Giáo Xứ Thổ Hoàng - Giáo Xứ Thổ Hoàng - Items filtered by date: Tháng 7 2022Giáo xứ thổ hoànghttp://gxthohoang.netSat, 04 May 2024 10:07:17 +0700 - Open Source Content Managementvi-vnVô cảm: Bệnh không của riêng aihttp://gxthohoang.net/tam-tinh-nguoi-con-giao-xu/item/15242-vo-cam-benh-khong-cua-rieng-aihttp://gxthohoang.net/tam-tinh-nguoi-con-giao-xu/item/15242-vo-cam-benh-khong-cua-rieng-aiVô cảm: Bệnh không của riêng ai
VÔ CẢM : BỆNH KHÔNG CỦA RIÊNG AI

          Hơn bao giờ hết, vô cảm như là căn bệnh của thời đại đang ngày càng phát triển và len lỏi vào con người. Từ sự vô cảm, con người không cảm cũng như không chung chia nỗi đau của người đồng loại.

Vô cảm chính là sự trơ lì cảm xúc, dửng dưng, thờ ơ, "máu lạnh" với những hiện tượng đời sống xung quanh, chỉ quan tâm đến quyền lợi của bản thân. Ra đường gặp cái đẹp không mảy may rung động; gặp cái tốt không ủng hộ; thấy cái xấu, cái ác không dám lên án, không dám chống lại...

Vô cảm, điều này đã được bàn đến từ lâu, ồn ào trên những diễn đàn với những bức xúc, lo lắng. Song rồi nó cũng đã từ lâu trở thành “thói quen” của nhiều người với câu nói thường xuyên “chuyện thiên hạ, dính vào chi cho phiền!”. Vô cảm từ những chuyện nhỏ và cứ thế theo năm tháng thành... mãn tính.

Việt Nam đang có sự chuyển mình giữa một bên là nền văn minh nông nghiệp lúa nước và một bên là văn minh công nghiệp. Vì thế mà xã hội đang có sự đứt gãy về hệ thống giá trị sống, tính huyết thống, lối sống “hàng xóm tối lửa tắt đèn có nhau” bị nhạt nhòa dần đi.

Người Việt Nam có truyền thống vô cùng tốt đẹp là "một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ"... Thế nhưng, có những cách sống ngày nay đang gặm nhấm những truyền thống tốt đẹp đó. Thế nhưng rồi chả phải một con ngựa đau mà có quá nhiều con ngựa đau nhưng lại im thin thít.

Sự việc mới xảy ra và vẫn còn rất nóng về em Lucia Hồ Hoàng Anh :

Khoảng 8g30 sáng 28-6-2022, tại đường 16-4 (TP. Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận) đã xảy ra vụ tai nạn giao thông thương tâm làm em HHA, 18 tuổi, học sinh Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn tử vong sau đó ít phút.

Theo clip ghi nhận tại hiện trường:

Em HHA đi xe gắn máy hiệu Dream (đi đúng làn đường dành cho xe gắn máy) và xe ô tô 7 chỗ do một cán bộ (thuộc Trung đoàn không quân 937 cầm lái, chở phụ nữ trên xe), cả 2 xe đi song song cùng chiều. Tài xế xe ô tô 7 chỗ quẹo phải vào ngân hàng nhưng không quan sát kỹ, không thấy mở đèn xi nhan trước khi rẻ phải đã làm em HHA đâm vào bên phải của xe ô tô. Cú tông này đã làm em HHA bay về phía trước, đập đầu xuống lề đường, va vào cây trụ đèn gần đó, nằm bất động tại chỗ.

SAU KHI XUỐNG XE, TÀI XẾ XE Ô TÔ 7 CHỖ VẪN BÌNH THẢN NGHE ĐIỆN THOẠI (có thể trước đó tài xế đã nghe điện thoại khi đang lái xe), thái độ của tài xế xe 7 chỗ gây tai nạn rất vô cảm, không thể chấp nhận được, gây bức xúc cho gia đình người bị nạn.

Em HHA là một học sinh ngoan hiền, hiếu thảo với cha mẹ, được bạn bè và thầy cô quý mến. Em vừa đạt IELTS 7,5; trúng tuyển vào HVNG và một Trường ĐH... Ngoài ra, em cũng được học bổng của một trường nước ngoài và gia đình đã lên kế hoạch cho em đi du học.

Tuổi 18 với biết bao ước mơ, hoài bão, tương lại thênh thang, rộng mở phía trước đã phải khép lại vĩnh viễn một cách oan uổng. Sự ra đi em để lại để nỗi đau, mất mát quá lớn, không gì có thể bù đắp được cho cha mẹ, người thân và bạn bè vì sự bất cẩn, vô cảm, coi thường luật giao thông đường bộ của tài xế gây ra tai nạn thương tâm này.

Bao nhiêu nghịch lý từ kết luận của cơ quan điều tra.

Từ một tai nạn giao thông nhưng rồi được báo chí ra thông báo là Vụ nữ sinh lớp 12 tử vong: Bệnh viện đã có báo cáo, 'hồ sơ là mật'.

Với cảm nhận thật cá nhân, liệu rằng người gây ra cái chết cho em HHA có thoát được bản án lương tâm hay không ? Có thể bằng nghiệp vụ nào đó để có thể gọi là thoát được bản án của luật đời nhưng rổi lương tâm có bình an hay không trước sự đau xót của gia đình em HHA.

Một xã hội xem chừng ra tếu tếu ! Còn nhớ năm ngoái xảy ra cái vụ người ta tiêu hủy đàn chó thì có quá nhiều lời lên tiếng. Thực tế đau buồn thì những cái chết oan nghiệt như em HHA đây dường như quá ít người lên tiếng hay xem chừng có nhưng lẻ loi. Người ta dửng dưng hay vô cảm trước một cái chết bất công và còn bị vu oan nữa.

Thật thế, khi căn bệnh này không được ngăn chặn thì xã hội sẽ không tránh khỏi bị sụt lở nền tảng đạo đức và tinh thần, gây hoang mang, làm nảy nở cái xấu, cái ác. Trong những hoàn cảnh nhất định, cái thiện và cái tốt sẽ bị cái xấu, cái ác tấn công, xâm hại; lẽ phải bị triệt tiêu, công lý bị đẩy lùi.

Không gì có thể thay thế việc khơi dậy lòng nhân ái và dũng khí trong mỗi con người, tinh thần trách nhiệm và dũng khí của các cơ quan chức năng trước những ngang trái và bất công. Chỉ vì người ta ngại và sợ lên tiếng cho sự thật để rồi căn bệnh  vô cảm cứ ngày mỗi ngày lan truyền trong cuộc sống.

Điều mà mọi người thấy đó là cần xây dựng một xã hội đồng cảm và chia sẻ. Các hoạt động nhân đạo, từ thiện được triển khai rộng khắp ở các cấp là đang hướng tới một xã hội như vậy.

Thật thế, một xã hội vô cảm sẽ là một "xã hội chết" - cái chết trước hết từ trong tâm hồn cũng như lương tâm của con người.

Lm. Anmai, CSsR

]]>
gxthohoang@gmail.com (Ban Biên Tập)Tâm tình người con Giáo XứMon, 01 Aug 2022 06:31:33 +0700
Suy Niệm Lời Chúa Thứ Ba Tuần 18 Mùa Thường Niênhttp://gxthohoang.net/hiep-thong/item/15241-suy-niem-loi-chua-thu-ba-tuan-18-mua-thuong-nienhttp://gxthohoang.net/hiep-thong/item/15241-suy-niem-loi-chua-thu-ba-tuan-18-mua-thuong-nienSuy Niệm Lời Chúa Thứ Ba Tuần 18 Mùa Thường Niên
Suy Niệm Lời Chúa Thứ Ba Tuần 18 Mùa Thường Niên

02/08/2022

THỨ BA TUẦN 18 TN
Mt 14,22-36

VỮNG TIN

Những kẻ ở trong thuyền bái lạy Người và nói: “Quả thật Ngài là Con Thiên Chúa!” (Mt 14,33)

Suy niệm: Chiếc thuyền của các môn đệ tròng trành vì bị sóng đánh ngược gió. Các ông càng hốt hoảng khi Chúa Giê-su đi trên mặt biển vì họ tưởng Ngài là ma. Lời trấn an của Chúa: “chính Thầy đây, đừng sợ!” giúp các ông yên tâm và Phê-rô vững tin bước đi trên mặt nước để đến với Thầy. Nhưng chỉ được mấy bước, thấy cơn gió mạnh, Phê-rô lại hoảng sợ và bắt đầu chìm. Thế nhưng khi Chúa lên thuyền thì gió yên biển lặng. Sự cố nhỏ nhưng lại giúp các ông nhận ra chân lý lớn. Các ông chỉ là người phàm yếu đuối mỏng dòn, nhưng Đức Giê-su thật là quyền năng vì quả thật “Thầy là Con Thiên Chúa.”

Mời Bạn: Hành trình đức tin của chúng ta cũng giống cuộc hải hành của các môn đệ trên con thuyền đời gặp nhiều sóng gió. Chỉ có Chúa Giê-su mới đem lại bình an, lòng can đảm và sức mạnh giúp chúng ta vượt qua sóng gió và lớn lên thành những người con trưởng thành, những chứng nhân trung kiên của Chúa ở giữa đời.

Chia sẻ: Bạn đã từng đối diện với nhiều nỗi sợ trong cuộc sống, bạn cảm nghiệm Chúa hiện diện với bạn và giúp bạn vượt qua nỗi sợ như thế nào?

Sống Lời Chúa: Tâm niệm: “Không có gì tách được chúng ta ra khỏi tình yêu của Thiên Chúa, nơi Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta” (Rm 8,39).

Cầu nguyện: Lạy Chúa, giữa biển đời có bao thách đố này, xin Chúa luôn ở với chúng con, giúp chúng con vững tin vào Chúa, hầu vượt qua mọi sóng gió. Có Chúa đồng hành, chúng con không lo sợ gì, vì không có gì có thể tách được chúng con ra khỏi tình yêu Chúa. Amen.

]]>
gxthohoang@gmail.com (Ban Biên Tập)Suy Niệm Lời Chúa Hằng NgàyMon, 01 Aug 2022 06:28:09 +0700
Đừng làm loãng tình yêuhttp://gxthohoang.net/suyniem-suytu/item/15240-dung-lam-loang-tinh-yeuhttp://gxthohoang.net/suyniem-suytu/item/15240-dung-lam-loang-tinh-yeuĐừng làm loãng tình yêu
  ĐỪNG LÀM LOÃNG TÌNH YÊU!

“Hãy coi chừng, giữ mình tránh mọi thứ tham lam!”.

Một nhà tu đức nói, “Dẫu không đối mặt với một tập hợp các thần giả như Israel, nhưng chúng ta phải đối mặt với một tập hợp các giá trị sai lầm của chủ nghĩa vật chất, giải trí, nhục dục, tôn thờ bản thân, an ninh và nhiều thứ khác. Điều răn thứ hai đề cập đến ngẫu tượng! Đây có thể là điều mà hầu hết chúng ta không thể liên quan đến, trừ khi chúng ta để cho mục tiêu cuộc sống xoay quanh một điều gì đó không phải là Chúa. Đối tượng tình cảm, nỗ lực và sự chú ý của chúng ta là gì? Phần lớn thời gian của chúng ta đi đâu? ‘Đừng làm loãng tình yêu!’”.

Kính thưa Anh Chị em,

Ý tưởng ‘Đừng làm loãng tình yêu!’ của nhà tu đức trên được gặp lại trong Lời Chúa Chúa Nhật hôm nay. Chúa Giêsu nói đến một điều rất thực, rất người, nhưng cũng rất hiểm nghèo; đó là của cải! Ngài biết của cải hiểm nghèo cho tương quan của chúng ta với Chúa, với tha nhân đến mức nào; nên Ngài căn dặn, “Hãy coi chừng, giữ mình tránh mọi thứ tham lam!”.

Bài đọc Giảng Viên nói, “Phù vân trên mọi phù vân; mọi sự đều là phù vân!”; Gióp từng nói, “Thân trần truồng sinh từ lòng mẹ, tôi sẽ trở về đó trần truồng!”. Đó là sự thật! Phaolô nhắn gửi giáo đoàn Côlôssê, “Anh em hãy nghĩ đến những sự trên trời, đừng nghĩ đến những sự dưới đất!”. Nếu chú tâm những sự dưới đất, tâm hồn chúng ta không thể vươn cao; bởi lẽ, nó đã bị vật chất quấn lấy; và càng bị quấn lấy, chúng ta càng bị cột vào một thế lực ảo. Thánh Vịnh đáp ca hôm nay thật sâu sắc, “Lạy Chúa, trải qua bao thế hệ, Ngài vẫn là nơi chúng con trú ẩn!”.

Vậy thế nào là tham lam? Tham lam nảy sinh khi trái tim chúng ta yêu vật chất và của cải cách ích kỷ và ngổn ngang; nói cách khác, khối óc và trái tim chúng ta đang tìm kiếm một giá trị đảo ngược; chọn quà thay vì chọn Đấng Trao Quà! Đang khi mọi vật đời tạm này là dấu chỉ tình yêu Thiên Chúa. Vậy hãy chọn Chúa, yêu một mình Ngài trên hết mọi sự và ‘đừng làm loãng tình yêu’ dành cho Ngài. Giới răn Chúa rất rõ, “Hãy yêu mến Chúa là Thiên Chúa ngươi hết lòng, hết linh hồn, hết sức lực và hết trí khôn!”; nhưng chúng ta chỉ có một trái tim, một linh hồn, một ý chí và một khối óc! Vậy nếu tôi yêu của cải vật chất một cách ngổn ngang, thì trái tim tôi, linh hồn tôi, ý chí tôi và khối óc tôi, sẽ chia rẽ và phân hoá theo nhiều hướng; và dù tôi yêu ai, tình yêu của tôi vẫn sẽ luôn yếu ớt và loãng đi. Vì thế, ‘đừng làm loãng tình yêu!’.

Augustinô nói, “Con tìm kiếm Chúa và đau khổ như con đã từng; con khao khát các tạo vật, và con đã bị giam giữ bởi những tuyệt phẩm của bàn tay Chúa”. Điều làm loãng tình yêu của tôi, điều làm tôi đau khổ, là tình cảm rối loạn của tôi đối với những thứ mà Chúa tạo ra, dù chúng là ‘tuyệt phẩm!’. Trái tim của chúng ta có khả năng yêu nhiều người và nhiều thứ: Chúa, cha mẹ, con cái, bạn bè… nhưng chỉ ở mức độ nó có khả năng tập trung vào ‘một trong số chúng’, chính Thiên Chúa! Ngài phải là trục xoay, và là trung tâm của tất cả mọi tương quan tình yêu khác!

Anh Chị em,

“Hãy coi chừng, giữ mình tránh mọi thứ tham lam!”. Hôm nay, Chúa Giêsu căn dặn chúng ta điều mà ai trong loài người cũng dễ va vấp. Khuynh hướng con người là tham lam mọi của đời tạm và không bao giờ biết đủ. Chỉ có một thứ cần tham lam đó là chính Chúa và tình yêu Ngài; tình yêu Chúa khiến lòng tôi hoan lạc và tâm hồn bình an, chứ không phải vinh hoa phú quý lợi lộc trần gian. Do đó, lời cầu xin của thánh Ignatiô thật thâm trầm, “Xin Chúa hãy lấy đi tự do, trí hiểu và mọi sự của con. Xin ban cho con tình yêu và ân sủng Ngài, vậy là đủ cho con!”. Vì thế, chớ gì, giữa những tất bật lo toan của ngày sống, thi thoảng, chúng ta biết ngước mắt lên trời, nhìn vào quê hương vĩnh cửu của mình mà gửi lên đó những tâm tình yêu mến của trái tim; đó là kho báu bảo đảm cho đời sống thật của chúng ta. Hãy lợi dụng mọi giây phút để yêu ‘đừng làm loãng tình yêu’ chúng ta dành cho Chúa và cho anh chị em mình!

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, Chúa cho con thật nhiều, nhưng con thường yêu ‘mấy thứ tuyệt phẩm’ Chúa tạo ra hơn yêu Chúa; con ngu khờ làm loãng tình yêu. Xin giúp con làm đậm tình yêu Ngài!”, Amen.

(Lm. Minh Anh, Tgp. Huế)

]]>
gxthohoang@gmail.com (Ban Biên Tập)Suy Niệm - Suy TưSun, 31 Jul 2022 15:58:53 +0700
Hiệp Hành với Đức Mẹhttp://gxthohoang.net/đức-mẹ-và-các-thánh/item/15239-hiep-hanh-voi-duc-mehttp://gxthohoang.net/đức-mẹ-và-các-thánh/item/15239-hiep-hanh-voi-duc-meHiệp Hành với Đức Mẹ
  HIỆP HÀNH VỚI ĐỨC MẸ | Chuỗi Suy Tư Về “Hiệp Hành”

 

TMĐP- Ước gì mỗi người công giáo trên đường Hiệp hành biết ngước trông lên Đức Mẹ với Chuỗi Mân Côi trong tay, và trái tim cháy bỏng tình con thảo, để yêu mến Đức Giêsu và Giáo Hội của Ngài với một tình yêu son sắt, trung kiên, mà không tách.

Nếu Đức Giêsu đã vào đời làm người qua cung lòng Đức Mẹ, và tập tễnh những bước chân đầu đời nhờ bàn tay yêu thương dẫn dắt, nâng đỡ của Đức Mẹ, thì người môn đệ Đức Giêsu cũng không thể đi vào đời Kitô hữu, bước trên hành trình Tin Mừng, nếu không đi với Đức Mẹ, không được Mẹ Đức Giêsu đồng hành, dậy bảo.

Như con thơ đi theo mẹ hiền bằng không rời xa mẹ, nhưng nắm chặt tay, bám chặt áo mẹ, được mẹ bồng ẵm, và được ôm lấy cổ mẹ. Ôm cổ mẹ ngát hương tình mẫu tử, ôm cổ mẹ thỏ thẻ “Mẹ yêu ơi!”, ôm cổ mẹ cho đời con dại được bình yên là ước mơ tuyệt vời của đời làm con, là hạnh phúc khôn tả mà ai trong chúng ta cũng ít nhiều trải nghiệm lúc còn thơ, khi đã trưởng thành, những lần trở về thăm mẹ già sau những năm tháng dài xa nhà, vắng mẹ.

Riêng với người tín hữu công giáo, được sống bên Đức Mẹ, được bước đi theo Đức Mẹ, được ôm cổ Đức Mẹ không chỉ là hạnh phúc lớn, mà còn là nghĩa vụ phải chu toàn như chi thể của thân thể mầu nhiệm là Hội Thánh vì những lý do sau:


1/ Đức Mẹ là Đấng Trung Gian giữa Đức Giêsu là Đầu và Giáo Hội là Thân Thể:

Đức Giêsu khẳng định Ngài là Đầu của Thân Thể mầu nhiệm, tức Hội Thánh, và tất cả chúng ta là chi thể của Thân Thể ấy, như thánh Phaolô đã viết: “Anh em là thân thể Đức Kitô, và mỗi người là một bộ phận” (1 Cr 12, 27). Phần Đức Kitô, “Người có trước muôn loài muôn vật, tất cả đều tồn tại trong Người. Người cũng là đầu của thân thể, nghiã là đầu của Hội Thánh” (Cl 1,18).

Trong Thân Thể mầu nhiệm này, Đức Maria là Đấng Trung Gian giữa Đức Giêsu là Đầu, và tất cả chúng ta là chi thể của Thân Thể ấy, vì Mẹ được Thiên Chúa tuyển chọn làm Mẹ Đức Giêsu, Thiên Chúa làm người, đồng thời làm Mẹ nhân loại, Mẹ các tín hữu để tất cả chúng ta được làm em của Đức Giêsu.

Quả thực, Đức Maria là Đấng Trung Gian thần thế giữa Đức Giêsu, Thiên Chúa Cứu Độ giầu lòng thương xót và loài người được thương xót, cứu chuộc, như Đức Giêsu đã công khai chứng thực quyền năng trung gian của Mẹ Ngài qua phép lạ đầu tiên khi làm cho sáu chum nước lã hoá thành rượu ngon ở tiệc cưới Cana, nhờ sự can thiệp của Đức Mẹ, khi ghé tai Chúa nói nhỏ: “Họ hết rượu rồi” và dặn dò gia nhân: “Người bảo gì, các anh cứ việc làm theo” (Ga 2,3.5).

Nhờ có Đức Mẹ, Đấng mà Đức Giêsu không hề từ chối bất cứ điều gì, mà nhân loại nhận được chan chứa, đầy tràn lòng thương xót của Thiên Chúa.

Cha FR. Chris Alar, MIC một lần khi giảng về vị trí quan trọng của Đức Mẹ trong Giáo Hội đã nói như sau: “Trong thân thể con người, cổ là bộ phận duy nhất nối kết thân duới với đầu. Trong Giáo Hội cũng thế, chúng ta là “thân thể Đức Kitô”, và để kết nối “Đầu là Đức Kitô”, chúng ta phải đi qua “Cổ là Đức Mẹ”.

Phải đi qua Cổ để đến với Đầu, chúng ta cũng phải đi qua Đức Mẹ để đến với Đức Giêsu – Per Mariam ad Jesum, vì Đức Mẹ là Mẹ Đức Giêsu, là người có Đức Giêsu, cũng là người Kitô hữu đầu tiên và tuyệt hảo.

Vì thế, không đi với Mẹ, chúng ta không thể biết Đức Giêsu là ai; không ở với Đức Mẹ, chúng ta không thể biết Đức Giêsu muốn gì ở chúng ta; không noi gương sống của Đức Mẹ, chúng ta không thể trở nên người môn đệ đích thực của Đức Giêsu; không bám chặt lấy Đức Mẹ, chúng ta không thể đứng vững trước sức mạnh cuồng phong của hỏa ngục, và tất nhiên, không có Đức Mẹ đồng hành, chúng ta không thể bình an tiến bước trên đường Hiệp Hành.


2/Đức Mẹ là Đấng hằng thương yêu, cứu giúp:

Quà tặng vô cùng lớn lao Thiên Chúa ban cho nhân loại nói chung và Giáo Hội nói riêng là Đức Maria, người nữ được chúc phúc hơn mọi người nữ và là máng thông ơn thương xót của Thiên Chúa cho loài người.

Vì thế, hạnh phúc của Đức Mẹ là thương yêu, cứu giúp con cái trong mọi hoàn cảnh, và điều này đã được minh chứng qua dòng lịch sử cứu độ, khi Đức Mẹ luôn đồng hành thương yêu, đồng hành chia sẻ, đồng hành cứu giúp nhân loại, bởi hơn ai hết, Đức Mẹ hiểu thế nào là niềm vui của người nữ tỳ hèn mọn được Thiên Chúa đóai thương nhìn tới, diễm phúc được Đấng Toàn Năng làm cho biết bao điều cao cả, và bình an sâu lắng của trái tim hiền lành, khiêm nhường luôn cậy dựa vào sức mạnh của cánh tay và lời hứa thương xót của Thiên Chúa (x. Lc 1,46-55), nên Đức Mẹ luôn sẵn sàng cứu giúp những ai chạy đến kêu cầu, vì Mẹ biết rõ hơn ai hết chúng ta cần Thiên Chúa thương xót biết bao.

Quả thực, người công giáo có phúc hơn anh em Tin Lành, vì chúng ta có Đức Maria là Mẹ. Nhờ có Mẹ, đàn con được yên vui; vì có Mẹ, đời chúng ta không cô đơn, sầu thảm, vì Mẹ chúng ta là Mẹ Đức Giêsu, người mẹ được sủng ái và có thần thế trước mặt Thiên Chúa Ba Ngôi.

Đó là lý do không mấy ai trong chúng ta không kêu xin Đức Mẹ, vì chẳng ai đến xin Mẹ lại trở về tay không, vì Mẹ rất nhân lành, và tinh tế, bén nhậy trước những khốn quẫn, nhu cầu của đàn con. Vì thế ai nấy đều có những “bí mật tình yêu với Đức Mẹ”. Đó là những phép lạ kín đáo, riêng tư mà chỉ bản thân người được Đức Mẹ ban cho mới sâu sa cảm nhận được.

Bên cạnh rất nhiều lần hiện ra và phép lạ, Đức Mẹ muốn chúng ta nhận ra Mẹ là người mẹ yêu thương dẫn chúng ta đến với Đức Giêsu, Con Mẹ, và không ngừng nói với chúng ta: “Chúa bảo gì, chúng con cứ làm như vậy”, như đã nói với các gia nhân ở tiệc cưới Cana: “Người bảo gì, các anh cứ việc làm theo” (Ga 2, 5).

3/ Trông lên Đức Mẹ:

Giáo Hội hiệp hành mà không có Đức Mẹ như Sao Mai dẫn đường, như Sao Biển định hướng, thì Giáo Hội khó lòng theo đúng con đường Chúa muốn Giáo Hội đi, vì Đức Giêsu trước khi tắt thở trên Thánh Gia đã giao phó Giáo Hội cho Đức Mẹ khi thưa với thân mẫu: “Thưa Bà, đây là con của Bà”, và nói với môn đệ Gioan: “Đây là mẹ của anh” “khi thấy thân mẫu và môn đệ mình thương mến đứng bên cạnh” (Lc 19,26- 27).

Môn đệ Gioan là người đại diện Giáo Hội dưới chân Thánh Giá để nhận lời trăn trối quan trọng của Thầy và “kể từ giờ đó, người môn đệ rước bà về nhà mình”(Lc 19,27).

“Nhà mình” đây là Nhà Giáo Hội, ở đó người Kitô hữu được quây quần sống bên Mẹ, được Mẹ chỉ bảo, an ủi, đỡ nâng, nhất là được trông lên Mẹ như tấm gương đời sống đức tin, đức ái, đức trông cậy ngời sáng của người Kitô hữu thứ nhất, hoàn hảo, luôn đẹp lòng Thiên Chúa Ba Ngôi.

Chúng ta trông lên Đức Mẹ để sống hiền lành, khiêm nhường; trông lên Đức Mẹ để học tuyệt đối phó thác và hy sinh quên mình; trông lên Đức Mẹ để biết “Xin Vâng” thánh ý Thiên Chúa trong mọi điều kiện, tình huống mà không mặc cả, càm ràm; trông lên Đức Mẹ để đón nhận mọi thử thách trên con đường của Đức Giêsu mà không e ngại, chùn bước, thối lui; trông lên Đức Mẹ để luôn được cùng Đức Mẹ “hớn hở vui mừng trong Thiên Chúa, Đấng Cứu Độ, vì phận nữ tỳ hèn mọn, Người đoái thương nhìn tới” (Lc 1,47-48).

Nhưng quan trọng hơn chính là trông lên Đức Mẹ để học với Đức Mẹ lòng thương xót. Lòng thương xót được Mẹ dạy trong kinh Mân Côi với từng chặng của hành trình mầu nhiệm thương xót của Đức Giêsu, Con Mẹ.

Quả thực, kinh Mân Côi là qùa tặng tình yêu mẫu tử của Đức Maria ban cho con cái loài người, bởi kinh Mân Côi không chỉ là mầu nhiệm tình yêu Thiên Chúa dành cho nhân loại mà Đức Mẹ “hằng ghi nhớ tất cả trong lòng”(x. Lc 2,41), và nay Mẹ trao cho chúng ta tiếp tục sống mầu nhiệm tình yêu Thiên Chúa theo gương Mẹ, nhưng kinh Mân Côi còn là khí giới Thiên Chúa dùng để trang bị những ai thuộc về Ngài trong trận chiến chống lại quyền lực tối tăm.

Người viết xin ghi lại câu chuyện có thật tại giáo phận Maiduguri, nước Nigeria, Phi Châu, và chính đức cha Olivier Dashe Doemen Giám Mục giáo phận đã được ơn thị kiến này: Tháng 4 năm 2014, nhóm khủng bố hồi giáo Boko Haram bắt cóc hơn 200 nữ sinh tại trường trung học trong giáo phận của ngài.

Tháng 12 năm đó, Chúa Giêsu hiện ra với đức cha vào một buổi chiều khi ngài đang lần chuỗi Mân Côi và đưa cho ngài một thanh kiếm. Nhưng lạ thay, khi nhận vào tay, thì thanh kiếm biến ngay thành Tràng Chuỗi Mân Côi.

Ngài lập tức kêu gọi toàn giáo phận tập trung liên lỷ ngày đêm lần hạt Mân Côi, và ngày 13.10.2016, lễ Đức Mẹ Fatima, vài chục nữ sinh bất ngờ được trả tự do; tiếp đến giữa tháng hoa Đức Mẹ năm 2017, số nữ sinh còn lại được thả hết về và ngày 03.07.2017, lễ thánh Tôma Tông Đồ, 700 tay súng của nhóm Boko Haram đã buông vũ khí quy hàng chính phủ Nigeria.


Hôm nay trên đường Hiệp Hành, Giáo Hội cũng đang vượt qua những khúc quanh cheo leo, trắc trở, những thác ghềnh trơn trượt, hiểm nguy, và chung quanh đoàn chiên Giáo Hội, ngày đêm đàn sói dữ gầm gừ đe dọa, rình rập. Nhưng Giáo Hội lại được sai vào những nơi khó khăn đó, như bài sai của Giêsu: “Này, Thầy sai anh em đi như chiên đi vào giữa bầy sói. Vậy anh em phải khôn như rắn và đơn sơ như bồ câu. Hãy coi chừng người đời. Họ sẽ nộp anh em cho các hội đồng, và sẽ đánh đập anh em trong các hội đường của họ. Và anh em sẽ bị điệu ra trước mặt vua chúa quan quyền vì Thầy để làm chứng cho họ và các dân ngoại được biết. Khi người ta nộp anh em, thì anh em đừng lo phải nói làm sao hay phải nói gì, vì trong giờ đó, Thiên Chúa sẽ cho anh em biết phải nói gì: thật vậy, không phải chính anh em nói, mà là Thần Khí của Cha anh em nói trong anh em” (Mt 10, 16-20).

Ước gì mỗi người công giáo chúng ta đang cùng Giáo Hội trên đường Hiệp hành biết ngước trông lên Đức Mẹ với Chuỗi Mân Côi trong tay, và trái tim cháy bỏng tình con thảo dành cho Mẹ hiền trên trời, để yêu mến Đức Giêsu và Giáo Hội của Ngài với một tình yêu son sắt, trung kiên, mà không tách rời Đức Giêsu là Đầu ra khỏi Giáo Hội là thân, bằng cắt bỏ Đức Mẹ là Cổ nối kết thân với Đầu; để học với Mẹ biết sẵn sàng lắng nghe, mau mắn đáp lời và qủang đại mở lòng đón nhận Thần Khí Thiên Chúa, như Mẹ đã khiêm nhường, tín thác và qủa cảm thưa “Xin Vâng” khi nghe sứ thần nói: “Thánh Thần sẽ ngự xuống trên bà, và quyền năng Đấng Tối Cao sẽ rợp bóng trên bà, vì thế Đấng Thánh sắp sinh ra sẽ được gọi là Con Thiên Chúa” (Lc 1, 35).

Yêu mến Đức Giêsu và Giáo Hội của Ngài, đồng thời lắng nghe và đón nhận Thần Khí như Đức Mẹ, chúng ta sẽ được Chúa ban ơn khôn ngoan của người môn đệ có lòng thương xót, và tinh thần đơn sơ của người nữ tỳ hèn mọn luôn hớn hở vui mừng trong Chúa, vì biết mình được Thiên Chúa, Đấng Cứu Độ đoái thương nhìn tới và làm cho biết bao điều cao cả vì danh chí thánh chí tôn của Ngài là Thiên Chúa của lòng Xót Thương (x. Lc 1,46-48).

Jorathe Nắng Tím
https://tinmungduongpho.com/hiep-hanh-voi-duc-me-chuoi-suy-tu-ve-hiep-hanh/

]]>
gxthohoang@gmail.com (Ban Biên Tập)Đức Mẹ và Các ThánhSun, 31 Jul 2022 10:20:11 +0700
Suy Niệm Lời Chúa Thứ Hai Tuần 18 Mùa Thường Niênhttp://gxthohoang.net/hiep-thong/item/15238-suy-niem-loi-chua-thu-hai-tuan-18-mua-thuong-nienhttp://gxthohoang.net/hiep-thong/item/15238-suy-niem-loi-chua-thu-hai-tuan-18-mua-thuong-nienSuy Niệm Lời Chúa Thứ Hai Tuần 18 Mùa Thường Niên
Suy Niệm Lời Chúa Thứ Hai Tuần 18 Mùa Thường Niên

01/08/2022

THỨ HAI TUẦN 18 TN
Mt 14,13-21

CẦN CÓ MỘT TẤM LÒNG

Bước lên bờ, Đức Giê-su trông thấy đám đông dân chúng thì chạnh lòng thương, và chữa lành các bệnh nhân của họ. (Mt 14,14)

Suy niệm: Trong một bài ca, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn nhắn nhủ: “Sống ở đời cần có một tấm lòng. Để làm gì em biết không? Để gió cuốn đi!” Trong nhân loại, người có tấm lòng rõ nét nhất không ai bằng Đức Giê-su. Và một trong những kiểu nói gây ấn tượng hơn cả khi diễn tả tấm lòng ấy là Ngài chạnh lòng thương. Trông thấy dân chúng bơ vơ vất vưởng, Ngài chạnh lòng thương; thấy bà goá khóc thương người con trai một ở thành Na-in, Ngài chạnh lòng thương. Ta như thấy quả tim Ngài rung cảm, nhói đau trước nỗi khổ của con người. Chạnh lòng thương không chỉ được cảm nhận nơi lồng ngực của Đức Giê-su, nó còn được thốt ra từ chính môi miệng Ngài trong các dụ ngôn: người Sa-ma-ri trông thấy nạn nhân, thì chạnh lòng thương; người con thứ còn ở đàng xa, thì người cha đã trông thấy, ông chạnh lòng thương; tôn chủ thấy tên đầy tớ mắc nợ mười ngày nén vàng bái lạy xin tha nợ, thì chạnh lòng thương…

Mời Bạn: Nhớ rằng chạnh lòng thương không phải là một tình cảm chóng qua của Đức Giê-su, nhưng nó biến thành những hành động cụ thể: với dân chúng, Ngài chữa lành các bệnh tật; với bà góa thành Na-in, Ngài cho con trai một bà được sống lại.

Sống Lời Chúa: Tập có tấm lòng như Đức Giê-su : chạnh lòng thương khi thấy đau khổ của người lân cận và có một hành vi bác ái cụ thể.

Cầu nguyện: Lạy Chúa Giê-su, quả tim Chúa nhói đau, rung động, chạnh lòng thương khi thấy nỗi đau của nhân loại. Xin cho chúng con có được tấm lòng như Chúa khi cư xử với người khác.

]]>
gxthohoang@gmail.com (Ban Biên Tập)Suy Niệm Lời Chúa Hằng NgàySun, 31 Jul 2022 10:15:28 +0700
Cần có thái độ đúng đắn về tiền bạchttp://gxthohoang.net/suy-niem-loi-chua/item/15237-can-co-thai-do-dung-dan-ve-tien-bachttp://gxthohoang.net/suy-niem-loi-chua/item/15237-can-co-thai-do-dung-dan-ve-tien-bacCần có thái độ đúng đắn về tiền bạc
  CẦN CÓ THÁI ĐỘ ĐÚNG ĐẮN VỀ TIỀN BẠC

Trong cuộc sống, ta vẫn nghe nói về sức mạnh của đồng tiền. Tiền sẽ hủy diệt đời con người một cách nhẹ nhàng và êm ái. Chính vì thế con người cấn có thai độ đúng đắn vế tiền bạc trong cuộc đời.

Người ta truyền tai nhau “bài vè” rất châm biếm về tiền bạc, như sau:

Tiền là tiên là phật,
Là sức bật của tuổi trẻ,
Là sức khỏe của tuổi già,
Là cái đà của danh vọng,
Là cái lọng để che thân,
Là cái cân của công lý.

Ông bà ta ngày xưa còn nói mạnh thế này: “Có tiền mua tiên cũng được”. Nói như thế để thấy rằng dường như tiền bạc có một sức mạnh vạn năng. Vì thế mới có câu: “Mạnh vì gạo/ bạo vì tiền” hay câu khác: “Miệng nhà giàu có gang có thép”.

Chưa bao giờ đồng tiền có sức mạnh đáng sợ như hiện nay! Con người đã tạo ra tiền bạc dùng để thay thế giá trị hàng hóa, làm phương tiện trao đổi thay vì trao đổi hàng hóa với nhau như thuở trước khi đồng tiền chưa xuất hiện.

Từ xưa đến nay, đồng tiền chưa bao giờ mất đi vị trí tối cao của nó. Không ai có thể phủ nhận vai trò của tiền trong cuộc sống của chúng ta. Không có tiền thì làm gì cũng khó: tiền điện, tiền nước, học phí, sinh hoạt phí… bước chân ra khỏi nhà là cần đến tiền, gánh nặng "cơm áo gạo tiền”chi phối tất cả mọi người, cả xã hội cùng bị cuốn vào vòng quay kiếm tiền.

Tiền quan trọng thật đấy, nhưng tiền không phải là tất cả và càng không phải thước đo để đánh giá một con người. Đừng bị tiền mê hoặc bởi nó cũng chỉ là thứ vật chất, rồi cũng sẽ tan biến đi. Bạn sẽ bảo tôi mơ mộng, thậm chí điên rồ nhưng nếu bạn có tiền, hãy đầu tư một cách thông minh, đừng lãng phí tiền vào những thứ phù phiếm mà hãy mua hạnh phúc nhé – Hạnh phúc cho chính mình và cho người khác.

Tiền đơn giản chỉ là một công cụ và có chức năng trao đổi hàng hóa, người ta dùng tiền để mua bán, giao thương. Ngày nay, xã hội càng phát triển, tiền càng có thêm nhiều sức mạnh vô hình.

Có tiền người ta thao túng quyền hành

Có tiền người ta mua bán nhân phẩm

Có tiền người ta vứt xó lòng tự trọng

Có tiền người ta bán rẻ linh hồn cho quỷ dữ

Trong một xã hội nếu như giá trị đồng tiền chi phối tất cả thì những giá trị khác của cuộc sống dễ dàng bị bỏ quên, bởi lúc này người ta mù quáng vì tiền. Bản thân đồng tiền không có tội, chỉ vì sức ảnh hưởng của nó quá lớn đến độ che khuất cả tầm nhìn của chúng ta. Nếu bị mù quáng vì sức mạnh của đồng tiền thì chúng ta không còn biết đến những gì đáng quý và quan trọng hơn, thậm chí chúng ta có thể rơi vào sai lầm, tội lỗi.

Tiền mạnh như thế nhưng trước sau như một, tiền chỉ đáng là một tên đầy tớ tốt mà thôi. Nếu tiền làm chủ ta, thống trị đời ta thì hiển nhiên là biết bao bi kịch sẽ xảy ra: vợ chồng ly dị, con cái bất hiếu với cha mẹ, anh em ruột thịt chém giết nhau... là những bi kịch thường xuyên xảy ra trong cuộc sống.

Riêng đối với người Ki-tô hữu, tiền bạc cũng rất cần như bao người khác, nhưng chúng ta sống theo tinh thần của Tin Mừng, nên sẽ có sự chọn lựa khác cho riêng mình. Đó là không ham mê tiền bạc, không tôn thờ tiền bạc và biết khôn ngoan trong sử dụng tiền bạc.

Là Ki-tô hữu, chúng ta phải luôn cảnh giác trước nguy cơ rơi vào cái não trạng coi tiền là tất cả, là thần-tài, là vua, là chúa mà mình phải thờ.

“Chúng ta đều biết rằng trong Tin Mừng, Chúa Giêsu đã khuyến cáo và kêu gọi thật mạnh mẽ: “Anh em không thể vừa làm tôi Thiên Chúa, vừa làm tôi tiền của được” (Lc 16, 13). Chúa không cấm chúng ta làm ra tiền, Chúa cũng không cấm chúng ta để dành tiền của trong ngân hàng, mà Chúa nhắc nhở Kitô hữu luôn chú ý không được trở nên nô lệ của tiền bạc, không để mình trở thành kẻ làm tôi của thần Mammon.

Tiền bạc không phải là thứ toàn năng, nhưng trong cuộc sống thực tế, nó chính là phép thử lòng người, có thể giúp đánh giá phẩm chất, giá trị của một con người.

Một người từng nói: Điều đáng sợ nhất không phải là hết tiền, mà chính là khi hết tiền rồi thì bạn bè cũng không còn nữa. Nhận xét này nhận được rất nhiều hưởng ứng, đồng tình. Có cả những người kể lại những trải nghiệm mà họ từng có trong đời sống, cho thấy bản chất của một mối quan hệ, dưới tác động của đồng tiền.

Thánh Phaolô cũng quan tâm nhắc bảo chúng ta về vấn đề tiền bạc. Ngài viết trong thư gửi cho Ti-mô-thê, như sau: “Thật thế, cội rễ sinh ra mọi điều ác, là lòng tham muốn tiền bạc, vì buông theo lòng ham muốn đó, nhiều người đã lạc xa đức tin và chuốc lấy bao nỗi đớn đau xâu xé” (1Tm 6, 10).

Chúa Giêsu cảnh giác chúng ta về lòng tham. Vì lòng tham thì vô đáy. Không phải người nghèo mà không tham. Cũng không phải người giàu có là hết tham. Mọi người đều có lòng tham. Người tham ít, người tham nhiều. Người tham cách này, người tham cách khác. Trong Tin Mừng Luca, Chúa đã nhắc nhở thế này: “Anh em phải coi chừng, phải giữ mình khỏi mọi thứ tham lam, không phải vì dư giả mà mạng sống con người được bảo đảm nhờ của cải đâu” (Lc 12,15).

Lm. Anmai, CSsR

]]>
gxthohoang@gmail.com (Ban Biên Tập)Suy niệm Lời ChúaSat, 30 Jul 2022 18:27:11 +0700
Ngày nay chả có ngôn sứ nào phải chếthttp://gxthohoang.net/tam-tinh-nguoi-con-giao-xu/item/15236-ngay-nay-khong-co-ngon-si-nao-phai-chethttp://gxthohoang.net/tam-tinh-nguoi-con-giao-xu/item/15236-ngay-nay-khong-co-ngon-si-nao-phai-chetNgày nay chả có ngôn sứ nào phải chết
  Ngày nay chả có ngôn sứ nào phải chết

Nếu như ngày xưa ngôn sứ Gioan Tẩy Giả phải chết vì lên tiếng cho lẽ phải, cho sự thật và công lý thì ngày hôm nay ta lại thấy chả thấy ngôn sứ nào phải chết như Gioan cả. Đơn giản vì hoàn cảnh không cho phép hay vì lý do nào đó để rồi không ai dám lên tiếng dù nhận thấy bao nhiêu điều bất công trong cuộc sống ...

Ngôn sứ là những người được Thiên Chúa tuyển chọn để sai đi loan truyền Lời Chúa cho dân Người.

Thiên Chúa đã chọn gọi và sai các Ngôn sứ đến với dân Israel để tiếp tục huấn luyện họ trung thành với giao ước và xứng đáng lãnh nhận Đấng Cứu Thế đã hứa.

Ngôn sứ, theo tiếng Hipri có nghĩa là “người được gọi, người loan báo”, như trường hợp của Êlia, Isaia, Jêrêmia, Êzêkien... Thiên Chúa đã tuyển chọn các Ngài như những người thân thiết của Chúa để truyền lại lời Ngài cho dân riêng: khi dân đi sai đường lối Chúa, các Ngôn sứ nhắc nhở, khuyến cáo họ trở về cùng Thiên Chúa ; khi dân cố chấp trong đường lời sai lầm, các Ngôn sứ đe loi, tiên báo các tai họa sẽ đến ; trong thời lưu đầy, khi dân thất vọng buông xuôi, Ngôn sứ kêu gọi họ luôn tin tưởng vào Thiên Chúa, Đấng đã cứu thoát họ khỏi cảnh nô lệ Ạicâp xưa cũng như đoái thương giải thoát họ...; khi dân mệt mỏi vì mong chờ Đấng cứu thế mà chẳng thấy, Ngôn sứ loan báo ngày Đấng Thiên Sai sẽ đến thực hiện ơn cứu độ.

Số phận của các ngôn sứ trong thời Cựu Ước và cũng là điềm báo cho số phận sau này của Đức Giêsu. Ngài bị chính dân Ngài chối bỏ, giết chết bằng cách đóng đinh trên Thập Giá. Sống ngôn sứ là dám chết cho lời chứng của mình và cái chết là lối chứng hương hồn và sống động nhất. Như các ngôn sứ trong Cựu ước, như Gioan Tẩy Giả và nhất là như Đức Giêsu Đấng đã gióng lên tiếng yêu bằng cây Thập giá vinh quang. Đó là lối đường yêu thương của Thiên Chúa: Yêu đến cùng ( x. Ga 13,1).

Không thể làm ngôn sứ mà không trải qua bách hại, khổ đau thử thách. Ðó là số phận chung của các ngôn sứ từ Cựu Ước qua Tân Ước. Những kẻ không được sai đi, tự lấy danh mình mà nói, đó là những ngôn sứ giả; còn các ngôn sứ thật ý thức mình được Chúa sai đi và chỉ nói những gì Ngài muốn, một sứ mệnh như thế thường tạo ra nơi vị ngôn sứ một cuộc chiến nội tâm mãnh liệt. Môsê và Êlia trải qua khủng hoảng và ngay cả thất vọng khi phải trung thành với Lời Chúa; Jêrêmia đã nhiều lần ca thán và có lúc chỉ muốn đào thoát. Ðau khổ nhất cho các ngôn sư` là thấy lời nói của mình không được lắng nghe.

Thánh Gioan Tiền Hô là một vị ngôn sứ cương trực. Ngài không hề run sợ trước thế lực, cường quyền. Ngài chỉ quan tâm một điều: làm chứng cho chân lý. Khi Hêrôđê Antipas cướp vợ của người anh, thánh nhân đã không ngần ngại lên tiếng công kích hành động vô luân của nhà vua. Vì thế mà thánh nhân bị bắt giam trong ngục Machéronte. Khi bị giam trong ngục, thánh nhân vẫn theo dõi những hoạt động của Chúa Giêsu.

Gioan Tiền Hô bị ngược đãi, tất nhiên. Hơn nữa ông cảm thấy mình thất bại. Đi rao giảng sự công chính nhưng chỉ gặp bất công. Đi rao giảng ơn giải thoát nhưng lại bị giam cầm. Hết rồi những sứ điệp rực lửa. Hết rồi thời hy vọng tràn đầy. Thê thảm hơn nữa, ông tự hỏi: Sao Đấng Cứu Thế không đến giải thoát mình? Sao Ngài để cho sứ giả của Ngài mòn mỏi trong tù? Sao Ngài để cho bạn hữu bị khinh miệt cười chê? Lời sấm của Isaia còn rành rành: “Đấng Cứu Thế sẽ mở cửa phóng thích tù nhân”. Thế mà sao chờ đợi hoài chẳng thấy.

Với thân phận ngôn sứ, chúng ta phải biết rao truyền chân lý cho người khác, dù cho chân lý đó không được người khác đón nhận. Chân lý đó chính là tình yêu thương, công bằng, lẽ phải trong cuộc sống. Kitô hữu bị cám dỗ càng ngày càng trở nên giống người khác, kể cả làm những việc sai, miễn là có lợi cho mình. Hãy nhớ kitô là những người có Chúa Kitô, những người rập khuôn cuộc đời mình với Chúa để sẵn sàng vác lấy thập giá hằng ngày.

Chúng ta thấy thân phận của một ngôn sứ. Họ phải sống và nói theo những gì Chúa chỉ dạy. Và chắc chắn khi sống và nói như vậy họ có thể gặp chống đối, thậm chí phải bỏ mạng, nhưng ngôn vẫn trung thành với nhiệm vụ của mình. Từ đó mời gọi chúng ta ý thức lại thân phận ngôn sứ của mình để trung thành với đức tin mình đã lãnh nhận, và loan truyền đức tin đó qua việc sống đức công bằng trong đời sống chúng ta.

Ta đang sống trong hoàn cảnh như thế nào thì có lẽ nhiều người đã biết. Thật sự mà nói có khi cũng muốn nói nhưng rồi dường như chẳng muốn nói bởi lẽ cán cân công lý không còn công lý nữa cũng như sự thật sẽ nhường chỗ cho gian dối bằng đồng tiền.

Câu chuyện mà mấy ngày hôm nay người ta đang râm rang về cái chết của nữ sinh lớp 12 với kết luận xét nghiệm xem ra bất thường và gây hoang mang trong dư luận rồi sẽ đi về đâu ? Ai sẽ là người đứng ra nói tiếng nói của sự thật về vụ tai nạn thương tâm này.

Một nữ sinh sáng sớm đi đến trường làm thủ tục nhận giấy báo thi tốt nghiệp THPT Quốc gia cùng các bạn khác và đến lúc ra về thì xảy ra tai nạn giao thông dẫn đến mất mạng.

Là người trưởng thành bình thường khi đi làm buổi sáng còn hiếm khi uống rượu. Huống hồ là học sinh đi thi tốt nghiệp. Học sinh nam trước khi đi thi còn không uống thì lấy đâu ra nữ sinh uống trước giờ đi lấy giấy báo thi? Ngay cả tối hôm trước thì cũng không có cớ gì để các cháu uống rượu bia cả.

Nếu là thi xong thì có thể các cháu ăn mừng, có thể các cháu uống chút ít thì còn có thể tin được. Ở đây, một vụ tai nạn được mô tả là người lái xe 7 chỗ rẽ phải, không xi nhan làm cho nữ sinh không kịp phản ứng đã đâm vào xe và ngã chết. Theo thông tin phản ánh thì lỗi thuộc về tài xế ô tô.

Ngay cả trong tình huống này nếu có lỗi hỗn hợp thì tài xế xe vẫn phải có hành động cấp cứu kịp thời, sau đó là thăm hỏi. Nhưng theo mô tả thì người lái xe vẫn vô tư nói chuyện điện thoại.

Có người đưa ra vấn nạn : Ngày nay, được cái không có ngôn sứ nào chết cả... vì tất cả đều im như thóc! (x. Mt 14, 1-12). Nghe câu nói này nghĩ cũng hay vì sự thật lá như thế ! Chả ai can đảm nói lên tiếng nói để bênh vực cho công bắng, sự thật và công lý. Chả biết nên cười hay nên khóc cho cuộc sống hiện tại.

Lm. Anmai, CSsR

]]>
gxthohoang@gmail.com (Ban Biên Tập)Tâm tình người con Giáo XứSat, 30 Jul 2022 18:04:50 +0700
Học từ chối điều được phéphttp://gxthohoang.net/suyniem-suytu/item/15235-hoc-tu-choi-dieu-duoc-phephttp://gxthohoang.net/suyniem-suytu/item/15235-hoc-tu-choi-dieu-duoc-phepHọc từ chối điều được phép
  HỌC TỪ CHỐI ĐIỀU ĐƯỢC PHÉP

“Xin đừng để sóng cồn cuốn con đi!”.

A.W. Tozer nói, “Âm thanh của một cây vĩ cầm độc tấu sẽ như thế nào nếu các dây trên cây đàn của người nghệ sĩ đều buông thõng, không căng, nghĩa là vô kỷ luật!”. Cũng thế, cuộc sống của một Kitô hữu sẽ ra sao nếu người ấy sống buông thả và vô kỷ luật. Bạn sẽ không biết từ chối những điều cấm, nếu đã không ‘học biết chối từ những điều được phép!’.

Kính thưa Anh Chị em,

Ý tưởng của A.W. Tozer được gặp lại qua cả hai bài đọc hôm nay khi chúng ta mượn lại một lời trong Thánh Vịnh đáp ca để thưa lên cùng Chúa, “Xin đừng để sóng cồn cuốn con đi!”. Để không bị ‘sóng cồn’ cuốn đi, hãy ‘học biết từ chối điều được phép!’. Câu chuyện của Giêrêmia suýt bị chôn sống và câu chuyện của Gioan Tẩy Giả bị chặt đầu sẽ nói nhiều hơn về điều đó.

Với bài đọc thứ nhất, “Xin đừng để sóng cồn cuốn con đi!” trước hết, là tâm tình của Giêrêmia, người được Chúa sai đến với dân, mang sứ điệp đòi họ phải thay đổi, đừng buông theo thói đời và vô kỷ luật; thế mà, đối với dân, đó là một sứ điệp chói tai, nên tốt nhất, là chôn sứ điệp cùng với người mang nó! Với bài Tin Mừng, chiếc đầu của Gioan Tẩy Giả như là phần thưởng cho một cô gái, con một ả tình nhân của một vị vua, người đã đưa ra một lời hứa bốc đồng lúc men tình đã làm ông chếnh choáng, thì “Xin đừng để sóng cồn cuốn con đi!” còn là tâm tình của mỗi người chúng ta! Sẽ rất thú vị khi nói rằng, cả chúng ta, hãy cầu xin cho mình khỏi bị ‘sóng cuốn’ trong những cuộc vui, những kỳ nghỉ; dẫu đó là những gì được phép!

Trong cuộc sống, sẽ không có gì sai khi chúng ta có những dịp mừng kỷ niệm, hoặc những ngày nghỉ với những khoảnh khắc vui vẻ và thư giãn. Cuộc sống của một Kitô hữu hay của một người tu trì rất giàu những khoảnh khắc hạnh phúc theo nghĩa này; tuy nhiên, như trường hợp trong bữa tiệc của Hêrôđê, chúng ta có nguy cơ tìm kiếm một sự giải trí hoặc một trò tiêu khiển vốn chỉ có thể thao túng niềm đam mê, làm suy yếu đạo đức, khiến chúng ta xúc phạm sâu sắc đến Chúa và tha nhân. Hêrôđê trở thành kẻ giết người hơn là một vị vua tốt; đam mê nhục dục và sự tôn trọng tha nhân đã nên bất trị nơi ông, khiến ông tiêu diệt hơn là bảo vệ tha nhân.

Tôi phải nhớ rằng, cả trong những giây phút thư giãn, tôi có trách nhiệm bảo vệ và nuôi dưỡng căn tính Kitô và căn tính ơn gọi của tôi; còn hơn thế, là con Chúa, tôi phải nên thánh trong đời thường! Vì thế, hãy cho phép mình tìm kiếm những trò tiêu khiển lành mạnh, những nơi trong lành, mà tôi có thể chia sẻ niềm vui trong chừng mực với bạn bè, gia đình và với những người thân yêu. ‘Chừng mực’, một điều gì đó thật đáng kể! Vì thế, sẽ không bao giờ có một cuộc vui được gọi là ‘tới bến’ ngay cả với những người thân! Vì người ta sẽ không biết từ chối những điều cấm nếu đã không ‘học biết chối từ những điều được phép!’. Và không phải điều tôi dâng cho Chúa mới đáng giá, nhưng sẽ đáng giá hơn, điều tôi từ chối vì Ngài!

Anh Chị em,

“Xin đừng để sóng cồn cuốn con đi!”. Lời cầu mà con cái Giáo Hội thưa lên hôm nay là lời cầu rất thực cho những ai ý thức phận hèn yếu đuối của mình. Quả thế, trong thâm tâm, Hêrôđê không muốn giết Gioan vì ông cũng yêu quý Gioan; thế nhưng, chỉ thiếu khôn ngoan trong một giây phút nông nổi, ông đã phải mang tội giết người và phải áy náy suốt đời. Cũng thế, đang sống trong một thế giới rất ảo, ít nhiều chúng ta cũng bị nó hấp lực; vì thế, rất dễ dàng, chúng ta có thể chà đạp lên nhân phẩm, hạnh phúc hoặc ngay cả sự sống của người khác. Hãy nói “Không” với sự ích kỷ của mình từ những đòi hỏi thấp hèn và lăng loàn của bản thân; ‘học từ chối điều được phép!’. Và thật không dễ để làm được điều này nếu chúng ta không có cho mình một kỷ luật khắt khe đối với bản thân và nghiêm túc xét mình hằng ngày.

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, xin đừng để một đam mê nào trói buộc con, trừ mỗi đam mê yêu mến Chúa và chỉ tìm làm vui lòng Chúa. Nhờ đó, con sẽ không bị ‘sóng cuốn’ trôi!”, Amen.

(Lm. Minh Anh, Tgp. Huế)

]]>
gxthohoang@gmail.com (Ban Biên Tập)Suy Niệm - Suy TưSat, 30 Jul 2022 12:04:55 +0700
Của cải sẽ về ai ?http://gxthohoang.net/suy-niem-loi-chua/item/15234-cua-cai-se-ve-aihttp://gxthohoang.net/suy-niem-loi-chua/item/15234-cua-cai-se-ve-aiCủa cải sẽ về ai ?
  Của cải sẽ về ai ?


31.7 Chúa Nhật thứ Mười Tám Mùa Quanh Năm

Gv 1:2,2; Tv 90:3-4,5-6,12-14,17; Cl 3:1-5,9-11; Lc 12:13-21

Của cải sẽ về ai ?

Giá trị hạnh phúc ở đời này không thể đong đo bằng địa vị cao sang, nhiều tiền lắm của, nhưng do chúng ta hiểu, biết và sống tốt với anh chị em mình, sống đúng với khả năng điều kiện ta đang có. Câu chuyện về người phú hộ còn nói rõ là chỉ những ai biết làm giàu trước mặt Thiên Chúa, mới đáng gọi là người khôn ngoan. Người ngốc, người khờ dại, là người chỉ lo làm giàu vật chất rồi hưởng thụ, không sử dụng đúng những thành quả hiện tại của mình, sẽ mãi là nghèo hèn trước Thiên Chúa mà thôi. Tư duy của người phú hộ quá nhỏ hẹp, ích kỷ, khối óc và trái tim của ông không có tình người, không còn biết đâu là tình nghĩa anh chị em.

Giáo huấn trong bài Tin Mừng hôm nay xuất phát từ việc tranh giành tài sản: “Thưa Thầy, xin Thầy bảo anh tôi chia gia tài cho tôi”. Chúa Giêsu đến đâu phải để làm điều đó. Tuy nhiên không vì thế mà Chúa Giêsu lại tỏ vẻ bực mình, ngược lại Ngài lấy sự kiện đó để giáo huấn họ: “Anh em phải coi chừng, phải giữ mình khỏi mọi thứ tham lam, không phải vì dư giả mà mạng sống con người được bảo đảm nhờ của cải đâu.”

Một anh thanh niên đến khiếu nại xin Chúa Giêsu can thiệp để người anh phải chia gia tài cho anh ta. Nhưng Người từ chối, và nhân dịp này đã dạy mọi người phải tránh thói tham lam ích kỷ, cũng đừng trông cậy vào sự bảo đảm của tiền bạc cho tương lai cuộc đời mình.

Người kể ra dụ ngôn về một người giàu có chỉ lo thu tích của cải và làm giàu cho bản thân. Điều đó thật là dại khờ ! Vì chính lúc anh ta tưởng rằng tương lai cuộc đời của mình được của cải bảo đảm, để yên tâm nghỉ ngơi ăn uống và vui chơi thỏa thích, lại là lúc cái chết thình lình ập đến. Thế thì số tài sản của anh ta tích trữ kia sẽ về tay ai ? Cuối cùng Người kêu gọi người ta hãy lo làm giàu về thiêng liêng, để những của cải này sẽ có giá trị trước tòa phán xét sau này.

Người phú hộ thực ra là người khôn ngoan và cần mẫn. Nhờ sự khôn ngoan khéo léo mà anh có thể làm giàu. Anh lo lắng tích trữ của cải, phá kho nhỏ đề xây kho lớn. Đến lúc anh tưởng như mình thực sự an toàn và được hưởng thụ của cải bao lao công khó nhọc làm ra, thì anh lại bị quở trách là đồ ngu ngốc! Anh bị kết án vì anh tham lam và coi của cải là lý tưởng cao cả nhất của mình. Anh đặt mọi niềm hy vọng nơi của cải. Anh còn bị kết án là ngốc, vì anh không biết lo lắng cho linh hồn mình, là điều mà Chúa Giêsu gọi là “làm giàu trước mặt Thiên Chúa”. Vì vậy, nếu anh nghĩ rằng đã đến lúc nghỉ ngơi thoải mái, thì Chúa lại đòi linh hồn anh, có nghĩa là anh chẳng còn cơ hội để mà hưởng lạc nữa.

Đừng vội cho rằng Chúa kết án những người giàu có! Trong lịch sử, biết bao người giàu có đã nên thánh. Họ không coi tiền bạc của cải như lý tưởng và mục đích cuối cùng của cuộc đời. Họ ý thức rằng, ở đời này, của cải thực ra là Chúa trao cho mỗi người quản lý và sinh lợi. Họ như những đóa sen, sống gần bùn mà vẫn thanh tao tinh tuyền, tỏa hương thơm ngát. Của cải chi là phương tiện để giúp họ nối kết tình bạn, thực thi bác ái và làm cho phẩm giá con người được tôn trọng.

“Anh em phải coi chừng, phải giữ mình khỏi mọi thứ tham lam, không phải vì dư giả mà mạng sống con người được bảo đảm nhờ của cải đâu.” Chúa dạy chúng ta, đừng cậy dựa vào của cải như một điểm tựa vững chắc vĩnh cửu. Kinh nghiệm đời thường cũng cho chúng ta thấy, dư dật của cải không phải lúc nào cũng cho chúng ta niềm vui và hạnh phúc.

Bài đọc một hôm nay theo Sách Giảng viên là những lời dạy quí báu cho chúng ta, vì là những suy tư và kinh nghiệm khôn ngoan gom góp của nhiều thế hệ qua dòng thời gian. Thoáng vừa nghe, chúng ta cảm thấy hình như có nhiều ý tưởng bi quan yếm thế, nhưng lại rất chí lý và là sự thật. Con người chúng ta phải vất vả làm việc suốt đời thu tích tiền bạc, của cải và vật chất, nhưng khi chết thì buông xuôi phải bỏ lại tất cả. Ngoài ra, khi có được nhiều tiền, nhiều người cảm thấy hay phải đối diện với đau khổ, bất hòa và mất hạnh phúc trong gia đình, cũng như bất an vì nhiều đêm giấc ngủ không yên vì sợ mất, trộm cắp và bị hành hung. Thế thì chẳng phải cuộc sống chúng ta là hư không ư!

Tác giả sách Giảng Viên đã khẳng định: mọi sự đời này đều như mây trôi, hội tụ rồi lại phân tán, như đóa hoa phù dung sớm nở chiều tàn, tất cả chỉ là hư vô. Con người cứ mải mê làm giàu, một lúc nào đó giật mình nhìn lại, không biết mình sống vì ai và để làm gì, như trường hợp vị tướng trong câu chuyện trên đây. Anh nghĩ rằng cần phải mở rộng giang sơn, nhưng “ba tấc đất mới thật là nhà”. Giang sơn rộng rãi ấy, đối với một người đang hấp hối, đã trở nên vô nghĩa.

Thánh Phaolô không chỉ phê phán thói quen gắn bó lệ thuộc vào của cải, mà còn mời gọi mọi người hãy từ bỏ gian dâm, ô uế, đam mê, ước muốn xấu và tham lam, từ bỏ giận dữ, nóng nảy, độc ác, thoá mạ, ăn nói thô tục. Thánh nhân cũng gọi tham lam là một thứ ngẫu tượng, cần phải diệt trừ để có thể trung thành sống theo giáo huấn của Chúa Giêsu, trở nên con người của thượng giới, vì con người hạ giới đã bị giết chết khi chúng ta trở thành môn đệ của Chúa Giêsu.

Qua câu truyện Người phú hộ trong bài Tin Mừng hôm nay, Chúa muốn dạy chúng ta một điều, một bài học quan trọng cho đời sống đức tin của chúng ta hôm nay, đó là, đừng quá tham lam và cậy dựa vào tiền của mà khi thần chết đến, và nhiều khi đến bất ngờ lúc chúng ta không biết, thì sự giàu có hay tiền muôn bạc bể cũng không cứu được linh hồn của chúng ta. Tất cả những gì chúng ta đang có, chúng ta sẽ không đem theo được vào cuộc sống vĩnh cửu. Nếu chúng ta chỉ biết làm giàu, hay mãi mê chạy theo lòng tham của mình không chu toàn bổn phận gia đình và đời sống đức tin, thì tất cả sự giàu sang và tiền bạc của chúng ta chỉ là hư vô thôi.

Là những Ki-tô hữu, chúng ta tin có cuộc sống vĩnh cửu đời sau. Chắc chắn một ngày nào đó, như Chúa đã cho chúng ta biết trước, khi chúng ta đến trước mặt Chúa, Chúa sẽ hỏi chúng ta đã xử dụng tiền bạc, những ơn lành của Chúa trong cuộc sống trần gian như thế nào? Hy vọng rằng lúc đó ông bà anh chị em và tôi có “cái gì” để làm bằng chứng, trình lại với Chúa, và để Chúa ban cho chúng ta hạnh phúc vĩnh cửu. trên Nước Trời.
Huệ Minh

]]>
gxthohoang@gmail.com (Ban Biên Tập)Suy niệm Lời ChúaSat, 30 Jul 2022 10:40:37 +0700
Suy Niệm Lời Chúa Chúa Nhật Tuần 18 Mùa Thường Niênhttp://gxthohoang.net/hiep-thong/item/15233-suy-niem-loi-chua-chua-nhat-tuan-18-mua-thuong-mienhttp://gxthohoang.net/hiep-thong/item/15233-suy-niem-loi-chua-chua-nhat-tuan-18-mua-thuong-mienSuy Niệm Lời Chúa Chúa Nhật Tuần 18 Mùa Thường Niên
Suy Niệm Lời Chúa Chúa Nhật Tuần 18 Mùa Thường Niên

31/07/2022

CHÚA NHẬT TUẦN 18 TN – C
Lc 12,13-21

CÙNG ĐÍCH CUỘC ĐỜI TA 

“Ấy kẻ nào thu tích của cải cho mình, mà không lo làm giàu trước mặt Thiên Chúa, thì số phận cũng như thế đó.” (Lc 12,21)

Suy niệm: “Tham lam là cái hố không đáy, làm kiệt sức những người nỗ lực không ngừng nhằm thỏa mãn nhu cầu mà không bao giờ được thỏa mãn” (Nhà tâm lý E. Fromm). Trong bài Tin Mừng hôm nay, Thầy Giê-su từ chối làm vị quan tòa giải quyết việc phân chia gia tài. Việc phân chia ấy con người có thể tự giải quyết với nhau, không gì phải nại đến Ngài. Là Thiên Chúa làm người, Ngài đến để hướng dẫn con người nhận biết cùng đích tối hậu của đời người là thờ phượng, yêu mến Thiên Chúa, mưu cầu sự sống vĩnh cửu, hạnh phúc muôn đời cho mình và người khác. Một khi xác định được cùng đích tối hậu ấy, ta sẽ đặt tiền bạc, của cải vào đúng vị trí của nó: giúp ta phụng sự Chúa và phục vụ tha nhân; không tham lam, nhưng hoàn toàn tự do với của cải cuộc đời.

Mời Bạn: “Lòng kiêu hãnh, tính ghen tị, sự tham lam – Ba điều này là tia lửa làm bùng ngọn lửa trong trái tim con người” (D. Alighieri). Ngọn lửa nào trong ba ngọn lửa ấy cũng đốt cháy tâm hồn bạn, làm tiêu tan bao tâm tình đạo đức với Chúa, tình nghĩa với người thân, cũng như sự an bình trong tâm hồn. Bạn cần xem nơi mình có ba tia lửa nguy hiểm ấy không để trừ khử hầu sống đúng tư thế người con cái Chúa.

Sống Lời Chúa: Tôi xác tín lại cùng đích tối hậu của đời mình, để biết sử dụng của cải theo ý Chúa.

Cầu nguyện: Lạy Chúa Giê-su, Chúa đến để đem ơn cứu độ cho nhân loại: Sống mối tương quan tốt đẹp với Chúa Cha trong tình con thảo, với người thân cận như anh chị em. Xin nâng đỡ con đón nhận ơn cứu độ với lòng trân trọng.

]]>
gxthohoang@gmail.com (Ban Biên Tập)Suy Niệm Lời Chúa Hằng NgàySat, 30 Jul 2022 06:50:45 +0700