Giáo Xứ Thổ Hoàng - Giáo Xứ Thổ Hoàng - Items filtered by date: Tháng 9 2021Giáo xứ thổ hoànghttp://gxthohoang.netSat, 27 Apr 2024 12:41:05 +0700 - Open Source Content Managementvi-vnKinh Mân Côi - lời kinh đầy uy lựchttp://gxthohoang.net/suy-niem-loi-chua/item/13757-kinh-man-coi-loi-kinh-day-uy-luchttp://gxthohoang.net/suy-niem-loi-chua/item/13757-kinh-man-coi-loi-kinh-day-uy-lucKinh Mân Côi - lời kinh đầy uy lực
 KINH MÂN CÔI- LỜI KINH ĐẦY UY LỰC DẸP TAN SỰ DỮ

Hình như người Việt hôm nay rất sợ hai chữ “Toang Rồi”. Khu phố này “toang rồi”, xóm ngõ kia “toang rồi, thế là cả một bầu khí sợ hãi bao trùm trên khu phố ấy! Chữ Toang ngày xưa chỉ là câu nói vui khi công việc bị thấy bại, bị phơi bày liền nói với nhau rằng: “Toang rồi ông gíao ơi!”.

Rồi bỗng dưng chữ “Toang” đi vào với giới trẻ khi bị bắt vì phạm tội, khi bị lật kèo, khi bị đổ vỡ mất mát giới trẻ đều dùng chữ “Toang rồi”, thế là xong!

Toang ngày nay trở thành một từ lóng, ám chỉ sự đổ vỡ, sự mất mát, sự toang toát không còn gì. Toang đã mang nghĩa của vô phương cứu chữa, nó dập tắt những hy vọng của con người đang chờ đợi, mong chờ.

Trong đại dịch này dường như ai nói đến chữ “Toang” đều có thể bị chụp mũ, bị triệu tập, vì thông tin gây hoang mang cho cộng đồng . . .

Cấm nói đến chữ “Toang” hay sợ phải nói đến chữ “toang” trong bối cảnh hôm nay là biểu lộ sự sợ hãi trước con Virus Corona quá nguy hiểm.

Không sợ hãi sao được khi mà chỉ trong hơn 3 tháng hoành hành tại Việt Nam mà nó đã lây nhiễm cho trên dưới 8 trăm ngàn người và cướp đi tính mạng gần 20 ngàn người, và hệ quả của nó để lại là bao con thơ mồ côi, bao gia đình trở nên túng thiếu, nghèo đói . . .

Sự dữ đang chiến thắng. Con người như đang quá nhỏ bé trước sự tấn công hung bạo của sự dữ.

Ai sẽ cứu chúng ta thoát khỏi sự dữ này? Sự sống con người luôn trong hiểm nguy. Chính phủ đang từng bước mở cửa để sống chung với dịch trong cái gọi là “bình thường mới”.

Bình thường mới nghĩa là không bình thường như trước. Công việc vẫn bình thường nhưng cách sống phải khác ngày xưa, vẫn phải 5 K, vẫn phải khoảng cách, vẫn lo âu, sợ hãi vì Cúm Tàu có thể xâm chiếm từng người chúng ta.

Như vậy, bình thường mới là sống chung với sự dữ. Dẫu biết rằng sự dữ lúc nào cũng có, và ở đâu cũng có nên Chúa Giê-su cũng từng nhắc chúng ta hãy xin Chúa gìn giữ chúng ta “khỏi mọi sự dữ”. Sự dữ ở đây là thế lực của ma quỷ và của những người bán rẻ lương tâm để gieo rắc sự dữ. Thế nên, sự dữ lúc nào cũng có, và nhân loại luôn phải đối mặt với biết bao sự dữ.

Trong tháng 10, tháng Mân Côi, tháng mà người tín hữu xâu kết những nụ hoa hồng thành tràng chuỗi lời tung hô Mẹ của sứ thần Gabriel kính chào Mẹ. Lời chúc mừng Mẹ được vang vọng qua thánh nữ Isave khi được Mẹ Chúa viếng thăm. Và từ lời ấy được Giáo Hội dạy chúng ta cầu xin cùng Mẹ thì sẽ nhận được muôn vàn ơn phước nhờ Mẹ. Mỗi chục kinh Mân Côi lại được nối kết bằng một mầu nhiệm trong đó Con Mẹ và Mẹ đã đi qua trong những vui, mừng, sầu khổ, và ánh sáng . Từ đó lời kinh Mân côi trở thành lời kinh đầy uy lực có thể dẹp tan sự dữ và mang lại bình an cho nhân thế. Vì lời kinh ấy tái diễn lại toàn bộ hành trình cứu độ của Chúa Giê-su, Con Mẹ, và Mẹ được cộng tác vào chương trình ấy. Đó là lý do mà lời kinh Mân Côi luôn là lời kinh mà ai cũng đọc lên mỗi khi cô đơn, thất vọng hay gặp bước gian nan đều cảm thấy an tâm vững bước.

Thánh Mongfort Louis nói: “Mỗi kinh Mân Côi là một viên đạn bắn vào đầu Satan, vào đạo quân của Satan”. Và hôm nay, giữa đại dịch này thì từng lời kinh Mân Côi sẽ là còn những lá chắn bảo vệ nhân lọai khỏi sự tấn công của Covid và chữa lành cho những ai mặc áo giáp bằng kinh Mân Côi.

Ngày 13/10 năm 1917 sau khi đã tỏ ra cho nhân loại về sự hiện diện của Mẹ ở nơi trần gian, Mẹ Maria đã mời gọi nhân loại hãy đan lấy áo giáp ân sủng Chúa từ kinh Mân Côi để nhờ ân phúc của Mẹ mà nhân lọai được bảo vệ, được chở che khỏi mọi sữ dữ từ Vacxin Lòng Thương Xót Chúa.

Thế nên, chúng ta hãy đến với Mẹ trong tháng Mân Côi, với chuỗi hạt trên tay, và với tâm tình người con nhỏ đơn sơ, phó thác, và thưa với Mẹ rằng: Thánh Maria Đức Mẹ Chúa, cầu cho chúng con hôm nay và trong giờ lâm tử Amen.

Lm.Jos Tạ Duy Tuyền

]]>
gxthohoang@gmail.com (Ban Biên Tập)Suy niệm Lời ChúaFri, 01 Oct 2021 06:54:50 +0700
Suy Niệm Lời Chúa Thứ Bảy Tuần 26 Mùa Thường Niênhttp://gxthohoang.net/component/k2/item/13756-suy-niem-loi-chua-thu-bay-tuan-26-mua-thuong-nienhttp://gxthohoang.net/component/k2/item/13756-suy-niem-loi-chua-thu-bay-tuan-26-mua-thuong-nienSuy Niệm Lời Chúa Thứ Bảy Tuần 26 Mùa Thường Niên
Suy Niệm Lời Chúa Thứ Bảy Tuần 26 Mùa Thường Niên

02/10/2021

THỨ BẢY TUẦN 26 TN
Thiên Thần hộ thủ
Mt 18,1-5.10

NGƯỜI BẠN ĐỒNG HÀNH TIN CẨN

“Anh em hãy coi chừng, chớ khinh một ai trong những kẻ bé mọn này; quả thật, Thầy nói cho anh em biết: các thiên thần của họ ở trên trời không ngừng chiêm ngưỡng nhan Cha Thầy, Đấng ngự trên trời.” (Mt 18,10)

Suy niệm: Các y bác sĩ thường được gọi một cách thân thương là các thiên thần áo trắng, vì sự tận tâm của họ chăm sóc và chữa lành những người đau yếu bệnh tật; đặc biệt trong thời đại dịch này, sự tận tuỵ ấy lại càng toả sáng dù tấm áo trắng có bị che phủ bởi lớp áo bảo hộ. Hình ảnh đó nhắc chúng ta ý thức mỗi người có một Thiên thần hộ thủ “hằng chiêm ngưỡng nhan thánh Chúa” được Ngài sai đến đồng hành với chúng ta trong cuộc sống. Các thiên thần trợ giúp chúng ta trong cuộc chiến đấu thiêng liêng, hướng dẫn và thúc giục nhận biết và làm những việc lành theo thánh ý Chúa. Vì thế, ai luôn vâng nghe sự hướng dẫn của các thiên thần, người ấy sẽ bước đi vững chắc trên con đường trọn lành đến với Thiên Chúa.

Mời Bạn: Nhiều người dễ dàng buông xuôi trước những cơn cám dỗ, hoặc có khi hoảng sợ vì hiện tượng quỷ nhập, đã chạy đến với những phương thế mê tín, mà quên rằng mình có sự đồng hành phù hộ mạnh mẽ và đầy tin cẩn của các Thiên thần hộ thủ. Lắng nghe lời các ngài hướng dẫn từ trong lương tâm để khôn ngoan chọn lựa ưu tiên cho Chúa và trung thành với Chúa, bạn nhé!

Sống Lời Chúa: Xin các Thiên thần hộ thủ trợ giúp bạn cầu nguyện để nhận biết ý Chúa và thực thi Lời Ngài.

Cầu nguyện: Lạy Chúa, tạ ơn Chúa đã ban Thiên thần hộ thủ hướng dẫn con trên đường đời. Xin cho con biết tin cẩn và khiêm nhường lắng nghe sự hướng dẫn của ngài, để luôn sống theo thánh ý Chúa trong mọi hoàn cảnh. Amen.

]]>
gxthohoang@gmail.com (Ban Biên Tập)Suy Niệm Lời Chúa Hằng NgàyFri, 01 Oct 2021 06:50:16 +0700
Tinh Thần Trẻ Thơhttp://gxthohoang.net/suy-niem-loi-chua/item/13755-tinh-than-tre-thohttp://gxthohoang.net/suy-niem-loi-chua/item/13755-tinh-than-tre-thoTinh Thần Trẻ Thơ
  Tinh Thần Trẻ Thơ

Tháng Mân Côi. 01 25 Tr Thứ Sáu Tuần XXVI Thường niên.

THÁNH TÊ-RÊ-SA HÀI ĐỒNG GIÊ-SU, TRINH NỮ, TIẾN SĨ HỘI THÁNH, QUAN THẦY CÁC XỨ TRUYỀN GIÁO,

lễ kính. Thứ Sáu đầu tháng. Ngày đền tạ Trái Tim Cực Thánh Chúa Giêsu.

Không cử hành lễ cầu cho người qua đời (D2, D3), trừ lễ an táng.

Kinh thần vụ: Thánh Trinh nữ. (Is 66,10-14c; Mt 18,1-5.)


Ngày 19 tháng 10 năm 1997, thánh nữ Têrêsa Hài đồng Giêsu được ĐGH Gioan Phaolô II trao tặng danh hiệu Tiến sĩ Hội thánh. Ngài là người trẻ nhất (24 tuổi) trong 3 vị nữ thánh được trao tặng danh hiệu này.

Nhìn vào cuộc đời của chị Têrêsa chúng ta chắc không khỏi ngạc nhiên thắc mắc: “Đâu là điều khiến chị có được danh hiệu ấy ?”; bởi cuộc đời chị quá đơn giản và bình thường, chẳng có chi là nổi trội. Thậm chí có người còn nhận xét: “Có lẽ với cuộc đời ấy chị đã chìm vào quên lãng, nếu không để lại cuốn tự thuật ‘Truyện một tâm hồn’ mà chị viết vì vâng phục.”

Bạn đã bao giờ nghe về Thánh Thérèse hay Thánh Têrêsa Hài Đồng và những bí mật về thánh nữ ? Bạn có biết tại sao có rất nhiều người chọn ngài làm thánh quan thầy, và là người bạn gần gũi nhất của mình không ?

Thérèse Martin sinh ra trong một thị trấn thuộc Alencon, Pháp vào ngày mùng 2 tháng 1 năm 1873. Chị ấy là con gái út trong gia đình gồm 5 chị em gái. Khi chị ấy còn rất nhỏ, mẹ của chị ấy mắc căn bệnh ung thư. Vào thời đó, họ không có thuốc và sự điều trị tốt như ngày nay. Các bác sĩ đã cố gắng hết sức nhưng căn bệnh của bà Martin vẫn ngày càng nặng thêm. Bà ấy đã mất khi Thérèse mới chỉ 4 tuổi.

Đó là khi bố của Thérèse quyết định tốt hơn nên chuyển nhà đến Lisieux, một thị trấn khác, nơi có nhiều người thân sinh sống. Ở đó có tu viện Carmelite, một tu hội dòng kín, nơi mà các thiếu nữ làm một công viêc đặc biệt đó là cầu nguyện cho toàn thế giới. Khi Thérèse được 10 tuổi, một chị gái của chị là Pauline đã xin nhập dòng Carmelite ở Lisieux. Điều đó thật khó khăn cho Thérèse vì chị Pauline giống như người mẹ thứ hai của Thérèse, chăm sóc và dạy dỗ chị ân cần như mẹ chị đã từng làm. Thérèse nhớ chị Pauline đến phát ốm. Suốt cả tuần sau đó chị vẫn chưa khỏi, các bác sĩ không biết chị ấy đã gặp vấn đề gì. Bố và 4 chị gái của Thérèse đã cầu xin Thiên Chúa giúp. Một ngày sau, tượng Đức Mẹ trong phòng ngủ của Thérèse bỗng dưng mỉm cười với Thérèse và chị ấy hoàn toàn bình phục!

Một lần khác, Thérèse nghe tin về một người đàn ông đã gây ra ba vụ giết người và thậm chí còn không biêt hối lỗi. Chị ấy quyết định cầu nguyện và làm một việc hy sinh để cầu nguyện cho ông ấy (như từ bỏ một cái gì đó mình thích hay làm một việc nào đó mà mình không thích). Chị ấy cầu xin Chúa thay đổi tâm hồn người đàn ông ấy. Trước khi người đàn ông đó chết, ông ta hỏi về cây thánh giá và hôn lên hình Chúa Giêsu. Thérèse cảm thấy rất hạnh phúc, chị biết rằng ông ta đã tin vào Chúa và nhân đón nhân ơn sám hối.

Thérèse rất yêu mến Chúa Giêsu. Chị muốn dâng hết cả con người mình cho Chúa. Chị muốn gia nhập dòng Camelô để có thể dâng hiến đời mình để làm việc và cầu nguyện cho mọi người, nhất là những người còn chưa biết đến lòng thương xót Chúa. Nhưng Thérèse gặp một trắc trở. Chị ấy còn quá trẻ, chị cần phải cầu nguyện và chờ đợi thêm. Cuối cùng thì chị cũng được 15 tuổi, được phép gia nhập vào tu viện.

Chị Thérèse đã làm gì trong thời gian ở tu viện ? Không gì đặc biệt cả. Bí mật của chị ấy là: Yêu mến. Có một lần Thérèse nói rằng: “Thiên Chúa không muốn chúng ta phải làm điều này điều kia cho Ngài, mà Ngài muốn chúng ta yêu Ngài là đủ”. Vì thế, Thérèse đã ước muốn và thực hành đời sống yêu mến Chúa. Chị tập kiên nhẫn và ân cần với mọi người, điều đó thật không dễ chút nào. Trong thời ấy, lúc các chị đang giặt quần áo bằng tay (lúc đó máy giặt chưa được phát minh!). Có một chị luôn làm bắn tóe nước bẩn vào mặt chị Thérèse. Nhưng Thérèse chẳng bao giờ tỏ ra bực bội. Thérèse thường hay giúp đỡ một chị lớn tuổi có tính cáu gắt và luôn phàn nàn về mọi thứ, bởi vì chị Thérèse không cảm thấy thích việc đó. Thérèse muốn đối xử với chị ấy như với chính Chúa Giêsu. Chị biết rằng khi mình yêu những người khác tức là mình đang yêu chính Chúa Giêsu. Tình yêu khiến Thérèse trở nên hạnh phúc.

Thérèse chỉ sống đời tu 9 năm. Căn bệnh lao đã xảy đến với chị, nó khiến chị phải chịu rất nhiều đau đớn. Không có sự điều trị đối với căn bệnh ấy, các bác sĩ cũng không thể giúp được nhiều cho chị. Thérèse qua đời khi mới chỉ 24 tuổi. Nhưng trước khi chết, chị đã hứa sẽ không từ bỏ điều bí mật của mình. Chị hứa sẽ luôn yêu thương và giúp đỡ mọi người khi về quê trời. Trước khi mất, Thérèse đã nói: “Tôi sẽ gửi mưa ơn lành từ trời xuống mặt đất”. Và chị ấy đã làm được điều đó! Tất cả mọi người trên thế giới, những người đã nhờ thánh Thérèse Lisieux cầu xin đến Thiên Chúa đều nhận được sự đáp trả qua lời cầu nguyện của họ.

Thérèse đã khám phá ra “con đường nhỏ” để đến với Thiên Chúa: Thérèse muốn nên Thánh. Ngài biết Thiên Chúa rất muốn giúp đỡ mình và đặt hết mọi tin tưởng nơi Thiên Chúa và yêu Chúa hết cả tấm lòng, sau đó ngài quan tâm, đối xử tốt với mọi người xung quanh, từ những việc đơn giản nhất. “Con đường nhỏ” của Thérèse là làm mọi việc bạn có thể làm cho người khác vì yêu mến Chúa. Đó chắc chắn là cách để bạn có thể nên thánh.

Tin Mừng Mátthêu được cấu trúc xoay quanh năm diễn từ dài của Chúa Giêsu, và diễn từ thứ tư bắt đầu với chương 18 nói về nếp sống của người môn đệ trong cộng đoàn. Tin Mừng hôm nay nhắc đến hai đặc điểm của nếp sống người môn đệ trong cộng đoàn.

Trước hết là thái độ sống trẻ thơ. Một tiểu thuyết gia nọ đã đưa ra nhận định: "Khi người lớn chúng ta không còn giữ liên hệ nào với các trẻ nhỏ, thì chúng ta không còn giữ được tính người nữa, mà đã trở thành như những chiếc máy chỉ biết ăn uống và kiếm tiền". Lòng tin tưởng của trẻ thơ gợi lên cho chúng ta về sự tin tưởng mà Chúa Giêsu đã dạy chúng ta phải có đối với Thiên Chúa Cha, Ðấng ngự trên trời. Thái độ trẻ thơ khâm phục trước vũ trụ và thiên nhiên nhắc nhớ sự khâm phục mà chúng ta cần có đối với vũ trụ do Thiên Chúa Cha chúng ta dựng nên. Thái độ đáp trả của trẻ nhỏ trước tình yêu thương nhắc chúng ta phải đáp trả đối với tình yêu thương của Thiên Chúa.

Nhận định trên đây giúp chúng ta hiểu tại sao Chúa Giêsu muốn các môn đệ trong cộng đoàn mà Ngài thiết lập phải trở nên như những trẻ nhỏ: đơn sơ, tin tưởng phó thác, không có thái độ kẻ cả.

Chúa Giêsu gọi em nhỏ đến ngay lập tức. Ngài đặt em đứng giữa các ông . Trẻ nhỏ thời bấy giờ được xem là người yếu thế, không thể tự quyết, có bổn phận phải phục tùng, không được ý kiến và phải vâng lời người lớn trong mọi sự cách tuyệt đối, như trong thư thánh Phao-lô gửi tín hữu Ga-lát "Bao lâu người thừa tự còn là một đứa con nít, nó chẳng khác gì một kẻ nô lệ" (Gl 4, 1).

Trẻ nhỏ là một kẻ nô lệ. Chúng ta nghe Chúa Giêsu trả lời: "Thày bảo thật anh em, nếu anh em không trở lại mà nên như trẻ nhỏ, thì sẽ chẳng được vào Nước Trời". Một chân lý sống. Một lời khẳng định mang tính quả quyết. một câu điều kiện để được hưởng hạnh phúc thiên đàng. Thật vậy, để đạt được Nước Trời, phải thay đổi và trở nên trẻ nhỏ, nghĩa là phải tập cho mình tinh thần phó thác, khiêm nhu của con trẻ. Và Chúa Giêsu kết luận: "vậy ai tự hạ, coi mình như em nhỏ, người ấy sẽ là người lớn nhất Nước Trời". Kẻ nào tự cho mình là bé mọn, là thấp kém, không là "cái rốn vũ trụ", thì trước mắt Thiên Chúa, kẻ ấy có tầm quan trọng trong vương quốc của Ngài.

Hơn nữa, Chúa Giêsu còn đẩy xa hơn tinh thần trẻ thơ đến độ "Ai tiếp đón em nhỏ vì danh Thày là tiếp đón chính Thầy". Ngài đồng hóa mình với em nhỏ, vì Ngài đã vâng lời Thiên Chúa đến nỗi bằng lòng chịu chết và chết trên thánh giá "Xin cho ý Cha được thể hiện". Ngài tín thác vào tình yêu Thiên Chúa ngay cả trong lúc cảm thấy đau đớn nhất, cô đơn nhất "Con phó hồn con trong tay Cha".

Những đức tính tốt của tuổi thơ sẽ giúp cho các thành phần trong cộng đoàn chấp nhận và phục vụ nhau, không kỳ thị phân biệt. Cộng đoàn những con người cụ thể dĩ nhiên có những khuyết điểm, những bất toàn, tội lỗi. Chúa Giêsu biết rõ điều đó, nhưng Ngài không muốn môn đệ Ngài có thái độ sống kỳ thị tách biệt khỏi những người khác, nhất là những người tội lỗi. Trái lại, Chúa Giêsu đã mở ra một viễn tượng mới, Ngài mạc khải thái độ nhân từ thương xót của Thiên Chúa đối với những người tội lỗi, đến nỗi đã bỏ 99 con chiên để đi tìm một con chiên lạc, và vui mừng khi tìm được nó. Chúa Giêsu mời gọi con người ăn năn sám hối trở về với sự thật, với tình thương và với người anh em.

Xin Chúa cho chúng ta sống tinh thần trẻ thơ trước mặt Chúa và trong tương quan với người khác. Xin cho chúng ta sống tin tưởng, yêu thương phục vụ mọi người vì tình yêu Chúa.

Huệ Minh

]]>
gxthohoang@gmail.com (Ban Biên Tập)Suy niệm Lời ChúaFri, 01 Oct 2021 06:47:00 +0700
Xin Chúa gìn giữ các gia đình-CHÚA NHẬT 27 NĂM Bhttp://gxthohoang.net/suy-niem-loi-chua/item/13754-xin-chua-gin-giu-cac-gia-dinh-chua-nhat-27-nam-bhttp://gxthohoang.net/suy-niem-loi-chua/item/13754-xin-chua-gin-giu-cac-gia-dinh-chua-nhat-27-nam-bXin Chúa gìn giữ các gia đình-CHÚA NHẬT 27 NĂM B
    XIN CHÚA GÌN GIỮ CÁC GIA ĐÌNH

 

Trong 3 tháng đại dịch Virus Corona, người Miền Nam rất sợ hai chữ “chia ly”. Vì chia ly là xa cách. Chia ly là vĩnh biệt khiến ai cũng đau lòng. Nhưng rồi biết bao cuộc chia ly cũng đến. Chia ly vì Cúm Tàu làm tan nát bao gia đình. Vợ chồng ly biệt nhau. Con thơ mất cha mẹ. Cha mẹ ly biệt con cái . .. Hình ảnh một đứa bé 4 tuổi nhận hũ tro cốt cha mẹ ai mà không rơi nước mắt. Hình ảnh vợ cúi lạy xe chở quan tài chồng giữa phố xá vắng tanh, ai mà chẳng chạnh lòng. Mỗi một cuộc ly biệt là một câu chuyện đau lòng đầy nước mắt của người đi kẻ ở. Đây là một bức tranh mà người Miền Nam sẽ nhớ mãi để kể cho con cháu về kiếp nạn cha ông, về kiếp người thật mong manh. Ngay cả một mái ấm gia đình, một lâu đài tình yêu tưởng chừng như trăm năm hạnh phúc, thế mà cũng có những lâu đài tình ái đã đổ xuống tan thành mây khói. Đúng như ai đó đã viết:

Cuộc đời tựa bức chỉ mành
Bể dâu tan hợp như cành sương mai
Cổ kim hỏi có được ai
Giữ bên ta mãi lâu đài ta yêu

Nhưng qua cuộc bể dâu này người ta mới thấy trân trọng, yêu quý mái ấm gia đình. Dịch bệnh hoành hành chỉ còn người trong gia đình bao bọc, chở che nhau, và nếu phải sống đơn thân thì sẽ tủi khổ biết bao!

Thế nên, đừng để ly biệt mới cảm thấy nuối tiếc, hối hận vì đã không trân trọng người bên cạnh. Hãy sống yêu thương và cảm thông với nhau khi còn được sống bên nhau.

Vì vậy,

- Đừng trách hờn mẹ cha đã không làm ông này bà kia cho mình cuộc sống sung sướng.

- Đừng đoạn tuyệt nhau, chỉ vì vợ hay chồng mình không bằng vợ / chồng người ta.

- Cuộc đời mình, còn một bữa cơm ngon, còn một mái nhà, còn một gia đình để quây quần yêu thương là hạnh phúc rồi, hãy trân trọng đừng để chia ly rồi mới thấy xót xa.

Hôm nay, khi được hỏi về vấn đề ly dị vợ chồng thì Chúa Giê-su đã mau mắn trả lời rằng: lúc khởi đầu cuộc sáng tạo, Thiên Chúa đã dựng nên một người nam và một người nữ. Bởi đó người nam sẽ lìa cha mẹ để luyến ái vợ mình, và hai người sẽ nên một huyết nhục. Như thế, họ không còn là hai mà là một huyết nhục. Vậy sự gì Thiên Chúa đã kết hợp, loài người không được CHIALY”.

Và như thế, giáo huấn của Chúa Giê-su cũng đòi hỏi tình yêu ky-tô giáo phải trung thành với nhau cho đến hết cuộc đời. Thiên Chúa tạo dựng con người có nam, có nữ và đã kết hợp 2 người nên duyên vợ chồng là để họ gắn bó với nhau suốt đời chứ không phải theo thời vụ, theo kiểu vui thì ở thích thì chia tay. Sự kết hợp nam nữ trong giao ước hôn nhân đã giúp cho 2 con người xa lạ trở nên một huyết nhục để có thể đồng cảm, chia sẻ ngọt bùi với nhau. Họ đã nên một huyết nhục nên chẳng thể tách lìa nhau vì bất cứ lý do gì.

Tình yêu ấy là phản ánh tình yêu hy sinh mà chính Chúa Giê-su đã dành cho Hội Thánh. Một tình yêu trung thành với con người đến mức độ : “cho dù cha mẹ có bỏ con cái, còn Ta sẽ không bỏ người đâu”. Một tình yêu hy sinh đến độ dám chết cho người mình yêu.

Xin cho các gia đình luôn biết trung thành với lời giao ước hôn nhân. Xin cho các gia đình biết sống hoà hợp với nhau, biết vượt thắng những hiểu lầm, những ích kỷ để sống rộng lượng và tha thứ cho nhau. Xin cho họ trong đại dịch biết quan tâm lẫn nhau, chia sẻ cho nhau và hy sinh cho nhau để gìn giữ mái ấm gia đình luôn hạnh phúc an vui.

Xin Chúa chúc phúc cho các gia đình luôn bình an trong hoàn cảnh khó nguy hôm nay. Amen

Lm.Jos Tạ Duy Tuyền

]]>
gxthohoang@gmail.com (Ban Biên Tập)Suy niệm Lời ChúaThu, 30 Sep 2021 21:30:11 +0700
Suy niệm lễ Đức Mẹ Mân Côihttp://gxthohoang.net/suy-niem-loi-chua/item/13753-suy-niem-le-duc-me-man-coihttp://gxthohoang.net/suy-niem-loi-chua/item/13753-suy-niem-le-duc-me-man-coiSuy niệm lễ Đức Mẹ Mân Côi
    Suy niệm lễ Đức Mẹ Mân Côi

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca. (Lc 1, 26-38)

Khi ấy, Thiên Thần Gabriel được Chúa sai đến một thành xứ Galilêa, tên là Nadarét, đến với một trinh nữ đã đính hôn với một người tên là Giuse, thuộc chi họ Đavít, trinh nữ ấy tên là Maria. Thiên thần vào nhà trinh nữ và chào rằng: "Kính chào Trinh Nữ đầy ơn phước, Thiên Chúa ở cùng Trinh Nữ". Nghe lời đó, Trinh Nữ bối rối và tự hỏi lời chào đó có ý nghĩa gì. Thiên thần liền thưa: "Maria đừng sợ, vì đã được ơn nghĩa với Chúa. Này Trinh Nữ sẽ thụ thai, hạ sinh một con trai và đặt tên là Giêsu. Người sẽ nên cao trọng và được gọi là Con Đấng Tối Cao. Thiên Chúa sẽ ban cho Người ngôi báu Đavít tổ phụ Người. Người sẽ cai trị đời đời trong nhà Giacóp, và triều đại Người sẽ vô tận. Nhưng Maria thưa với thiên thần: "Việc đó xảy đến thế nào được, vì tôi không biết đến người nam?" Thiên thần thưa: "Chúa Thánh Thần sẽ đến với trinh nữ và uy quyền Đấng Tối Cao sẽ bao trùm trinh nữ. Vì thế, Đấng trinh nữ sinh ra sẽ là Đấng Thánh và được gọi là Con Thiên Chúa. Và này, Isave chị họ trinh nữ cũng đã thụ thai con trai trong lúc tuổi già và nay đã mang thai được sáu tháng, người mà thiên hạ gọi là son sẻ; vì không có việc gì mà Chúa không làm được". Maria liền thưa: "Này tôi là tôi tớ Chúa, tôi xin vâng như lời Thiên thần truyền". Và thiên thần cáo biệt trinh nữ.

Suy niệm

Hôm nay, Chúa nhật thứ 27 thường niên, nhưng Mẹ Giáo hội cho phép chúng ta mừng kính trọng thể lễ Đức Mẹ Mân Côi, một thánh lễ tạ ơn Đức Mẹ cách đặc biệt khi Đức Mẹ giúp Giáo hội vượt qua mọi thử thách trước nỗi lo sợ Giáo hội rơi vào tình trạng sợ hãi giữa cuộc đời. Lời cầu nguyện của con cái dâng lên Đức Mẹ qua lời kinh Kính mừng, là một lời chúc tụng và cầu xin, hiệp với công nghiệp và tâm tình người Mẹ, Thiên Chúa đã nhậm lời và giữ gìn gia đình Giáo hội được bình an. Từ đó, con cái Mẹ luôn nhắc nhở nhau hãy cùng Đức Mẹ cầu nguyện và lần chuỗi thật nhiều, để được Thiên Chúa tha thứ và ban đủ ơn giúp vượt qua mọi khó khăn giữa biển đời.

Cuộc đời của Đức Ma-ri-a có thể nói đã gắn liền với đau khổ, với những thử thách trong hành trình đức tin. Nhưng gắn liền với đau khổ đó để rồi không tuyệt vọng, không đi vào ngõ cụt, nhưng trong mọi biến cố, Đức Ma-ri-a luôn cầu nguyện, luôn tìm thánh ý Cha mong muốn điều gì. Tác giả Sách Tông Đồ Công Vụ đã kể lại những ngày bơ vơ của cộng đoàn giáo hội sơ khai khi Đức Giesu không còn hiện diện bên cạnh họ, và Đức Maria đã ở bên cạnh, cùng họ cầu nguyện rất thống thiết: “Trở về nhà, các ông lên lầu trên, là nơi các ông trú ngụ. Đó là các ông : Phê-rô, Gio-an, Gia-cô-bê, An-rê, Phi-líp-phê, Tô-ma, Ba-tô-lô-mê-ô, Mát-thêu, Gia-cô-bê con ông An-phê, Si-môn thuộc nhóm Quá Khích, và Giu-đa con ông Gia-cô-bê. Tất cả các ông đều đồng tâm nhất trí, chuyên cần cầu nguyện cùng với mấy người phụ nữ, với bà Ma-ri-a thân mẫu Đức Giê-su, và với anh em của Đức Giê-su”. Dù biết Thầy mình được cất nhắc lên trời trong vinh quang, nhưng các học trò như không còn chỗ dựa về mọi mặt, họ hoảng sợ và băn khoăn, Đức Maria đã xuất hiện như một người Mẹ, dang rộng tay, đón lấy đoàn con bơ vơ, cùng họ cầu nguyện để đón nhận niềm vui như lời Đức Giesu đã hứa với họ. Quả thực vòng tay Mẹ thật ấm áp, tình Mẹ thật bao la và sự hiện diện của Mẹ thật an tâm đoàn con.

Trong những ngày thiết lập cộng đoàn giáo hội tại Ga-la-ta, thánh Phaolo đã hướng dẫn họ từng ngày sống xác tín hơn trong niềm tin Kito giáo, đồng thời, ngài cũng nhắc cho họ ý thức hơn về tầm quan trọng của ơn gọi Kito hữu nơi mỗi người: “khi thời gian tới hồi viên mãn, Thiên Chúa đã sai Con mình tới, sinh làm con một người đàn bà, và sống dưới Lề Luật, để chuộc những ai sống dưới Lề Luật, hầu chúng ta nhận được ơn làm nghĩa tử”. Đức Giesu, trong phận làm người, đã liên kết tất cả mọi người trở thành một gia đình, như người Mẹ dang rộng vòng tay ôm lấy đoàn con trong sự ấm áp tình huynh đệ cộng đoàn. Đức Maria như là một nhịp cầu để Con Thiên Chúa đi vào lịch sử nhân loại, viết lên một trang mới đầy niềm vui và hy vọng, đầy sức sống và tình yêu.

Biến cố Thiên Thần truyền tin cho Đức Ma-ri-a như là một bước ngoặt trong lịch sử nhân loại. Đã đến thời, đến giờ của Chúa Cha, Ngài thực hiện chương trình cứu độ nhân loại, Người Con duy nhất của Ngài là Đức Giesu đã vâng lời Chúa Cha, đến với nhân loại và sống làm người với mọi người: “Khi ấy, Thiên Thần Gabriel được Chúa sai đến một thành xứ Galilêa, tên là Nadarét, đến với một trinh nữ đã đính hôn với một người tên là Giuse, thuộc chi họ Đavít, trinh nữ ấy tên là Maria. Thiên thần vào nhà trinh nữ và chào rằng: "Kính chào Trinh Nữ đầy ơn phước, Thiên Chúa ở cùng Trinh Nữ". Nghe lời đó, Trinh Nữ bối rối và tự hỏi lời chào đó có ý nghĩa gì. Thiên thần liền thưa: "Maria đừng sợ, vì đã được ơn nghĩa với Chúa. Này Trinh Nữ sẽ thụ thai, hạ sinh một con trai và đặt tên là Giêsu. Người sẽ nên cao trọng và được gọi là Con Đấng Tối Cao. Thiên Chúa sẽ ban cho Người ngôi báu Đavít tổ phụ Người. Người sẽ cai trị đời đời trong nhà Giacóp, và triều đại Người sẽ vô tận”. Đức Ma-ri-a đã đón nhận lời mời của Chúa Cha trong sự khiêm tốn và vâng phục đức tin, từ đây, Con Thiên Chúa đi vào trần gian trong phận làm người, trở nên giống con người mọi sự ngoại trừ tội lỗi. Sau khi nguyên tổ phạm tội, con người không còn được gặp gỡ, trò chuyện gần gũi với Thiên Chúa, tương quan Thiên Chúa và con người từ nay bị gián đoạn, tội lỗi đã chia cắt mối tình Cha con giữa Thiên Chúa và con người.

Đức Ma-ri-a đã đón nhận biến cố đó như thế nào ? quả thực ngay từ phút giây gặp gỡ sứ thần, Đức Ma-ri-a chưa thể lãnh hội những gì trong lời mời gọi đó, nỗi băn khoăn và lo lắng xuất hiện, về thể lý, Mẹ không thể hiểu được biến cố này bởi đó là một điều khác thường, về tâm lý, Mẹ vô cùng hoang mang, bởi Mẹ là một người tuân giữ lề luật của Gia-vê trọn vẹn. Có thể nói Đức Ma-ri-a đang đối diện với một cuộc chiến trong đức tin, chấp nhận lời sứ thần vì đó là lời Thiên Chúa, hay khước từ vì phải đối diện với những khổ hình của lề luật. Để chấp nhận và chiến thắng trong cuộc chiến đức tin, Đức Ma-ri-a đã chọn con đường thực hiện thánh ý Chúa Cha, dù có phải đau khổ, bị hiểu lầm hay bị kết án như thế nào. Sức mạnh nội tâm đã giúp Mẹ có một chọn lựa đúng, đem lại cho nhân loại một tương lai đầy niềm vui, đó là nhờ ánh sáng Lời Chúa mà Mẹ đã chiêm niệm và học hỏi từng ngày.

Sau khi đón nhận lời truyền tin từ sứ thần Gap-ri-en, Đức Ma-ri-a bắt đầu bước vào một cuộc phiêu lưu, cuộc phiêu lưu trong đức tin. Đối diện với hành trình mới này, Đức Ma-ri-a sẽ hứng chịu nhiều tai tiếng từ dư luận, từ cộng đoàn, từ gia đình, đặc biệt là áp lực từ đời sống tôn giáo. Lề luật không chấp nhận người phụ nữ mang thai trước khi kết hôn và chung sống với nhau trong đời sống gia đình. Khi người con lớn lên giữa cộng đoàn, với những bài giáo huấn, với những phép lạ, một lần nữa, Mẹ phải cố gắng để vượt qua những rào cản của cộng đoàn. Khó khăn hơn khi Mẹ đối diện với bản án của người Con duy nhất, bản án bất công và tang thương, để lại nhiều nỗi đau trong tâm hồn, Mẹ đón nhận tất cả trong niềm tin vào chương trình của Chúa Cha. Nếu không được hướng dẫn từ gia đình, từ cộng đoàn trong việc học hỏi Lời Chúa, chắc Mẹ sẽ không thể vượt qua được những thách đố trong cuộc phiêu lưu đầy sóng gió giữa cuộc đời.

Và chúng ta hôm nay, có nhiều nghi thức trong tôn giáo, có nhiều bí tích trong đời sống đạo chúng ta chưa thể lãnh hội, chưa thể suy biết ý nghĩa, vì thế, cần có một nền tảng tâm linh, một nền tảng giáo lý để có thể vượt qua cuộc chiến đức tin, đón nhận tất cả những điều thánh thiêng trong đời sống tôn giáo. Lời cầu nguyện không phải là một vũ khí để chống lại dịch bệnh hay chiến tranh, lời cầu nguyện sẽ giúp cho tinh thần tôn giáo của bản thân vững vàng và đủ lòng trông cậy vào một Thiên Chúa tình yêu, có được suy nghĩ và ý thức như thế, người tín hữu Kito mới có thể bước vào cuộc phiêu lưu trong đức tin và chiến thắng mọi âu lo và trăn trở giữa dòng đời. Đức Ma-ri-a đã vượt qua mọi âu lo trong cuộc chiến, đã đi tới đích trong hành trình phiêu lưu đức tin, tất cả là nhờ ánh sáng Lời Chúa và niềm tin của bản thân. Đức Mẹ mong đợi nơi con cái là hãy cùng lên đường với Mẹ như thế, để cùng về trời với Mẹ. Người tín hữu con cái của Mẹ, có đủ can đảm, có đủ tự tin và đủ mạnh dạn để dấn bước trong cuộc phiêu lưu đức tin giữa thế giới vật chất và hưởng thụ này không ? đó là một thách đố cho Giáo hội, cho con cái của Mẹ Ma-ri-a.

Lạy Mẹ Ma-ri-a, Mẹ chỉ là một người thiếu nữ nhỏ bé và khiêm tốn, nhưng Mẹ đã trở nên người tín hữu mạnh mẽ và can đảm trong cuộc đời theo Chúa, xin Mẹ giúp chúng con luôn biết noi gương Mẹ, chăm chỉ học hỏi Lời Chúa, siêng năng tham dự Thánh lễ và các bí tích, để vượt thắng trong cuộc chiến đức tin giữa cuộc đời. Mẹ hoàn tất hành trình đức tin như một cuộc phiêu lưu đầy thách đố, xin Mẹ cầu bầu cho chúng con, trong mỗi ơn gọi và hoàn cảnh, chúng con cố gắng tin tưởng vào tình yêu và sự quan phòng của Thiên Chúa, để hoàn tất bổn phận của người môn đệ Đức Giesu giữa lòng nhân loại. Nữ Vương ban sự bình an, xin cầu bầu cho thế giới, cho Giáo hội và cho chúng con mỗi ngày, đặc biệt trong giờ lâm tử. Amen.

Lm Phêrô Trần Bảo Ninh

]]>
gxthohoang@gmail.com (Ban Biên Tập)Suy niệm Lời ChúaThu, 30 Sep 2021 21:16:41 +0700
Hãy là những cơn mưahttp://gxthohoang.net/suyniem-suytu/item/13752-hay-la-nhung-con-muahttp://gxthohoang.net/suyniem-suytu/item/13752-hay-la-nhung-con-muaHãy là những cơn mưa
  HÃY LÀ NHỮNG CƠN MƯA!

“Các con hãy xin Chủ ruộng sai thợ đến gặt lúa của Ngài. Các con hãy đi!”.

Một người quản lý nghe thấy nhân viên mình nói với một khách hàng, “Không, thưa bà, chúng tôi đã không có nó trong một thời gian và có vẻ, chúng tôi sẽ sớm có nó!”. Kinh hoàng, người quản lý chạy đến chỗ khách hàng và nói, “Tất nhiên, chúng tôi sẽ có sớm. Chúng tôi đã đặt hàng vào tuần trước!”. Sau đó, kéo cô thư ký sang một bên, anh nói, “Không bao giờ!”; anh gầm gừ, “Không bao giờ, không bao giờ nói rằng, chúng ta không có gì cả. Hãy nói, chúng ta đã có nó theo đơn đặt hàng và nó sẽ đến!”; “Bây giờ, cô ấy muốn gì?”. “Mưa!”, cô thư ký nói!

Kính thưa Anh Chị em,

Thú vị thay, cô ấy cần “mưa”; và không chỉ cô ấy, mà cả ‘thế giới’ này cũng cần ‘mưa!’. Mưa tự nhiên từ trời thấm xuống đất còn khó đến thế, phương chi mưa ân sủng thấm vào lòng người! Phụng vụ Lời Chúa hôm nay cho thấy thế giới tựa hồ một cánh đồng khô khốc ngày hạ, trái trăng chín thối, đang rất cần những thợ gặt, vốn như những cơn mưa tình yêu và lòng thương xót của Cha Trên Trời. Chúa Giêsu nói, “Các con hãy đi!”; khác nào nói, các con ‘Hãy là những cơn mưa!’.

Thiên Chúa muốn gửi mỗi người chúng ta ra đi, mang ân sủng của Ngài đến cho mọi người, không chỉ nơi chúng ta đang sống, nhưng trên toàn thế giới, đến tận cả những ‘vùng ngoại vi’. Điều quan trọng là mọi Kitô hữu cần hiểu rằng, mỗi người thực sự đang được Thiên Chúa sai đến với người khác. Tin Mừng còn cho thấy, thế giới như một cánh đồng hoa trái chín mọng, những chuỗi lúa chín vàng gục sát đất… đang chờ thu hái; chúng thường xuyên nằm đó, khô héo; vắt vẻo trên những dây leo, hàng dậu, không người thu hoạch. Đó là nơi Chúa sai chúng ta đến!

Không biết chúng ta đã sẵn sàng và sẵn lòng đến mức nào để được Thiên Chúa sử dụng cho vụ mùa và mục đích của Ngài? Có thể chúng ta thường cảm thấy như thể công việc truyền giáo và thu hoạch hoa trái cho Nước Chúa là công việc của một ai đó! Thật không khó để nghĩ, “Nào tôi có thể làm được gì?”. Thế nhưng, câu trả lời lại dễ dàng hơn, rằng, chúng ta có thể hướng sự chú ý của mình đến Chúa Giêsu và để Ngài sai đi. Chỉ Chúa Giêsu mới biết sứ mệnh Thiên Chúa đã chọn cho mỗi người; và cũng chỉ Ngài mới biết Thiên Chúa đang muốn chúng ta thu hoạch những gì. Trách nhiệm của chúng ta là phải chú ý, lắng nghe, cởi mở, sẵn sàng và sẵn lòng. Khi chúng ta cảm nhận Chúa Giêsu đang gọi và gửi chúng ta đi, một điều cần thiết là, đừng ngần ngại. Hãy nói “Vâng” với những lời thúc giục nhẹ nhàng của Ngài, “Hãy là những cơn mưa!’.

Kinh ngạc thay! Điều này chỉ có thể thực hiện và hoàn thành, trước hết, nhờ sự cầu nguyện chứ không phải nhờ vào tài năng mỗi người. Chúa Giêsu nói, “Các con hãy xin Chủ ruộng sai thợ đến gặt lúa của Ngài”. Nói cách khác, cầu nguyện để Chúa sai nhiều linh hồn sốt sắng, kể cả bản thân chúng ta, đi vào thế giới để phục vụ cho nhiều trái tim đang cần sự đỡ nâng. Bài đọc Nơkhemia hôm nay cho thấy những con người đang được Thiên Chúa sai đến với dân Ngài; đó là thầy cả Esdra, các thầy Lêvi. Họ được Chúa sai đến để trấn an dân, bảo ban họ, sau những năm tủi nhục lưu đày; đồng thời, củng cố dân bằng các giáo huấn của lề luật. Nhờ đó, dân Chúa phấn khởi và hân hoan, như Thánh Vịnh đáp ca xác tín, “Giới răn Chúa chính trực, làm hoan lạc tâm can!”.

Anh Chị em,

“Các con hãy đi!”, ‘Hãy là những cơn mưa!’, Chúa Giêsu đang nói với chúng ta. Khi Corona đang tác oai tác quái, thế giới đang đói khát những cơn mưa tình yêu và lòng thương xót của Thiên Chúa, thì vâng lệnh Chúa Giêsu, chúng ta hãy cầu xin và ra đi. Trước hết, xin Chúa thực hiện những gì tốt đẹp nhất cho hoàn vũ như ý Chúa muốn; thứ đến, xin cho chúng ta biết mở lòng ra để có thể thấm từng tiếng nấc, giọt lệ của bao anh chị em đang chảy xuống; ngõ hầu chính mỗi người chúng ta chứ không ai khác, sẵn sàng ra đi theo đấng bậc của mình. Hãy cho phép bản thân ngạc nhiên về tất cả những gì Thiên Chúa muốn thực hiện qua chúng ta mỗi ngày. Thế giới đang rất cần chúng ta; trong mọi môi trường, mọi sinh hoạt. Chúa Giêsu đang sẵn sàng bổ trợ chúng ta bằng sức mạnh ân sủng của Ngài, bằng Lời Ngài, Thánh Thần của Ngài, và nhất là bằng Thánh Thể, chính Máu Thịt Ngài. Liệu rằng, chúng ta có đủ quảng đại để đáp lại lời Ngài mời gọi hay không, một lời mời gọi khá lãng mạn nhưng cũng lắm thách đố, ‘Hãy là những cơn mưa!’.

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, xin hãy dùng con như ý Chúa muốn, cho con trở nên khí cụ yêu thương của Chúa và sẵn sàng ‘Hãy là những cơn mưa!’ cho anh chị em con ngay hôm nay”, Amen.

(Lm. Minh Anh, Tgp. Huế)

]]>
gxthohoang@gmail.com (Ban Biên Tập)Suy Niệm - Suy TưThu, 30 Sep 2021 13:18:09 +0700
Suy Niệm Lời Chúa Thứ Sáu Tuần 26 Mùa thường Niênhttp://gxthohoang.net/component/k2/item/13751-suy-niem-loi-chua-thu-sau-tuan-26-mua-thuong-nienhttp://gxthohoang.net/component/k2/item/13751-suy-niem-loi-chua-thu-sau-tuan-26-mua-thuong-nienSuy Niệm Lời Chúa Thứ Sáu Tuần 26 Mùa thường Niên
  Suy Niệm Lời Chúa Thứ Sáu Tuần 26 Mùa thường Niên

01.10.2021

THỨ SÁU TUẦN 26 THƯỜNG NIÊN
Thánh Têrêsa Hài đồng Giêsu, Trinh nữ, tiến sĩ Hội Thánh

Mt 18, 1-4

“NHỎ NHẤT” ĐỂ TRỞ NÊN “LỚN NHẤT” TRONG NƯỚC TRỜI

Vậy ai tự hạ, coi mình như em nhỏ này, người ấy sẽ là người lớn nhất trong Nước Trời.” (Mt 18, 3)

Suy niệm: Các môn đệ theo Chúa Giê-su đã lâu, hẳn các ông đã nghe Ngài dạy rằng Nước Trời trổ sinh hoa trái nơi những ai sống khiêm nhường, đơn sơ, nhỏ bé…, và nhất là hằng ngày nhìn thấy mẫu gương sống hiền lành và khiêm nhường của Thầy, thế mà các ông vẫn tranh cãi hơn thua về địa vị đến nỗi phải cậy đến Thầy để làm trọng tài phân xử: “Thưa Thầy, ai là người lớn nhất trong Nước Trời?” Một lần nữa, Chúa Giê-su khẳng định cho các ông rằng: “Nếu anh em không trở lại mà nên như trẻ nhỏ, thì sẽ chẳng được vào Nước Trời.” Ngài muốn các ông phải tẩy trừ não trạng ham mê danh vọng, lợi lộc, chức quyền… theo kiểu thế gian và “tự hạ, trở nên nhỏ nhất như em nhỏ này” để trở nên “lớn nhất” trong Nước Trời.

Mời Bạn: Chúng ta đừng vội chê các môn đệ, bởi vì tham vọng của các ông cũng là tham vọng muôn thuở nơi con người chúng ta. Lắm khi chúng ta phục vụ xem ra rất nhiệt tình và vì lý tưởng siêu nhiên, nhưng một cách ngấm ngầm vô thức, chúng ta vẫn mong được tiếng khen, hay một địa vị danh dự nào đó. Con đường thơ ấu thiêng liêng của thánh Tê-rê-xa chính là cách sống Lời Chúa hôm nay: chu toàn việc bổn phận trong tinh thần tự hạ khiêm tốn với tâm niệm: “Tôi là đầy tớ vô dụng, tôi chỉ làm việc bổn phận đấy thôi” (Lc 17,10).

Sống Lời Chúa: Mỗi ngày tôi làm một việc tự nguyện cụ thể để phục vụ anh chị em trong gia đình, cộng đoàn của tôi.

Cầu nguyện: “Lạy Chúa, Chúa là phần sản nghiệp con được hưởng, là chén phúc lộc dành cho con” (Tv 16,4).

]]>
gxthohoang@gmail.com (Ban Biên Tập)Suy Niệm Lời Chúa Hằng NgàyThu, 30 Sep 2021 07:18:33 +0700
Trái tim Thiên Thầnhttp://gxthohoang.net/suyniem-suytu/item/13750-trai-tim-thien-thanhttp://gxthohoang.net/suyniem-suytu/item/13750-trai-tim-thien-thanTrái tim Thiên Thần
  TRÁI TIM THIÊN THẦN

“Đây thật là một người Israel, nơi ông không có gì gian dối!”.

Một em bé 5 tuổi, có người bạn mới qua đời; suốt ngày em qua nhà bạn. Mẹ em bảo, “Ba mẹ bạn con đang buồn, có nhiều việc phải làm; con qua nhà bạn, giúp gì được cho họ đâu?”. Em trả lời, “Con có giúp gì đâu; con chỉ ngồi trong lòng mẹ bạn con!”. Ôi, câu nói của một ‘trái tim thiên thần!’.

Kính thưa Anh Chị em,

“Ngồi trong lòng mẹ bạn”, lúc cô ấy đau khổ! Đó là việc làm tuyệt vời của em bé 5 tuổi với một trái tim không có gì gian dối, ‘trái tim thiên thần’. Lời Chúa ngày kính các Tổng Lãnh Thiên Thần cho chúng ta mục kích một trái tim khác, trái tim của Nathanael, người mà vừa thoạt nhìn, Chúa Giêsu thấy rõ ‘trái tim thiên thần’ của ông, “Đây thật là một người Israel, nơi ông không có gì gian dối!”.

Các Phúc Âm cho biết, Chúa Giêsu thức suốt đêm để cầu nguyện trước khi chọn các tông đồ; Ngài tìm kiếm những con người trung thực và chân thành. Gặp Nathanael, Ngài phát hiện ngay một người Israel không chút ám muội trong lòng. “Không có gì gian dối” nghĩa là thật lòng, ngay thẳng, không có sự ‘hai lòng’ nào bên trong người này. Có vẻ như Chúa Giêsu đã ngưỡng mộ những đặc điểm trong sáng nơi người bạn mới đến này; người ấy có một ‘trái tim thiên thần’. Ngài nhận ra ngay đức hạnh mà Nathanael đã sống, đó là sự trung thực và chân thành!

Các Tổng Lãnh Thiên Thần nổi bật vì tình yêu trung thực và chân thành của các ngài đối với Thiên Chúa. Với lòng trung thành, Gabriel đã chuyển giao những thông điệp quan trọng nhất của lịch sử nhân loại cho Zacharia và Mẹ Maria; Michael đã vật lộn với Lucifer, đuổi nó ra khỏi địa đàng; và Raphael đã đến trợ giúp gia đình Tôbia. Không vị nào trong các ngài có bất kỳ sự lừa dối nào. Thiên Chúa yêu cầu điều gì, các ngài sẵn sàng đáp ứng thiết thực điều đó. Thật tuyệt vời khi các ngài dùng tài năng và quà tặng Thiên Chúa trao để chu toàn thánh ý Ngài, và cũng thật tuyệt vời khi các ngài trở thành những công cụ trung thực của tình yêu vô hạn của Thiên Chúa! Bài đọc Đaniel hôm nay nói đến sự có mặt thường xuyên của các ngài bên ngai toà Ngài.

Chúa Giêsu nhìn vào trái tim mỗi người chúng ta như đã nhìn thấu trái tim Nathanael. Cũng thế, Ngài thâm nhập và biết rõ những động cơ trái tim của mỗi người, mặc dù những động cơ đó được giấu kín với những người khác. Nếu trung thành và chân thực với những chỉ bảo của lương tâm và sự dẫn dắt của Chúa Thánh Thần, ở nơi riêng tư hay nơi công cộng, chúng ta không có gì phải che giấu, cũng không có gì để lo sợ. Ngược lại, nếu chúng ta co rút, hao mòn khi phó mình cho Chúa Kitô bởi một sự nhàm chán và đơn điệu nào đó, thì đã đến lúc, chúng ta cần cầu xin một sự đổi mới. Chúa Kitô cần tôi! Bao nhiêu người đang chết và tàn lụi vì thiếu Chúa Kitô và tình yêu Ngài! Phần tôi, tôi đã được ban nhiều ân huệ thiêng liêng; Chúa Giêsu đang nhìn vào mắt tôi, Ngài mơ về một lòng chung thủy và tình yêu của tôi; Ngài mơ một ‘trái tim thiên thần’ nơi tôi!

Anh Chị em,

Trước khi là những sứ giả của Thiên Chúa, các thiên thần là những người tán tụng chúc khen Ngài; các ngài cũng dâng những lời nguyện, những khổ đau nhân thế lên Thiên Chúa. Từ Thiên Chúa, các ngài dẫn dắt, bảo vệ chúng ta qua muôn nguy biến; và cũng có thể đến ‘ngồi’ vào lòng chúng ta để xoa dịu nỗi đau của mỗi người. Thế nhưng, Chúa Giêsu mới là “Sứ Giả” đích thực của Trời, Ngài vừa là Đấng cứu độ vừa là Đấng đặt chúng ta vào lòng Ngài để ủi an. Chiêm ngắm Chúa Giêsu, chúng ta chiêm ngắm Thiên Chúa, chiêm ngắm thiên đàng. Để từ Ngài, chúng ta cũng đem sứ điệp yêu thương cho những người khác như Gabriel, chữa lành người khác như Raphael và bảo vệ người khác như Michael. Được như thế, ngày kia, chúng ta sẽ ở giữa triều thần thánh, ca mừng Thiên Chúa với các ngài như lời Thánh Vịnh đáp ca, “Lạy Chúa, giữa chư vị thiên thần, này con xin đàn ca kính Chúa!”. Như em bé 5 tuổi, như các thiên thần, như Chúa Giêsu… Thiên Chúa muốn mỗi người chúng ta có một ‘trái tim thiên thần’ cho tha nhân. Đôi khi, chúng ta không làm gì được cho họ, nhưng có thể lắng nghe nỗi lòng của họ, cùng khóc với họ, cùng họ dâng những lo âu phiền muộn nhân thế của họ lên Thiên Chúa.

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, xin ban cho con một ‘trái tim thiên thần’ để con có thể trở nên sứ giả của lòng thương xót Chúa cho anh chị em con”, Amen.

(Lm. Minh Anh, Tgp. Huế)

]]>
gxthohoang@gmail.com (Ban Biên Tập)Suy Niệm - Suy TưWed, 29 Sep 2021 10:30:52 +0700
Bình an của Chúahttp://gxthohoang.net/suy-niem-loi-chua/item/13749-binh-an-cua-chuahttp://gxthohoang.net/suy-niem-loi-chua/item/13749-binh-an-cua-chuaBình an của Chúa
  Bình an của Chúa


30 24 Tr Thứ Năm Tuần XXVI Thường Niên.
Thánh Giê-rô-ni-mô, Linh mục, Tiến sĩ Hội Thánh, lễ nhớ.

Nkm 8,1-4a.5-6.7b-12; Lc 10,1-12.

BÌNH AN CỦA CHÚA

Thánh Giê-rô-ni-mô (Jérôme) qua đời tại Bethléem ngày 30 tháng chín năm 419 hoặc 420. Lễ kính Ngài đã khá phổ biến ở Gaule trong thế kỷ VIII, sau đó lan khắp phương Tây (thế kỷ IX – X).

Eusebius Hieronimus Sophronius sinh khoảng năm 340 tại Stridon, gần trên giới Dalmatie, trong một gia đình Kitô giáo, sung túc. Đến Roma, Jérôme theo học trường của nhà tu từ nổi tiếng Donatius và vì rất mê say văn chương cổ điển, Jérôme đã tạo cho mình một thư viện phong phú.

Được Đức giáo hoàng Libère (352-366) rửa tội cho, Jérôme lưu lại Trèves ít lâu, sau đó tới Aquilée; tại đây Jérôme có ấn tượng về lòng đạo đức của các giáo sĩ thành phố. Khoảng năm 372, Jérôme sang phương Đông, đến Antiochia thì ngã bệnh. Trong bức thư (nổi tiếng) gữi Eustochium, Jérôme kể lại trường hợp lương tâm Kitô giáo của ông bị mê hoặc theo văn chương đời, vì, trong một thị kiến, Thiên Chúa xét xử đã nói với Jérôme rằng: “Người là đệ tử Cicéron, chứ không phải môn đệ Kitô…”.

Lúc bấy giờ Jérôme rút vào hoang mạc Chalcis (Syrie), nơi đây có nhiều nhà khổ tu; tại đây ông học tiếng Hébreu. Sau đó ông trở lại Antiochia, thụ phong linh mục, rồi đến Constantinople (380-381), tiếp tục học khoa chú giải với thánh Apollinaire de Laodicée và thánh Grégoire de Naziance, dịch các bài giảng của Origène từ tiếng hy lạp và cuốn Chronique của Eusèbe de Césarée. Năm 382, Jérôme tháp tùng Paulin d’Antioche và Epiphane de Salamine dự công đồng chung Roma. Jérôme được đánh giá là chuyên viên giỏi. Ngài ở lại Roma, được chỉ định làm cố vấn cho Đức giáo hoàng Damase; Đức Damase giao cho Ngài xem lại bản văn la tinh các sách Phúc âm và Thánh vịnh. Đồng thời, Ngài làm linh hướng cho nhiều phu nhân trong giới quí tộc như Marcella, Paula, Eustochium …

Sau khi Đức giáo hoàng Damase qua đời, Ngài trở thành nạn nhân của một nhóm tố cáo Ngài quá cứng rắn trong các yêu sách về dòng khổ tu và quá mới mẽ trong các công trình về Kinh Thánh. Thánh nhân từ giã Roma, xuống tàu trở lại phương Đông. Ngài đi viếng Palestine, thăm Ai-cập và hoang mạc Nitrie (Hạ Ai Cập), vùng có nhiều thầy khổ tu sinh sống. Tại Alexandria, Ngài tham vấn nhà thần học trứ danh là Didyme Mù. Sau hết, Ngài đến Bethléem và ở đây cho đến khi qua đời. Tại đây thánh nhân có thể toàn tâm toàn ý hoàn tất bản dịch Kinh thánh từ tiếng Hy lạp (bản Septuaginta) và từ Hébreu (phần lớn Cựu Ước).

Trong các tác phẩm lịch sử của thánh nhân, ngoài các tác phẩm khác, có thể kể De viris illustribus (Những con người lừng danh) là bản tổng kết quí báu bốn thế kỷ văn chương Kitô giáo. Cũng cần nhắc đến lượng thư từ đồ sộ Ngài viết, từ mẫu giấy nhỏ đến cả thiên luận thuyết quan trọng, hiện giờ chúng ta còn lưu giữ được trên một trăm hai mươi thư.

Jérôme cũng là một nhà bút chiến dữ dội và đáng gờm. Năm 383, Ngài từng phản bác Helpidius phủ nhận sự đồng trinh trọn đời của Đức Maria. Sau đó, Ngài tấn công Vigilance để bênh vực việc tôn kính các vị tử đạo và một số tập quán trong đời tu dòng. Trong cuộc tranh luận lâu dài về Origène (393-402), thánh Jérôme chống lại Rufin và Jean, giám mục Jérusalem. Những năm cuối đời Ngài gặp nhiều chuyện buồn: các đồ đệ và bạn hữu qua đời; quân man di xâm chiếm, đốt phá các tu viện. Cuối cùng Ngài qua đời ở Bethléem, thọ tám mươi tuổi. Bethléem là nơi Ngài từng lao động trí tuệ và đền tội suốt ba mươi lăm năm cuối đời.

Thánh Jérôme là một trong những vị thánh thường được nhiều ảnh tượng công giáo ghi khắc, khi là một hối nhân nơi hoang mạc (Lorenzo Lotto, Louvre; Rubens, Dresde; Van Dyck, Dresde; L.Giordano, Madrid…), khi là một tiến sỹ Hội thánh hay một hồng y, đôi khi có thêm một con sư tử mà Ngài từng nhổ cái gai ở chân cho (Durer, Petit Palais, Paris).

Kinh Thánh thường dùng danh từ bình an với bốn ý nghĩa. Ý nghĩa thứ nhất, trên bình diện quân sự thì bình an ám chỉ một tình trạng không có chiến tranh giữa các dân tộc. Ý nghĩa thứ hai trên bình diện cá nhân, thì bình an ám chỉ tình trạng yên ổn của từng người. Ý nghĩa thứ ba trên bình diện tôn giáo, thì bình an là mối liên hệ tình nghĩa tốt đẹp giữa Thiên Chúa và chúng ta. Cuối cùng, bình an còn được Kinh Thánh dùng để nói lên tình trạng trong đó mọi người trên mặt đất sống hoà thuận với Chúa, với người khác và với chính bản thân.

Đây là sự bình an mà Chúa nói đến khi Ngài tuyên bố: Ta để lại sự bình an cho các con, Ta ban sự bình an của Ta cho các con. Đây cũng chính là sự bình an mà các thiên thần đã cầu chúc trong đêm Giáng sinh: vinh danh Thiên Chúa trên trời, bình an dưới thế cho người thiện tâm. Sự bình an này chẳng la gì khác ngoài việc thực thi Nước Chúa trên trần gian. Để thực hiện sự bình an này, Đức Kitô đã xuống thế làm người để hoà giải con người với Thiên Chúa cũng như hoà giải con người với nhau. Bởi vì sự bình an đích thực phải là kết quả của sự hoà giải.

Người truyền giáo phải là kẻ nói những lời bình an, thực hiện những sự bình an, trao ban sự bình an của Chúa cho anh chị em. Chúng ta cần kiểm điểm lại lời nói và việc làm của mình xem có phải là lời nói và việc làm như Chúa hay không? Đó là “Bình an cho anh chị em. Bình an cho nhà này”.

Chúng ta hãy đến lãnh nhận ơn bình an của Chúa: “Thầy ban cho chúng con bình an của Thầy”, để rồi chúng ta cũng có thể trao sự bình an đó cho anh chị em xung quanh.

Như thế, để có được sự bình an của Chúa, chúng ta cũng phải sống tinh thần hoà giải. Có được sự bình an trong tâm hồn mà thôi chưa đủ, Đức Kitô còn muốn chúng ta mang sự bình an này đến cho những người chung quanh chúng ta. Chính vì thế mà chúng ta hãy cầu nguyện như lời kinh của thánh Phanxicô Assie: Lạy Chúa, xin hãy biến con thành khí cụ bình an của Chúa, để con đem yêu thương vào nơi oán thù, đem thứ tha vào nơi lăng nhục, đem an hoà vào nơi tranh chấp, đem chân lý vào chốn lỗi lầm. Bởi vì như lời Chúa đã phán: Phúc cho ai xây dựng hoà bình vì họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa.

Lời Chúa dạy cho các đồ đệ chúc “bình an cho nhà này” là tiếng vang trước cho lời chúc bình an của Chúa Giêsu Phục sinh trước khi sai các tông đồ ra đi làm chứng cho Tin Mừng của Chúa: “Bình an cho chúng con”. Chắc chắn khi nghe những lời chúc của Đấng Phục sinh: “Bình an cho chúng con”, các tông đồ nhớ lại lời dạy trước lúc Phục sinh của Chúa, khi Chúa sai các ngài đi thực tập trước công việc truyền giáo mà các ngài sẽ chu toàn sau biến cố Phục sinh: “Vào nhà nào, chúng con hãy cầu chúc: bình an cho nhà này. Bình an cho chúng con”.

Chúa Phục sinh ban sự bình an thật cho các tông đồ, để các ông ra đi và đến phiên các ông, các ông cũng sẽ cầu chúc như Chúa đã chúc: “Bình an cho nhà này”. Các ông nói như Chúa đã nói, làm các công việc và những việc lạ như Chúa đã làm, hay đúng hơn theo như lời Chúa nói là hơn cả những gì Chúa đã làm nữa: “Bình an cho chúng con. Bình an cho nhà này”.

Ước gì mỗi người chúng ta được thật sự lãnh nhận ơn bình an của Chúa, ơn bình an mà Chúa đã phải chết trên thập giá để thực hiện cho chúng ta, cho tất cả mọi người. Ước gì mỗi người chúng ta trước hết lãnh nhận ơn bình an đó của Chúa và để cho ơn bình an, ơn cứu rỗi thánh hóa, biến đổi chúng ta để rồi chúng ta có thể nói và làm như Chúa đã nói và làm “Bình an cho nhà này. Bình an cho chúng con”.

Huệ Minh

]]>
gxthohoang@gmail.com (Ban Biên Tập)Suy niệm Lời ChúaWed, 29 Sep 2021 06:39:50 +0700
Suy Niệm Lời Chúa Thứ Năm Tuần 26 Mùa Thường Niênhttp://gxthohoang.net/component/k2/item/13748-suy-niem-loi-chua-thu-nam-tuan-26-mua-thuong-nienhttp://gxthohoang.net/component/k2/item/13748-suy-niem-loi-chua-thu-nam-tuan-26-mua-thuong-nienSuy Niệm Lời Chúa Thứ Năm Tuần 26 Mùa Thường Niên
Suy Niệm Lời Chúa Thứ Năm Tuần 26 Mùa Thường Niên

30/09/2021

THỨ năm tuần 26 tn
Lc 10,1-12

LÀ THỢ GẶT TRÊN ĐỒNG LÚA 

Người bảo các ông: “Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt lại ít.” (Lc 10,2)

Suy niệm: “Thiên Chúa là vị Chúa của truyền giáo. Ngài muốn truyền giáo. Ngài ra lệnh truyền giáo. Ngài đòi hỏi truyền giáo. Ngài làm cho việc truyền giáo khả thi qua Con của Ngài. Ngài làm cho việc truyền giáo ấy được hiện thực qua việc gởi Thánh Thần” (G. Peters). Với Chúa, việc truyền giáo quan trọng, khẩn thiết, vì Ngài muốn cứu độ mọi người, không trừ ai. Với ta, hoặc là ta ý thức tư thế thừa sai của mình, hoặc ta bất tuân mệnh lệnh của Ngài. Tựa như các nhà thừa sai, ta cũng cảm thấy mình quá bình thường đang khi phải loan báo một vị Chúa quá khác thường. Thế nhưng, khi giới thiệu, loan báo Tin mừng Chúa cho người khác, ta trông mong những những điều phi thường từ Chúa; phần mình, ta góp vào đó những nỗ lực phi thường của mình như Đức Giê-su dạy trong bài Tin mừng.

Mời Bạn: “Tình yêu là cội rễ của việc truyền giáo; lòng hy sinh là hoa trái của việc truyền giáo ấy” (R. Davis). Hoặc bạn là Ki-tô hữu, người thừa sai của Tin mừng, hoặc bạn là người Công giáo hữu danh vô thực khi bạn bỏ bê việc truyền giáo. Muốn là người thừa sai Tin mừng, bạn phải hội đủ hai điều kiện: 1/ yêu mến, quan tâm, vui thích việc truyền giáo; và 2/ sẵn sàng hy sinh, quên mình cho việc loan báo Tin mừng của Chúa.

Sống Lời Chúa: Tôi suy xét, đặt vị trí ưu tiên cho việc loan báo, giới thiệu Chúa Giê-su cho người chung quanh.

Cầu nguyện: Lạy Chúa Giê-su, Chúa là người thợ gặt số một của Chúa Cha trên cánh đồng truyền giáo thế giới. Xin cho con biết noi gương Chúa: nhiệt tâm yêu mến các linh hồn, nhiệt thành trong các hy sinh, quên mình, và nhiệt tình trong bổn phận truyền giáo. Amen.

]]>
gxthohoang@gmail.com (Ban Biên Tập)Suy Niệm Lời Chúa Hằng NgàyWed, 29 Sep 2021 06:35:13 +0700