; ngược lại, người tốt có thể trở thành kẻ xấu không thể nào ngờ.

Mời Bạn: Bạn phải kiên nhẫn với chính mình, vì tâm hồn bạn cũng đang đong đưa giữa lúa tốt và cỏ lùng, giữa điều thiện bạn muốn làm nhưng lại không làm, và điều ác không muốn làm nhưng lại thực hiện. Bạn kiên trì làm cho lúa tốt nơi bạn lớn lên, và cỏ lùng không có đất sống nơi tâm hồn mình. Bạn kiên nhẫn, bao dung với người chưa sống tốt, không vội kết án họ vì chỉ có Chúa mới có quyền làm vậy.

Sống Lời Chúa: Tôi tập sống kiên nhẫn, bao dung với những anh chị em chưa sống đúng tư cách của mình.

Cầu nguyện: Lạy Chúa Giê-su, Chúa dạy con tinh thần kiên nhẫn, bao dung của người công dân mới trong Nước Trời. Xin giúp con ghi nhớ và thực hành tinh thần kiên nhẫn, bao dung ấy trong cách ứng xử hằng ngày với những anh chị em chung quanh con. Amen.

]]>
gxthohoang@gmail.com (Ban Biên Tập)Suy Niệm Lời Chúa Hằng NgàyMon, 30 Jul 2018 06:19:07 +0700
Lời Chúa Thứ Ba Tuần 17 Mùa Thường Niên Năm chẵnhttp://gxthohoang.net/sinh-hoat-giao-xu/gh-maria/item/6151-loi-chua-thu-ba-tuan-17-mua-thuong-nien-nam-chanhttp://gxthohoang.net/sinh-hoat-giao-xu/gh-maria/item/6151-loi-chua-thu-ba-tuan-17-mua-thuong-nien-nam-chanLời Chúa Thứ Ba Tuần 17 Mùa Thường Niên Năm chẵn
 Lời Chúa Thứ Ba Tuần 17 Mùa Thường Niên Năm chẵn



BÀI ĐỌC I: Gr 14, 17-22
"Lạy Chúa, xin hãy nhớ lại, xin Chúa chớ huỷ bỏ giao ước giữa Ngài và chúng con".
Trích sách Tiên tri Giêrêmia.

Ngày đêm mắt ta rơi lệ không ngừng, vì trinh nữ con gái dân ta bị trọng thương, vết tích quá trầm trọng. Nếu ta đi ra đồng, thì đây những kẻ bị giết bằng gươm; nếu ta vào thành phố, thì đây những kẻ chết đói. Tiên tri và tư tế đều đi đến đất nước mình chẳng quen biết.

Chớ thì Chúa ruồng bỏ Giuđa sao? Hay lòng Chúa ghê tởm Sion rồi sao? Vậy tại sao Ngài đánh phạt chúng con đến nỗi không chữa được nữa? Chúng con mong đợi sự hoà bình mà không gặp sự lành; và chúng con mong đợi kỳ lành bệnh, thì đây toàn là xui xẻo.

Lạy Chúa, chúng con nhìn nhận những sự độc dữ của chúng con và sự gian ác của cha ông chúng con, vì chúng con đã phạm đến Chúa. Vì thánh danh Chúa, xin đừng để chúng con phải nhục nhã; vì toà vinh quang của Chúa, xin đừng để chúng con nhuốc hổ; xin Chúa nhớ lại, xin đừng huỷ bỏ giao ước giữa Chúa với chúng con.

Trong các tượng thần dân ngoại, chớ thì có vị nào làm cho mưa xuống chăng? Hay là tầng trời có thể đổ mưa xuống chăng? Nào Ngài chẳng phải là Thiên Chúa chúng con mong đợi sao? Vì chính Chúa tạo thành tất cả những sự đó. Đó là lời Chúa.

ĐÁP CA: Tv 78, 8. 9. 11 và 13
Đáp: Lạy Chúa, vì vinh quang danh Chúa, xin giải thoát chúng con (c. 9bc).

1) Xin đừng nhớ lỗi tiền nhân để trị chúng con; xin kíp mở lòng từ bi đón nhận chúng con, vì chúng con lầm than quá đỗi! - Đáp.
2) Ôi Thiên Chúa, Đấng cứu độ chúng con, xin phù trợ chúng con vì vinh quang danh Chúa; xin giải thoát và tha tội chúng con vì danh Ngài. - Đáp.
3) Xin cho tiếng tù binh rên xiết vọng tới thiên nhan; xin ra tay thần lực giải thoát người mang án tử. Phần chúng con là thần dân Chúa, là đoàn chiên Chúa chăn nuôi, chúng con sẽ ca tụng Chúa tới muôn đời, đời nọ sang đời kia, chúng con loan truyền lời ngợi khen Chúa. - Đáp.

ALLELUIA: Dt 4, 12
Alleluia, alleluia! - Lời Thiên Chúa là lời hằng sống, linh nghiệm, phân rẽ tư tưởng và là ý muốn của tâm hồn. - Alleluia.

PHÚC ÂM: Mt 13, 36-43

"Cũng như người ta thu lấy cỏ lùng, rồi thiêu đốt trong lửa thế nào, thì ngày tận thế cũng sẽ xảy ra như vậy".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.

Khi ấy, sau khi giải tán dân chúng, Chúa Giêsu trở về nhà. Các môn đệ đến gặp Người và thưa rằng: "Xin Thầy giải thích dụ ngôn cỏ lùng trong ruộng cho chúng con nghe". Người đáp lại rằng: "Kẻ gieo giống tốt là Con Người. Ruộng là thế gian. Còn hạt giống tốt là con cái Nước Trời. Cỏ lùng là con cái gian ác. Kẻ thù gieo cỏ lùng là ma quỷ. Mùa gặt là ngày tận thế. Thợ gặt là các thiên thần. Cũng như người ta thu lấy cỏ lùng, rồi thiêu đốt trong lửa thế nào, thì ngày tận thế cũng sẽ xảy ra như vậy: Con Người sẽ sai các thiên thần đi thu tất cả gương xấu và mọi kẻ làm điều gian ác khỏi nước Chúa, rồi ném tất cả chúng vào lửa: ở đó sẽ phải khóc lóc nghiến răng. Bấy giờ kẻ lành sẽ sáng chói như mặt trời trong nước của Cha mình. Ai có tai để nghe thì hãy nghe". Đó là lời Chúa.
thanhlinh.net

]]>
gxthohoang@gmail.com (Ban Biên Tập)Lời Chúa Năm ChẵnMon, 30 Jul 2018 06:19:06 +0700