Get Adobe Flash player

Tìm Kiếm

Đăng nhập

Chủ nhật, 16 Tháng 1 2022 20:32

Tại sao Mùa Thường niên lại bắt đầu bằng tiệc cưới tại Cana

Posted by 
Rate this item
(0 votes)
Tại sao Mùa Thường niên lại bắt đầu bằng tiệc cưới tại Cana  

Maerten de Vos | Public Domain

 

Chúa nhật thứ hai Mùa Thường niên Năm C làm nổi bật tiệc cưới tại Cana, kết thúc một bộ ba các ngày lễ vốn đã bắt đầu từ Lễ Hiển Linh.

 

Sau khi mùa Giáng Sinh kết thúc vào Lễ Chúa Chịu Phép Rửa, Giáo Hội bắt đầu Mùa Thường niên theo chu kỳ các bài đọc Năm C với trình thuật Tin Mừng về tiệc cưới tại Cana.

Mặc dù với nhiều người điều này có vẻ mang tính ngẫu nhiên, nhưng sự lựa chọn này bắt nguồn từ một lịch sử phong phú và phản ánh một truyền thống lâu đời hơn.

Sứ vụ công khai của Đức Kitô bắt đầu

Tiệc cưới tại Cana theo truyền thống được cho là phép lạ đầu tiên trong sứ vụ công khai của Chúa Giêsu và là hành động đầu tiên của Người sau khi chịu phép rửa ở sông Gio-đan.

Sau khoảng 30 năm sống với gia đình, Chúa Giêsu ra khỏi đời sống ẩn dật và bước vào đời sống công khai với phép lạ mang tính biểu tượng này tại một tiệc cưới.

Giáo Hội bắt đầu mùa Thường niên theo cách này để tạo cảm hứng cho phần còn lại của mùa phụng vụ, vốn tập trung vào sứ vụ trong khoảng ba năm của Chúa Giêsu.

Được kết nối với Lễ Hiển Linh

Cuộc biểu lộ công khai này của Chúa Giêsu cũng được kết nối với Lễ Hiển Linh, vì về phương diện lịch sử thì ngày 6 tháng Giêng đã kỷ niệm ba sự kiện trong Kinh Thánh.

- Cuộc viếng thăm của các đạo sĩ

- Phép rửa tại sông Gio-đan

Tiệc cưới tại Cana

Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI đã làm rõ điều này trong bài giảng của mình vào ngày Lễ Hiển Linh.

Tin Mừng theo thánh Gioan… mời gọi chúng ta lưu tâm đến một “cuộc hiển linh” tại Tiệc cưới xứ Cana, trong đó, bằng cách hoá nước thành rượu, Chúa Giêsu đã “bày tỏ vinh quang của Người; và các môn đệ đã tin vào Người” (Ga 2,11).

Thay vì tưởng niệm ba sự kiện này vào một ngày duy nhất, Giáo Hội đã mở rộng các ngày lễ này thành ba ngày riêng biệt trong tháng Giêng. Trong Nghi Lễ Rôma, thường là ba ngày Chủ nhật liên tiếp, để trình bày một dạng “bộ ba” về biến cố “hiển linh”.

Trong khi điều này chỉ xảy ra vào mỗi ba năm một lần theo phụng vụ hiện tại của Nghi Lễ Rôma, thì trước Công đồng Vaticanô II, đoạn Tin Mừng này luôn được công bố vào Chúa Nhật thứ hai sau Lễ Hiển Linh.

Với tất cả những điều này, thật phù hợp khi Giáo Hội bắt đầu Mùa Thường niên Năm C bằng đoạn Tin Mừng này và dành cho mỗi biến cố như trên một ngày mừng kính riêng biệt.

Tác giả: Philip Kosloski

Chuyển ngữ: Phil. M. Nguyễn Hoàng Nguyên

(giaophanvinhlong.net aleteia.org)

Read 358 times Last modified on Thứ hai, 17 Tháng 1 2022 07:34