Giáo Xứ Thổ Hoàng - Giáo Xứ Thổ Hoàng - Items filtered by date: Thứ bảy, 09 Tháng 11 2019Giáo xứ thổ hoànghttps://gxthohoang.netThu, 02 May 2024 08:14:32 +0700 - Open Source Content Managementvi-vnNiềm tin sự sống đời sauhttps://gxthohoang.net/suy-niem-loi-chua/item/10620-niem-tin-su-song-doi-sauhttps://gxthohoang.net/suy-niem-loi-chua/item/10620-niem-tin-su-song-doi-sauNiềm tin sự sống đời sau
  Niềm Tin Sự Sống Đời Sau

Có câu chuyện giả tưởng kể rằng: một lần Thượng Đế bất chợt gửi tin nhắn đến từng người. Nội dung nói rõ ngày giờ cái chết của từng người. Nhận được tin nhắn ai cũng xôn xao, vàcó người vui và có người buồn. Người vui thì biết mình còn lâu mới chết. Người buồn vì quỹ thời gian chẳng còn bao nhiêu!

Điều lạ là giả ra thật. Có một bà cô đang uống nước mía thì nhận được tin về cái chết biết trước sẽ tới trong 1 phút, bà ta cười nắc nẻ rồi sặc nước mà chết. Một anh chàng được báo còn 50 năm sống, anh ta “thử chết” bằng cách chạy xe lao thẳng xuống sông, kết quả là người dân phát hiện lao xuống mở cửa cứu anh ta.

Nếu cái chết biết trước là sự thật thì người ta sẽ chuẩn bị đi vào cái chết ý nghĩa hơn. Vàcó lẽ đối với người quỹ thời gian còn ít thì họ sẽ sống có trách nhiệm hơn, và dành thời gian nhiều cho gia đình hơn. Ngược lại, người biết mình còn lâu mới chết thì họ vẫn tiếp tục cuộc sống buông thả theo những đam mê và tham vọng của mình. Con người là vậy, dù biết sớm muộn ai cũng chết, nhưng chỉ khi biết chắc ngày giờ, có lẽ họ mới bắt đầu làm những điều thực sự cần phải làm, và sống đầy đủ trách nhiệm với cuộc sống hơn.

Chết là sự chắc chắn phải có. Tuy nhiên, chết không phải là hết. Tất cả các tôn giáo và các dân tộc đều tin rằng luôn có sự sống mới sau cái chết. Có lẽ chúng ta đã từng nghe và cũng từng nói những từ ngữ như: Từ trần, Qua đời, Băng hà, Đi rồi,… khi nói về một người chết. Những từ này theo từ điển Việt Nam được giải thích như sau:

+ Từ trần nghĩa là từ giã cõi này để đi đâu đó. Vậy là chết rồi vẫn còn đi tiếp.

+ Qua đời nghĩa là qua đời này đến một đời khác. Vậy là còn một đời nữa.

+ Băng hà nghĩa là đi qua một dòng sông, hàm ý qua sông để đến một chỗ mới.

Nhiều người còn lý luận rằng phải có sự sống sau khi chết mới có thể trả lại công bằng cho sự sống trần gian. Nếu không thì cuộc đời này là một phi lý khi người lương thiện lại bị thiệt thòi còn kẻ gian ác lại sống sung sướng hưởng lạc.

Bởi vậy nên có ai đó nói rằng:

Nếu chết là hết thì

Sống tốt để làm gì

Học hành có nghĩa chi

Phấn đấu làm việc cũng vậy thôi

Giàu có sung sướng rồi gì nữa

Văn minh lịch sự để làm gì

Danh tiếng này kia có ích chi

Lời Chúa hôm nay khẳng định có sự sống đời sau. Sự sống đó không còn lệ thuộc bởi việc dựng vợ gả chồng vì con người đã tham dự vào sự sống bất diệt của Đấng hằng sống. Sự sống đó cũng không còn lệ thuộc bởi vật chất, hay bởi danh lợi thú vì con người đã thoả mãn mọi khát khao khi được sống sự sống thần linh của Thiên Chúa. Thiên Chúa là Thiên Chúa hằng sống và con người là hoạ ảnh của Thiên Chúa, nên con người cũng được thừa hưởng sự sống thần linh của Chúa. Đây chính là niềm vui, là sự khích lệ cho cuộc đời chúng ta. Đau khổ cuộc đời này sẽ qua. Những khốn khó trần gian sẽ qua đi.

Cái chết và sự Phục sinh của Chúa Giê-su đã trả lời cho mọi vấn nạn về cùng đích cuộc sống. Ngài đã chết và sống lại. NGài về trời và nói rằng Ngài về Nhà Cha. Về nơi hạnh phúc trường sinh. Nơi đó Ngài cũng dọn chỗ cho tất cả những ai tin vào Người.

Cuộc sống trần gian chỉ là tạm bợ. Sự sống thần linh mới là vĩnh cửu. Điều đó mời gọi chúng ta đừng mải tranh dành danh lợi thú trần gian. Hãy sống cuộc đời có ý nghĩa, nhất là biết dành thời giờ chăm sóc, quan tâm tới những người thân của mình. Hãy sống có trách nhiệm với bản thân và gia đình. Đừng đợi khi quỹ thời gian đã không còn mới sống đẹp thì đã muộn. Vì lúc đó, trí chẳng còn, sức cũng cạn!

Ước gì niềm tin vào sự phục sinh mai sau sẽ giúp chúng ta biết sống có giá trị trong đời này bằng cuộc sống có trách nhiệm và đầy yêu thương đến mọi người. Amen

Lm.Jos Tạ duy Tuyền

]]>
gxthohoang@gmail.com (Ban Biên Tập)Suy niệm Lời ChúaSat, 09 Nov 2019 07:57:07 +0700
Tin vào đời sauhttps://gxthohoang.net/suy-niem-loi-chua/item/10619-tin-vao-doi-sauhttps://gxthohoang.net/suy-niem-loi-chua/item/10619-tin-vao-doi-sauTin vào đời sau
  Tin vào đời sau


Chúa nhật 32 Mùa Thường niên, năm C.

Lc 20, 27-38

TIN VÀO ĐỜI SAU


Ðời sau mãi mãi là một mầu nhiệm. Chẳng ai chụp hình được thiên đàng hay hỏa ngục. Người đã khuất cũng không trở lại để kể ta nghe. Bởi thế, nhiều người không tin có đời sau. Cả những tín hữu cũng bị cuốn hút bởi vật chất, và sống như thể chỉ có đời này. Ðời sau là chuyện ở đâu đó, hoàn toàn xa lạ.


Thánh Luca đặt câu chuyện những người phái Sađốc đến chất vấn Chúa Giêsu vào những ngày cuối cùng trước khi Người bị nộp. Vì thế nó có ý nghĩa bắt bẻ, gây hấn. Nhưng dùng những ngày cuối đời của Người để xin Chúa Giêsu nói về đời sau, tác giả Luca lại thấy đó là điều hợp tình hợp lý.


Thời Chúa Giêsu, các người Biệt phái (Pharisêu) tin rằng: ngoài cuộc sống đời này còn một cuộc sống vĩnh hằng ở đời sau. Còn phái Sađốc gồm các tư tế Đền thờ đã không tin có cuộc sống ở đời sau như vậy.


Ta thấy: nhóm Sađốc hiểu sai về việc sống lại, cũng như về cuộc sống mai sau. Với họ sống lại là phục hồi những điều kiện vật chất của người quá cố. Trong khi đó Chúa Giêsu lại bảo: Người sống lại sẽ giống như các thiên thần, nên không còn dựng vợ gả chồng nữa. Đối với chúng ta, vấn đề chỉ được thực sự giải quyết qua cái chết và sự phục sinh của Đức Kitô, để rồi chúng ta luôn tuyên xưng: Tôi trông đợi kẻ chết sống lại và sự sống đời sau.


Do đó khi nghe Chúa Giêsu giảng về sự kẻ chết sống lại, họ đã phi bác bằng việc đặt ra một câu chuyện giả tưởng như sau: Nhà kia có bảy anh em trai, người thứ nhất lấy vợ rồi chết mà không có con. Theo luật “Thế huynh” của Môsê, người thứ hai phải lấy người vợ góa đó, nhưng rồi người này cũng chết không con. Tới người thứ ba, tư, năm, sáu, bảy đều lần lượt lấy người vợ góa đó và cũng đều chết mà không để lại một người con nào. Vậy nếu có sự sống lại thì người đàn bà ấy sẽ là vợ của ai trong bảy anh em? Mục đích của phái Sađốc khi đưa ra câu chuyện này là để chứng minh niềm tin vào sự sống lại là vô lý. Vì nếu còn có một cuộc sống ở đời sau như vậy thì chẳng lẽ người đàn bà ấy lại là vợ của cả bảy anh em nhà đó hay sao ?


Để trả lời, trước hết Chúa Giêsu cho biết tình trạng người ta sau khi sống lại sẽ không cưới vợ lấy chồng. Cuộc sống của họ sẽ hoàn toàn thanh khiết như "các thiên thần". Họ sẽ trở thành "con cái của Thiên Chúa" (Lc 20, 34-36). Tiếp đến Chúa Giêsu xác nhận sự kẻ chết sống lại là điều chắc chắn vì dựa trên Lời Chúa trong Thánh Kinh: Khi hiện ra với ông Môsê trong bụi gai cháy mãi không tàn, Đức Chúa đã tự xưng mình như sau: “Ta là Chúa của tổ phụ Ápraham, Isaác và Giacóp” (Xh 3, 6). Câu này hàm ý Thiên Chúa là Đấng hằng sống và điều khiển thế giới người sống. Các tổ phụ dân Do Thái dù đã chết nhưng linh hồn các ngài vẫn đang sống bên Đức Chúa.


Những người phái Sađốc không tin có sự sống lại sau này, nên khi nghe Đức Giêsu giảng về mầu nhiệm kẻ chết sống lại, họ đã tìm cách phi bác giáo lý ấy qua một câu chuyện giả tưởng về bảy anh em nhà kia theo luật Thế Huynh của Môsê đã tiếp nối nhau lấy cùng một người đàn bà và đều chết mà không có con. Từ đó họ đặt vấn đề: Nếu có chuyện kẻ chết sống lại thì người đàn bà ấy sẽ là vợ của ai trong bảy anh em ? Chúa Giêsu đã dùng Kinh Thánh để chứng minh có cuộc sống vĩnh hằng sau đời tạm này, và còn cho biết cuộc sống ấy như thế nào.


Có mấy người thuộc phái Sađốc đến. Họ phủ nhận việc sống lại mặc dầu đã có bài sách Maccabê như chúng ta đã thấy trên. Hơn nữa Ðaniel cũng đã khẳng định: "Nhiều người sẽ thức dậy, kẻ thì dành cho sự hằng sống; kẻ sẽ chuốc lấy ô nhục". Nhưng phái Sađốc không tin những loại sách này. Họ gồm phần lớn các người ở trong hàng tư tế. Họ bám lấy Ngũ thư là năm quyển đầu tiên trong bộ Kinh Thánh, đó là luật pháp Môsê, nền tảng của đạo giáo, cơ sở của hàng tư tế. Những sách khác đối với họ không có nhiều uy tín. Họ không giống như biệt phái.


Những người này không những tin ở Ngũ thư mà còn tin ở các sách Tiên tri và các sách khác nữa. Ðó là những sách đã khởi sự với phong trào Ðệ nhị luật, tức là suy nghĩ về luật pháp. Biệt phái là các thần học gia không ngừng học hỏi và dạy dỗ luật pháp. Họ quý những sách viết sau như những sách viết trước vì họ quan niệm Lời Chúa và mạc khải sống động và triển khai không ngừng. Thế nên họ tin lời sách Ðaniel cũng như lời sách Maccabê về việc phục sinh sau này.


Ðang khi ấy, phái Sađốc chú trọng đến tế tự và địa vị lãnh đạo của mình. Ngoài việc dâng lễ ra, họ chỉ quan tâm đến đời sống chính trị. Họ sợ biến động làm rối các cuộc lễ. Và vì thế họ không ngần ngại đi với chính quyền và sẵn sàng chế nhạo những việc khác.


Chúa Giêsu vén mở cho ta phần nào bức màn đời sau. Ðời sau khác hẳn đời này. Người ta không cưới vợ lấy chồng, không cần con nối dõi, nhưng sống như các thiên thần, nghĩa là chỉ lo phụng sự và ca ngợi Thiên Chúa.


Ðời sau là nơi không còn bóng dáng của thần chết. Người ta thoát khỏi quy luật thông thường của lẽ tử sinh. Toàn bộ con người được sống lại: cả hồn lẫn xác. Thân xác tuy đã tan thành tro bụi theo thời gian, nhưng sẽ được biến đổi một cách kỳ diệu để chung hưởng hạnh phúc với linh hồn.


Trong tháng cầu nguyện cho các tín hữu đã qua đời, ta nghĩ đến cái chết và đời sau. Cái chết dạy ta biết cách sống. Ðời sau kéo ta ra khỏi những hạnh phúc giả tạo, và những nỗi khổ đau do mê lầm. Ta đang đi về đời sau để gặp Ðấng mà ta đã tin yêu suốt đời. Tất cả cuộc hành trình đều phải hướng về nguồn cội. Ta đã được dựng nên cho Thiên Chúa, và ta còn khắc khoải mãi cho đến khi gặp được Ngài.

Huệ Minh

]]>
gxthohoang@gmail.com (Ban Biên Tập)Suy niệm Lời ChúaSat, 09 Nov 2019 07:44:09 +0700
Suy Niệm Lời Chúa Chúa Nhật Tuần 32 Mùa Thường Niênhttps://gxthohoang.net/hiep-thong/item/10618-suy-niem-loi-chua-chua-nhat-tuan-32-mua-thuong-nienhttps://gxthohoang.net/hiep-thong/item/10618-suy-niem-loi-chua-chua-nhat-tuan-32-mua-thuong-nienSuy Niệm Lời Chúa Chúa Nhật Tuần 32 Mùa Thường Niên
  Suy NiệmLời Chúa Chúa Nhật Tuần 32 Mùa Thường Niên

10/11/2019
CHÚA NHẬT TUẦN 32 THƯỜNG NIÊN – C

Lc 20,27-38

CHO MỘT CUỘC SỐNG MAI SAU

“Con cái đời này cưới vợ lấy chồng, chứ những ai được xét là đáng hưởng phúc đời sau và sống lại từ cõi chết, thì không cưới vợ cũng chẳng lấy chồng… Họ là con cái Thiên Chúa, vì là con cái sự sống lại.” (Lc 20,34-35)

Suy niệm: Cưới vợ lấy chồng là việc bình thường và còn là nghĩa vụ của con người sống trong cõi đời này. Còn trong cõi vĩnh hằng, khi con người sống lại từ cõi chết, người ta sống như các thiên thần (x. Lc 20,36), chuyện vợ chồng không còn cần thiết nữa. Như thế, người sống bậc độc thân cũng như bậc gia đình, có thể và có bổn phận theo cách thế của mình, sống cuộc sống đời này để làm chứng cho một cuộc sống mai sau. Người sống bậc độc thân tiên báo cuộc sống hoàn toàn siêu thoát mọi ràng buộc đời tạm này để có thể yêu thương một cách không giới hạn. Người sống đời đôi bạn làm chứng cho tình yêu hoàn hảo và vĩnh cửu là tình yêu của Đức Ki-tô đối với Hội Thánh.

Mời Bạn: 1. Loại trừ mọi quan niệm lệch lạc : – cho rằng tu là chán đời, trốn đời, là “một thứ cung đàn lạc điệu”; – cho rằng đời sống vợ chồng là tội lỗi, thua kém so với đời tu. 2. Xác tín rằng mọi người, tu trì hay hôn nhân đều phải sống để làm chứng cho một cuộc sống mai sau.

Sống Lời Chúa: – Nếu còn “thong dong” (chưa kết hôn), bạn hãy tìm ý Chúa, để biết Ngài chọn gọi bạn dấn thân theo ơn gọi nào, tu trì hay hôn nhân. – Nếu bạn thuộc loại “ván đã đóng thuyền” (đã kết hôn hoặc đã cam kết trong đời sống tu trì), hãy thành khẩn xin Chúa trợ giúp để trung thành làm chứng cho Chúa trong bậc sống của mình.

Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin giúp con chu toàn bổn phận hằng ngày để làm chứng nhân cho Chúa nhờ đó con được nên thánh, và xứng đáng hưởng hạnh phúc vĩnh cửu với Chúa. Amen.

]]>
gxthohoang@gmail.com (Ban Biên Tập)Suy Niệm Lời Chúa Hằng NgàySat, 09 Nov 2019 07:26:46 +0700